Cơ Cấu Mặt Hàng Nhập Khẩu Thuốc Tân Dược Giai Đoạn 2009

Bảng 2.7: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu thuốc tân dược giai đoạn 2009

(Đơn vị: USD)


Cơ cấu

Năm 2009

Kim ngạch

%

Tân dược

29564105

100

Kháng sinh

7877106

27

Hạ sốt, giảm đau, chống viêm

2556032

8,6

Da liễu

633752

2,1

Dị ứng

250884

0,8

Gây mê, hồi sức

65860

0,2

Dịch truyền

8711348

29,5

Ký sinh trùng

237866

0,8

Lao và bệnh phổi

6960

0,002

Mắt

104149

0,4

Sản

207822

0,7

Tai mũi họng, hô hấp

313225

1,1

Thần kinh

2369841

8

Tiêu hóa

2846549

9,6

Tim mạch

502568

1,7

Tiết niệu

974404

3,3

Ung thư

127202

0,4

Loại khác

1778537

5,798

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam - 8


(Nguồn: VIMEDIMEX (2009), Báo cáo hoạt động nhập khẩu hàng hóa)


Cơ cấu mặt hàng phong phú đa dạng là một lợi thế cho công ty, giúp công ty thu được nhiều lợi nhuận lớn. Vimedimex chú trọng kinh doanh nhập khẩu theo cả chiều rộng và chiều sâu. Chiều rộng đó là cơ cấu mặt hàng ngày càng đa dạng và phong phú. Bên cạnh các mặt hàng truyền thống mang lại doanh thu cao,

công ty cũng luôn cố gắng tìm kiếm những mặt hàng khác để cơ cấu mặt hàng ngày càng phong phú hơn. Chiều sâu đó là biết mặt hàng nào là mặt hàng thế mạnh để tập trung khai thác và chiếm lĩnh mang lại lợi thế cho doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác. Mặt hàng chủ lực của công ty vẫn là kháng sinh và giảm đau, hạ sốt, chống viêm và dịch truyền. Có thể nhận thấy rằng đây là mặt hàng thông dụng, được dùng phổ biến không chỉ trong các bệnh viện mà cả ở các hiệu thuốc tư nhân, được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất. Năm 2007, 2008 các mặt hàng trên luôn chiếm giữ vị trí cao, năm 2009 mặc dù công ty đẩy mạnh sang khai thác các mặt hàng khác nhưng vẫn không lơ là, bỏ qua các mặt hàng này. Đấy có thể cho thấy công ty quan tâm đến việc phát triển chiều sâu cơ cấu mặt hàng như thế nào.

Nếu như tân dược là bộ phận quan trọng nhất của nhóm thành phẩm thì nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược là bộ phận có kim ngạch và tỷ trong lớn nhất trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của nhóm nguyên liệu.

Năm 2007, nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược chỉ có duy nhất một mặt hàng đó là Galanthamine Hydrobromid với kim ngạch là 11500 USD. Sang năm 2008, cơ cấu mặt hàng đã có sự cải thiện đáng kể. Bên cạnh mặt hàng như năm 2007, trong năm 2008, công ty nhập khẩu thêm một số mặt hàng khác nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công nghiệp sản xuất thuốc tân dược của các cơ sở dược phẩm trong nước. Năm 2007 và năm 2008, cơ cấu nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược khá giống nhau về mặt hàng nhập khẩu. Tuy nhiên điểm cần nói đến ở đây đó là kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng này. Một trong những nguyên nhân lý giải là do trong năm 2007 và 2008, VIMEDIMEX chưa chú trọng phát triển kinh doanh nhập khẩu mảng nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược. Nhưng điều đó đã thay đổi khi sang năm 2009 và có thể sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực trong tương lai bởi tiềm năng phát triển trong tương lai bởi hiện nay ngành công nghiệp dược của Việt Nam vẫn đang phụ thuộc đến 90% vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Bảng 2.8: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược năm 2007 - 2009

(Đơn vị: USD)



Cơ cấu

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Kim ngạch

Tỷ

trọng (%)

Kim ngạch

Tỷ

trọng (%)

Kim ngạch

Tỷ

trọng (%)

Tổng kim ngạch

11500

100

64453

100

153500

100

Choline alfoscerate

0

0

29000

45

119727

78

Gamma Oryzanol

0

0

400

1

0

0

Galanthamine

Hydrobromid

11500

100

33850

52

16200

11

Lipoid GPC 85F

0

0

1203

2

0

0

Clarithromycin

0

0

0

0

11250

7

Ornithin

0

0

0

0

6373

4


(Nguồn: VIMEDIMEX (2007,2008,2009), Báo cáo hoạt động nhập khẩu hàng hóa)


Năm 2009, cơ cấu mặt hàng có sự thay đổi. Về số lượng mặt hàng vẫn được giữ ở mức 4 loại như năm 2008 tuy nhiên về mặt nội dung có sự thay đổi. Có một số mặt hàng công ty không tiếp tục nhập khẩu như Gamma Oryzanol và Lipoid GPC 85F thay vào đó mà hai mặt hàng khác là Clarithromycin và Ornithin. Sự thay đổi này là do sự thay đổi trong đơn đặt hàng của các doanh nghiệp trong nước. Đây có thể nói và sự thay đổi theo chiều hướng tích cực bởi kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng 2,4 lần so với năm 2008 và những mặt hàng như năm 2009, sang năm 2008 có sự gia tăng đáng kể về kim ngạch nhập khẩu.


Trong giai đoạn nghiên cứu, từ năm 2007 đến năm 2009, nhóm nguyên liệu nói chung và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược nói riêng có kim ngạch

nhập khẩu và tỷ trọng nhập khẩu chưa cao so với tiềm năng của nó trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty Vimedimex. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và thực tế cũng đã nhận định rằng công nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước đang phải phụ thuộc tới hơn 90% nguyên liệu nhập khẩu. Như vậy số lượng và kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược của công ty trong thời gian qua thực sự chưa xứng với tiềm năng mà nó mang lại. Cầu của thị trường rất cao trong khi khả năng đáp ứng của công ty chỉ co hạn. Điều đó phần nào ảnh hưởng đến khả năng tăng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược. Trong thời gian tới công ty nên đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển mặt hàng này hơn nữa.


3. Phân tích và đánh giá tình hình nhập khẩu theo cơ cấu thị trường


Trong hoạt động kinh doanh của công ty, hoạt động nhập khẩu giữ vị trí chủ đạo. Do đó để hoạt động nhập khẩu mang lại hiệu quả cao nhất cần đặc biệt quan tâm đến thị trường nhập khẩu. Cùng với việc tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống thì công ty cũng đã mạnh dạn mở rộng sang khai thác các thị trường tiềm năng khác. Có thể thấy kim ngạch nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược qua biểu sau:


Bảng 2.9: Cơ cấu thị trường nhập khẩu thuốc tân dược

Đơn vị: USD


Thị trường

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Kim

ngạch

Tỷ trọng

(%)

Kim

ngạch

Tỷ trọng

(%)

Kim

ngạch

Tỷ trọng

(%)

Hàn

Quốc

7284448

42,2

5849451

29,1

7225295

24,4

Ấn Độ

2484748

14,4

3970964

19,8

5438242

18,4

Đài Loan

1241465

7,2

1690028

8,4

3143696

10,6

Trung

2867666

16,6

1499079

7,5

1894043

6,4


Quốc







Autralia

1148769

6,7

1983523

9,9

2099052

7,1

Pháp

362534

2,1

164982

0,8

886293

3

Thái Lan

258864

1,5

441675

2,2

502590

1,7

Khác

1873880

9,3

4481147

22,3

8347894

28,4

(Nguồn: VIMEDIMEX (2007,2008,2009), Báo cáo hoạt động nhập khẩu hàng hóa)

Bảng 2.10: Cơ cấu thị trường nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược

Đơn vị: USD



Thị trường

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Kim

ngạch

Tỷ trọng

(%)

Kim

ngạch

Tỷ trọng

(%)

Kim

ngạch

Tỷ trọng

(%)

Tổng kim

ngạch

11500

100

64453

100

153550

100

Singapore

0

0

0

0

11250

7

Italia

0

0

35453

55

119727

78

China

11700

100

29000

45

22573

15


(Nguồn: VIMEDIMEX (2007,2008,2009), Báo cáo hoạt động nhập khẩu hàng hóa).


Trong những năm gần đây thị trường thuốc thế giới phát triển không đồng đều. Những nước công nghiệp tiên tiến có truyền thống về công nghiệp dược trước đây có chiều hướng phát triển chậm lại như Thuỵ Sĩ, Nga… Trong khi đó, các dược chất cơ bản đều được chuyển sang sản xuất tại các nước thuộc khu vực châu Á, do đó cùng với các điều kiện thuận lợi như: giá nhân công tương đối thấp, nhà nước có chính sách đúng đắn, chú trọng đầu tư cho phát triển công nghiệp Dược nên nhiều nước ở khu vực này đã có nền công nghiệp Dược phát triển và nổi bật nhất là Ấn độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan…

Một trong những nguyên nhân khiến kim ngạch nhập khẩu thuốc từ khu vực này tăng cao là do chất lượng thuốc tốt, nguồn cung cấp luôn ổn định. Trong đó, thuốc nhập khẩu từ Hàn Quốc được đánh giá rất cao do chủng loại mặt hàng phong phú và đa dạng. Cho dù, giá thuốc nhập từ thị trường này luôn thay đổi nhưng do biên độ tăng giảm thấp nên thị trường này vẫn là lựa chọn đầu tiên của người sử dụng và các nhà nhập khẩu nói chung và VIMEDIMEX nói riêng.

4. Phân tích và đánh giá tình hình nhập khẩu theo phương thức kinh doanh nhập khẩu

Theo đúng chức năng và nhiệm vụ của công ty, hiện nay, công ty chủ yếu tiến hành nhập khẩu trực tiếp trong đó có hai hình thức chính là nhập khẩu ủy thác cho các doanh nghiệp khác và tạm nhập tái xuất.

Bảng 2.11: Nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược theo từng phương thức giai đoạn 2007 – 2009

Đơn vị: USD



Nội dung

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Kim ngạch

Tỷ trọng

(%)

Kim ngạch

Tỷ trọng

(%)

Kim ngạch

Tỷ trọng

(%)

NK trực tiếp

28211493

100

36430704

100

47471433

100

NK ủy thác

cho DN khác

28211493

100

2335653

6,41

5318360

11,20

Tạm nhập tái

xuất

0

0

2349802

6,45

760932

1,60

Khác

0

0

31745249

87,14

41392141

87,2

(Nguồn: VIMEDIMEX (2007,2008,2009), Báo cáo hoạt động nhập khẩu hàng hóa)

Nhìn vào bảng biểu trên có thể nhận thấy, công ty đang tập trung nguồn lực để kinh doanh nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu ủy thác cho doanh nghiệp chính. Nhập khẩu ủy thác giúp cho doanh nghiệp tăng thêm thêm nhu do được

hưởng phí nhập khẩu ủy thác do công ty đi ủy thác chi trả. Với hình thức này, công ty dễ dàng tăng thu nhập mà không cần phải bỏ ra nhiều chi phí, không phải tìm kiếm nguồn hàng… Tuy nhiên nó cũng hàm chứa rủi ro lớn khi công ty đi ủy thác không thực hiện tốt nghĩa vụ của hợp đồng thì công ty ủy thác là VIMEDIMEX phải liên đới chịu trách nhiệm. Thông thường để giảm thiểu tranh chấp thương mại có liên quan đến hoạt động ủy thác, VIMEDIMEX thường ký một hợp đồng ủy thác nhập khẩu với công ty đi ủy thác.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh nhập khẩu ủy thác, công ty còn tiến hành hoạt động tạm nhập tái xuất. Năm 2007, công ty hoàn toàn không thực hiện bất cứ giao dịch tạm nhập tái xuất nào. Nhưng đến năm 2008, hoạt động nhập khẩu này mang lại lợi ích kinh tế nên nó được đầu tư và phát triển mạnh mẽ vào năm 2009. Tạm nhập tái xuất cho phép công ty thực hiện đầu cơ hàng để hưởng chênh lệch giá quốc tế.

Kim ngạch nhập khẩu ủy thác và tạm nhập tái xuất của công ty tăng đều qua các năm và hứa hẹn sẽ còn tăng nhiều trong các năm tới nhất là hình thức nhập khẩu ủy thác cho các doanh nghiệp khác.

5. Phân tích và đánh giá tình hình nhập khẩu theo phương thức thanh toán quốc tế sử dụng

Công ty thường sử dụng hai phương thức thanh toán chính là điện chuyển tiền (T/T – Telegram Transfer) và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C – Letter of credit). Hình thức thanh toán phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ của công ty với đối tác.

Thông thường thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T công ty thường áp dụng đối với những đối tác làm ăn lâu năm, hai bên có sự tin tưởng lẫn nhau và đồng thời lệ phí tương đối thấp. Phương thức thanh toán này phụ thuộc rất lớn vào uy tín của đối tác. Thanh toán bằng T/T công ty thường thanh toán 50% trước khi xếp hang và trả 50% còn lại sau khi nhận được hang. Chi phí sử dụng phương thức này chiếm khoảng 0,3% trị giá hợp đồng.

Các hợp đồng của công ty hầu hết được thanh toán nằng L/C bởi đây là phương thức có lợi cho đôi bên. Tuy nhiên theo phương thức này công ty phải trả một mức phí cao hơ do trách nhiệm của ngân hàng lớn hơn. Thông thường công ty mở L/C không hủy ngang và ngân hàng sẽ được hưởng từ 0,2 – 0,5 lãi dự tính của lô hàng. Thanh toán bằng phương thức này công ty gặp phải những khó khăn như: thời gian ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ rất lâu nên nhiều khi hàng về đến cảng phải mất them thời gian lưu kho bãi. Chi phí sử dụng phương thức này chiếm khoảng 0,35% trị giá hợp đồng (bao gồm phí mở L/C, phí thông báo…). Trong phương thức thanh toán này, công ty gặp nhiều rủi ro hơn vì ngân hàng chỉ thanh toán tiền hàng khi có đầy đủ bộ chứng tư hợp lý, hợp lệ.

Nói chung, về cơ bản công ty đã và đang sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng và được đánh giá là tương đối hiệu quả. Tùy từng từng khách hàng, tùy theo trị giá hàng nhập khẩu và cũng phụ thuộc vào uy tín của công ty trên thương trường quốc tế mà công ty sử dụng các hình thức thanh toán quốc tế khác nhau sao cho đem lại hiệu quả cao nhất.

6. Phân tích và đánh giá chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu

Mục tiêu của mọi hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh cũng phải tính đến chỉ tiêu này. Lợi nhuận được tính bằng doanh thu trừ đi chi phí. Nếu lợi nhuận dương thì chứng tỏ công ty làm ăn có lãi, còn nếu ngược lại chứng tỏ công ty kinh doanh thua lỗ. Lợi nhuận quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp làm ăn hiệu quả tất yếu thu được lợi nhuận cao. Để đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất tân dược của VIMEDIMEX cần xem xét lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất tân dược.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022