Mục tiêu kế hoạch hoạt động hàng năm của doanh nghiệp công ích là những kết quả doanh nghiệp kỳ vọng thu được sau khi thực hiện các hoạt động trong năm kế hoạch. Mục tiêu hoạt động hàng năm của doanh nghiệp công ích chủ yếu là: 1) tốc độ tăng trưởng, 2) chất lượng tăng trưởng, 3) mức độ tham gia vào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương...Thường người ta phân ra mục tiêu cuối cùng là mức độ tham gia vào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và các mục tiêu trung gian là các kết quả kinh doanh trực tiếp quyết định mục tiêu cuối cùng là: tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng. Dựa vào các căn cứ: các kết quả dự báo nhu cầu cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, kết quả dự báo các nguồn lực được cấp phát và huy động được doanh nghiệp chính thức quyết định lựa chọn mức độ của mục tiêu cuối cùng và các mục tiêu trung gian cho phát triển hoạt động trong năm kế hoạch.
1.4.2 Giải pháp: Lựa chọn các cặp dịch vụ - đối tượng hợp lý của doanh nghiệp công ích
Trong kinh tế thị trường điều cần bàn là các cặp sản phẩm - khách hàng. Nói thị trường chung chung, nói sản phẩm tách riêng, khách hàng tách riêng là cách nói ít sát với thực tế, kém sức thuyết phục. Trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp công ích nói chung, của ngân hàng phát triển luôn tồn tại nhu cầu i loại dịch vụ với j loại đối tượng. Đối tượng phục vụ của doanh nghiệp công ích có thể là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp...Hoạt động công ích có nhiều dịch vụ, tác dụng khác nhau. Từ đó doanh nghiệp công ích cần xác định được tất cả các cặp dịch vụ – đối tượng; dựa vào khả năng tài chính và mức đủ để có biến đổi về chất ở đối tượng để quyết định mức hỗ trợ đầu tư trong năm kế hoạch.
1.4.3 Giải pháp: Sử dụng hợp lý các nguồn lực huy động được phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích
Nguồn lực cần xác định là nguồn lực phục vụ cho hiện thực hóa, thực hiện mục tiêu, các cặp dịch vụ – đối tượng mà doanh nghiệp công ích chính thức quyết định lựa chọn.
Nguồn lực cho thực hiện mục tiêu, các cặp dịch vụ – đối tượng mà doanh nghiệp công ích chính thức quyết định lựa chọn bao gồm: nhu cầu tài chính, nhu cầu phát triển khoa học – công nghệ, nhu cầu phát triển nhân lực...
Nhu cầu khoa học – công nghệ được xác định chủ yếu căn cứ vào các chỉ tiêu của mục tiêu kinh doanh trong năm kế hoạch như: hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng năng suất lao động...Nhu cầu tài chính và nhân lực được xác định chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu của mục tiêu phục vụ cho vay và các định mức tiêu hao trong năm kế hoạch.
Như vậy, theo GS,TS Đỗ Văn Phức [8, tr 141], hoạch định phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích là quá trình đầu tư dự báo nhu cầu phát triển, dự báo nguồn lực từ ngân sách và dự báo các nguồn lực huy động thêm được; sử dụng các kết quả dự báo đó để tính toán, cân nhắc đưa ra một số phương án (kịch bản), mỗi phương án (kịch bản) có mục tiêu kế hoạch, phát triển các cặp dịch vụ - đối tượng và các nguồn lực kế hoạch. Thiếu hoặc kém độ tin dùng dù chỉ 1 căn cứ là kế hoạch phát triển hoạt động không dùng được hoặc dùng sẽ kém hiệu quả.
K ế hoạ ch phá t tr iển
hoạ t động : mục tiêu, cá c cặp dịch vụ - đối t ượng và cá c nguồn lực
Kết quả dự báo nhu cầu phát triển
Kết quả dự báo nguồn lực thu hút thêm
Kết quả dự báo nguồn lực ngân sách cho phát triển hoạt động
Hình 3: Mức độ tin dùng của ba căn cứ quyết định mức độ tin dùng của kế hoạch phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hoạch định phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích có tính chất khác với doanh nghiệp kinh doanh là mức độ cạnh tranh không đáng kể, có mục đích hoạt động khác với doanh nghiệp kinh doanh là mục đích chính trị - xã hội quan trọng bằng hoặc hơn mục đích lợi nhuận.
Chất lượng hoạt động, phát triển bền vững là thứ quan trọng nhất của mọi loại hình doanh nghiệp. Làm thế nào để đánh giá được phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích, chỉ ra các yếu kém và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động là vấn đề hết sức cần thiết.
Chương này đã tổng kết, hệ thống được những vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích phục vụ cho việc đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của NHPT Quảng Ninh.
Những vấn đề lý luận nêu trên là thiết thực, bài bản làm cơ sở cho việc phân tích tình hình phát triển hoạt động có chất lượng hơn, tiến tới phát triển hoạt động để đạt hiệu quả cao của NHPT nói chung và của NHPT Quảng Ninh nói riêng.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG NINH
2.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG NINH
Xuất phát từ mục tiêu hoạt động, NHPT Việt Nam nói chung và NHPT Quảng Ninh nói riêng đều có những đặc điểm sau:
- Ngân hàng Phát triển thường là một tổ chức tài chính của Nhà nước để
thực hiện các nhiệm vụ tài trợ các dự án đầu tư phát triển của Nhà nước.
- Ngân hàng Phát triển thường chịu sự giám sát đặc biệt của Chính phủ và hoạt động theo cơ chế đặc biệt có sự bảo lãnh của Nhà nước.
- Ngân hàng Phát triển hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, đây là đặc điểm khác biệt quan trọng nhất so với các Ngân hàng thương mại.
Chính vì thế Ngân hàng Phát triển không có đối thủ cạnh tranh.
Các hoạt động chủ yếu của NHPT Quảng Ninh
* Hoạt động huy động vốn và quản lý vốn
Huy động vốn là một hoạt động chủ yếu và thường xuyên của các ngân hàng. Đối với Ngân hàng Phát triển việc huy động vốn còn quan trọng hơn đối với yêu cầu huy động được các nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất bình quân thấp trong điều kiện cạnh tranh với các tổ chức tín dụng ngày càng gia tăng, nguồn vốn tài trợ của Nhà nước thấp do ngân sách hạn hẹp.
Yêu cầu cơ bản đối với các nguồn vốn của NHPT là phải đảm bảo được mối liên kết giữa kỳ hạn và lãi suất. Vớ
i hoạt động chủ yếu tài trợ cho các dự án dài hạn có khả năng sinh lời thấp, rủi ro cao; NHPT phải huy động được nhiều các nguồn vốn với mức lãi
suất thấp, thời hạn dài và chấp nhận rủi ro; Vì vậy NHPT phải biết kết hợp nhiều yếu tố lợi thế về mặt chính sách pháp luật của Nhà nước, các điều kiện kinh tế - xã hội và sự hiệu quả trong hoạt động của Ngân hàng.
Nguồn vốn cho hoạt động của NHPT bao gồm: Nguồn vốn chủ sở hữu; Nguồn vốn ngân sách cấp hàng năm để thực hiện các dự án theo chỉ định của Chính phủ; Nguồn vốn vay từ các quỹ của Nhà nước, các tổ chức trong nước được Nhà nước chỉ định và bảo lãnh; Nguồn vốn tự huy động trên thị trường: bao gồm huy động tiền gửi từ các tổ chức; phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu của ngân hàng dưới sự bảo lãnh của Nhà nước và các công cụ nợ trên thị trường vốn…
Cơ cấu các nguồn vốn của NHPT quốc gia cũng có sự khác biệt giữa các quốc gia. Tại các nước đang phát triển nguồn vốn của NHPT thường do ngân sách Nhà nước cấp hoặc bảo lãnh cho việc phát hành trái phiếu trên thị trường vốn. Đối với các nước phát triển, nguồn vốn của NHPT chủ yếu từ việc phát hành trái phiếu và các công cụ nợ trên thị trường vốn do uy tín và khả năng tài chính của bản thân ngân hàng, ít phụ thuộc vào nguồn vốn cấp của ngân sách Nhà nước. Điều này khiến NHPT sẽ chủ động hơn được về nguồn vốn và là một tiêu thức đánh giá sự phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển.
Như vậy, hoạt động huy động vốn là rất quan trọng đối với NHPT, đòi hỏi phải đáp ứng nhiều yếu tố đặc thù trong hoạt động của Ngân hàng Phát triển. Tuy nhiên yếu tố sử dụng và quản lý nguồn vốn huy động được để đáp ứng nhu cầu vốn cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội là những yếu tố sống còn đối với sự tồn tại của NHPT.
* Hoạt động hỗ trợ phát triển
Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, NHPT tiến hành các hoạt động với chức năng chính là tài trợ vốn cho các dự án đầu tư. Tuy nhiên, về đối tượng và phương thức tài trợ cũng có sự khác biệt so với các NHTM. Thứ nhất, về đối tượng vay vốn: là các dự án đầu tư phát triển (ĐTPT) thuộc các ngành, các lĩnh vực quan
trọng, các vùng cần có sự hỗ trợ khuyến khích đầu tư của Nhà nước. Thứ hai, phương thức tài trợ tín dụng đầu tư phát triển phụ thuộc vào mỗi NHPT và đặc trưng của mỗi quốc gia, tuy nhiên, tập trung các phương thức tài trợ bao gồm:
Thứ nhất, tài trợ vốn đối với các dự án đầu tư phát triển: Đây là nhiệm vụ trọng yếu nhất của các NHPT đặc biệt tại các nước đang phát triển làm đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội. Tại các nước này, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc và hạ tầng xã hội kém phát triển, vì vậy trong thời gian đầu đòi hỏi phải tập trung đầu tư một lượng vốn rất lớn cho đầu tư phát triển. Hình thức tài trợ bao gồm cho vay, bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất khi vay của các NHTM.
Thứ hai, cung cấp tín dụng hỗ trợ xuất khẩu: Các quốc gia thường xây dựng các chính sách hỗ trợ nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đầu tư ra nước ngoài. Hoạt động tín dụng xuất khẩu bao gồm: cho vay nhà xuất khẩu (để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu); cho vay nhà nhập khẩu nước ngoài (để mua hàng hóa xuất khẩu của quốc gia được tài trợ); Bảo lãnh thực hiện các hợp đồng xuất khẩu; Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thanh toán và các bảo lãnh phi tài chính khác; bảo hiểm tín dụng xuất khẩu…Hình thức tín dụng này được Nhà nước hỗ trợ bằng lãi suất cho vay, phí bảo lãnh thấp, thời hạn cho vay dài và được thực hiện thông qua NHPT hoặc Ngân hàng xuất nhập khẩu.
Thứ ba, tài trợ vốn để phát triển đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường:
Hình thức tài trợ nhằm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, một bộ phận năng động của nền kinh tế. Nhiều NHPT thường sử dụng biện pháp tài trợ thông qua mạng lưới các NHTM, NHPT đóng vai trò như ngân hàng bán buôn cung cấp cho các ngân hàng bán lẻ thực hiện các khoản vay ưu đãi dành cho nhóm các khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bên cạnh đó, NHPT còn tài trợ cho các dự án mang tính xã hội cao nhằm giải quyết các vấn đề xã hội như: nhà ở cho người có thu nhập thấp, đào tạo
nghề, cho vay vốn xóa đói giảm nghèo, phát triển y tế, giáo dục, cho vay vốn để các doanh nghiệp có điều kiện giải quyết các vấn đề về môi trường…Các hoạt động này được các NHPT tại các nước phát triển rất chú trọng nhằm phát triển xã hội, nâng cáo chất lượng cuộc sống của người dân.
* Các hoạt động khác của NHPT
Giống như bất kỳ các ngân hàng nào, NHPT cũng phải triển khai các hoạt động như thu hồi nợ vay, thẩm định dự án đầu tư, quản trị rủi ro,…nhằm đảm bảo an toàn và phát triển hoạt động của Ngân hàng. Trong các hoạt động trên, thẩm định dự án đầu tư và quản trị rủi ro (trong đó vấn đề xử lý nợ xấu) là những hoạt động rất quan trọng quyết định đến tính hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng.
Với đặc trưng tài trợ vốn cho các dự án đầu tư phát triển, việc thẩm định các dự án đầu tư phát triển không chỉ căn cứ vào hiệu quả về mặt tài chính như các NHTM mà còn tính tới hiệu quả về mặt kinh tế xã hội của dự án vì vậy cần phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn riêng sử dụng khi thẩm định dự án đầu tư.
Như vậy, sự khác biệt giữa Ngân hàng Phát triển (NHPT) và Ngân hàng
thương mại (NHTM) cụ thể như sau:
Đặc điểm | NHPT | NHTM | |
1 | Mục đích hoạt động | Tối đa hóa hiệu quả kinh tế - xã hội | Tối đa hóa lợi nhuận (lợi ích tài chính) và lợi ích của cổ đông |
2 | Cơ quan quản lý | Do Nhà nước thành lập và chịu sự giám sát chặt chẽ của Bộ Tài chính | Hoạt động dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước |
3 | Hệ thống pháp lý | Luật, các văn bản dưới luật quy định hoạt động | Luật và các văn bản pháp luật có liên quan đến |
Có thể bạn quan tâm!
- Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh - 1
- Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh - 2
- Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh - 4
- Phân Tích Tình Hình Phát Triển Hoạt Động Của Ngân Hàng Phát Triển Quảng Ninh
- Kết Quả Hoạt Động Cho Vay Tín Dụng Đtpt Giai Đoạn 2006 - 2010