Một Số Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Lụa Tơ Tằm Việt Nam.

tấn/năm), 30% tơ cấp trung bình (A-2A) do các thành phần kinh tế khác sản xuất bằng ươm cơ khí (khoảng 2.500 tấn/năm). Số còn lại tơ cấp thấp do các hộ nông dân và các làng nghề sản xuất.

Xác định các vùng sản xuất Dâu tằm tơ tập trung gắn với Nhà máy và công nghệ chế biến tơ

2.2. Về công nghệ sau tơ :


Trên cơ sở các Nhà máy xe tơ, dệt lụa hiện có, chúng ta phải chủ động tiếp thu được công nghệ tiên tiến của Nhật Bản và Hàn Quốc. Khi giải quyết được vấn đề sản lượng, chất lượng và giá thành tơ thì phải khuyến khích các thành phần kinh tế khác tăng cường đầu tư vào công nghệ sau tơ nhằm tăng nhanh hiệu quả và doanh thu vì sản phẩm chế biến sau tơ sẽ đem lại tỉ suất lợi nhuận cao và giá trị gia tăng nhanh. Phấn đấu đến 2010 phải đưa 50% sản lượng tơ sản xuất ra vào dệt lụa.

(Kế hoạch này được lập dựa trên “Định hướng phát triển ngành dâu tằm tơ Việt Nam đến năm 2010 với mục tiêu ổn định, hiệu quả, bền vững” - và dự thảo “Đề án phát triển ngành dâu tằm tơ tại Lâm Đồng đến năm 2007”)

II. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam.

Do mặt hàng lụa tơ tằm vẫn chỉ là một mặt hàng rất nhỏ bé nếu so với các mặt hàng xuất khẩu khác, do đó, cho đến nay nó thậm chí vẫn chưa được xem như một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Chính vì thế mà ngay cả lộ trình để phát triển mặt hàng này cũng phần lớn chỉ do các công ty kinh doanh và các làng nghề tự đặt ra cho mình; còn Hiệp hội Dâu tằm tơ và Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam thì vẫn chưa phát huy được vai trò của cơ quan chủ quản. Phần lớn các công ty, cửa hàng vẫn hoạt động hết sức manh mún, chưa có một sự quản lý thống nhất nào cho toàn ngành. Chính vì xuất phát từ thực tế đó nên đề tài xin đưa ra ý kiến của mình về lộ trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho lụa tơ tằm Việt Nam, cụ thể như sau:

1. Đối với Nhà nước.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Để có thể tạo dựng và phát triển thành công thương hiệu chung cho lụa tơ tằm Việt Nam cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng này, trước hết Chính phủ cần phải hoàn thiện hệ thống chính sách về phát triển tơ lụa thành một mặt hàng xuất khẩu tiềm năng, trong đó sẽ bao quát đến tất cả những vấn đề như sau:

1.1. Giải pháp về nguyên liệu.

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam - 7


Theo định hướng phát triển ngành dâu tằm tơ Việt Nam đến 2010 thì để có thể xây dựng được thương hiệu lụa tơ tằm Việt Nam, vấn đề cần phải quan tâm hàng đầu là khâu nguyên liệu: “Muốn mở rộng được thị trường xuất khẩu thì nhất thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm mà giải pháp đột phá là giống dâu, giống tằm và công nghệ mới”. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, Nhà nước cần có chính sách xây dựng vùng nguyên liệu tập trung gắn với nhà máy và công nghệ chế biến tơ cho năng suất cao

Để có thể phát triển vùng nguyên liệu tập trung, cần thực hiện những công việc sau:

Quy hoạch phát triển diện tích dâu tằm đến 2010 theo quyết định 161/1998/QĐ-TTg ngày 4/9/1998 của Chính phủ phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010, trong đó có qui hoạch đến năm 2010, diện tích dâu cả nước là 40.000 ha và 4.000 tấn tơ.

Chuyển đổi cơ cấu giống dâu cũ bằng giống dâu mới có năng suất cao được lai tạo tại Việt Nam và nhập khẩu từ Trung Quốc. Trên diện tích dâu cũ của các địa phương mỗi năm cải tạo 20% (để không ảnh hưởng đến nuôi tằm và sản lượng kén của năm đầu) thì sau 5 năm ít nhất sẽ có 80% diện tích dâu cũ được cải tạo, khi đó năng suất bình quân đạt 35 tấn/ha trở lên. Trong đó, từ nay đến năm 2010 sẽ thực hiện theo hai giai đoạn:

Từ 2004 - 2007: thời kỳ chuyển đổi diện tích từ giống dâu cũ năng suất thấp sang giống dâu mới có năng suất, chất lượng cao.

Từ 2008 - 2010: Thời kỳ phát triển tăng thêm diện tích dâu.


Chủ động hợp tác với đối tác Trung Quốc, tiếp thu các tiến bộ công nghệ mới, mua công nghệ, mua giống mới chất lượng cao để sản xuất trứng giống tằm tại Việt Nam mang thương hiệu Việt Nam thay thế giống cấp II phải nhập từ Trung Quốc. Đồng thời phải chuyển giao công nghệ mới vào nuôi tằm từ việc tiêu độc triệt để môi trường, chủ động cung cấp thức ăn cho tằm đủ về lượng đảm bảo về chất, tổ chức nuôi tằm con tập trung đến việc ứng dụng phương pháp nuôi tằm kinh tế đối với tằm lớn để giảm giá thành kén và bảo hành trứng giống tằm đến hộ nông dân.

Lấy thâm canh, hiệu quả làm mục tiêu. Kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc các công nghệ trong thâm canh dâu, nuôi tằm năng suất cao, từng bước chuyển giao các tiến bộ này đến tận hộ nông dân trồng dâu, nuôi tằm.

Đa dạng các thành phần kinh tế tham gia sản xuất và chế biến tơ. Nhưng các thành phần này đều phải có vùng nguyên liệu đáp ứng đủ kén cho công suất chế biến của mình, đồng thời gắn liền với việc thu mua kén tằm cho nông dân ổn định lâu dài theo tinh thần quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Các vùng sản xuất dâu tằm tơ tập trung gắn với nhà máy và công nghệ chế biến tơ tập trung ở các vùng :

- Vùng Lâm Đồng và cao nguyên (Mộc Châu, Sơn La, Đắc Lắc) tập trung xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao gắn với công nghệ cao để sản xuất tơ cao cấp.

- Vùng các tỉnh phía Bắc chủ yếu sản xuất tơ cấp trung bình và thấp (như Hà Tây, Nam Định, Thái Bình ...)

- Vùng các tỉnh miền Trung chủ yếu sản xuất tơ cấp trung bình và một phần tơ cấp cao.


Thứ hai, Nhà nước cần phải quản lý chặt chẽ nguồn nguyên liệu nhập

khẩu


Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, bởi hiện nay, nguồn nguyên liệu được nhập khẩu vào nước ta phần lớn là bằng con đường tiểu ngạch, khó kiểm soát, chất lượng của những nguyên liệu nhập khẩu này lại không tốt, dẫn đến tình trạng “vàng thau lẫn lộn”, gây mất uy tín cho thương hiệu lụa tơ tằm Việt Nam. Nhiều nguồn tằm tơ không đủ tiêu chuẩn chất lượng vẫn được đưa vào sản xuất, chế biến một cách bừa bãi (thậm chí là nhập lậu) khiến cho uy tín của làng nghề tơ lụa Việt Nam đang bị mất dần. Do đó, một việc làm cũng hết sức cần thiết bên cạnh việc vực lại vùng nguyên liệu cho ngành dâu tằm tơ lụa Việt Nam là phải quản lý chặt chẽ nguồn nguyên liệu nhập khẩu để từ đó đảm bảo chất lượng và uy tín của sản phẩm tơ lụa Việt Nam cả trong và ngoài nước.

1.2. Giải pháp về khâu sản xuất.


1.2.1- Đưa ra tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm lụa tơ tằm Việt

Nam.


Việc có một tiêu chuẩn chung thống nhất để đánh giá chất lượng của sản phẩm tơ tằm là vô cùng cần thiết cho cả phía doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đối với doanh nghiệp, điều này giúp họ khẳng định chất lượng sản phẩm của mình, nâng cao vị thế, bảo vệ thương hiệu và tất nhiên cũng nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Còn về phía người tiêu dùng, tiêu chuẩn chất lượng chung sẽ giúp họ lựa chọn được những sản phẩm phù hợp, tránh mua phải hàng giả, hàng không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Từ đó xây dựng và củng cố niềm tin của họ đối với doanh nghiệp của chúng ta. Để có được hệ thống tiêu chuẩn chung này, Nhà nước cần phải phối hợp chặt chẽ với các ban ngành có liên quan như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hiệp hội dâu tằm tơ để có thể đi đến thống nhất và mang tính chuyên

môn cao. Cần lưu ý là phải đảm bảo tính độc đáo, riêng biệt của từng làng nghề, từng cơ sở sản xuất trong khi vẫn đảm bảo sự nhất quán về thương hiệu quốc gia;

1.2.2- Hỗ trợ các doanh nghiệp về kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Hiện nay, phần lớn các cơ sở sản xuất lụa trong cả nước vẫn chỉ có công nghệ ở mức trung bình và thấp, rất ít cơ sở có công nghệ hiện đại. Điều này đã làm giảm cạnh tranh của sản phẩm lụa Việt Nam, làm cho sản phẩm không có chất lượng đồng đều và khó có thể sản xuất với khối lượng lớn. Do đó, một trong những khâu đột phá của ngành tơ lụa Việt Nam chính là ở khâu công nghệ như đã trình bày ở trên. Nhà nước cùng với Hiệp hội dâu tằm tơ phải phối hợp cùng nhau hỗ trợ doanh nghiệp về kỹ thuật và công nghệ hiện đại, trong đó, phảI có một cơ quan đầu não làm nòng cốt áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao vào công nghiệp chế biến tơ, lụa thông qua các chương trình nghiên cứu, hợp tác trong và ngoài nước...

1.2.3- Hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn. Không chỉ thiếu kỹ thuật và công nghệ hiện đại, các doanh nghiệp tơ tằm Việt Nam còn thiếu vốn, một trong những yếu tố quan trọng để phát triển ngành dâu tằm tơ. Tuy nhiên, vốn không chỉ thiếu đối với riêng ngành dâu tằm mà còn thiếu đối với cả nền kinh tế, do đó việc Nhà nước hỗ trợ vốn ngay cho người sản xuất là hết sức khó khăn. Trong thời gian trước mắt có thể huy động vốn bằng các hình thức sau:

- Huy động các nguồn lực trong nước cho nhu cầu phát triển bằng nhiều hình thức: hình thành các công ty cổ phần cho các dự án đầu tư mới; Huy động vốn tự có của các thành phần; vốn vay từ các nguồn tín dụng trong nước; xin cấp Ngân sách cho các hoạt động khuyến nông, trợ giá giống mới, chọn tạo giống, tín dụng cho chuyển đổi cây trồng.

- Nhà nước cấp tín dụng dài hạn để các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất và đổi mới thiết bị nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trong tình hình đổi mới sau khi đất nước hội nhập vào thị trường tự do của Thế giới theo lộ trình của Chính Phủ Việt Nam.

1.3. Hỗ trợ về thị trường.


Để có thể tiêu thụ trong nước, doanh nghiệp rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc phát triển thị trường trong nước và kích thích tiêu dùng. Nhà nước có thể kích thích tiêu dùng của người dân đối với sản phẩm lụa tơ tằm Việt Nam thông qua những chương trình vận động quốc gia như “Tháng người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, “Tháng tôn vinh nghề dệt truyền thống” thông qua những triển lãm, hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Nhưng yêu cầu đặt ra đối với các sản phẩm được tham gia chương trình là phải đảm bảo những yêu cầu về mặt chất lượng và không nên có sự phân biệt giữa chất lượng hàng xuất khẩu và hàng tiêu thụ trong nước( nên có chính sách giống Nhật Bản, đó là mọi sản phẩm đều đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu) để người tiêu dùng tin vào sản phẩm của Việt Nam sau khi đã dùng thử, từ đó có thói quen dùng hàng Việt Nam. Tuy nhiên do người Việt Nam vẫn còn có thu nhập thấp, do đó sản phẩm nên đa dạng cả về giá thành, “tiền nào của nấy”, nhưng vẫn phải đảm bảo một số yêu cầu chất lượng nhất định nào đó, chứ không nên như trung Quốc có sản phẩm thì quá tốt, sản phẩm thì quá tồi, chưa dùng đã phai hết màu, đã sần mặt vải, lụa tơ tằm mà mặc nóng như mặc vải nilon....

1.4. Hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu quốc gia.


Thông thường, việc tạo dựng một thương hiệu bao gồm hai công việc: xây dựng và phát triển thương hiệu. Xây dựng luôn đi trước và không có xây dựng thì không có phát triển. Trong xây dựng thương hiệu không thể thiếu một khâu quan trọng, đó là quảng bá cho thương hiệu. Quảng bá thương hiệu chính là một công cụ quan trọng nhất để tăng sự nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu. Để thương hiệu chung cho lụa tơ tằm Việt Nam phát triển mạnh, giúp cho các doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh trên thị trường, hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới, cần có một kế hoạch quảng bá thương hiệu được đầu tư chu đáo và một lộ trình hợp lý để có thể thu được hiệu quả cao nhất.

Trước tiên, Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký và bảo hộ thương hiệu ở cả trong và ngoài nước, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Mỹ, EU, Nhật Bản...

Đồng thời, Nhà nước cũng cần xúc tiến ngay các hoạt động quảng bá cho thương hiệu chung cho lụa tơ tằm Việt Nam và các thương hiệu lớn của ngành trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, đài, báo, các tạp chí kinh tế, các tạp chí thời trang, các tạp chí chuyên ngành, website một cách rộng rãi và thường xuyên.

1.5. Có chính sách bảo hộ bản quyền thiết kế, hoa văn, họa tiết trên sản phẩm lụa tơ tằm.

Một trong những bất cập hiện nay trong khâu sản xuất lụa tơ tằm là bản quyền thiết kế. Có rất nhiều nhà sản xuất đã dày công mày mò và thiết kế ra những mẫu hoa văn, họa tiết đẹp cho sản phẩm của mình, nhưng ngay sau đó không lâu, mẫu của họ bị đánh cắp và bán rộng rãi trên thị trường, khiến cho nhiều nhà sản xuất đã phải lao đao khi không bảo vệ được bản quyền của mình. Vì vậy, muốn cho các nhà sản xuất đầu tư hơn nữa vào việc thiết kế thêm những mẫu vải , hoa văn, hoạ tiết hấp dẫn và mang đậm tính truyền thống của Việt Nam thì Nhà nước cần phải hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ luật bảo hộ bản quyền hay quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ những người sản xuất chân chính và hết lòng muốn khôi phục lại nghề tơ lụa truyền thống của dân tộc ta.

2. Đối với Hiệp hội.


Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam đã ra đời cách đây 5 năm và đã mang lại nhiều hy vọng cho làng nghề dâu tằm tơ lụa. Thế nhưng, cho đến nay, hiệp hội vẫn chưa phát huy được vai trò và chức năng thực sự của mình. Anh Nguyễn Cảnh Tiên, chủ phân xưởng ươm tơ số 3 (thuộc hợp tác xã dịch vụ chế biến tơ tằm Bảo Lộc), tâm sự: “Trong làng nghề cần phải có tiếng nói chung và cần có sự hợp tác, không thể mạnh ai nấy làm. Đó là vai trò của hiệp hội. Mỗi thành viên cũng phải có trách nhiệm với tổ chức nghề nghiệp

của mình[17]. Như vậy, trong tình hình hiện nay thì vai trò của hiệp hội là hết sức quan trọng bởi ngành dâu tằm tơ lụa của Việt Nam sẽ không thể phát triển một cách bền vững nếu vẫn ở trong tình trạng sản xuất manh mún, thiếu kế hoạch, các thành phầm kinh tế phát triển một cách tự phát, không ai quản lý như hiện nay. Thực tế đã chứng minh cho điều này. Một trong những nguyên nhân chính khiến cho giá kén tằm tăng cao đột biến trong thời gian vừa qua là do các cơ sở đã không hợp tác với nhau và không có ai quản lý. Ông Lê Trọng Ánh, chủ xưởng ươm tơ số 8 ở thị trấn Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng - Lâm Đồng) cho biết: “Trong làng nghề hiện không có sự hợp tác với nhau và do thiếu kén, mạnh ai nấy mua, lực lượng kén quá đông đã chi phối đến thị trường kén. Không ai quản lý, họ đã tự ý nâng giá kén, mua kén non (kén chưa hóa nhộng), kén kém chất lượng, từ đó làm giảm chất lượng tơ, gây mất uy tín của làng nghề[17]. Rõ ràng, Hiệp hội có phát huy được vai trò của mình trong làng nghề thì ngành tơ lụa của Việt Nam mới có thể phát triển được.

Để phát huy vai trò của mình, Hiệp hội phải thực hiện rất nhiều việc, chẳng hạn như :

- Hướng dẫn đưa giống mới vào nuôi trồng, thay thế giống cũ để đem lại năng suất cao hơn;

- Xây dựng cho mình một uy tín trên thị trường để từ đó bảo vệ được thương hiệu và uy tín cho mặt hàng tơ lụa Việt Nam;

- Tập hợp các hộ nông dân vào vùng nguyên liệu tập trung, tập hợp các cơ sở sản xuất và công ty kinh doanh tơ lụa vào hiệp hội để quản lý thống nhất, tập hợp các làng nghề, các công ty sản xuất - kinh doanh tơ lụa vào hiệp hội để mặt hàng tơ lụa của Việt Nam có một tiếng nói chung trên thị trường Thế Giới;

- Lập kế hoạch phát triển ngành và trình Chính phủ phê duyệt;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022