Nhận Xét Chung Về Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng.

vài năm gần đây nên phần đông trong số họ chưa có đòi hỏi quá cao về sản phẩm. Vì thế lụa giá rẻ vẫn đang hấp dẫn được người tiêu dùng trong nước.

3. Kiểu dáng sản phẩm.


Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp, làng nghề sản xuất và kinh doanh mặt hàng lụa tơ tằm đều có những cố gắng trong việc cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm. Đó là lý do vì sao trên thị trường ngày càng xuất hiện những sản phẩm độc đáo, phong phú hơn, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Rõ ràng là giờ đây họ có nhiều sự lựa chọn hơn khi dùng hàng tơ lụa. Tuy vậy, các nhà kinh doanh vẫn còn cần phải có những nỗ lực hơn nữa để làm cho sản phẩm thực sự “tối ưu” vì lụa Việt Nam được đánh giá là còn nghèo nàn về kiểu dáng hơn một số nước xuất khẩu khác như Trung Quốc, Thái Lan.

Có lẽ nguyên nhân căn bản nhất cho vấn đề này là ở khâu thiết kế hay là ở chính ngành thời trang của chúng ta.

Hiện nay, ở nước ta, các trường đào tạo về thiết kế không ít. ở Hà Nội có trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Đại học Bách Khoa, Viện Đại học Mở, Trường Cao đẳng Nghệ Thuật Hà Nội, ở thành phố Hồ Chí Minh có trường Đại học Mỹ thuật, Đại học Kiến Trúc. Đấy là chưa kể đến những lớp dạy thiết kế của các trung tâm thời trang trên phạm vi toàn quốc. Mặc dù những sinh viên tốt nghiệp từ các trường này tuy được đào tạo rất tốt về mặt chuyên môn (khả năng thiết kế), nhưng mảng kinh doanh thì lại rất thiếu, nếu có thì hầu như không thực tế. Hai yếu tố rất cần thiết của một nhà thiết kế là tạo mẫu và kinh doanh. Chính vì hai yếu tố này không cân bằng nên phần lớn các mẫu thiết kế của họ đều bị đánh giá là “bay bổng” quá, chưa thực tế và hầu như chỉ giành cho một số đối tượng nhất định trong xã hội. Theo lời bà Nguyễn Thị Như Mai - Giám đốc công ty dịch vụ thương mại, Thời trang Hà Nội, các mẫu mã hiện nay của chúng ta chưa có sự định hình cơ bản. Hiện nay, các sản phẩm mà doanh nghiệp Việt Nam làm ra chưa thể được coi là phục vụ cho người Việt Nam. Các mẫu hiện nay được quảng cáo rầm rộ qua

các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu phù hợp với các sàn diễn thời trang mà thôi, không ai có thể mặc được những thể loại ấy ra đường và sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Chúng ta vẫn chưa có các nhà thiết kế trang phục chuyên phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày, huống hồ những người được coi là chuyên nghiệp. Và nếu có thì họ chỉ lo đi cóp nhặt, cải biên các mẫu mã, lai tạo mốt từ các kiểu dáng của Trung Quốc, Hàn Quốc, sau đó tung ra thị trường mà không hề có sự đầu tư, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng xem họ đang cần những gì. Có thể nói rằng các mẫu mã được coi là “mốt” hiện nay ở Việt Nam không đi theo một dòng, một trường phái nào cả. Và như vậy, khoảng cách giữa thời trang sàn diễn đến thời trang ứng dụng là khá lớn. Hay nói cách khác, ngành thời trang Việt Nam chưa thực hiện được chức năng “định hướng” trong việc tạo nên phong cách thời trang Việt Nam.

Nhà nghiên cứu mỹ học Lê Ngọc Trà từng viết : “Nhà thiết kế, đó là người đùa với những mảnh vải, đam mê với những gam màu và các chất liệu khác nhau, vừa phải có đủ tỉnh táo để nhận ra đâu là ranh giới cuộc chơi phóng túng của riêng mình, đâu là bộ quần áo sẽ được tung ra đường phố với những hiệu quả kinh tế, với những tác động về thị hiếu thẩm mỹ và lối sống xã hội.”

Một vấn đề khác cũng được đặt ra, đó là các nhà thiết kế thời trang Việt Nam rất thiếu thông tin về ngành thời trang trong nước cũng như thế giới. Sách báo, băng đĩa nói về thời trang quá ít, cơ hội giao lưu, học hỏi với các nhà thiết kế thời trang trong khu vực và trên thế giới không nhiều. Chính sự thiếu vắng thông tin này đã dẫn đến việc “mình ta một mốt”, thiếu tính hội nhập với xu thế thời trang thế giới. Tình trạng này dẫn đến hệ quả tất yếu là, trong khi các ngành nghề khác đang mở cửa để hội nhập thì dường như thời trang Việt Nam vẫn rất thờ ơ trước xu thế này.

Có ý kiến cho rằng ngành thời trang nước ta hiện thực sự mới chỉ dừng lại ở khâu sản xuất - tức là chỉ dừng lại ở phần đuôi của cả một hệ thống công nghệ thời trang. Trong khi tại các nước phát triển, từ công đoạn thiết kế mẫu (fashion design) rồi chuyển sang thiết kế mang tính công nghiệp và thuần tuý kĩ thuật (pattern design) ra các size khác nhau và giác sơ đồ (marking), từ đó

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

cho ra sản phẩm đều được thực hiện một cách hệ thống. Còn ở Việt Nam, có thể nhận thấy ngay phần đầu và phần đuôi của công nghệ thời trang nước ta không hề có sự gắn kết chặt chẽ. Trong khi đó, chúng ta có một đội ngũ các nhà thiết kế trẻ được phát hiện hàng năm từ các cuộc thi thiết kế thời trang trong nước như Việt Nam Collection Grand Prix do tạp chí Mốt tổ chức hay cuộc thi thiết kế mẫu thời trang do tạp chí Thời trang trẻ tiến hành. Chúng ta lại có Tuần lễ Thời trang - một hoạt động do viện mẫu thời trang Fadin thuộc Tổng công ty dệt may tổ chức nhằm giới thiệu những mẫu mới nhất của các nhà thiết kế trong nước với công chúng và dĩ nhiên là với các nhà sản xuất. Nhưng cho dù các hoạt động này có gây tiếng vang lớn và tạo nên sự chuyển biến mới cho làng thời trang Việt Nam thì dường như các công ty vẫn rất thờ ơ với những hoạt động chuyên nghiệp này. Nhà sản xuất thì ngày càng đầu tư cho chất liệu, kỹ thuật cắt may, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhưng mẫu mã vẫn chưa hề có dấu ấn của những nhà thiết kế. Trong khi đó, kiểu dáng, mẫu mã quyết định 50% đến việc mua hay không mua của khách hàng. Và dĩ nhiên, khi các công ty vẫn chưa nắm được cơ hội khám phá và sử dụng các nhà thiết kế trong việc tạo mẫu hàng may sẵn thì ngành lụa của Việt Nam chỉ có thể có những “nhà may” và những đơn đặt hàng gia công. Có lẽ phải một thời gian nữa chúng ta mới có các đơn đặt hàng có thiết kế riêng.

4. Thương hiệu.

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam - 6


Tơ tằm Việt Nam vốn đã khá nổi tiếng về chất lượng nhưng lại chưa hề có một thương hiệu thống nhất cho toàn bộ ngành hàng. Hiện mới chỉ có những thương hiệu mang tính làng nghề như Vạn Phúc, Bảo Lộc. Nhưng ngay cả với những thương hiệu mang tính làng nghề ấy hiện nay cũng đang bị mất dần chỗ đứng dưới con mắt của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Nguyên nhân chủ yếu là do người Việt Nam đã không biết bảo vệ thương hiệu cho chính sản phẩm của mình như bán lụa tơ tằm không đủ 100% tơ tự nhiên, không giữ chữ tín trong kinh doanh, hay như việc bán cả hàng Trung Quốc lẫn vào sản phẩm tơ tằm Việt Nam để thu hút khách vì giá rẻ, trong khi cái mà khách hàng muốn mua là những sản phẩm tơ tằm của Việt Nam với chất liệu truyền thống là tơ tằm tự nhiên. Thậm chí, các sản phẩm lụa trên thị trường hầu hết đều không

được gắn nhãn mác và người tiêu dùng chỉ biết đến nguồn gốc của sản phẩm thông qua sự giới thiệu của người bán hàng. Mặc dù tình hình này đã được cải thiện đáng kể từ năm 2003 và khách hàng trong nước lại ưa dùng lụa tơ tằm Việt Nam, nhưng nếu đem ra thị trường quốc tế thì thương hiệu lụa tơ tằm Việt Nam vẫn kém cạnh tranh hơn so với lụa tơ tằm của các nước khác.

Rất nhiều công ty vẫn chưa đăng ký thương hiệu của mình dù là trên thị trường nội địa. Còn ở thị trường nước ngoài thì hiện nay mới chỉ có công ty lớn như AQ Silk là đã làm được việc này. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một thực tế là việc đưa sản phẩm của chúng ta có chỗ đứng trên thị trường nước ngoài không hề dễ dàng. Hoạt động này nếu có thì cũng mới chỉ mang tính chất là bước đầu. Như AQ Silk tuy đã đưa được thương hiệu của mình vào được đất Mỹ thì cũng ở dưới hình thức là “chuyển nhượng” thương hiệu cho một Việt Kiều với mức giá 10.000 USD/năm trong vòng 10 năm. Hiện nay, có đến 90% hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu được thực hiện thông qua các hợp đồng gia công nên tỷ lệ xuất khẩu hàng FOB còn rất hạn chế. Các thương hiệu tơ tằm lớn của Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề thương hiệu và dần khẳng định chỗ đứng, vị thế của mình trên thị trường nước ngoài. Tuy nhiên số lượng này vẫn còn rất hạn chế, nếu không nói là quá ít ỏi. Ngay như một công ty xuất khẩu lụa tơ tằm với kim ngạch luôn đạt trên 95% tổng doanh thu như ASC, thậm chí còn có cả công ty con và liên doanh ở Uzebekistan và Tajikistan mà vẫn chưa đăng ký thương hiệu của mình tại nước ngoài thì rõ ràng không thể dám chắc là sản phẩm của Việt Nam sẽ không bị trôi nổi, rồi lại quay trở lại Việt Nam với thương hiệu nước ngoài và cũng không ai dám chắc rằng thương hiệu uy tín mà công ty đã dày công xây dựng sẽ không bị đánh cắp bởi các công ty nước ngoài như trường hợp của cà phê Trung Nguyên, thuốc lá Vinataba hay nước mắm Phú Quốc. Rõ ràng trong khi các nhà xuất khẩu lớn mặt hàng tơ lụa còn quá ít thì việc xuất khẩu manh mún, nhỏ lẻ của các cơ sở sản xuất kinh doanh lụa tơ tằm qua trung gian đã làm mất dần thương hiệu lụa tơ tằm Việt Nam trên thị trường thế giới. Phải thừa nhận một điều rằng các nhà sản xuất-kinh doanh và xuất khẩu tơ lụa vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng và phát triển cũng

như bảo vệ thương hiệu cho lụa tơ tằm Việt Nam ở thị trường nước ngoài. Điều này hoàn toàn có thể thấy qua vị thế của Việt Nam trên thế giới về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này [21.4]. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam so với thị trường thế giới là quá nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng. Đặc biệt, thương hiệu của lụa tơ tằm Việt Nam sẽ còn bị mất dần trong tình hình hiện nay khi mà giá kén tăng cao và nguồn tơ xấu đang trôi nổi vào Việt Nam dưới nhiều con đường, không thể kiểm soát được sẽ dẫn đến tình trạng “vàng thau lẫn lộn” và từ đó chất lượng lụa dệt cũng không được đảm bảo, đặc biệt là đối với các nguồn hàng xuất khẩu đòi hỏi chất lượng cao.

5. Nhận xét chung về năng lực cạnh tranh của mặt hàng.


Nhìn chung, “năng lực cạnh tranh” của lụa tơ tằm Việt Nam vẫn đang còn ở dạng tiềm năng. Chúng ta có ưu thế về đất đai, khí hậu, truyền thống văn hoá lâu đời nhưng tất cả những yếu tố đó chưa giúp chúng ta có được một vị thế rõ ràng trên thương trường. Khi so sánh lụa tơ tằm Việt Nam so với sản phẩm của các nước khác, phần đông ý kiến đánh giá của người tiêu dùng tương đối xác thực. Họ đánh giá các sản phẩm lụa tơ tằm của Việt Nam là những sản phẩm có nhiều chất liệu tự nhiên nhất so với sản phẩm của các nước. Đây thực sự là một thế mạnh, một lợi thế cạnh tranh của lụa tơ tằm Việt Nam trên thị trường. Tuy vậy chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm nếu muốn thành công trên con đường chinh phục khách hàng bởi lụa Việt Nam còn kém ưu thế xét trên nhiều tiêu chuẩn chất lượng khác (như độ nhăn, độ bền, độ phai màu).Về mẫu mã sản phẩm thì hiện nay chúng ta đã bước đầu có những cải tiến đáng kể với mong muốn theo sát xu hướng thời trang thế giới và bắt kịp nhu cầu đa dạng từ phía khách hàng. Những nỗ lực đó đang làm cho thị trường trong nước ngày càng phong phú, náo nhiệt hơn. Nhưng như thế chưa đủ để đẩy lùi hàng ngoại nhập. Điểm yếu của chúng ta chính là ở khâu thiết kế và điều đó đang là một trở ngại lớn trong điều kiện hiện nay. Cũng có thể coi giá cả là một yếu tố có thể cạnh tranh được, nhất là trong khi thu nhập bình quân của người Việt Nam vẫn còn tương đối hạn hẹp. Tuy nhiên, xét về lâu về dài thì đây không phải là một yếu tố chắc chắn bởi vì chỉ

có cạnh tranh bằng chất lượng mới đem lại sự phát triển bền vững. Lúc này ngành lụa cũng đang phải đối mặt với một số khó khăn về thị trường đầu ra cho sản phẩm vì chúng ta mất đi sự hỗ trợ của Tổng công ty dâu tằm tơ.(Trước đây Tổng công ty vẫn có chính sách bao tiêu sản phẩm, tìm kiếm thị trường và cũng là một đầu mối lớn tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân). Nhưng đó chỉ là khó khăn trước mắt. Và ngay cả khi không nhận được sự hỗ trợ ấy, các doanh nghiệp Việt Nam cũng vẫn phải tìm kiếm con đường đi riêng cho mình. Sự tự lập trong kinh doanh là một yếu tố cần thiết nếu chúng ta muốn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường bởi doanh nghiệp có phát triển được hay không là do nội lực của chính doanh nghiệp ấy chứ không phải nhờ vào vai trò “bà đỡ” của một Tổng công ty Nhà nước. Thương hiệu cho ngành hàng cũng là một yếu tố mà các doanh nghịêp, làng nghề cần có sự đầu tư và quan tâm đúng mức để sản phẩm tăng thêm phần giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Hiện nay chúng ta mới chỉ có thương hiệu làng nghề và một vài thương hiệu đơn lẻ của công ty. Nhưng để bạn bè quốc tế biết đến lụa Việt Nam nhiều hơn nữa thì thiết nghĩ chúng ta cần phải có chiến lược xây dung thương hiệu quốc gia phù hợp và đúng tầm.

Chương III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG LỤA TƠ TẰM VIỆT NAM‌‌


I. Định hướng phát triển mặt hàng mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam


1. Quan điểm của Đảng về phát triển làng nghề truyền thống.


Trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, Đảng ta luôn chăm lo và quan tâm đến tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Và một trong những chủ trương của Đảng để tiến hành quá trình đó thành công là khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống. Trong Văn kiện Hội nghị Đại hội Đảng IX, Đảng ta đã nêu rõ quan điểm của mình về phát triển làng nghề truyền thống như sau:

Trong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010, Đảng ta đã khẳng định “Phát triển công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các làng nghề, chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn” [8,tr93].

Hay như trong định hướng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong kế hoạch 5 năm 2001- 2005, Đảng ta cũng chỉ rõ: “Mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đưa công nghiệp sơ chế và chế biến về nông thôn và vùng nguyên liệu” [8,tr279].

Như vậy, rõ ràng, trong những năm trở lại đây, Đảng ta luôn quan tâm đến việc cơ khí hoá và công nghiệp hoá các làng nghề truyền thống của nhân dân ta, từng bước khôi phục, mở rộng và phát triển các làng nghề và các nghề thủ công truyền thống để tạo nên vị thế cạnh tranh mới trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

2. Kế hoạch phát triển ngành hàng đến năm 2010.


2.1. Về sản xuất dâu tằm:


- Trước mắt cần ổn định diện tích dâu hiện có là 25.000 ha dâu, lấy các tiêu chí tăng năng suất lá dâu, kén tằm, tơ, giá trị thu nhập và lợi nhuận trên ha dâu tằm làm mục đích để đảm bảo tính ổn định hiệu quả và bền vững trong sản xuất dâu tằm. Coi đó là nền móng cho sự phát triển của ngành Dâu tằm tơ lụa Việt Nam.

- Mục tiêu đến năm 2010 bình quân năng suất dâu, kén, tơ và giá trị thu nhập/ha của cả nước tăng 3 lần so với hiện nay và đạt 2.000 kg kén/ha, 250 kg tơ/ha. Giá trị thu nhập 3.500 USD/ha, lợi nhuận ròng 1.000 USD/ha trở lên.

- Cả nước phấn đấu đến 2010 sẽ trồng được 40.000 ha dâu, đạt sản lượng 10 triệu mét lụa/năm tương đương với 300 tỉ đồng (10 triệu mét x

30.000 đồng/mét), trong đó riêng tỉnh Lâm Đồng chiếm 30% sản lượng toàn quốc, tương đương 2,5-3,0 triệu mét/năm với giá trị sản lượng đạt 75- 90 tỉ đồng (2,3 - 3,0 triệu mét x 30.000 đồng/mét)

- Mục tiêu xuất khẩu các sản phẩm tơ lụa của toàn ngành đến năm 2010 sẽ đạt 400 - 450 triệu USD/năm.

2.2. Về chế biến tơ:


Nếu việc chuyển đổi giống dâu mới và sử dụng giống tằm mới chất lượng cao được thực hiện thì 25.000 ha dâu tằm hiện có đến năm 2010 sẽ thu được 60.000 tấn kén, khoảng 8.000 tấn tơ các loại. Như vậy sản lượng kén không những thỏa mãn cho nhu cầu chế biến tơ của các thành phần kinh tế hiện có mà còn phải mở thêm các Nhà máy chế biến, lúc đó chúng ta phải mở rộng và đầu tư thêm cơ sở ươm tơ tự động và khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư ươm tơ tự động và tơ cơ khí.

Mục tiêu đặt ra với chế biến tơ là đến năm 2010 có 30% tơ cấp cao (3A-5A) do các đơn vị sản xuất bằng ươm tơ tự động (khoảng 2.500

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí