của NHPT | hoạt động của NHTM | ||
4 | Chủ sở hữu | Nhà nước/sở hữu hỗn hợp | Nhà nước, cá nhân, hoặc sở hữu hỗn hợp theo mô hình cổ phần |
5 | Hoạt động | Tài trợ cho các dự án phát triển, hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước | Thực hiện các hoạt động về tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng |
Có thể bạn quan tâm!
- Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh - 1
- Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh - 2
- Giải Pháp: Lựa Chọn Các Cặp Dịch Vụ - Đối Tượng Hợp Lý Của Doanh Nghiệp Công Ích
- Phân Tích Tình Hình Phát Triển Hoạt Động Của Ngân Hàng Phát Triển Quảng Ninh
- Kết Quả Hoạt Động Cho Vay Tín Dụng Đtpt Giai Đoạn 2006 - 2010
- Một Số Chỉ Tiêu Cụ Thể Về Vốn Và Tín Dụng Của Nhpt Quảng Ninh
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
Có nhiều điểm khác biệt giữa NHPT và NHTM trong đó quan trọng nhất là về mục đích hoạt động và hình thức tài trợ:
- Mục đích hoạt động: NHPT theo đuổi mục tiêu tối đa hóa hiệu quả kinh tế - xã hội trong khi các NHTM theo hoạt động nhằm đem lại lợi nhuận và lợi ích của cổ đông.
- Hình thức hoạt động: NHPT tài trợ trung dài hạn cho các dự án ĐTPT, hỗ trợ xuất khẩu; ngược lại các NHTM chỉ tập trung vào các dự án ngắn hạn và trung hạn có hiệu suất sinh lời cao và phát triển các dịch vụ ngân hàng.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT VN) được thành lập tại Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 trên cơ sở tổ chức lại bộ máy và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển (Quỹ HTPT) là một trong những bước đầu tiên khắc phục những hạn chế của Quỹ HTPT, đáp ứng yêu cầu thực hiện các nguyên tắc và cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập.
Là đơn vị thuộc NHPT có chức năng, nhiệm vụ huy động tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Ngân hàng Phát triển là một tổ chức tài chính Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có bảng cân đối, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại các Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh được ra đời theo Quyết định số
03/QĐ-NHPT ngày 01/7/2006 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam về việc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tại các khu vực và các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương. Với đặc trưng riêng biệt so với NHTM thì NHPT mỗi một tỉnh thành có 1 Chi nhánh duy nhất, không có các Phòng giao dịch phụ thuộc.
* Một số chức năng, nhiệm vụ chính của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh:
+ Huy động, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn
+ Cho vay đầu tư
+ Hỗ trợ sau đầu tư
+ Bảo lãnh tín dụng đầu tư
+ Cho vay xuất khẩu
+ Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện Hợp đồng xuất khẩu
+ Nhận ủy thác cấp phát, ủy thác và nhận ủy thác cho vay
+ Quản lý và sử dụng vốn ODA.
* Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh có những vai trò quan trọng sau:
Một là: tập trung huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư có
trọng điểm và ưu đãi cho các dự án phát triển.
Hai là: Thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, các vùng thực hiện việc phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, thu hút đầu tư.
Thứ ba: Nâng cao hiệu quả trong quản lý nguồn vốn đầu tư của Nhà nước dành cho phát triển kinh tế - xã hội.
Bốn là: Tham gia giải quyết các vấn đề xã hội như bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học kỹ thuật...
Như vậy, NHPT Quảng Ninh hoạt động tuân thủ theo quy trình hướng
dẫn thực hiện các nhiệm vụ của NHPT Việt Nam.
Sơ đồ tổ chức bộ máy tại NHPT Quảng Ninh như sau:
PHÒNG TÀI CÍNH KẾ
TOÁN
PHÒNG TỔNG HỢP
PHÒNG HC - QLNS
PHÒNG KIỂM TRA
PHÒNG
TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
PHÒNG
TÍN DỤNG XUẤT KHẨU
BAN LÃNH ĐẠO
a. Ban Lãnh đạo:
Ban lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh gồm Giám đốc và các Phó giám đốc. Giám đốc là người đứng đầu Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh do Tổng Giám đốc NHPT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Giám đốc là người được Tổng Giám đốc ủy quyền đại diện trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh. Các Phó giám đốc Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng
Phát triển Quảng Ninh theo phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
b. Các phòng thuộc Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh:
- Phòng Tài chính - kế toán: là đơn vị trực thuộc NHPT Quảng Ninh, có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh và tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính; công tác kế toán, thanh toán, tiền lương, kho quỹ theo quy định của pháp luật và của NHPT.
- Phòng Tổng hợp: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc trong công tác tổ chức thực hiện các hoạt động: Xây dựng và điều hành các kế hoạch hoạt động nghiệp vụ trong từng thời kỳ của NHPT Quảng Ninh; Huy động, tiếp nhận, quản lý, điều hành và cân đối nguồn vốn; Thẩm định, quyết định về việc cho vay, cấp bảo lãnh đối với các dự án đầu tư; Công tác tổng hợp, báo cáo thống kê, phân tích tình hình kinh tế xã hội, thị trường tài chính tiền tệ trong và ngoài nước trên địa bàn; tình hình các hoạt động nghiệp vụ của NHPT Quảng Ninh phục vụ công tác điều hành của Lãnh đạo NHPT Quảng Ninh.
- Phòng Hành chính và Quản lý nhân sự: là đơn vị trực thuộc NHPT Quảng Ninh, có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh trong việc quản lý và tổ chức thực hiện các công tác: Tổ chức và cán bộ; tiền lương; thi đua khen thưởng; kỷ luật; hành chính - quản trị; đào tạo; theo dõi việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc và công tác an ninh, an toàn tại cơ quan.
- Phòng Kiểm tra: là đơn vị trực thuộc NHPT Quảng Ninh, có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh trong việc tổ chức triển khai công tác kiểm tra, giám sát toàn diện các hoạt động phát sinh tại Chi nhánh; công tác pháp chế; giải quyết khiếu nại tố cáo; phòng chống tham nhũng; phòng chống rửa tiền tại NHPT Quảng Ninh.
- Phòng Tín dụng Đầu tư: là đơn vị trực thuộc NHPT Quảng Ninh, có chức năng tham mưu cho Giám đốc Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh và tổ
chức triển khai thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về Tín dụng đầu tư; cho vay lại vốn nước ngoài (ODA); bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng thương mại; cho vay doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế; Hỗ trợ sau đầu tư; Cho vay ủy thác; cho vay xúc tiến; Thực hiện chính sách khách hàng (sau đây gọi chung là nghiệp vụ tín dụng)
- Phòng Tín dụng Xuất khẩu: là đơn vị trực thuộc NHPT Quảng Ninh, có chức năng tham mưu cho Giám đốc Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về Tín dụng xuất khẩu; Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu; thực hiện chính sách khách hàng (sau đây gọi chung là nghiệp vụ tín dụng).
c. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh địa đầu vùng Đông Bắc Tổ Quốc. có biên giới đất liền và biển, với các cửa khẩu giao thương nhộn nhịp nhất trên cả tuyến biên giới Việt – Trung. Quảng Ninh có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng đông bắc – tây nam. Phía tây dựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông.
Quảng Ninh có tiềm năng phát triển kinh tế biển, có nguồn tài nguyên giá trị trong bối cảnh nhu cầu năng lượng thế giới và trong nước ngày càng tăng cao. Quảng Ninh là một trong những cái nôi của phong trào công nhân cách mạng, có truyền thống đoàn kết, kỷ luật và đồng tâm; đội ngũ công nhân hiện chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động, có tác phong làm việc công nghiệp. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành có thêm nhiều kinh nghiệm, từng bước thích ứng với môi trường hội nhập.
Quảng Ninh có quỹ đất dồi dào với 611.081,03 ha, trong đó 75,370 ha đất nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000ha có thể trồng cây ăn quả. Trong tổng diện tích đất đai toàn tỉnh, đất nông nghiệp chỉ chiếm 10%, đất
có rừng chiếm 38%, diện tích đất chưa sử dụng còn lớn (chiếm 43,8%) tập trung
ở vùng miền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở.
Quảng Ninh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn,...tạo nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các nước trên thế giới, có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt là cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư, là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Ngoài ra, Tỉnh Quảng Ninh có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng cả nước và thế giới: Vịnh Hạ Long (02 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và đang là 01 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới được tổ chức New7world tổ chức bình chọn), Vịnh Bái Tử Long; Có các khu di tích: Bãi cọc Bạch Đằng, Thương Cảng Vân Đồn, Miếu Vua Bà,...; có các bãi biển đẹp như Bãi Biển Trà Cổ - Thành phố Móng Cái, Minh Châu – Quan Lạn; Du lịch tâm linh (Chùa Yên Tử); Du lịch nghỉ dưỡng (tắm nước khoáng nóng Quang Hanh, Cẩm Phả...) là những lợi thế để xây dựng phát triển các ngành dịch vụ và du lịch.
Quảng Ninh là tỉnh có số dân trung bình cả nước, có quy mô dân số tăng trung bình, năm 2007 là 1.113.500 người, đến tháng 4 năm 2009 dân số Quảng Ninh là 1.144.381 người, đến hết năm 2010 là 1.166.600 người trên diện tích 6.102,4 km2. Mật độ dân số trung bình 190,4 người/km2, tuy nhiên sự phân bố dân cư không đều: Hạ Long mật độ dân số cao nhất 765 người/km2 , Bình Liêu, Ba Chẽ mật độ dân số rất thưa thớt, chỉ có 60 người/ km2 và 30 người/ km2 ; có khoảng 50,3% sống ở thành thị (cao thứ ba toàn quốc sau Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà nẵng) và 49,7% sống ở nông thôn. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm qua nhiều năm: năm 1995 là 1,8%; năm 2005 là 1,0% nhưng
năm 2007 là 1,1% (có xu hướng tăng nhẹ). Số người nằm trong độ tuổi lao động tính đến năm 2010 chiếm 65% tổng số dân, cao hơn tỷ lệ chung trong toàn quốc và cao hơn tỷ lệ của vùng đồng bằng Sông Hồng. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo chiếm tỷ trọng lớn (năm 2010 đạt 48%).
Đó chính là cơ sở vững chắc, là điều kiện không thể thiếu để Quảng Ninh “thực sự trở thành một địa bàn động lực, năng động của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ quan trọng trong hợp tác kinh tế quốc tế”
Qua bảng số liệu sau cho thấy dân số tỉnh Quảng Ninh qua các năm:
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động (2006 – 2010)
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
Dân số trung bình (x1000) | 1109,3 | 1122,5 | 1135,1 | 1146,6 | 1161,6 |
Tổng số lao động (x1000) | 555,5 | 586,1 | 603 | 613,8 | 623,4 |
Tỷ lệ LĐ trên dân số (%) | 50,08 | 52,21 | 53,12 | 53,53 | 53,67 |
Số lượng lao động các ngành | |||||
Nông, lâm, thủy sản (x1000) | 260,7 | 261,7 | 265,9 | 268 | 272,1 |
Công nghiệp, xây dựng (x1000) | 142,3 | 157,5 | 162,2 | 167,9 | 170,5 |
Dịch vụ (x1000) | 152,5 | 66,9 | 174,9 | 77,9 | 181,9 |
Cơ cấu lao động (%) | |||||
Nông, lâm, thủy sản | 46,93 | 44,65 | 44,1 | 43,66 | 42,96 |
Công nghiệp – xây dựng | 25,62 | 26,87 | 26,9 | 27,35 | 27,12 |
Dịch vụ | 27,45 | 28,48 | 29,0 | 28,99 | 29,92 |
Những điều kiện tự nhiên xã hội và truyền thống tốt đẹp đó tạo dựng cho Quảng Ninh những ưu thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng và sửa chữa tàu thuyền, sơ
chế nông - lâm - thủy hải sản, sản xuất hàng dệt may, thủ công nghiệp ... cũng phát triển tương ứng.
Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đề ra phấn đấu xây dựng Quảng Ninh thực sự trở thành một địa bàn động lực, phát triển năng động trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015.
Quảng Ninh là một tỉnh đang phát triển mạnh vì vậy nhu cầu vốn đầu tư, đặc biệt nguồn vốn trung và dài hạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế. Việc quản lý các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước một cách có hiệu quả có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy với tư cách là một tổ chức tài chính Nhà nước, có trách nhiệm tiếp nhận, huy động, quản lý các nguồn vốn này để thực hiện các chiến lược đầu tư của Nhà nước, NHPT Quảng Ninh có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như sau:
1) NHPT Quảng Ninh cần góp phần đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, tái
cơ cấu nền kinh tế.
Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh được thành lập cùng với các Ngân hàng phát triển tại các tỉnh, thành phố với nhiệm vụ chính thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. NHPT Quảng Ninh đã tiến hành huy động, cung cấp nguồn vốn đối với các dự án ĐTPT như xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư vào các ngành các lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế như các ngành công nghiệp nặng, nông nghiệp, lâm nghiệp, thực hiện các chương trình kinh tế lớn của Chính phủ.
Việc đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, đổi mới máy móc trang thiết bị công nghệ giúp nâng cao năng lực sản xuất tạo ra nhiều hàng hóa cho tiêu thụ nội địa thay thế hàng nhập khẩu, tăng nhanh năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Các nguồn vốn ĐTPT của Nhà nước đóng vai trò như nguồn