Phân Tích Tình Hình Phát Triển Hoạt Động Của Ngân Hàng Phát Triển Quảng Ninh


vốn mồi, định hướng đối với các nhà đầu tư để thu hút các nguồn vốn đầu tư của các cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước tiến hành đầu tư vào các lĩnh vực được Nhà nước ưu đãi, định hướng. Vì vậy nguồn vốn đầu tư này được Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh Quản lý sẽ có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển.

Khát vọng đầu tư của các doanh nghiệp là yếu tố quyết định nhu cầu vay vốn để đầu tư, khát vọng đầu tư của các doanh nghiệp càng lớn thì càng có điều kiện phát triển hoạt động của NHPT Quảng Ninh.

Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất cần được khuyến khích đầu tư nên điều kiện đầu tư là các dự án phải thuộc đối tượng cần khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư hơn cũng có nghĩa là nhiều dự án hơn được hình thành, nhiều dự án tìm đến với NHPT Quảng Ninh hơn và như vậy Ngân hàng càng có điều kiện mở rộng hoạt động của mình.

2) NHPT Quảng Ninh cần góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh

Với chức năng thực hiện hoạt động tín dụng xuất khẩu, Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh trong thời gian qua đã có những đóng góp đáng kể trong kết quả tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh. Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh hoạt động cho vay xuất khẩu theo hai hướng. Thứ nhất: Cho vay vốn để đầu tư vào xấy dựng, nâng cao năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu có ưu thế như: tàu biển, thủy hải sản, lâm nghiệp, ……Thứ hai: Cho vay các nguồn vốn tín dụng xuất khẩu ngắn hạn đáp ứng các nguồn vốn lưu động để các cơ sở sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu có điều kiện thực hiện các đơn hàng xuất khẩu lớn, cho vay đối với nhà nhập khẩu để mở rộng thị trường xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam.

3) NHPT Quảng Ninh cần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, nâng cao vai trò kinh tế của Nhà nước

Với đặc điểm hạn chế về đối tượng được hưởng ưu đãi của Nhà nước,


thông qua hoạt động của ngành, NHPT Quảng Ninh tiến hành cho vay để đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Nhà nước, tránh đầu tư một cách dàn trải thiếu hiệu quả. Việc đáp ứng nguồn vốn đầu tư cho các ngành, các lĩnh vực được Nhà nước quan tâm còn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao vai trò kinh tế của Nhà nước, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế theo định hướng của Đảng và Nhà nước.

4) NHPT Quảng Ninh cần góp phần phát triển giáo dục, y tế, tạo thêm việc làm mới, xóa đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Ninh

Phát triển y tế, giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ sức khỏe người dân. Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh với nhiệm vụ được giao đã cho vay nhiều các dự án xây dựng thêm nhiều trường học, bệnh viện, mua sắm trang thiết bị giáo dục, y tế đặc biệt là các dự án đầu tư tại các vùng xa, các vùng có điều kiện khó khăn.

Việc ưu tiên đầu tư vào các dự án, các chương trình phát triển kinh tế tại các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc như các chương trình trồng rừng, phát triển nông nghiệp nông thôn, các dự án cấp nước sạch...đã góp phần lớn vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của tỉnh, cải thiện đời sống nhân dân.

Bên cạnh đó, lĩnh vực bảo vệ môi trường là nhiệm vụ rất quan trọng của Nhà nước. Với các chính sách cho vay ưu đãi với các dự án mang ý nghĩa bảo vệ môi trường như hệ thống xử lý nước thải, rác thải tại các khu đô thị tập trung, các khu công nghiệp, các dự án trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.

Các dự án này mặc dù ít có hiệu quả về mặt tài chính nhưng có ý nghĩa xã hội rất quan trọng, việc giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sẽ góp


phần quan trọng đối với phát triển kinh tế tại địa phương.

Đây chính là những đặc trưng của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh khác biệt so với các tổ chức tài chính khác tại địa phương.

Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của NHPT Quảng Ninh:

Môi trường chính trị, kinh tế - xã hội, pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của NHPT Quảng Ninh. Thứ nhất môi trường chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và của nước Việt Nam nói chung ổn định dẫn đến ổn định trong đường lối phát triển kinh tế trong đó có chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước và chính sách hoạt động của NHPT Việt Nam. Thứ hai, môi trường chính trị, kinh tế - xã hội ổn định là tiền đề căn bản cho sự phát triển kinh tế xã hội, tạo ra nhu cầu về nguồn vốn đầu tư đồng thời mở rộng khả năng huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế.

Bên cạnh đó hệ thống luật pháp của Việt Nam chưa đồng bộ, sự thiếu ổn định trong các chính sách kinh tế vĩ mô sẽ có những tác động gây hạn chế trong hoạt động của NHPT đặc biệt liên quan đến chính sách đầu tư, chính sách tín dụng đầu tư cho phát triển của Nhà nước.

Chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước có tác động trực tiếp đến hoạt động của NHPT Quảng Ninh. Với vai trò là một tổ chức tài chính Nhà nước thực hiện nhiệm vụ này, việc thay đổi trong chính sách của Nhà nước về danh mục các vùng, các ngành, lĩnh vực được hưởng chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng. Từ năm 2000 đến nay, Chính phủ đã ban hành và thay thế 04 lần Nghị định quy định về chính sách tín dụng đầu tư phát triển và rất nhiều quyết định việc bổ sung, thay thế các vùng, ngành, nghề, được hưởng chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước. Bên cạnh đó, Nhà nước còn quy định về lãi suất cho vay, tỷ lệ cho vay vốn, các quy định trong huy động các nguồn vốn cho hoạt động này như về lãi suất huy động, nguồn huy động vốn cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động của Ngân hàng.

Hệ thống các quy chế, quy trình của NHPT: hệ thống các quy chế, quy


trình trong tổ chức hoạt động của Ngân hàng đặc biệt là các quy định về thẩm định dự án đầu tư, quy định về huy động các nguồn vốn, chính sách thu hồi nợ vay, chính sách phòng ngừa rủi ro...có tác động rất lớn đến hoạt động của NHPT Quảng Ninh do mang tính đặc thù riêng. Hệ thống các quy chế, quy trình phản ánh trình độ quản trị của Ngân hàng.

- Trình độ phát triển nguồn nhân lực: Kế thừa từ hoạt động Quỹ HTPT, hiện nay trình độ cán bộ công nhân viên của NHPT còn chưa đáp ứng được yêu cầu khi hoạt động dưới mô hình ngân hàng. Việc thiếu những cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, sử dụng tốt ngoại ngữ, tin học đã ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao chất lượng phục vụ và triển khai các nghiệp vụ mới như thanh toán trong nước và quốc tế, các nghiệp vụ trong phòng ngừa rủi ro và quản trị hệ thống của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh.

Vì vậy Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh cần xem xét lại hiệu quả trong mô hình tổ chức bộ máy, cần nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự đáp ứng được yêu cầu trong hoạt động của Ngân hàng.


2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG NINH

2.2.1 Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh

Kế thừa các kết quả đã đạt được, NHPT Quảng Ninh đã từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức, phát triển các hoạt động để đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế thị trường. NHPT Quảng Ninh đã dần khẳng định được vai trò của mình là một công cụ tài chính của Chính phủ thực hiện chức năng tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Trong quá trình hoạt động NHPT Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh cụ thể như sau:

a. Cung ứng, đầu tư lượng lớn vốn vào các lĩnh vực quan trọng của nền


kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của tỉnh, nâng cao hiệu quả của nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước:

Bảng 2.2: Cho vay hỗ trợ đầu tư phát triển giai đoạn 2006 - 2010



Từ nguồn vốn ngân

sách Nhà nước

Từ nguồn vốn NHPT QN

Cho vay hỗ trợ đầu tư phát



triển cơ sở hạ tầng, tái cơ cấu



kinh tế QN theo thực tế (từ



năm 2006 – 2010)


12.478 tỷ đồng


2.413 tỷ đồng

- Số tiền


19.4%

- Tỷ trọng



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh - 5


(Nguồn: Theo Niên giám thống kê Tỉnh Quảng Ninh năm 2010)

Trong giai đoạn 2006 – 2010, NHPT Quảng Ninh đã tiến hành giải ngân cho vay hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, tái cơ cấu kinh tế với số tiền trên 2.413 tỷ đồng chiếm gần 19,4% so với tổng các nguồn vốn chi đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước của Tỉnh Quảng Ninh (cụ thể Tổng chi đầu tư phát triển của Tỉnh Quảng Ninh đạt 12.478 tỷ đồng). Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đã được NHPT Quảng Ninh đầu tư vào các vùng trong tỉnh, ngành nghề, lĩnh vực được Nhà nước định hướng phát triển mang lại hiệu quả kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh tăng cao, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH như: đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nặng như xi măng, sản xuất điện, cơ khí, đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, đầu tư vào lĩnh vực y tế, giáo dục, cải thiện đời sống các vùng khó khăn, cải thiện môi trường...

Với đặc thù của nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước, không giống

như việc thẩm định cho vay tại các NHTM, các dự án xét duyệt để cho vay tại


NHPT Quảng Ninh ngoài việc phải đảm bảo các yêu cầu về năng lực pháp luật, tình hình tài chính lành mạnh của chủ đầu tư, phương án trả nợ vốn vay phải đảm bảo tính khả thi; nguồn thu từ dự án bảo đảm trả nợ vay, có khả năng thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay mà còn phải đúng đối tượng quy định của Chính phủ. Do đó, số các dự án vay vốn thường ít hơn và phần lớn các dự án không được vay là do không đúng đối tượng. Bên cạnh đó, đối tượng vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước tại NHPT lại do Chính phủ quy định, nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, muốn mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng khi đến NHPT Quảng Ninh làm thủ tục vay vốn thì lại không nằm trong danh mục đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Với vai trò là nguồn vốn tín dụng đầu tư để tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư khác vào các ngành nghề, lĩnh vực được Nhà nước ưu tiên; hoạt động cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do NHPT Quảng Ninh thực hiện đã có tác dụng thu hút một lượng vốn đầu tư của tỉnh, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh.

b. Góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, miền núi:

Các dự án được tài trợ vốn từ NHPT Quảng Ninh, bên cạnh việc tăng năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động còn tập trung vào phát triển các ngành, vùng khó khăn thuộc các vùng nông thôn, miền núi. Việc thực hiện tài trợ vốn cho các chương trình kinh tế như: chương trình trồng rừng, chương trình đánh bắt xa bờ... Đầu tư vốn cho xây dựng bệnh viện, trường học đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. NHPT Quảng Ninh trong 5 năm qua đã cho vay hỗ trợ tạo thêm 4.800 việc làm.

c. Thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu cho ngân sách của tỉnh Quảng Ninh:

Việc cho vay đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu đã trực tiếp thúc đầy tăng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh. Theo số


liệu thống kê các mặt hàng tài biển, thủy hải sản, lâm sản giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm ổn định. Đây là những ngành nghề được hưởng chính sách tín dụng xuất khẩu của NHPT. Cùng với tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp mở rộng được thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nguồn thu cho ngân sách Nhà nước thông qua thu thuế.

Trong giai đoạn từ 2006 – 2010, Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên

địa bàn tỉnh Quảng Ninh và chỉ số phát triển các năm như sau:

Bảng 2.3: Tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh QN giai đoạn 2006 - 2010


Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

Kim ngạch xuất khẩu

trên địa bàn

(Triệu USD)

1.284

1.375

1.908

1.927

2.088

Chỉ số phát triển

(năm trước = 100) - %

148,4

107,1

148,6

140,1

108,4


+(Nguồn: Theo Niên giám thống kê Tỉnh Quảng Ninh năm 2010)

Trong giai đoạn 2006 – 2010, NHPT Quảng Ninh đã tiến hành giải ngân cho vay hỗ trợ xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh với số tiền trên 3.239 tỷ đồng; số vốn hỗ trợ vay vốn tín dụng xuất khẩu bằng nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước tại địa bàn NHPT Quảng Ninh không lớn so với tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước chi cho thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh. Các nhóm mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu qua các năm của Tỉnh Quảng Ninh phần lớn là mặt hàng công nghiệp và khoáng sản (Chiếm 79%), hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (Chiếm 9%), hàng lâm sản (Chiếm 7%), mặt hàng thủy sản (Chiếm 5%). Nguyên nhân là đối tượng vay vốn tại NHPT do Chính phủ quy định còn hạn chế, do đặc thù tỉnh Quảng Ninh phát triển mạnh về


công nghiệp (chiếm 79% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn) và du lịch, dịch vụ, nên NHPT Quảng Ninh chỉ tiếp cận cho vay hỗ trợ xuất khẩu bằng nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước với những mặt hàng như: Tàu biển, thủy sản, lâm sản. Bên cạnh đó, do tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới và trong nước... đã tác động ảnh hưởng đến các ngành sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân. Một số cơ chế, chính sách của Nhà nước còn vướng mắc do bất cập, nhiều doanh nghiệp thuộc đối tượng vay vốn và tiếp cận làm việc với NHPT Quảng Ninh cho thấy mất rất nhiều thời gian về thủ tục hồ sơ, giấy tờ và thời gian thẩm định khoản vay dài (trong khi đó 1 khoản cho vay hỗ trợ xuất khẩu chỉ được 3,5 – 4 tháng). Qua những số liệu trên cho thấy trong thời gian từ 2006 - 2010 NHPT Quảng Ninh cho vay hỗ trợ xuất khẩu của kinh tế Quảng Ninh chiểm tỷ trọng không lớn (tại NHPT Quảng Ninh mặt hàng tàu biển có tỷ lệ cao nhất (chiếm 76%), sau đó đến mặt hàng thủy sản (chiếm 20%), thấp nhất là mặt hàng lâm sản (chiếm 4%).

d. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp:

Với vai trò thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, các dự án đầu tư của NHPT Quảng Ninh chủ yếu tập trung vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, tài trợ cho các dự án thuộc các ngành các lĩnh vực, chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh cần khuyến khích đầu tư. Nguồn vốn của NHPT Quảng Ninh cho vay được tập trung vào đầu tư mới, sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định, mở rộng năng lực hoạt động, đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật. Vì vậy đã tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Thông qua việc đầu tư trực tiếp vào phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường trang thiết bị, tài sản của doanh nghiệp, làm cơ sở thu hút cho các nguồn vốn khác đầu tư vào các lĩnh vực, các ngành kinh tế được Nhà nước khuyến khích đầu tư. Vì vậy, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế càng có cơ hội

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí