Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam - 13

VIMEDIMEX không những phát triển hơn nữa với các khách hàng truyền thống mà còn gây ấn tượng với những nhóm khách hàng tiềm năng.

2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu

Hiện nay VIMEDIMEX đang sử dụng tương đối tốt vốn kinh doanh nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược. So với hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho hoạt động nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược trung bình cao gấp 1,3 lần. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất tân dược nói riêng, VIMEDIMEX cần phải phát huy những kết quả đã đạt được như kinh doanh theo hình thức trả chậm, hỗ trợ về vốn mượn của phía đối tác. Để phát huy được những kết quả trên, công ty cần phải tạo mối quan hệ đối với phía đối tác. Phải tạo được niềm tin trong kinh doanh hay chữ tín, đó là tài sản vô hình, bảo chứng cho việc doanh nghiệp có thể mua hàng mà không cần phải trả tiền ngay và có quyền bán hết số hàng đó trong một thời gian nhất định rồi mới trả tiền. Quan hệ tốt với khách hàng còn giúp cho VIMEDIMEX yên tâm về nguồn hàng nhập khẩu, giá cả và có thể được hưởng thêm những ưu đãi mà những đối thủ cạnh tranh của công ty không có được.

Đồng thời, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu, đối với những hợp đồng lớn mà VIMEDIMEX không có đủ vốn, công ty có thể áp dụng hình thức liên doanh, liên kết vốn trong hoạt động nhập khẩu. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng hình thức này nếu lãi suất thấp và khả năng thánh toán đơn giản gọn nhẹ.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong hoạt động nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng với VIMEDIMEX khi mà hoạt động nhập khẩu chiếm vị trí hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của công ty. Việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời, và sử dụng có hiệu quả vốn là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Vì vậy công ty phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả và phải có

những biện pháp phòng chống những rủi ro, phải xác định cơ cấu vốn hợp lý, chặt chẽ ứng với quy mô của công ty.

2.6. Chính sách đãi ngộ xứng đáng cho cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu


Hiện nay số lượng cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu có trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng chiếm tỷ lệ cao nhưng để công ty có đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi, năng động thì không phải là một điều dễ dàng nhất là khi các cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu không chỉ giỏi nghiệp vụ ngoại thương mà còn cần phải có vốn hiểu biết nhất định về các mặt hàng tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược.

Trong điều kiện cạnh tranh, giữ và thu hút chất xám như hiện nay, ngoài việc quan tâm chăm sóc người lao động cả về vật chất và tinh thần theo đúng luật lao đông, theo quy chế dân chủ cơ sở, công ty cần xác định chính sách đãi ngộ xứng đáng. Đặc biệt là cán bộ giỏi cần trả lương, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp bằng cấp, thưởng sáng kiến, chia tỷ lệ lợi nhuận do họ đề xuất làm ra hợp lý. Việc bố trí, giao việc phù hợp với đặc điểm cá nhân và khả năng, tạo môi trường tốt cho họ làm việc, tạo điều kiện học tập, nghiên cứu đồng thời còn phải tổ chức cả việc tham quan, du lịch là cần thiết. Tuy nhiên các chính sách đãi ngộ, quan tâm đến các cán bộ công nhân viên không chỉ bằng vật chất mà còn cả sự động viên về tinh thần lãnh đạo và tập thể đơn vị nhằm tạo sự gắn bó trong thập thể với nhau và với doanh nghiệp, yêu nghề, yêu tập thể, yêu công ty sẽ là động cơ thu hút họ ở lại với công ty.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Một tập thể cán bộ công nhân viên, giỏi nghiệp vụ, nhiệt huyết với công việc, năng động và sáng tạo là vốn quý của công ty. Nếu như VIMEDIMEX đưa ra được những chính sách đãi ngộ đúng đắn thì thành công sẽ nằm trong tầm tay của doanh nghiệp.

Hiện nay, mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tạm lắng xuống nhưng dư âm của nó vẫn đủ gây song gió cho các doanh nghiệp,đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Để việc kinh doanh nhập khẩu ngày

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam - 13

càng trở nên hiệu quả hơn, doanh nghiệp cần phải tìm ra những lối đi đúng đắn. Trong thời gian thực tập tại công ty VIMEDIMEX, tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của công ty, người nghiên cứu xin đưa ra hai nhóm giải pháp chính để nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược. Trong đó tập trung vào giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là xây dựng mức phí nhập khẩu ủy thác cạnh tranh và thực hiện hạn mức tín dụng trong điều kiện cho phép của công ty. Nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao uy tín của công ty là một hướng đi không mới, VIMEDIMEX luôn quan tâm đến vấn đề này nhưng để thành công thì còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố cả về khách quan và chủ quan.

KẾT LUẬN


Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, vấn đề hiệu quả luôn được quan tâm hàng đầu. Đối với các doanh nghiệp đây là một vấn đề khó khăn chưa được giải quyết triệt để. Để giải quyết nó không những phải có kiến thức năng lực mà cần có kinh nghiệm thực tiễn.

Sau khi nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược tại Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu y tế Việt Nam” trong giai đoạn 2007 - 2009, bằng cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động nhập khẩu nói riêng có thể rút ra một số kết luận như sau:

- Trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty, hoạt động nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược chiếm vị trí quan trọng, đóng góp không nhỏ và doanh thu nhập khẩu chung của toàn công ty. Kim ngạch nhập khẩu tăng đều qua các năm, cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thị trường nhập khẩu được đầu tư phát triển chiều rộng và chiều sâu.

- Mặc dù trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuât nhập khẩu khác đang chịu cảnh làm ăn thua lỗ, thì hoạt động kinh doanh nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược luôn đạt hiệu quả. Doanh lợi nhập khẩu, tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu đã cho thấy điều đó. Và thành công hơn cả là đạt hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu.

- Bên cạnh những thành công, hoạt động kinh doanh nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược cũng tồn tại những hạn chế nhất định về công tác nghiên cứu thị trường. Do vậy đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu là cần thiết. Trong hai nhóm giải pháp vĩ mô và vi mô, người viết đặc biệt quan tâm đến giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là xây dựng mức phí nhập khẩu cạnh tranh và thực hiện hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp tiềm năng.

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam, tên viết tắt là VIMEDIMEX VN., JSC có chức năng chính là kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng dược phẩm và xuất nhập khẩu ủy thác trong đó, nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược chiếm một vị trí quan trọng. Nhận thức được vai trò và ý nghĩa quyết định của công tác nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược trong việc tồn tại và phát triển của công ty nên VIMEDIMEX đang nỗ lực tìm tòi, học hỏi để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh và thực tế đã cho thấy VIMEDIMEX đã thu được những thành công nhất định. Trong thời gian tới, nếu như công ty dành sự quan tâm, nghiên cứu các giải pháp được kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu thì công ty còn thu được nhiều thành công hơn nữa.


Hà Nội, tháng 04 năm 2010

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Giáo trình và báo cáo:

1. Nguyễn Thị Gái (2004), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

2. Phạm Ngọc Kiểm (1999), Thống kê doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, tr 251

3. Bùi Xuân Lưu (2006), Giáo trình kinh tế ngoại thương, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội

4. Phan Quang Niệm (2009), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

5. Phan Công Nghĩa (2002), Giáo trình thống kê kinh tế, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội

6. Đồng Thị Thanh Phương (2007), Giáo trình quản trị doanh nghiệp, , Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

7. Võ Thanh Thu (2006), Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội

8. Vũ Hữu Tửu (2007), Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội

9. VIMEDIMEX (2007, 2008, 2009), Báo cáo tài chính, Hà Nội

10. VIMEDIMEX (2007, 2008, 2009), Báo cáo hoạt động nhập khẩu hàng hóa, Hà Nội

11. VIMEDIMEX (2007, 2008, 2009), Báo cáo thực hiện kinh doanh, Hà Nội

12. Công ty cổ phần chứng khoán Âu Việt (2009), Tổng quan ngành dược,

Báo cáo phân tích dược Cửu Long

II. Website:

1. Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm tháng 10/2009 tăng nhẹ,

ngày 4/12/2009, báo điện tử tinthuongmai.vn, truy cập ngày 26/3/2010,

)

2. Tinthuongmai.vn, Thuốc tân dược nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh, ngày 23/3/2010, báo điện tử tinthuongmai.vn, truy cập ngày 26/3/2010,

3. Lê Nguyễn (2010), Thị trường tân dược: độc quyền và tăng giá, ngày 19/4/2010, báo điện tử tienphongonline, truy cập ngày 23/4/2010, http://tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=191970&ChannelID=2>

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022