Chú Trọng Xuất Khẩu Song Không Coi Nhẹ Thị Trường Nội Địa.

Thị trường Mỹ là quả là một thị trường mới có triển vọng, đặc biệt nó mở ra rất nhiều cơ hội từ sau Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết (năm 2000) và chính thức thông qua vào tháng 12-2001. Điều này đã được chứng minh bằng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may vào thị trường Mỹ tăng nhanh vào những năm tiếp theo (đặc biệt năm 2002 tăng 20 lần so với năm 2001). Khi thị trường Mỹ mở ra, các công ty tơ lụa của Việt Nam có nhiều cơ hội và điều kiện để mở rộng thị trường bởi Việt Nam được đánh giá là một đất nước có truyền thống về may mặc, tay nghề của nhân công khá tốt và chi phí lao động vừa phải. Nhất là trong bối cảnh quốc tế hiện nay, đặc biệt là sau vụ khủng bố 11-9, thì đây được coi là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Theo đánh giá của Hiệp hội Dệt may và Da giầy Mỹ (AAFA), các doanh nghiệp Mỹ không muốn ký hợp đồng làm ăn với những quốc gia không ổn định về chính trị. Trong khi đó, Việt Nam luôn được cộng đồng quốc tế đánh giá là một thị trường tiềm năng, có nền chính trị ổn định và mức đầu tư liên tục tăng trưởng. Tuy nhiên, điều cần lưu ý khi làm ăn với những thị trường khó tính như Mỹ hay EU là chắc chắn chúng ta sẽ bị thách thức bởi các yêu cầu khắt khe về chất lượng, tiêu chuẩn kĩ thuật và môi trường sinh thái. Ngoài những thuận lợi cơ bản nói trên, chúng ta không thể không nói đến sự hỗ trợ đắc lực và hiệu quả của một bộ phận người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài cũng như các tham tán thương mại, các đại sứ quán của ta ở nước bạn. Điển hình như trường hợp của Việt kiều Nguyễn Cảnh Kỳ, người đã ký hợp đồng thuê thương hiệu sản phẩm AQ Silk của Việt Nam để kinh doanh mặt hàng lụa tơ tằm trên địa phận bang Michigan trong thời gian 10 năm với trị giá hợp đồng 100.000 USD. Xét về giá trị, con số này chẳng đáng kể gì so với quy mô và năng lực kinh doanh của AQ Silk. Song đây được coi là một thành công hiếm thấy đối với các công ty sản xuất tơ lụa nói riêng và các doanh nghiệp ngành dệt may nói chung, vì tính đến thời điểm này mới chỉ có hai thương hiệu sản phẩm của Việt Nam là cà phê Trung Nguyên và AQ Silk có mặt chính thức tại thị trường Mỹ. Hơn nữa, sự kiện này còn tạo tiền đề cho mặt hàng lụa tơ tằm của Việt Nam tự tin bước vào thị trường Mỹ, một thị trường vốn được xem là khó tính, nhưng giàu tiềm năng.

(Tham khảo “Những điểm cần chú ý khi kinh doanh tại thị trường Mỹ” ở phụ lục 7)

3.2.3. Chú trọng xuất khẩu song không coi nhẹ thị trường nội địa.


Đây là thị trường tiềm năng, giải quyết cơ bản sản lượng lụa cấp thấp mà hiện nay có sản lượng lớn hơn lụa cấp cao, với số dân trên 80 triệu người. Ngoài ra trong tương lai, khi thu nhập của người dân tăng lên thì chắc chắn mặt hàng tơ lụa cấp cao cũng sẽ được tiêu thụ với khối lượng đáng kể. Chính vì thế, các doanh nghiệp trong ngành cần phải làm sao nâng cao hơn nữa tỉ trọng kim ngạch hàng nội địa so với hàng xuất khẩu.

Hơn nữa, định hướng cho người tiêu dùng trong nước hiện nay đang là vấn đề cần nhận được sự quan tâm thích đáng từ phía không chỉ nhà quản lý ngành mà còn từ phía doanh nghiệp. Đó là ý kiến chung của các chuyên gia trong ngành may mặc và cũng là của hầu hết các cơ quan thông tấn báo chí trong thời gian qua. Làm thế nào để người tiêu dùng quen dần với việc sử dụng sản phẩm tơ lụa trong nước sản xuất và bớt đi tâm lý sính hàng ngoại mà lâu nay vẫn được xem là một thói quen của một bộ phận không nhỏ người Việt Nam. Hơn nữa, không có lý do gì mà người dân của một nước có truyền thống lâu đời về trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa lại phải dùng hàng nhập khẩu có chất lượng tương đương. Từ đó chúng ta phải loại bỏ nghịch lý là hàng tơ lụa Việt Nam được thị trường các nước Âu, Mỹ ưa chuộng nhưng lại không có được sự mặn mà của người Việt Nam.

Tuy nhiên, đối với mặt hàng tơ lụa nói chung và mặt hàng dệt may nói riêng, bản thân doanh nghiệp cần thấy rằng xu hướng cung tăng nhanh hơn cầu sẽ khiến cho cuộc cạnh tranh trên thị trường Việt Nam càng trở nên khốc liệt và gay gắt hơn. Vì thế, nếu ngay từ bây giờ, ngành dệt may nói chung và các công ty may mặc trong nước nói riêng không đề ra một chiến lược cụ thể cho việc “lấy lại thị trường nội địa” để thay đổi tình hình thì về lâu về dàI chúng ta có thể thua ngay trên sân nhà.

3.3. Tăng cường quảng bá thương hiệu bằng nhiều hình thức.

Phần trên tôi đã trình bày vai trò của Nhà nước trong việc tăng cường quảng bá thương hiệu Lụa tơ tằm ở tầm quốc gia. Tuy nhiên, việc này không thể chỉ nói đến vai trò của Nhà nước mà cần phải có sự nỗ lực từ phía chính bản thân doanh nghiệp. Thậm chí, doanh nghiệp còn phải có vai trò chủ động và tích cực bởi vì xét cho cùng thương hiệu của sản phẩm là thứ gắn kết trực tiếp với doanh nghiệp và chính họ là người làm nên thương hiệu ấy.

Đối với thị trường trong nước, vốn dĩ dân ta có nhu cầu và rất ưa chuộng mặt hàng lụa tơ tằm. Vì vậy, trong phân đoạn thị trường này, chỉ cần có những chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm mang tầm quốc gia một cách ồ ạt, rầm rộ trong thời gian dài thì nhu cầu này tất yếu sẽ trở thành một xu thế sử dụng mới của người tiêu dùng trong nước. Đối với thị trường nước ngoài, doanh nghiệp nên tham gia nhiều hơn vào hội chợ quốc tế chuyên ngành về lụa tơ tằm, cung cấp thông tin để tạo điều kiện giúp doanh nghiệp quảng bá thành công ở thị trường nước ngoài, thành lập các trung tâm, tổ chức hội chợ chuyên về lụa tơ tằm... để tìm kiếm thông tin thị trường, tìm kiếm đối tác, thông qua các trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam ở nước ngoài để quảng bá cho mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam, thiết lập các đại lý, các văn phòng đại diện để trưng bày và giới thiệu sản phẩm lụa tơ tằm Việt Nam trực tiếp đến người tiêu dùng.

Một cách quảng bá khác là dựa vào tính thời trang của sản phẩm. Chẳng hạn, gần đây, báo chí có đề cập nhiều đến bộ sưu tập thời trang “Mơ về Châu Á” của nhà thiết kế Võ Việt Chung được hình thành giữa thủ đô Roma làm tăng thêm vẻ đẹp cho các thiếu nữ phương Tây. Nhờ đó mà lụa tơ tằm Việt Nam được người tiêu dùng nước ngoài biết đến nhiều hơn. Bởi vậy, chúng ta có thể tận dụng tính thời trang này để quảng bá rộng rãi cho sản phẩm thông qua các chương trình thời trang lớn ở trong và ngoài nước, thu hút người tiêu dùng đến với các sản phẩm lụa tơ tằm mang thương hiệu Việt Nam.

Ngoài ra, để có thể quảng bá thương hiệu cho một sản phẩm, nhất là thương hiệu mang tính quốc gia như thương hiệu lụa tơ tằm Việt Nam cần có

sự quan tâm, tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức. Nhà nước cùng với doanh nghiệp nên phối hợp với Vietnam Airlines, Tổng cục Du lịch xây dựng một chương trình quảng cáo cho lụa tơ tằm Việt Nam tới khách du lịch. Hơn nữa, các làng nghề dệt lụa truyền thống của ta nếu được quy hoạch bài bản thực sự sẽ trở thành những điểm tham quan du lịch và mua bán hấp dẫn cho du khách nước ngoài. Đây cũng là một trong những con đường ngắn nhất để trực tiếp quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng.

Việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho lụa tơ tằm là một việc nên làm và cần làm ngay nhất là trong giai đoạn hiện nay, tuy nhiên để phát triển và bảo vệ thương hiệu này đòi hỏi phải có sự nỗ lực không ngừng từ cả phía Nhà nước lẫn các doanh nghiệp để thương hiệu chung cho lụa tơ tằm thực sự phát huy được vai trò của mình trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho các mặt hàng tơ lụa Việt Nam trên trường quốc tế.

Như vậy, sau khi đã tiến hành tất cả những công việc trên thì việc tiếp theo phải làm là gắn nhãn mác thương hiệu cho lụa tơ tằm Việt Nam khi bán trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên một thực tế có thể xảy ra đó là, có nhiều sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng vẫn được tung ra bán trên thị trường với thương hiệu của quốc gia. Nếu chúng ta để tình trạng này xảy ra thì rất dễ đánh mất uy tín của cả quốc gia và do đó thương hiệu sẽ không được người tiêu dùng chấp nhận. Chính vì vậy, một việc cũng hết sức quan trọng cần phải được tiến hành trước khi gắn mác thương hiệu lụa tơ tằm Việt Nam cho sản phẩm, đó là doanh nghiệp phải phối hợp với các cơ quan chức năng phải tiến hành kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm của cơ sở, xem có đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng mà hiệp hội đã đề ra cho những sản phẩm mang thương hiệu lụa tơ tằm Việt Nam hay không. Nếu sản phẩm thoả mãn yêu cầu đặt ra thì nó sẽ được gắn nhãn mác thương hiệu khi bán ra thị trường trong và ngoài nước, được nhận những hỗ trợ về mặt tài chính, marketing, mạng lưới phân phối...Mặt khác, đối với những sản phẩm không đảm bảo những yêu cầu đặt ra thì sẽ không được gắn thương hiệu chung cho lụa tơ tằm. Một điểm cũng cần lưu ý ở đây là thương hiệu chung cho lụa tơ

tằm Việt Nam này sẽ được gắn nhãn mác lên sản phẩm của bất kỳ cơ sở kinh doanh nào, không kể đã có thương hiệu riêng hay chưa, chỉ cần sản phẩm của họ đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng đã được đặt ra cho lụa tơ tằm Việt Nam. Đây là một điểm khác giữa thương hiệu quốc gia - Việt Nam Value Inside với thương hiệu chung cho lụa tơ tằm Việt Nam.

3.4. Giải pháp về đào tạo.


Tất cả những giải pháp trên sẽ không thể thực hiện được nếu không có đào tạo, do đó, một giải pháp cần phải nhắc đến , đó là giải pháp về đào tạo.

- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới cho nông dân, cho cán bộ kỹ thuật và cho cán bộ làm công tác quản lý trong toàn ngành bằng nhiều hình thức: đào tạo tại chỗ cho nông dân trồng dâu nuôi tằm, cho công nhân chế biến tơ và kỹ thuật viên; đào tạo tại chức ngắn hạn cho cán bộ kỹ thuật làm nhiệm vụ chuyển giao cho các địa phương; đào tạo tại chức ngắn hạn cho cán bộ quản lý. Đồng thời quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý kế cận để gửi đi đào tạo ở các trung tâm trong và ngoài nước.

- Bồi dưỡng tác phong làm việc công nghiệp cho công nhân và nông dân, từ đó nâng cao năng suất sản xuất.

- Có chương trình đào tạo các thiết kế viên chuyên thiết kế mẫu mã, hoa văn, hoạ tiết cho sản phẩm lụa tơ tằm. Trước tiên chương trình này sẽ tập trung vào việc đào tào ngắn hạn cho những người đang sản xuất lụa ở các làng nghề và nhân viên thiết kế tại các công ty kinh doanh mặt hàng lụa tơ tằm. Tiếp đó sẽ tiến hành đào tạo các tầng lớp thế hệ trẻ thông qua một chương trình đào tạo dài hạn, chuyên nghiệp như chương trình đào tạo các nhà thiết kế thời trang...

- Có chương trình giáo huấn và tuyên truyền cho nông dân những hiểu biết sơ đẳng về hợp đồng để người nông dân tuân thủ hợp đồng bao tiêu của các công ty sản xuất kinh doanh tơ tằm, tránh tình trạng tranh mua, tranh bán và

người nông dân bán nguyên liệu cho thương lái chỉ vì cái lợi trước mắt như hiện nay.

KẾT LUẬN


Điều kiện cạnh tranh ngày một gay gắt như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải tích cực, chủ động hơn nữa mới có thể chiếm lĩnh được thị trường. Các doanh nghiệp kinh doanh tơ tằm cũng không nằm ngoài quy luật này. Mặt hàng lụa tơ tằm rất có ý nghĩa đối với nước ta cả về mặt kinh tế, văn hoá và xã hội, tuy nhiên mặt hàng này vẫn chưa thực sự có một chỗ đứng vững chắc ở cả thị trường trong và ngoài nước. Do đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam là hết sức cần thiết. Nó không chỉ giúp các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh lụa có một vị trí nhất định trên thị trường mà còn có thể giúp chúng ta khôi phục lại được một nghề truyền thống từ bao đời của nhân dân ta mà nhiều năm qua đã không được chú trọng phát triển. Trong phạm vi khuôn khổ nhỏ hẹp của đề tài tôi cũng xin đưa ra ý kiến của mình về việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam. Tuy nhiên để làm được điều này rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều Bộ, ngành và các tổ chức nghề nghiệp có liên quan, mà trong đó vai trò quản lý thống nhất của hiệp hội dâu tằm tơ Việt Nam là hết sức quan trọng. Bởi hiệp hội có phát huy được vai trò và chức năng quản lý nghề nghiệp của mình thì làng nghề tơ lụa mới có thể có tiếng nói chung, cùng hợp tác và cùng phát triển, nhất là trong điều kiện mặt hàng tơ lụa Việt Nam đang bị lấn át bởi sản phẩm của nhiều nước khác như hiện nay. Rõ ràng, một lần nữa cần thấy rằng, ý nghĩa của mặt hàng tơ lụa và việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam là không thể phủ nhận. Tuy nhiên việc vực lại nó là hết sức khó khăn. Với hơn 80 trang phân tích ít ỏi này, tôi rất hy vọng sẽ có thể góp sức mình vào việc khôi phục lại làng nghề dâu tằm tơ lụa - một làng nghề truyền thống từ bao đời của nhân dân ta, đồng thời tạo nên một vị thế cạnh tranh mới, chủ động hơn cho Việt Nam trong quá trình hội nhập

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LỤA TƠ TẰM Ở LÀNG VẠN PHÚC



2001

2002

2003

2004

2005

Sản lượng (nghìn mét)

2.400

1.933

2.500

2.800

3.136

Giá trị ( triệu đồng)

30.327

26.179

42.432

47.523

53.226

Số hộ sản xuất

785

785

654

-


Tổng lao động

1.598

1.530

1.700

-

-

Tổng máy dệt

990

890

1.100

-

-

Thu nhập của người lao động (nghìn VNĐ/tháng)


572


-


-


-


-

Thu nhập bình quân đầu người (nghìn VNĐ/tháng)


233


443


460


-


-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam - 9


Nguồn: Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022