Một số giải pháp phát triển dịch vụ hàng không của tổng công ty hàng không Việt Nam đến năm 2015 - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015


Sinh viên thực hiện : Vũ Quang Hưng Lớp : Anh1

Khoá : K42 QTKD

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hữu Khải


Hà Nội, tháng 11/2007


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT 3

LỜI NÓI ĐẦU 4

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG 6

1.1. Khái niệm dịch vụ vận tải hàng không 6

1.1.1. Khái niệm dịch vụ và các phương thức cung cấp dịch vụ 6

1.1.1.1. Dịch vụ 6

1.1.1.2. Các phương thức cung cấp dịch vụ 8

1.1.2. Khái niệm dịch vụ vận tải 9

1.1.3. Khái niệm dịch vụ vận tải hàng không… 10

1.2. Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ vận tải hàng không 11

1.2.1. Đặc điểm của dịch vụ vận tải hàng không… 11

1.2.1.1. Các đặc điểm và đối tượng chuyên chở của dịch vụ vận tải hàng không. 11

1.2.1.2. Ưu điểm và hạn chế của dịch vụ vận tải hàng không. 13

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ vận tải hàng không… 16

1.2.2.1. Cầu… 16

1.2.2.2. Cung… 17

1.2.2.3. Môi trường kinh doanh 18

1.3. Vai trò của dịch vụ vận tải hàng không trong nền kinh tế quốc dân 21

1.3.1. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành dịch vụ khác, góp phần thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước 21

1.3.2. Góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bước đầu tham gia hội nhập kinh tế quốc tế 22

1.3.3. Tạo việc làm cho xã hội 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 24

2.1. Tổng quan về tổng công ty hàng không Việt Nam24

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 24

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và loại hình kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam 26

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Hàng không Việt Nam 26

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam 31

2.1.2.3. Loại hình kinh doanh 32

2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực của Tổng công ty Hàng không Việt Nam 32

2.1.3.1. Đội máy bay 33

2.1.3.2. Cơ sở bảo dưỡng sửa chữa máy bay 34

2.1.3.2. Công nghệ thông tin 35

2.1.3.3. Trang thiết bị phục vụ mặt đất. 35

2.1.3.4. Đội ngũ nguồn nhân lực 36

2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không của tổng công ty hàng không việt Nam 37

2.2.1. Thị trường dịch vụ vận tải hàng không Việt Nam 37

2.2.1.1. Thị trường nội địa 37

2.2.1.2. Thị trường quốc tế 38

2.2.2. Những kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không của TCTHKVN trong thời gian qua 38

2.3. Đánh giá tổng quát về dịch vụ vận tải hàng không của tổng công ty hàng không Việt Nam 41

2.3.1. Những kết quả đạt được 41

2.3.2. Những tồn tại chính cần khắc phục 42

2.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ vận tải hàng không tại Tổng công ty hàng không Việt Nam 44

2.3.3.1. Nhân tố ảnh hưởng tích cực 44

2.3.3.2. Nhân tố ảnh hưởng tiêu cực 46

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 49

3.1. Phương hướng phát triển dịch vụ vận tải hàng không Việt Nam đến năm 2015 49

3.1.1. Dự báo triển vọng phát triển hoạt động dịch vụ vận tải hàng không của thế giới đến năm 2015. 49

3.1.2. Quan điểm, phương hướng phát triển dịch vụ vận tải hàng không của Tổng công ty hàng không Việt Nam đến năm 2015. 53

3.2. Những giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hàng không của Tổng công ty Hàng không Việt Nam đến năm 2015 57

3.2.1. Giải pháp vĩ mô 57

3.2.2. Giải pháp vi mô 60

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

TCTHKVN


Tổng công ty Hàng không Việt Nam

VASCO

Vietnam Air Services

Company

Công ty bay dịch vụ hàng không

SFC

Service Flight Corporation

of Vietnam

Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam

HKDD


Hàng không dân dụng

HKVN


Hàng không Việt Nam

HĐQT


Hội đồng quản trị

PVKTTMMĐ


Phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất

SCIC

State Capital Investment

Corporation

Tổng công ty đầu tư và kinh doanh

vốn nhà nước

IMF

International Monetary

Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

ASEAN

Association of Southeast

Asian Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

APEC

Asia-PacificEconomic

Cooperation

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-

Thái Bình Dương

ATAG

Air Transport Action Group

Tổ chức hoạt động vận tải hàng

không

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.


LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.


Vận tải hàng không - một trong những ngành kinh tế mũi nhọn luôn đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Nó không chỉ là ngành kinh tế có khả năng đem lại lợi nhuận lớn mà còn có ý nghĩa rất quan trọng về mặt chính trị, ngoại giao cũng như quốc phòng đối với bất kỳ một quốc gia nào. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi, là trung tâm của một khu vực kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng trung bình tương đối cao, hàng không Việt Nam có lợi thế để phát triển. Trong những năm qua, từ khi có chính sách đổi mới của Đảng, hàng không dân dụng Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh về mọi mặt, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước.

Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường, khi mà sự cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải tính toán đến các phương án kinh doanh. Các doanh nghiệp luôn phải đổi mới phát triển sản phẩm của mình cho phù hợp với những yêu cầu khắt khe của khách hàng. Đứng trước thực trạng phát triển và những xu thế của thời kỳ mới, Tổng công ty hàng không Việt Nam cần phải được đổi mới cả về tầm nhìn, chiến lược và trình độ tư duy để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng không sánh bước cùng các nước trong khu vực và trên thế giới. Với mong muốn đóng góp một số giải pháp để phát triển dịch vụ vận tải của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, căn cứ trên những tài liệu và số liệu thực tế về tình hình hàng không thế giới cũng như hoạt động của Tổng công ty trong một số năm qua, em đã chọn đề tài: “ Một số giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hàng không của Tổng công ty hàng không Việt Nam đến năm 2015” làm khoá luận tốt nghiệp.

2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.

● Phạm vi nghiên cứu:

- Về mặt thời gian: từ năm 2002 – 9/2007

- Về mặt nội dung : Trong khuôn khổ cho phép, đề tài chỉ nghiên cứu tình hình hoạt động và các giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hàng không của Tổng công ty hàng không Việt Nam.


● Đối tượng nghiên cứu: các giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hàng không của Tổng công ty hàng không Việt Nam.

3. Mục tiêu nghiên cứu.

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về vận tải hàng không và vai trò của vận tải hàng không.

- Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ vận tải hàng không tại Tổng công ty hàng không Việt Nam.

- Đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hàng không cho Tổng công ty hàng không Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu khoá luận tốt nghiệp, tác giả đã sử dụng một số phương pháp như phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp dự báo, …

5. Kết cấu của khoá luận

Ngoài lời nói đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp này còn gồm 3 chương lớn:

Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ vận tải hàng không

Chương 2: Thực trạng hoạt động dịch vụ vận tải hàng không Việt Nam.

Chương 3: Định hướng và những giải pháp cơ bản phát triển dịch vụ vận tải hàng không Việt Nam đến năm 2015.‌‌

Vì đây là một lĩnh vực rất rộng, các kỹ năng, nghiệp vụ, các quy trình công nghệ trong hàng không mang nhiều nét đặc thù so với các dịch vụ hàng hoá thông thường khác, trong khi trình độ và thời gian có hạn nên em rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và những người có quan tâm đến lĩnh vực này. Em xin cảm ơn thầy giáo – PGS.TS Nguyễn Hữu Khải, phòng Quản lý khoa học - Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội và các anh chị trong Cục Hàng không dân dụng - Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

1.1. KHÁI NIỆM DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG.


1.1.1. Khái niệm dịch vụ và các phương thức cung cấp dịch vụ

1.1.1.1. Dịch vụ

a. Định nghĩa về dịch vụ

Trong thế giới hiện đại ngày nay, khái niệm dịch vụ được được xã hội nói đến rất nhiều nhưng để hiểu rõ dịch vụ là gì và bản chất của dịch vụ thì không phải ai cũng hiểu rõ được. Trên thực tế hiện nay đang có rất nhiều định nghĩa khác nhau về dịch vụ và việc đi đến một định nghĩa thống nhất về dịch vụ đang gặp nhiều khó khăn.

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, dịch vụ là “những hoạt động phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt”. Ví dụ như phục vụ giải trí, y tế, giáo dục…; phục vụ sản xuất kinh doanh có dịch vụ vận tải, dịch vụ thông tin, dịch vụ tư vấn… Như vậy, dịch vụ ở đây được hiểu hiểu là những hoạt động phục vụ.

Trong kinh tế học, dịch vụ được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp khác nhau. Theo nghĩa rộng, dịch vụ được coi là ngành kinh tế thứ ba, tức là các hoạt động kinh tế nằm ngoài hai ngành công nghiệp và nông nghiệp, ví dụ như hàng không, du lịch, thương mại, tài chính ngân hàng…Theo nghĩa hẹp, dịch vụ là phần mềm của sản phẩm, hỗ trợ khách hàng trước, trong và sau khi bán hàng. Chẳng hạn như dịch vụ bảo hành sản phẩm của hãng Toyota là dịch vụ đi kèm với việc bán sản phẩm xe ô tô, thực hiện sau khi bán hàng nhằm hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động bán hàng.

Hiện tại, một số tổ chức quốc tế như IMF, WTO… đã hướng đến một định nghĩa thống nhất về dịch vụ. Họ tiếp cận khái niệm này bằng cách xác định phạm vi những lĩnh vực được coi là dịch vụ và liệt kê danh mục phân loại các ngành dịch vụ. Như vậy, mặc dù khái niệm về dịch vụ chưa được thống nhất một cách rộng rãi nhưng hướng đi này là hoàn toàn hợp lý trong hoàn cảnh hiện nay.

Ở đây, trong phạm vi nghiên cứu của mình, luận văn tiếp cận khái niệm dịch vụ trong mối quan hệ phân biệt với khái niệm hàng hoá, và dịch vụ có


thể được định nghĩa như sau: Dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hoá không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thoả mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.

Chúng ta có thể hiểu rõ hơn về khái niệm dịch vụ thông qua nghiên cứu các thuộc tính của dịch vụ.

b. Các thuộc tính của dịch vụ

Thứ nhất là tính không hiện hữu: Dịch vụ có tính không hiện hữu hay còn gọi là tính vô hình, tính phi vật chất. Sản phẩm dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật thể nên không thể nhìn thấy, cầm, nắm… do vậy người ta không thể biết được chất lượng của dịch vụ trước khi tiêu dùng nó. Để tìm đến những dịch vụ có chất lượng thoả mãn nhu cầu của mình, người tiêu dùng chỉ có thể tìm kiếm các dấu hiệu chứng tỏ chất lượng cung ứng đó, như thương hiệu, danh tiếng người cung ứng, biểu tượng, giá cả hay qua sự mô tả về dịch vụ đó của các khách hàng đã tiêu dùng dịch vụ hoặc qua thông tin quảng cáo.

Thứ hai là tính không mất đi: kỹ năng cung ứng dịch vụ không mất đi sau khi đã cung ứng. Sau khi thực hiện một ca phẫu thuật thành công, bác sỹ không mất đi khả năng phẫu thuật. Vì vậy sự thành công của bác sỹ trong phẫu thuật vẫn tồn tại và hướng tới sự hoàn thiện hơn trong việc lặp đi lặp lại hoạt động của mình.

Thứ ba là tính không thể tách rời và không lưu giữ được: dịch vụ có tính đặc thù ở chỗ việc tiêu dùng sản phẩm dịch vụ song trùng với việc cung ứng dịch vụ. Một dịch vụ được tiêu dùng khi nó đang tạo ra và khi ngừng quá trình cung ứng có nghĩa là việc tiêu dùng dịch vụ ấy cũng ngừng lại.

Do tính không thể tách rời đó, dịch vụ không thể lưu giữ được, tức là sản phẩm dịch vụ không thể sản xuất sẵn rồi lưu vào kho chờ tiêu thụ. Dịch vụ không thể tách rời nguồn gốc, trong khi hàng hoá vật chất tồn tại không phụ thuộc vào sự vắng mặt hay có mặt nguồn gốc của nó. Tuy nhiên đặc tính này chỉ mang tính tương đối do một số sản phẩm dịch vụ có thể mang hình thái

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí