Một Số Chỉ Tiêu Cụ Thể Về Vốn Và Tín Dụng Của Nhpt Quảng Ninh


nguồn vốn với mức lãi suất thấp, thời hạn dài và chấp nhận rủi ro; Vì vậy NHPT phải biết kết hợp nhiều yếu tố lợi thế về mặt chính sách pháp luật của Nhà nước, các điều kiện kinh tế xã hội và sự hiệu quả trong hoạt động của Ngân hàng.

Nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động của NHPT Quảng Ninh được huy động từ nhiều nguồn khác nhau như Bảo hiểm xã hội và các nguồn tự huy động khác, huy động từ các tổ chức kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, NHPT Việt Nam nói chung và NHPT Quảng Ninh nói riêng sẽ không được huy động vốn từ tiền gửi của cá nhân.

Khi thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Ngân hàng Phát triển được ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất. Mức cấp bù được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất hòa đồng các nguồn vốn với lãi suất cho vay và dư nợ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Việc huy động vốn phải đảm bảo theo nguyên tắc lãi suất thị trường để cho vay phải đảm bảo nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc lãi suất thấp.

Như vậy, có thể thấy rằng các nguồn vốn huy động của NHPT Quảng Ninh chưa có tính ổn định, chịu nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài và phụ thuộc vào nguồn vốn cấp từ phía NHPT hoặc do NHPT chỉ định, NHPT lại phụ thuộc vào nguồn vốn của Nhà nước. NHPT cần chủ động hơn trong việc huy động các nguồn vốn để có kế hoạch rót vốn cho các NHPT tại các tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.


Bảng 2.8: Kết quả huy động vốn giai đoạn 2006 – 2010


Các chỉ số

2006

2007

2008

2009

2010

Doanh số huy động (triệu đồng)

75.875

43.290

17.211

79.600

13.018

Trong đó






Bảo hiểm xã hội

55.875

43.290

15.000

69.000

13.018

Tự huy động khác

20.000

0

2.211

10.600

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh - 7


Từ số liệu thống kê ở trên, có thể thấy rằng cơ cấu nguồn vốn huy động của NHPT Quảng Ninh chủ yếu vẫn là các nguồn vốn từ nguồn vốn của Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh và tự huy động khác.

Cơ chế cho vay vốn ưu đãi hơn hình thức cho vay thông thường:

+ Ưu đãi về lãi suất, điều này chỉ Ngân hàng phát triển mới làm được vì Nhà nước sẽ cấp bù chênh lệch lãi suất (cho vay thấp hơn lãi suất huy động) hoặc tự huy động được từ những nguồn có lãi suất rẻ hơn lãi suất của thị trường (lãi suất của Ngân hàng thương mại). Chính nhờ mức lãi suất thấp của tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, các doanh nghiệp có thể thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên trên thị trường quốc tế.

+ Ưu đãi về thời hạn vay vốn: Các NHTM thường ngần ngại khi cho vay đối với các dự án có thời hạn vay dài vì rủi ro cao và không tương thích với kỳ hạn huy động thường có của họ trong khi tín dụng ưu đãi của nhà nước sẵn sàng chấp nhận rủi ro ở mức nhất định và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn trả nợ theo đúng chu kỳ sinh lợi của dự án hay kỳ thu tiền của hợp đồng xuất khẩu nên sẽ thay NHTM hỗ trợ cho vay đối với các đơn vị sản xuất, chế biến kinh doanh có nhu cầu vay vốn trong thời gian dài.


+ Ưu đãi về đảm bảo tiền vay: khi vay vốn tại các Ngân hàng thương mại các đơn vị, đặc biệt là các doanh nghiệp mới, kinh doanh những mặt hàng có rủi ro cao phải thế chấp tài sản và có khi mức thế chấp bằng hoặc cao hơn giá trị khoản vay; tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng có đủ tài sản để thế chấp khi vay vốn NHTM, vì vậy tín dụng ưu đãi của nhà nước có cơ chế riêng về bảo đảm tiền vay với một mức tài sản bảo đảm tối thiểu hoặc không phải có tài sản bảo đảm khi vay vốn.

Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu cụ thể về vốn và tín dụng của NHPT Quảng Ninh



STT


Chỉ tiêu

Giai đoạn 2006 - 2010

Đến năm

2015

1

Vốn NHPT trong tổng vốn đầu tư toàn

tỉnh

4,2%

4%

2

Tốc độ tăng tổng tài sản

15%

15%

3

Cơ cấu nguồn vốn



3.1

- Nguồn vốn trong nước (*)/Tổng nguồn vốn

61%

65%

3.2

- Trái phiếu các loại/Tổng nguồn vốn

61%

90%

4

Tỷ lệ cấp bù, phí từ NSNN/Tổng thu nhập

21,5%

<5%

5

Tỷ lệ nợ xấu (**)

19%

<5%

6

Tỷ lệ an toàn vốn (**)

11%

15%

7

Tỷ lệ đa dạng hóa sản phẩm (% sản phẩm

đa dạng hóa/Tổng thu nhập)

n/a

10%

8

Sự tồn tại của cơ chế cấp bù, phí từ NSNN

Mạnh

Giảm

9

Tính tự chủ của NHPT QN trong tín dụng

Yếu

Tăng

10

Tính tự chủ của NHPT trong các hoạt

động khác ngoài TDĐT & TDXK

Hầu như không

Tự chủ 100%

Ghi chú:(*) Nguồn vốn trong nước được xác định là các nguồn vốn huy động từ các chủ thể hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam

(**): Xác định theo chuẩn mực quốc tế.


Hoạt động tín dụng ủy thác bằng nguồn vốn vay nước ngoài

Hoạt động cho vay ủy thác bằng nguồn vốn vay nước ngoài bao gồm các nguồn vốn ODA cho vay lại, các nguồn vốn ủy thác từ các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Tái thiết Đức, WB... Dư nợ cho vay đối với nguồn vốn này chiếm tỷ lệ 20 - 30 % tổng dư nợ của NHPT Quảng Ninh. Hoạt động tín dụng ủy thác có đặc điểm cơ bản là các bên cho vay thường chỉ định các đơn vị thụ hưởng, NHPT Quảng Ninh có trách nhiệm giải ngân, quản lý, thu hồi nợ gốc, nợ lãi và được hưởng phí từ các hoạt động này.

Công tác giám sát tín dụng và xử lý rủi ro

Về xử lý rủi ro tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước: Giống như các tổ chức tín dụng khác, NHPT Quảng Ninh cũng chịu các rủi ro trong hoạt động của mình như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro về chênh lệch kỳ hạn nợ... Trong đó rủi ro tín dụng là yếu tố được quan tâm nhất do hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động ngân hàng.

Theo quy định tại Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ, các rủi ro được xem xét xử lý nợ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bao gồm:

+ Rủi ro bất khả kháng: thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, rủi ro chính trị, chiến tranh trực tiếp gây thiệt hại tài sản của chủ đầu tư hoặc nhà xuất khẩu; chủ đầu tư, nhà xuất khẩu bị phá sản, giải thể; chủ đầu tư, nhà xuất khẩu bị chết, mất tích không có người thừa kế trong trường hợp chủ đầu tư, nhà xuất khẩu vay vốn là cá nhân.

+ Khó khăn về tài chính của doanh nghiệp Nhà nước nhất thiết phải được xử lý khi thực hiện chuyển đổi sở hữu.

Các biện pháp xử lý rủi ro được xem xét áp dụng gồm: điều chỉnh thời gian trả nợ, gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ (gốc, lãi), bán nợ.

Về phía NHPT Việt Nam: được trích lập quỹ dự phòng rủi ro hàng năm


với mức tối đa bằng 0,5% trên dư nợ bình quân cho vay đầu tư, cho vay tín dụng xuất khẩu, nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu và bảo lãnh dự thầu và thực hiện hợp đồng. Cuối năm nếu không sử dụng hết thì khoản dự phòng này được để lại bù đắp rủi ro cho những năm sau. Trường hợp quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp các khoản tổn thất, NHPT Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định biện pháp xử lý.

Như vậy, Giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm của tỉnh Quảng Ninh đạt 12,7%. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 6,7%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,8%/năm. Giá trị dịch vụ tăng bình quân 18,2%/năm. Tỷ trọng nông nghiệp giảm nhẹ từ 8,7% năm 2001 xuống còn 7,5% năm 2007 và 4,0% năm 2010.

Bảng 2.10: Chỉ tiêu Tổng sản phẩm nội địa giai đoạn 2006 - 2010



2006

2007

2008

2009

2010

Tổng sản phẩm nội địa (GDP)






Quảng Ninh (tỷ đồng)

8.347

9.448

10.721

11.853

13.314

Hà Nội (tỷ đồng)

49.512

54.435

61.635

66.175

73.478

Hải Phòng (tỷ đồng)

15.801

17.814

20.111

21.633

24.003

Cả nước (tỷ đồng)

432.29

461.19

490.18

516.57

551.61

Tăng trưởng GDP (%)






Quảng Ninh

13.78

13.19

13.47

10.56

12.33

Hà Nội

14.57

9.94

13.23

7.37

11.04

Hải Phòng

12.29

12.74

12.89

7.57

10.96

Cả nước

10.00

6.69

6.29

5.38

6.78


Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đạt được những mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, có sự đóng góp không nhỏ của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh, trong 5 năm qua ngân hàng đã bám sát, cho vay các dự án theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. NHPT Quảng Ninh đã tuyên truyền phổ biến chế độ chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước tới các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong tỉnh, cụ thể nhất là Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; thông qua hội nghị khách hàng quảng bá giới thiệu chức năng nhiệm vụ hoạt động của Ngân hàng phát triển, phối hợp với các Sở ban ngành của tỉnh rà soát tìm dự án đúng đối tượng khách hàng thẩm định cho vay.

Trong 5 năm qua Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh đã thẩm định, trình NHPT Việt Nam xét duyệt cho vay hàng trăm dự án thuộc các lĩnh vực công nghiệp, giao thông, nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi gia súc, trồng rừng, cây ăn quả, xã hội hóa giáo dục... Doanh số cho vay tín dụng đầu tư và dư nợ tăng qua các năm:

Năm 2006: Dư nợ 1.260.652 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn 71.591 triệu đồng Năm 2007: Dư nợ 1.983.472 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn 72.131 triệu đồng Năm 2008: Dư nợ 2.384.148 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn 69.794 triệu đồng Năm 2009: Dư nợ 2.199.394 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn 673.000 triệu đồng Năm 2010: Dư nợ 2.111.747 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn 166.208 triệu đồng

Vốn tín dụng đầu tư giải ngân thông qua NHPT Quảng Ninh, cùng với vốn ngân sách Nhà nước, vốn của chủ đàu tư đã đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông, thủy lợi, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, nhà máy, nhiều công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả kinh tế góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh, bên cạnh đó cũng còn một số các dự án đầu


tư không đạt hiệu quả và có các khoản nợ quá hạn kéo dài.

Chi nhánh NHPT Quảng Ninh đã cho ngân sách vay hàng trăm tỷ đồng để đầu tư mở rộng nâng cấp Quốc lộ 18A (đoạn Mông Dương – Móng Cái), đường tỉnh lộ 279 với chiều dài trên 70km, dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần cải thiện điều kiện giao thông đi lại, nâng cao chất lượng vận tải, tiết kiệm thời gian, chi phí vận tải, hạn chế được tình trạng ùn tắc giao thông, mở rộng giao lưu kinh tế hàng hóa giữa các vùng miền, phục vụ đắc lực cho chính sách phát triển kinh tế cửa khẩu vùng biên giới Việt – Trung. Cho ngân sách địa phương vay 80 tỷ đồng đầu tư chương trình kiên cố hóa kênh mương với chiều dài hàng trăm km nhằm cung cấp nước tưới tiêu cho các vùng nông nghiệp trong tỉnh, đã góp phần cải thiện điều kiện sản xuất nông nghiệp, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng năng suất giống cây trồng, hạn chế được sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

Trong lĩnh vực hạ tầng đô thị: Nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước thông qua kênh giải ngân tại NHPT Quảng Ninh đã góp phần vào việc tạo diện mạo đô thị mới hiện đại phù hợp với nhu cầu cuộc sống ngày một đi lên của người dân, tạo ra quỹ đất mới phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà ở ngày càng tăng của cư dân đô thị. Với số vốn TDĐT gần 100 tỷ đồng cho vay để đầu tư dự án đường giao thông bao biển và Hạ tầng khu dân cư – đô thị xã Hùng Thắng – Thành phố Hạ Long. Bên cạnh đó NHPT Quảng Ninh đã cho vay 50 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Cái Lân với diện tích 78ha, dự án đã hoàn thành đến nay các nhà đầu tư đã thuê kín mặt bằng khu công nghiệp để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, với khu công nghiệp này tỉnh Quảng Ninh đã có chủ trương di chuyển các Nhà máy, cơ sở sản xuất trước đây ở xen kẽ với khu dân cư đô thị về tập trung xây dựng tại khu công nghiệp, đã tránh được tình trạng ô nhiễm, tiếng ồn trong khu đô thị dân cư, đây là khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tạo tiền đề cho sự phát triển các khu công nghiệp khác trong tỉnh.


Đối với ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Quảng Ninh với điều kiện thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên khoáng sản: như mỏ sét, đá vôi và tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước thông qua NHPT Quảng Ninh đã cho vay tạo dựng một số cơ sở sản xuất gạch, ngói, xi măng với quy mô lớn mang tầm cỡ quốc gia, góp phần vào sự phát triển của ngành sản xuất vật liệu xây dựng cung ứng cho nhu cầu xây dựng của các ngành công nghiệp khác trong tỉnh Quảng Ninh nói riêng và trong cả nước nói chung, ngoài ra còn xuất khẩu sang một số nước khác, tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước. Tại địa bàn Huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh, NHPT Quảng Ninh đã cho Công ty Cổ phần xi măng Thăng Long vay trên 1.021 tỷ đồng; Công ty Cổ phần xi măng Hạ Long vay 1.025 tỷ đồng, cùng với các nguồn vốn huy động, vốn khác của chủ đầu tư, đã đầu tư xây dựng 2 nhà máy trên với công suất đạt trên 2 triệu tấn/năm. Với hai dự án này được đầu tư hoàn thành đưa vào hoạt động sản xuất phát huy hiệu quả tại Huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh đã làm thay đổi bộ mặt đô thị của huyện miền núi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, trước đây là huyện thuần nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ, nay đã trở thành vùng công nghiệp, dịch vụ phát triển, đã tạo được nhiều việc làm cho người dân tại địa phương và các vùng lân cận khác, giảm được các tệ nạn xã hội, văn minh đô thị được tiếp cận, đời sống nhân dân được cải thiện.

Đối với ngành cơ khí trọng điểm: Mặc dù số vốn TDĐT tham gia vào lĩnh vực này còn khiêm tốn, nhưng đóng vai trò quan trọng vì số vốn NHPT Quảng Ninh cho vay ra đầu tư vào sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm, góp phần cung cấp thiết bị phục vụ cho ngành công nghiệp đóng tàu, thủy điện. NHPT Quảng Ninh đã cho vay 279 tỷ đồng đầu tư xây dựng giai đoạn I Nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ của Xí nghiệp cơ khí Quang Trung với công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm. Nhà máy đã hoàn thành đi vào hoạt động phát huy hiệu quả kinh tế, nhà máy đã sản xuất ra những sản phẩm thay thế cho sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, tiết kiệm chi phí ngoại tệ, hạ giá thành sản phẩm, góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng, sớm đưa công trình hoàn thành

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí