Những Tồn Tại, Yếu Kém Trong Hoạt Động Của Nhpt Quảng Ninh


vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội trên địa bàn và trong cả nước.

Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh cũng đã tiến hành cho vay trồng rừng với diện tích trên 5.964 ha, với số vốn cho vay 59.800 triệu đồng để góp phần thực hiện chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng mới nhiều ha rừng của tỉnh Quảng Ninh. Về lĩnh vực thực hiện xã hội hóa y tế, giáo dục, NHPT Quảng Ninh đã cho vay xây dựng trường mầm non và 05 trường trung học phổ thông dân lập tại Uông Bí, Yên Hưng, Móng Cái và Thành phố Hạ Long, giải quyết cho trên 5.500 học sinh THPT đến trường có lớp học khang trang, góp phần xóa bỏ tình trạng học 3 ca, các cơ sở trường học đã phát huy hiệu quả kinh tế xã hội, 3 trong 5 trường học mà NHPT Quảng Ninh cho vay đến nay đã trả hết nợ vay. Trong lĩnh vực môi trường NHPT Quảng Ninh cũng cho vay 01 dự án Nhà máy xử lý chất thải tại Thành phố Hạ Long với công suất xử lý 150 tấn rác/ngày, dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động làm cho môi trường thành phố Hạ Long ngày càng xanh sạch đẹp, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương có việc làm và thu nhập ổn định.

Ngoài cho vay TDĐT, NHPT Quảng Ninh còn quản lý cho vay lại vốn ODA theo chỉ định của Chính phủ, từ năm 2006 đến năm 2010 dư nợ vay vốn ODA năm sau cao hơn năm trước, năm 2006 dư nợ 728.915 triệu đồng nhưng đến nay dư nợ

876.289 triệu đồng, các dự án phát huy hiệu quả kinh tế xã hội, trả được nợ vay; điển hình là nguồn vốn ODA của Chính phủ Đan Mạch tài trợ cho chương trình nước sạch đô thị Thành phố Hạ Long và Thành phố Cẩm Phả, dự án với công suất 25 triệu m3/năm, dự án đưa vào vận hành đã giảm được lượng nước tổn thất hao hụt 3%..., dự án đã phát huy hiệu quả kinh tế cung cấp nước sạch cho trên 500 ngàn người dân ở Thành phố Hạ Long và Cẩm Phả được dùng nước sạch đảm bảo sức khỏe, đảm bảo vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Về tín dụng xuất khẩu: Quảng Ninh với thế mạnh là xuất khẩu thủy hải sản và đóng tàu biển xuất khẩu, từ khi có cơ chế cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước ban hành, Chi nhánh NHPT Quảng Ninh đã tiếp cận các


doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, từ chỗ ban đầu chỉ có 3 doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng xuất khẩu, đến nay đã có 8 doanh nghiệp được vay vốn làm hàng xuất khẩu, đa phần các doanh nghiệp vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, giải quyết việc làm cho hàng ngàn công nhân lao động. Điển hình là đối với Công ty TNHH Một thành viên Đóng tàu Hạ Long được tiếp cận nguồn vốn tín dụng xuất khẩu và đầu tư của NHPT Quảng Ninh từ sớm, Công ty đã cải tạo nâng cấp cơ sở sản xuất với quy mô từ chỗ ban đầu chỉ đóng loại tàu có công suất vài nghìn tấn lên đóng tàu 53.000 tấn xuất khẩu sang Vương quốc Anh, đóng tàu chở 4.900 chiếc xe ô tô để xuất khẩu sang thị trường Isarel, giải quyết việc làm cho trên 5.000 cán bộ công nhân viên trong Công ty, đảm bảo thu nhập ổn định. Công ty TNHH Một thành viên Đóng tàu Hạ Long là một trong những doanh nghiệp thành viên hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả phát triển bền vững trong khi tập đoàn Vinashin gặp sự cố.

Ngoài hình thức cho vay TDĐT và TDXK của Nhà nước, NHPT Quảng Ninh còn thực hiện hỗ trợ gián tiếp thông qua cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các dự án vay vốn NHTM hoàn thành đưa vào sản xuất trả được nợ vay. Bên cạnh đó NHPT Quảng Ninh còn triển khai nghiệp vụ Bảo lãnh theo Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thương mại.

Tổng dư nợ cho vay tại Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh đến thời điểm 31/12/2010 là: 2.618.738 triệu đồng, chiếm 10,12% dư nợ cho vay của cả hệ thống ngân hàng trong toàn tỉnh, NHPT Quảng Ninh là một trong những ngân hàng có tỷ trọng dư nợ lớn nhất trong tỉnh Quảng Ninh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Có thể nói hoạt động của NHPT Quảng Ninh trong 5 năm qua với nhiệm vụ cho vay tín dụng đầu tư theo kế hoạch của Nhà nước, tín dụng xuất khẩu ngắn hạn, ODA, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng thương mại..., đã bám sát phục vụ cho định hướng phát triển kinh tế xã hội


Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh - 8

của tỉnh Quảng Ninh, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho kinh tế địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tăng cường hỗ trợ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Quảng Ninh phát triển thực sự trở thành vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ.

2.2.2 Những tồn tại, yếu kém trong hoạt động của NHPT Quảng Ninh

- Phương pháp xác định mục tiêu phát triển hoạt động của NHPT Quảng Ninh:

Trong thời gian qua mục tiêu phát triển hoạt động của NHPT Quảng Ninh chủ yếu được đề ra chung chung, định tính nên gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện các mảng nghiệp vụ, bản thân NHPT Quảng Ninh chưa phát huy tối đa được các nỗ lực.

Hệ thống các quy chế, quy trình của NHPT: hệ thống các quy chế, quy trình trong tổ chức hoạt động của Ngân hàng đặc biệt là các quy định về thẩm định dự án đầu tư, quy định về huy động các nguồn vốn, chính sách thu hồi nợ vay, chính sách phòng ngừa rủi ro...có tác động rất lớn đến hoạt động của NHPT Quảng Ninh do mang tính đặc thù riêng. Hệ thống các quy chế, quy trình phản ánh trình độ quản trị của Ngân hàng.

- Phương pháp xác định đối tượng cho vay hỗ trợ phát triển:

Các tiêu chuẩn xác định đối tượng cho vay hỗ trợ phát triển chưa được cụ thể hóa được nhiều cho các đặc trưng của kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh. Kết quả xác định đối tượng cho vay hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan.

Chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước có tác động trực tiếp đến hoạt động của NHPT Quảng Ninh. Với vai trò là một tổ chức tài chính Nhà nước thực hiện nhiệm vụ này, việc thay đổi trong chính sách của Nhà nước về danh mục các vùng, các ngành, lĩnh vực được hưởng chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng. Từ năm 2000 đến nay, Chính phủ đã ban hành và thay thế 04 lần Nghị định quy định về chính sách


tín dụng đầu tư phát triển và rất nhiều quyết định việc bổ sung, thay thế các vùng, ngành, nghề, được hưởng chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước. Bên cạnh đó, Nhà nước còn quy định về lãi suất cho vay, tỷ lệ cho vay vốn, các quy định trong huy động các nguồn vốn cho hoạt động này như về lãi suất huy động, nguồn huy động vốn cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động của Ngân hàng Phát triển nói chung và NHPT Quảng Ninh nói riêng.

Ví dụ: nhiều Doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có tình hình sản xuất kinh doanh tốt, có mặt hàng xuất khẩu ổn định, có tài sản thế chấp có giá trị thanh khoản cao. Nhưng khi gửi hồ sơ vay vốn đến NHPT Quảng Ninh thì được trả lời là không thuộc danh mục vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước do Chính phủ quy định.

- Phương pháp giám sát, xử lý mức độ tuân thủ quy định tín dụng tại NHPT Quảng Ninh:

Việc giải ngân vốn vay từ NHPT cần được thực hiện theo đúng tiến độ triển khai dự án. Nguồn vốn NHPT Quảng Ninh giải ngân cho đơn vị phải được sử dụng đúng mục đích, có hợp đồng, có khối lượng thi công, mua sắm máy móc trang thiết bị (đối với các dự án vay vốn TDĐT) hoặc thanh toán hay tạm ứng thu mua nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu (đối với các khoản vay vốn TDXK). Để đảm bảo nguồn vốn vay của NHPT được sử dụng đúng mục đích, đòi hỏi NHPT phải kiểm soát việc giải ngân vốn cho dự án, vốn cho vay của ngân hàng được thực hiện kèm theo với việc giải ngân vốn tự có của chủ đầu tư tham gia vào dự án.

Đối với kế hoạch thu hồi nợ vay cần được xây dựng phù hợp với dòng tiền của dự án tạo ra. Cán bộ tín dụng phải theo sát, nắm bắt tình hình doanh nghiệp và yêu cầu trả nợ gốc và nợ lãi theo đúng quy định. NHPT cần thiết phải quản lý dòng tiền tạo ra từ hoạt động của dự án: như doanh thu từ các hợp đồng cung cấp sản phẩm dịch vụ của khách hàng cần thiết phải được chuyển vào tài khoản được mở tại NHPT Việt Nam, điều này đảm bảo các khoản thu của dự án


được ưu tiên trả nợ vốn vay trước khi sử dụng vào mục đích khác.

Theo các hoạt động cụ thể của NHPT Quảng Ninh bên cạnh những mặt đã làm được đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hôi của tỉnh, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp mở rộng cơ sở vật chất, tăng năng lực cạnh tranh, tiến tới vươn xa ra thị trường nước ngoài, NHPT Quảng Ninh còn có những mặt hạn chế như:

Về huy động vốn tại NHPT Quảng Ninh:

Công tác huy động vốn chưa huy động được tối đa các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy hiệu quả nguồn lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, nguyên nhân là do cơ chế huy động vốn của Ngân hàng Phát triển chưa linh hoạt, chưa phù hợp với cơ chế thị trường, dẫn đến việc huy động vốn của NHPT Quảng Ninh gặp nhiều khó khăn.

Về tín dụng đầu tư tại NHPT Quảng Ninh

Tỷ lệ nợ quá hạn của các hoạt động tín dụng đầu tư riêng năm 2009 chiếm 30%, tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so các ngân hàng thương mại quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần với tỷ lệ nợ quá hạn theo công bố đều ở mức dưới 2%. Tỷ lệ này đã loại trừ các khoản vay được khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ của các dự án được Chính phủ chấp nhận cho ngân hàng xử lý rủi ro. Như vậy có thể thấy hoạt động tín dụng đầu tư có mức rủi ro lớn, khả năng mất vốn cao, điều này có nguyên nhân từ kỳ hạn vay vốn của các dự án đầu tư phát triển dài, nhiều dự án đầu tư vốn còn dàn trải, lãng phí, hiệu quả về mặt kinh tế xã hội thấp.

Do nền kinh tế thế giới suy giảm, đã ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dẫn đến không có nguồn trả nợ, nợ quá hạn và lãi phải thu nhưng chưa thu được ngày càng tăng. Chế tài xử phạt các doanh nghiệp vi phạm hợp đồng tín dụng chưa đủ mạnh dẫn đến nhiều doanh nghiệp có nguồn thu nhưng chây ỳ không chịu trả nợ,chiếm dụng vốn của Nhà nước.

Mấy năm gần đây công tác thẩm định cho vay dự án mới chưa được đẩy


mạnh, riêng năm 2010 không thẩm định cho vay được dự án mới vì thủ tục còn rườm rà, hình thức dẫn đến hạn chế trong tăng trưởng tín dụng, công tác giải ngân còn nhiều bất cập. Việc đầu tư vào các dự án vào vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn còn ít, chính sách ưu đãi vẫn chưa khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào vùng sâu vùng xa nên đã ảnh hưởng đến sự phát triển chung của kinh tế trong tỉnh.

Về tín dụng xuất khẩu tại NHPT Quảng Ninh

Từ năm 2009 đến nay, nền kinh tế trong nước và thế giới gặp khủng hoảng, lạm phát rồi dẫn đến suy giảm, nhiều nhà nhập khẩu gặp khó khăn không có khả năng nhập hàng và thanh toán, nhiều đơn vị còn thiếu vốn sản xuất. Đơn vị vay vốn lớn nhất là Công ty TNHH Một thành viên Đóng tàu Hạ Long thuộc tập đoàn Vinashine chịu biến động lớn về nhân sự, tài chính của tập đoàn nên ảnh hưởng trực tiếp đến việc đóng và xuất bán những con tàu lớn để xuất khẩu. Do NHPT chưa triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế nên chưa thể kiểm soát dòng tiền hoạt động xuất, nhập khẩu của các đơn vị vay vốn. Do đó có những khoản tiền chưa thu được kịp thời.

Các quy định đối với cho vay vốn TDXK thường xuyên thay đổi, bổ sung nhiều thủ tục rườm rà, gây khó khăn trong quản lý; Nguồn vốn cho vay đến với doanh nghiệp đôi lúc chưa kịp thời đáp ứng yêu cầu nguồn vốn ngắn hạn.

Về lãi suất: Lãi suất tại NHPT do Bộ Tài chính quy định, lãi suất NHPT Quảng Ninh được áp dụng theo thông báo của Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại từng thời điểm giải ngân vốn vay, tuy nhiên có những thời điểm lãi suất cao tiến gần lãi suất thị trường chưa thực sự ưu đãi đối với hoạt động xuất khẩu. Đầu tư vốn còn dàn trải, lãng phí, hiệu quả kinh tế xã hội thấp tại các NHPT có trụ sở đặt tại các tỉnh thành trong cả nước nói chung và NHPT Quảng Ninh nói riêng.

NHPT Việt Nam tiến hành đầu tư vốn vào rất nhiều các ngành nghề, lĩnh vực như: Nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, đầu tư vốn cho các dự án phát triển hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, xuất khẩu...Việc theo đuổi nhiều mục


tiêu dẫn đến thiếu tính định hướng chủ đạo cho hoạt động của NHPT Việt Nam, gây khó khăn cho tập trung các nguồn lực để triển khai các dự án lớn, đồng bộ. Vì vậy, tình hình đầu tư dàn trải dẫn đến lãng phí vốn diễn ra ở nhiều dự án, nhiều chương trình kinh tế lớn trong đó sự thất bại của các chương trình mía đường, đánh bắt xa bờ, trồng 5 triệu ha rừng ...là những ví dụ điển hình.

Bên cạnh đó, nhiều dự án được đầu tư tính hiệu quả kinh tế xã hội rất thấp. Đời sống ngư dân không có nhiều thay đổi khi triển khai chương trình đánh bắt xa bờ, đời sống nhân dân ở các vùng sâu, vùng xa chưa được cải thiện, các dự án đầu tư còn chưa quan tâm nhiều tới vấn đề bảo vệ môi trường.

Theo quy định hiện hành, NHPT Việt Nam không được huy động vốn từ tiền gửi của các cá nhân, trong khi đó nhiều lĩnh vực của ngân hàng có nhu cầu sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn như hoạt động tín dụng xuất khẩu, thời hạn cho vay và thu hồi vốn bình quân khoảng 3,8 tháng/hợp đồng. Vì vậy, ngân hàng hoàn toàn có thể huy động, sử dụng các nguồn vốn này cho các mục đích ngắn hạn để hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

Theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, thông tư 44/2007/TT-BTC về quy chế tài chính của NHPT Việt Nam quy định Ngân hàng không được huy động vốn với lãi suất cao hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm trên thị trường để tài trợ cho các dự án ĐTPT. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp lãi suất trái phiếu của Chính phủ có kỳ hạn thấp hơn nhiều so với lãi suất thị trường kỳ hạn 12 tháng, nhiều phiên đấu thầu trái phiếu không thành công do sự căng thẳng trên thị trường tiền tệ do việc định lãi suất trúng thầu quá thấp. Như vậy, nếu áp dụng theo lãi suất trái phiếu của Chính phủ thì NHPT Việt Nam sẽ rất khó khăn khi huy động vốn ngay cả đối với các doanh nghiệp được Chính phủ chỉ định.

Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng chưa có hướng dẫn cho phép huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trên thị trường Quốc tế.


Một mặt có thể huy động được nguồn vốn với lãi suất thấp từ các tổ chức tài chính quốc tế, một mặt giảm bớt sự cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trong việc huy động vốn tại thị trường trong nước, giảm bớt sự căng thẳng trên thị trường tiền tệ trong nước hiện nay.

*Nguyên nhân chính của các tồn tại, yếu kém trên:

+ NHPT Quảng Ninh còn chưa thật chủ động, linh hoạt trong quá trình hoạt động.

+ NHPT Quảng Ninh chưa xây dựng được chiến lược phát triển của NHPT Quảng Ninh trong trung và dài hạn để có hướng đi bền vững. Tính tự chủ còn thấp, phụ thuộc quá nhiều vào các quy định của Chính Phủ và của ngành.

+ Tổ chức bộ máy quản trị nội bộ của NHPT Quảng Ninh chưa hợp lý,

chưa đáp ứng yêu cầu tác nghiệp, quản trị điều hành và phòng chống rủi ro.

+ Nền tảng công nghệ ngân hàng thấp, năng lực quản trị rủi ro còn yếu do: Năng lực dự báo dự đoán và quản lý dòng tiền, quản lý tài sản bảo đảm tiền vay kém trong khi chu kỳ vốn đầu tư ngày càng dài; Chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên đã có cải thiện song còn chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngân hàng trong tình hình mới; tính trách nhiệm chưa được đề cao; kỷ cương, kỷ luật chưa ngiêm minh. Cơ chế đãi ngộ, tuyển dụng và sử dụng cán bộ còn nhiều bất cập. Tổ chức bộ máy quản trị chưa theo kịp yêu cầu phát triển và an toàn; tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ chưa cao; Hệ thống công nghệ thông tin lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu tổng hợp số liệu, quản lý công việc, hỗ trợ tác nghiệp và điều hành.

+ NHPT Quảng Ninh phải thực hiện các nhiệm vụ quan trọng theo kế hoạch TDĐT, TDXK do NHPT Việt Nam giao; Lãi suất cho vay vốn TDĐT và TDXK do Bộ Tài chính quy định nhiều khi chưa linh hoạt và thấp hơn nhiều so với lãi suất huy động vốn đang gây áp lực đến cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, cân đối tài chính của NHPT Quảng Ninh làm tăng các khoản nợ tồn đọng do bị khách hàng chiếm dụng vốn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023