Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh - 2


Chương 1: Cơ sở lý luận hoạch định phát triển hoạt động của Doanh nghiệp công ích

Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển QN.

Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh đến 2015.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình học tập và nghiên cứu song do kiến thức còn hạn chế, chắc chắn luận văn của em còn nhiều thiếu sót. Bản thân em xin lĩnh hội, tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, các cô trong Viện Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn nữa.


Em xin chân thành cảm ơn!


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠCH ĐỊNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.


1.1 BẢN CHẤT, NỘI DUNG VÀ TÁC DỤNG CỦA HOẠCH ĐỊNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH

Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh - 2


Hoạt động của doanh nghiệp công ích có tính chất khác với doanh nghiệp kinh doanh là mức độ cạnh tranh không đáng kể, có mục đích hoạt động khác với doanh nghiệp kinh doanh là mục đích chính trị - xã hội quan trọng bằng hoặc hơn mục đích lợi nhuận.

Để đạt được hiệu quả hoạt động cao doanh nghiệp công ích phải đặc biệt quan tâm đầu tư cho công tác quản lý. Quản lý hoạt động của doanh nghiệp là thực hiện một cách khoa học đồng bộ 4 loại công việc: Hoạch định hoạt động; Đảm bảo tổ chức bộ máy và tổ chức cán bộ; Điều hành và Kiểm tra.

Hoạch định phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích là loại công việc quản lý đầu tiên, quan trọng nhất. Kết quả hoạch định phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích là bản kế hoạch.

Bản kế hoạch phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích có nội dung bao gồm: mục tiêu kế hoạch + các cặp sản phẩm – khách hàng kế hoạch + các nguồn lực kế hoạch. Bản kế hoạch phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích chỉ được sử dụng khi nó đảm bảo chất lượng.

Hoạch định phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích để làm gì, ích lợi gì? Thường bản kế hoạch được sử dụng cho nhiều công việc quan trọng sau nó. Đó là:


1. Kế hoạch hoạt động phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích là

định hướng, cơ sở cụ thể cho việc xây dựng kế hoạch tác nghiệp;

2. Kế hoạch phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích là cơ sở, căn cứ cho việc chỉ đạo chuẩn bị trước, đầy đủ, đồng bộ các điều kiện, nguồn lực cho việc thực hiện, hoàn thành kế hoạch;

Chất lượng của kế hoạch phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của các căn cứ. Các căn cứ cho hoạch định phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích là: kết quả dự báo nhu cầu phát triển của hoạt động công ích; kết quả phân tích, dự báo các nguồn lực cho phát triển hoạt động của bản thân doanh nghiệp công ích cụ thể. Các căn cứ đảm bảo chất lượng khi: đầy đủ các căn cứ; từng căn cứ đảm bảo chất lượng: có cùng thời gian với bản chiến lược, phương pháp dự báo được sử dụng phù hợp và chất lượng dữ liệu đảm bảo...

Mục tiêu của kế hoạch phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích có thể là một, hai hoặc ba kỳ vọng sau đây:

Tốc độ phát triển;

Chất lượng tăng trưởng;

Mức độ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...

Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, các tổ chức trung gian tài chính với tính đa dạng về mục tiêu và phương thức hoạt động ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu khác nhau của các chủ thể kinh tế. Phần lớn các tổ chức trung gian tài chính hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa lợi ích tài chính của chủ sở hữu. Song bên cạnh đó có một số tổ chức hoạt động vì mục tiêu và đối tượng phục vụ đặc biệt, hướng tới lợi ích kinh tế - xã hội. Thể chế thực hiện là các tổ chức tài chính như: Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng xuất nhập khẩu và các định chế tài chính khác với các loại hình nghiệp vụ, dịch vụ có tính chất ưu đãi của Nhà nước.

Như vậy, Ngân hàng Phát triển là một tổ chức tín dụng mà hoạt động chủ


yếu nhằm tài trợ có hiệu quả cho các chương trình phát triển kinh tế do Chính phủ hoạch định, nói cách khác Ngân hàng Phát triển là một kênh hỗ trợ của Nhà nước thông qua chính sách tài trợ ưu đãi.

