gì. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất lụa trong nước cũng như các bạn hàng nước ngoài khi đến Việt Nam mua tơ đều đòi hỏi phải có chất lượng từ 2A đến 5A. Thực tế kiểm tra cho thấy, kén tằm trong nước phần lớn chỉ có độ dài chưa đến 700m nên không đảm bảo tiêu chuẩn để sản xuất tơ chất lượng cao xuất khẩu, trong khi đó kén tằm của Trung Quốc đạt độ dài đến 1000- 1200m [39.4], (Dệt may Việt Nam, cơ hội và thách thức).
Điểm yếu nhất trong quá trình sản xuất của ta vẫn là khâu nguyên liệu đầu vào. Năng suất, chất lượng của khâu trồng dâu, nuôi tằm của ta còn rất thấp, giá thành cao lại không đủ đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất lụa. Nguyên nhân chính cho thực trạng này là do trình độ thâm canh trồng dâu, nuôi tằm còn rất thấp.Việc đổi mới giống dâu, giống tằm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng dâu còn hạn chế. Quản lý nhà nước về sản xuất, cung ứng giống tằm không chặt chẽ, thiếu mô hình thâm canh dâu tằm đạt hiệu quả cao. Phát triển dâu tằm còn mang tính tự phát, phong trào, thiếu đồng bộ, thiếu sự chỉ đạo đúng đắn mang tính khoa học. Chẳng hạn như giống dâu lai Sa Nhị Luân đã trồng đại trà ở Trung Quốc cách đây hàng chục năm, hiện nay nước này đã chuyển sang trồng giống dâu có năng suất cao hơn, trong khi nước ta mới đưa giống dâu Sa Nhị Luân vào sản xuất trong mấy năm gần đây [12.1]. Thậm chí giống dâu Bầu Đen có từ thời Nguyên Phi ỷ Lan dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa hàng mấy trăm năm trước nhưng có nơi nông dân vẫn chưa chịu từ bỏ để trồng giống mới[5]. Chỉ tính riêng ở tỉnh Lâm Đồng thì giống dâu cũ vẫn chiếm tới 85% tổng diện tích dâu 6.840ha của tỉnh (tính đến 1/6/2004). Con tằm cũng vậy. Các ngành và địa phương đã đứng ngoài cuộc, chưa có sự quan tâm đến việc quản lý trứng tằm giống, để mặc cho thị trường trôi nổi cạnh tranh, chiếm lĩnh trên 70% thị phần. Người nuôi tằm chịu quá nhiều rủi ro, đạt hiệu quả thấp. Các nhà máy, các cơ sở ươm tơ chưa gắn với vùng nguyên liệu ổn định…Do đó nguyên liệu thiếu, chất lượng kén tơ thấp, giá thành cao, sức cạnh tranh kém, các đơn vị chế biến tơ lâm vào cảnh khó khăn, thua lỗ cũng là lẽ thường tình. [12.1],[17].
Về năng lực, công nghệ chế biến tơ và sau tơ thì riêng tỉnh Lâm Đồng đã chiếm 70% năng lực của cả nước. Lâm Đồng thực sự là đặc khu dâu tằm tơ. Đặc biệt đã tiếp thu được công nghệ tiên tiến của thế giới trong chế biến. Về công nghệ dệt có dệt thoi, dệt kiếm, dệt nước. Nhiều nơi đã sử dụng dây chuyền sản xuất tự động như Viseri và ASC. Số vải lụa dệt do Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam cung cấp chiếm khoảng 10% sản lượng cả nước (khoảng
500.000 mét) và chủ yếu được thực hiện trên công nghệ trung bình. 90% còn lại trong cả nước phần lớn mới chỉ dùng máy dệt cơ khí hoặc dệt bằng phương pháp thủ công thô sơ tại các làng dệt lụa truyền thống như Đà Nẵng, Nha Xá (Hà Nam), Vạn Phúc (Hà Tây), Bảy Hiền (Thành phố Hồ Chí Minh) (DMVN, CH TT - 67) . Trên cả nước hiện nay chỉ có 14 nhà máy chế biến tơ và khoảng hơn 200 cơ sở ươm tơ tư nhân. Tổng công suất khoảng 2.200 tấn/năm, trong đó lượng ươm tơ tự động mới là 558 tấn/năm. Thực trạng này đã hạn chế đáng kể việc nâng cao chất lượng ươm tơ. Thêm nữa, mặt hàng lụa của chúng ta còn đơn điệu do chưa có công nghệ in chuội. Vì vậy, khả năng cạnh tranh so với lụa của một số nước trong khu vực, điển hình như Trung Quốc, còn kém, khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế chưa cao. Thêm vào đó, hiện nay, tổng sản lượng tơ của Việt Nam khoảng
2.200 tấn nhưng số tơ dệt ra lụa chỉ khoảng 20% (400 tấn), số còn lại là xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô. Đây là nguyên nhân khiến thị trường tơ sống không ổn định, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Một yếu tố khác làm giảm chất lượng tơ là do công tác quản lý kỹ thuật yếu kém, cộng thêm sự tranh mua tranh bán của các doanh nghiệp và tư thương hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh tơ khiến nông dân không tuân thủ quy trình kỹ thuật. Phổ biến hiện nay là nuôi tằm không trợ lửa, dùng thuốc kích thích tằm chín sớm để giảm tiêu hao lá dâu, tằm chưa hoá nhộng đã tranh thủ gỡ kén. Mặt khác, do giống tằm không đảm bảo , 70% giống chủ yếu do tư thương cung cấp nên khó quản lý xuất xứ và chất lượng.( Dệt may VN - cơ hội và thách thức -T.60)
Đây là thực trạng diễn ra trong nhiều thập kỷ làm cho ngành sản xuất tơ lụa Việt Nam phát triển không ổn định, kém hiệu quả và thiếu bền vững
Trên thị trường Việt Nam hiện chỉ có vài nhà sản xuất lụa lớn có quy trình gần như khép kín như Á Châu và mới đây nhất là Toàn Thịnh. Trước nhu cầu lớn của thị trường nội địa, các nhà sản xuất đã và đang cùng các phân viện dệt may, các phòng nghiên cứu khắc phục những nhược điểm của mặt hàng lụa truyền thống cho ra đời những sản phẩm mới có chất lượng cao. Việt Nam hiện đã sản xuất được 34 loại vải dệt từ sợi tơ tằm.Tuy vậy, việc nghiên cứu, phát triển này vẫn chỉ được tiến hành nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm mà thiếu đi vai trò của hiệp hội. Hơn nữa, việc Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam vừa phá sản trong thời gian gần đây cũng gây một số khó khăn cho ngành lụa tơ tằm vì ngành mất đi sự hỗ trợ về con giống, công nghệ sản xuất dâu, tằm, sản xuất trứng giống tằm, ươm tơ cấp cao…
Như vậy, có thể nhận thấy rằng hiện nay, hiệu quả của ngành dâu, tằm, tơ, lụa thực sự vẫn còn ở mức thấp, hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng. Đây là thách thức lớn trước xu thế cạnh tranh và hội nhập quốc tế của nước ta.
II. Tình hình tiêu thụ
Có thể bạn quan tâm!
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam - 2
- Tình Hình Sản Xuất Mặt Hàng Lụa Tơ Tằm .
- Vai Trò Của Nghề Tơ Lụa Đối Với Việt Nam.
- Nhận Xét Chung Về Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng.
- Một Số Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Lụa Tơ Tằm Việt Nam.
- Cải Tiến Mẫu Mã Theo Hướng Đa Dạng Và Phong Phú Hơn:
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
1. Tình hình tiêu thụ ở thị trường trong nước.
Hiện nay, thị trường tơ lụa trong nước đang hết sức sôi động. Trong thời gian qua, các đại gia kinh doanh tơ lụa cùng với những nhà kinh doanh thời trang lớn liên tục khuấy động thị trường thời trang bằng các hoạt động mở chi nhánh, khai trương showroom, tung ra các bộ sưu tập mẫu với chất liệu vải tơ lụa thiên nhiên... Không phải ngẫu nhiên mà hoạt động này liên tục tiếp diễn. Chính thị trường sôi động, thị hiếu mua sắm của người dân ngày càng cao đã đem lại cơ hội lớn cho các nhà sản xuất tơ lụa, các làng nghề trên thị trường nội địa. Sản phẩm lụa tơ tằm trong thời gian gần đây được bày bán ở rất nhiều nơi như chợ Hôm, chợ Đồng Xuân, Hàng Gai. Chỉ tính riêng làng lụa Vạn Phúc, nếu như trước đây mới chỉ có vài ba cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của làng nghề thì đến nay đã hình thành 3 dãy phố lụa xung quanh làng nghề với gần 100 hộ kinh doanh.
Sản phẩm lụa Việt Nam cũng rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã . Hiện trên thị trường có lụa sa tanh, lụa hoa, lụa in, đũi, taffeta, voan, lụa gấm, vân, the với nhiều màu sắc và hoa văn, hoạ tiết khác nhau. Đặc biệt, trong năm nay (2006) nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ dệt kiểu se đã dệt nên gần 40 loại vải tơ tằm với đủ vẻ rũ mềm, mỏng nhẹ, dầy mình, óng ả sắc ngọc trai. Không chỉ may được áo dài, áo bà ba, đầm dạ hội với những tấm lụa tơ voan rũ mềm mại, nay đã có loại vải tơ tằm như damask silk dành may bộ veste, quần tây. Một số công ty chuyên dệt tơ tằm như Toàn Thịnh, Á Châu cũng đưa ra thị trường loạt sản phẩm vải mới với nguyên liệu tơ tằm được sản xuất ở Lâm Đồng, Đà Nẵng. Hàng mới dệt từ 100% tơ tằm của Á Châu có nhiều loại vải như crep nhún, taffeta có sọc ngang đen và trắng, đũi santung với sọc dọc đen trắng và xanh lá, voan in bông, vải lụa gấm, silk fabric dệt sọc nhiều màu,… Còn Toàn Thịnh mới ra loại lụa sa tanh thun, dệt theo công nghệ Hàn Quốc, kết hợp 2% sợi co giãn với 98% sợi tơ tằm cho ra tấm vải sa tanh mềm mại, không nhăn, không bị rạn, óng ả mà lại có độ co giãn nhẹ tạo sự dễ chịu môi trường làm việc năng động. Nhiều công ty cũng đưa ra những bộ sưu tập riêng để thu hút khách hàng như bộ sưu tập “Màu thời gian” của nhà thiết kế Minh Hạnh do công ty Toàn Thịnh sản xuất hay loạt sản phẩm “Lụa nữ sinh” bao gồm những thiết kế dành riêng cho lứa tuổi học sinh. Khác với tơ lụa ngày xưa chỉ dành để may những kiểu dáng mềm mại, cổ điển như áo dài, áo bà ba, nay vải lụa có thể lên đủ kiểu dáng, phong cách từ đồ tây đến đồ đầm, từ trang phục mặc nhà nhẹ nhàng đến thời trang công sở chỉn chu. Sản phẩm làm từ lụa tơ tằm ngày càng phong phú, đa dạng, không chỉ bó hẹp ở áo dài, áo bà ba mà còn mở rộng ra với các loại đầm công sở, túi xách, khăn choàng, ví đầm. Thậm chí còn có cả sản phẩm dành riêng cho nam giới như cà vạt, áo sơ mi, veston dựng từ lụa damasilk và taffeta jacka… Các nhà sản xuất cũng cố gắng khai thác những công dụng khác của lụa tơ tằm để cho ra những sản phẩm ngày càng mới lạ như chăn, gối, đệm, vải bọc salon, rèm cửa…
Chất lượng và giá cả của mặt hàng cũng rất phong phú và đa dạng tuỳ từng loại. Lụa trung bình thường là lụa dệt bằng sợi tơ chưa se, bao gồm các loại lụa 50% tơ tằm-50% viscose, lụa 70% tơ tằm-30% viscose, và 100% tơ
tằm, với mức giá dao động từ 20.000-80.000đồng/m. Tuy nhiên những loại lụa này thường nhàu và dễ phai màu. Trên thị trường cũng có những loại vải lụa cao cấp, được sản xuất rất công phu, bằng phương pháp thủ công kết hợp với máy móc thiết bị của các công ty với giá rất cao chỉ đáp ứng được yêu cầu của một bộ phận nhỏ người tiêu dùng có thu nhập cao. Giá trị của lụa có chất lượng cao đắt gấp 5-10 lần so với lụa dệt thông thường, lụa ít nhàu, không phai, khổ 1,6m khoảng từ 100 nghìn đồng/m đến 250 nghìn đồng/m tuỳ từng loại [35.1].
Hiện nay, những “nhãn hiệu” của các làng nghề tơ lụa Việt Nam nổi tiếng như Vạn Phúc (Hà Tây), Bảo Lộc, Đà nẵng, Tân Châu vẫn sản xuất theo quy mô nhỏ của từng hộ gia đình. Dù mẫu mã đẹp, màu sắc phong phú, chất lượng vải ngày càng tốt hơn nhưng vẫn chưa thoát khỏi tình trạng chất lượng không đồng đều giữa các lô hàng hay giữa các cơ sở sản xuất khác nhau. Bởi vậy, đây mới là lúc bắt đầu cuộc chạy đua khẳng định thương hiệu của các đại gia trên thị trường nội địa. “Các nhà sản xuất cho biết, họ dự kiến chỉ trong vòng hai năm, tơ lụa Việt Nam sẽ phát triển mạnh và trở thành sản phẩm đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực trên cả hai phương diện xuất khẩu và bán cho người tiêu dùng trong nước” [28.4]. Hy vọng rằng các nhà sản xuất lụa Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu này trong thời gian tới để bảo vệ thị trường trong nước trước sản phẩm lụa tơ tằm của các nước khác.
(Tham khảo bảng giá và tình hình sản xuất kinh doanh lụa tơ tằm của làng lụa Van Phúc ở phụ lục 4 và 5)
2. Tình hình xuất khẩu.
Theo tổ chức Dâu Tằm Tơ Thế Giới, tổng cầu về tơ lụa của thế giới là 80- 100 ngàn tấn tơ/năm. Trong những năm gần đây, thị trường tơ lụa thế giới đã giảm xuống còn khoảng 60 ngàn tấn/năm. Điều này một phần do giá lụa cao, một phần do thị hiếu người tiêu dùng ưa chuộng những loại lụa tơ tằm pha với sợi hoá học cao cấp vừa đẹp vừa rẻ. Dù chỉ với 60 ngàn tấn tơ tằm/năm thì Trung Quốc đã đáp ứng được khoảng 40 ngàn tấn/năm [20.1] .Theo số liệu
thống kê về các nước có kim ngạch xuất khẩu tơ lụa lớn nhất thế giới năm 2001 thì Trung Quốc đứng thứ nhất, đạt tới hơn 7 tỷ USD trong đó riêng hàng dệt tơ lụa đã chiếm 54,3% tương đương với 3,8 tỷ USD, tiếp đến là Mỹ ( 618 triệu USD), Hồng Kông Trung Quốc ( 402 triệu USD), Nhật Bản ( 263 triệuUSD), Italia (225 triệu USD), Ấn Độ (190 triệu USD), Hàn Quốc (161 triệu USD), Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (146 triệu USD), Đức (121 triệu USD), Anh (65 triệu USD), Pháp ( 65 triệu USD) [21.4].
Riêng Việt Nam, đến nay chỉ mới sản xuất được khoảng 1.800 tấn tơ các loại. Như vậy Việt Nam chỉ mới tham gia được khoảng 1,5-2% nhu cầu tơ lụa thế giới. Ngoài ra, số nước có nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm tơ lụa luôn luôn nhiều hơn số nước sản xuất dâu tằm (hiện có khoảng 20 nước có sản xuất dâu tằm trong khi có gần 200 nước có nhu cầu tiêu dùng). Mức cung của cả thế giới mới chỉ đạt 70-75.000 tấn/năm, khiến cho quan hệ cung cầu tơ lụa trên thế giới thường xuyên mất cân đối. Điều này khẳng định thị trường tơ lụa thế giới đối với Việt Nam là hết sức rộng lớn. Đây cũng là thời cơ để phát triển ngành tơ tằm Việt Nam.
Mặt hàng tơ lụa chất lượng tốt có nhu cầu rộng lớn từ các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Á. Tuy vậy, sản phẩm tơ lụa của Việt Nam vẫn chưa vào được các thị trường này một cách trực tiếp mà phải thông qua trung gian. Ngay như khi đã có văn phòng đại diện ở những nước này (cụ thể AQsilk có văn phòng ở bang Michigan - Mỹ) thì công ty cũng vẫn phải chuyển nhượng thương hiệu cho đối tác nước ngoài. Điển hình là việc “xuất khẩu” thương hiệu “AQsilk” của Công ty lụa tơ tằm Châu Á do “tuy mạnh trong khâu sản xuất nhưng khả năng tiếp thị và quản lý còn yếu kém” [28.6]. Ngoài ra, một số chủng loại khác được nhập khẩu sang các thị trường: Thái Lan (qua Lào và Campuchia), Ấn Độ, Bangladesh và Trung Phi. Đây là những thị trường tương đối “dễ tính” , không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng và năng lực tiêu dùng của người dân cũng kém hơn nên chưa thể tiêu thụ được những sản phẩm cao cấp như ở các thị trường trên.
Sản phẩm của các làng nghề chủ yếu được xuất khẩu sang Lào và Thái Lan. Một số làng nghề khác thì chỉ phục vụ nhu cầu may mặc trong nước như làng lụa Vạn Phúc-Hà Tây (90% khách đến với Vạn Phúc là khách trong nước còn lại 10% là khách du lịch). Còn đối với các công ty, thị trường xuất khẩu đa dạng hơn: thị trường Mỹ có các Công ty AQsilk, Hương Quỳnh; thị trường Châu Âu như Vinasilk (Thuỵ Điển), Hương Quỳnh (Pháp, ý, Tây Ban Nha), AQsilk (Anh, Pháp, ...); thị trường Châu Á như ASC (Đông Nam Á, Nhật Bản), AQsilk (Nhật Bản...). Đây là các công ty đều hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, đều tự tìm đầu ra cho sản phẩm và xuất khẩu với khối lượng lớn. Cụ thể như ASC có sản phẩm XK luôn đạt trên 95% doanh thu của công ty (năm 2004 xuất khẩu là 130 tỷ đồng chiếm 98% giá trị/doanh thu) [30]; AQSilk - 75% sản phẩm sản xuất ra phục vụ xuất khẩu [2], riêng năm 2001(là năm sản lượng xuất khẩu lớn nhất), sản phẩm xuất khẩu cũng chiếm tới 90% doanh thu và 6 tháng đầu năm là 99%...[6].
III. Đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam.
1. Chất lượng.
Đánh giá chất lượng của lụa tơ tằm có thể dựa vào các tiêu chí như: độ nhăn, độ bền, độ phai màu, chất liệu tự nhiên của sản phẩm. Về độ bền, có tới 65,22% người tiêu dùng cho rằng sản phẩm của Việt Nam không bền bằng hàng của nước ngoài. Chỉ 8,70% cho rằng lụa tơ tằm của Việt Nam bền hơn. Số còn lại cho rằng về độ bền thì sản phẩm của Việt Nam cũng có chất lượng như sản phẩm của nước khác. Về độ nhăn, phần đông ý kiến tập trung vào đánh giá độ nhăn ngang bằng (54,35%) hoặc nhăn nhiều hơn (45,65%). Về độ phai màu thì phần đông người tiêu dùng (76,09%) cho rằng lụa tơ tằm Việt Nam thường phai màu nhanh và nhiều hơn so với các sản phẩm của nước khác. Trong quá trình điều tra, chủ tiệm may Hương Trầm (Hà Nội) cho biết: “Lụa tơ tằm Việt Nam thường rất chóng phai màu. Khi đem ngâm những mảnh lụa khác nhau trước khi may thì màu của lụa thường phôi ra và lẫn vào nhau làm hỏng vải của khách”. Còn về chất liệu tự nhiên của sản phẩm, hầu hết ý kiến người tiêu dùng cho rằng lụa tơ tằm Việt Nam có nhiều chất liệu tự
nhiên hơn so với các sản phẩm của nước khác (58,70%). Đây thực sự là một trong những thế mạnh của lụa tơ tằm Việt Nam trên thị trường khi mà những tiêu chí khác theo đánh giá của người tiêu dùng đều không bằng lụa tơ tằm nước ngoài.
2. Giá.
Nhìn chung, mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam có giá thấp hơn so với sản phẩm cùng loại được nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, “thấp” không có nghĩa là “rẻ”. Vì trên thị trường hiện nay có nhiều chủng loại, giá cả mỗi chủng loại cũng khác nhau tạo nên sự phong phú và sôi động cho mặt hàng này. Thị trường trong nước chủ yếu chỉ tiêu thụ lụa cấp thấp, còn lụa có chất lượng cao được xuất khẩu ra nước ngoài do giá của sản phẩm tương đối cao so với thu nhập của người dân. Những sản phẩm cao cấp như vậy giá cả có khi gấp đến từ 5-10 lần lụa cấp thấp nên khó có thể tiêu thụ tại thị trường nội địa.
Tuy nhiên giá cả của mặt hàng này không ổn định lắm do còn phải phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào như giá kén tằm, dâu. Ví dụ đầu năm 2004 giá kén tằm “sốt” cao (tăng từ 20.000đ/kg đến 39.000đ/kg), 2 tháng đầu năm 2006 mức giá này đạt cực điểm từ trước đến nay là 52/000đ/kg làm cho giá lụa cũng tăng vọt. Điều này gây ảnh hưởng khá lớn đến sức mua trong nước và làm thị trường mất thăng bằng, gây tâm lý tiêu dùng không tốt từ phía khách hàng.
Mặc dù vậy, giá cả vẫn đang là một trong những lợi thế lớn của mặt hàng tơ lụa Việt Nam vì hàng nhập ngoại có giá tương đối cao so với thu nhập của người dân (đặc biệt là lụa của Ý, Nhật, Hàn Quốc). Qua nghiên cứu cho thấy nhu cầu sử dụng lụa tơ tằm của dân ta đã có từ lâu nhưng mới chỉ thực sự phát triển mạnh từ một số năm gần đây khi chúng ta bắt đầu chú ý tới khôi phục các làng nghề dệt lụa truyền thống. Giờ đây, lụa tơ tằm không còn là thứ hàng xa xỉ dành riêng cho người nước ngoài hay người mẫu trên các sân khấu thời trang nữa mà đã trở nên quen thuộc với mọi người. Nhưng người tiêu dùng Việt Nam mới chỉ “tiếp xúc”, “làm quen” nhiều với lụa tơ tằm trong một