Để thực hiện mục tiêu của Chính phủ, Ngân hàng Phát triển cũng có

những đặc trưng riêng, cụ thể là:

Là một tổ chức tín dụng do Nhà nước thành lập và 100% vốn Nhà nước, hoạt động của Ngân hàng đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ Chính phủ và đặt dưới sự kiểm soát của Chính phủ, được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước.

Hoạt động của Ngân hàng Phát triển không vì mục đích lợi nhuận và thực hiện trên cơ sở chương trình ưu đãi của Chính phủ và các dịch vụ khác cho các đối tượng ưu tiên và có trọng điểm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Điều đó thể hiện ở cho vay với lãi suất thấp; tỷ lệ tài sản bảo đảm ở mức thấp so với giá trị khoản vay thậm chí có thể sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay để làm tài sản bảo đảm; tài trợ cho các dự án đầu tư, Hợp đồng xuất khẩu có rủi ro cao; ưu đãi về mức phí, hạn mức tín dụng và các hình thức bổ trợ dưới dạng cam kết trả thay cho khách hàng với các Ngân hàng thương mại khi các doanh nghiệp gặp rủi ro không trả được nợ, để các ngân hàng này cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp.

Như vậy, mục tiêu hoạt động là yếu tố quan trọng nhất để phân biệt giữa Ngân hàng Phát triển và các Ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu tư và các công ty tài chính.

1.2 QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH

Theo GS,TS Đỗ Văn Phức [8, tr 139], hoạch định phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích bao gồm 3 giai đoạn: Phân tích, dự báo các căn cứ, kiểm định độ tin cậy của các căn cứ (tiền đề) cho hoạch định phát triển hoạt động -


B


Kết quả

Kết quả dự báo các nguồn lực thu hút được

Các chỉ tiêu của mục tiêu phát triển hđ

Kế hoạch phát triển các hoạt

động


Cá c nguồn lực

Kết quả dự báo nhu cầu phát triển

Phân tích, dự bỏo các căn cứ

Kế hoạch phát triển hoạt động

A; Xây dựng một số phương án kế hoạch phát triển hoạt động - B; Cân nhắc, lựa chọn phương án kế hoạch phát triển hoạt động - C.



A

C



A

B C

Giai đoạn chuẩn bị các căn cứ – “nguyên liệu” cho hoạch định phát triển hoạt động


Giai đoạn hoạch định các phương án kế hoạch phát triển hoạt

động


Hình 1 Chất lượng của giai đoạn A và B quyết định chất lượng của kế hoạch phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích - C.


Giai đoạn 1: Phân tích, dự báo các căn cứ, kiểm định mức độ tin dùng của các kết quả làm cơ sở cho hoạch định phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích.

Không có bột không gột nên hồ. Phải có các căn cứ (nguyên liệu) là các kết quả dự báo về nhu cầu phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích, về các nguồn lực của bản thân doanh nghiệp công ích trong cùng thời gian với kế hoạch và về các nguồn lực huy động được thì mới có thể hoạch định được kế hoạch phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích. Tiếp theo cần kiểm định, đảm bảo mức độ tin dùng cao của các kết quả dự báo. Khó khăn trong việc đảm bảo độ chính xác cao của các căn cứ có rất nhiều. Trước hết, dự báo những gì xảy ra trong tương lai không thể hoàn toàn chính xác. Và các căn cứ thường có quan hệ hữu cơ với nhau. Căn cứ này thay đổi thường làm thay đổi các căn cứ khác và ngược lại.

Giai đoạn 2: Xác định các phương án kế hoạch phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích.

Một phương án kế hoạch phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích có ba phần: phần mục tiêu kế hoạch, phần kế hoạch phát triển các hoạt động và phần các nguồn lực. Ba phần độc lập tương đối nhưng quan hệ hữu cơ với nhau. Xác định phần này phải giả định, lường định hai phần còn lại.

Giai đoạn 3: Cân nhắc, chính thức quyết định lựa chọn phương án kế hoạch phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích.

Lựa chọn phương án chiến lược kinh doanh là so sánh, cân nhắc các phương án đã được hoạch định về các mặt vốn đầu tư, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế – xã hội, về mặt môi trường cùng với sự thể hiện ngày một rõ hơn của các điều kiện, tiền đề đi đến chính thức quyết định chọn một phương án chiến lược tối ưu nhất, sát hợp nhất, khả thi nhất... Trong trường hợp phải so sánh nhiều phương án người ta phải áp dụng vận trù học, các thuật toán và máy điện toán.


Đôi khi việc phân tích và đánh giá các phương án cho thấy rằng, có hai hoặc nhiều phương án thích hợp và người quản lý có thể quyết định thực hiện một số phương án...

1.3 PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC CĂN CỨ CHO HOẠCH ĐỊNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH.

Trong trường hợp này học viên cần: Đối với doanh nghiệp công ích cần phân tích, dự báo: nhu cầu phát triển bản thân hoạt động công ích, nguồn lực từ ngân sách và các nguồn lực có thể thu hút thêm được.

1.3.1 Phân tích, dự báo nhu cầu phát triển hoạt động của lĩnh vực công ích cụ thể của địa phương (tỉnh) trong cùng thời gian với kế hoạch.

Theo GS,TS Đỗ Văn Phức [8, tr 139], để dự báo nhu cầu phát triển hoạt động của lĩnh vực công ích cụ thể của địa phương chúng ta phải nghiên cứu, nhận biết được: các loại đối tượng mục tiêu cụ thể; mức độ hỗ trợ để đối tượng có thay đổi về chất; các yếu tố tạo nên, ảnh hưởng đến nhu cầu phát triển hoạt động của lĩnh vực công ích cụ thể, kể cả ảnh hưởng của khả năng đáp ứng.


A

+++

+

+

_

_

_ _ _

B

+

+

t

tqk

to

ttl


Hình 2. Kết hợp phương pháp suy ra xu hướng cho tương lai từ quá khứ với xét đến phần đột biến của một số nhân tố trong tương lai khi dự báo nhu cầu phát triển

hoạt động công ích cụ thể.


1.3.2 Phân tích, dự báo các nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách cho phát triển loại hoạt động công ích cụ thể trong thời gian với kế hoạch.

Nguồn lực cho hoạt động của doanh nghiệp công ích chủ yếu được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Nguồn lực này thường được xác định chủ yếu theo nhu cầu thực tế được giải trình và khả năng của ngân sách. Do vậy, càng biết giải trình đầy đủ các loại đối tượng, mức độ cần hỗ trợ đặc thù của vùng, của ngành nghề càng được nhiều nguồn lực này cho phát triển hoạt động công ích của địa phương cụ thể. Mức tài chính được hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động công ích cụ thể của địa phương cụ thể trong năm kế hoạch có thể được xác định bằng mức thực tế của năm liền kề nhân với hệ số kỳ vọng tăng thêm do giải trình nhu cầu tăng.

1.3.3 Phân tích, dự báo các nguồn lực sẽ huy động thêm được cho phát triển hoạt động công ích cụ thể trong thời gian với kế hoạch.

Hoạt động công ích có đầu ra sử dụng tạo ra môi trường, là các yếu tố gián tiếp sử dụng cho các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động xã hội. Do vậy, việc huy động các nguồn lực từ các doanh nghiệp, các cá nhân đầu tư cho hoạt động công ích là hoàn toàn cần thiết. Càng biết luận giải, tuyên truyền càng huy động thêm được nhiều nguồn lực cho phát triển hoạt động công ích. Mức tài chính được huy động thêm từ các nguồn khác ngân sách hỗ trợ cho hoạt động công ích cụ thể của địa phương, cụ thể trong năm kế hoạch có thể được xác định bằng mức thực tế của năm liền kề nhân với hệ số kỳ vọng tăng thêm do tăng cường thuyết phục.

1.4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH

1.4.1 Giải pháp: Cụ thể hóa mục tiêu phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích+

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí