các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.” Định nghĩa này theo tôi là phù hợp và phản ánh được khái niệm cạnh tranh quốc gia trong mối liên hệ gắn kết với hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập và mức sống nhân dân.
(còn gọi là sức cạnh tranh; Anh: Competitive Power; Pháp: Capacité de Concurrence), khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp [4]. Theo định nghĩa này, tôi xin thống nhất bốn thuật ngữ hiện đang được sử dụng: năng lực cạnh tranh, sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh và tính cạnh tranh đều có nội dung tương tự nhau và hiểu tên của chúng một cách nhất quán trong đề tài này là "năng lực cạnh tranh".
II. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh.
Năng lực cạnh tranh có thể được phân biệt thành bốn cấp độ:
- Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia
- Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành
Có thể bạn quan tâm!
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam - 1
- Tình Hình Sản Xuất Mặt Hàng Lụa Tơ Tằm .
- Vai Trò Của Nghề Tơ Lụa Đối Với Việt Nam.
- Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Lụa Tơ Tằm Việt Nam.
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá
Năng lực cạnh tranh ở bốn cấp độ phân biệt trên đây có mối tương quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, khi xem xét, đánh giá và đề ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cần thiết phải đặt nó trong mối tương quan chung giữa các cấp độ năng lực cạnh tranh nêu trên.
Một mặt, tổng số năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp của một nước tạo thành năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia đó. Năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp bị hạn chế khi năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và của sản phẩm doanh nghiệp đó đều thấp. Mặt khác, năng lực cạnh tranh quốc gia thể hiện qua môi trường kinh doanh, cạnh tranh quốc tế và trong nước (đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế). Trong đó, các cam kết về hợp tác kinh tế quốc tế, các chính sách kinh tế vĩ mô và hệ thống luật pháp có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành và của sản phẩm hàng hoá trong uốc gia đó.
1. Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia.
Trong một báo cáo về tính cạnh tranh tổng thể của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 1997 đã nêu ra: “năng lực cạnh tranh của một quốc gia là năng lực của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác”.
Như vậy, năng lực cạnh tranh cấp quốc gia có thể được hiểu là việc xây dựng một môi trường cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo phân bố có hiệu quả các nguồn lực, để đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững. Môi trường cạnh tranh kinh tế chung có ý nghĩa rất lớn đối với việc thúc đẩy quá trình đầu tư, tự điều chỉnh, lựa chọn của các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp theo các tín hiệu thị trường được thông tin đầy đủ. Mặt khác, môi trường cạnh tranh thuận lợi sẽ tạo khả năng cho chính phủ hoạch định chính sách phát triển, cải thiện đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế và hội nhập ngày càng có hiệu quả, sẽ ảnh hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ngoài những yếu tố về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý kinh tế ... có 8 yếu tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh quốc gia, bao gồm:
- Độ mở cửa kinh tế
- Vai trò của chính phủ: vai trò và mức độ can thiệp của nhà nước vào hoạt động cạnh tranh
- Tài chính ngân hàng
- Công nghệ: là mức độ đầu tư cho nghiên cứu triển khai (R&D); trình độ công nghệ và tích luỹ kiến thức công nghệ
- Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống quản lý, chất lượng quản lý nói chung
- Lao động: là số lượng và chất lượng lao động, hiệu lực và tính linh hoạt của thị trường lao động
- Thể chế, hiệu lực của pháp luật và thể chế xã hội đặt nền móng cho nền kinh tế hiện đại mang tính cạnh tranh, bao gồm quy định của luật pháp và quyền sở hữu.
Từ năm 2000, WEF điều chỉnh lại các nhóm tiêu chí, gộp thành ba nhóm lớn để đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia là: Sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ; tài chính; quốc tế hoá.
2. Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành.
Theo diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum):
Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của một ngành là khả năng một chủ thể tạo ra và duy trì được lợi nhuận và thị phần tại các thị trường ngoài nước tại đó có nhiều chủ thể khác cùng tham gia kinh doanh ngành hàng đó thông qua việc tận dụng cũng như một số nhân tố đặc trưng khác của ngành.
Có thể đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngành thông qua các yếu tố sau:
- Khả năng khai thác các lợi thế so sánh của ngành
- Trình độ công nghệ của ngành.
- Trình độ, tác phong làm việc và mức độ linh hoạt của đội ngũ nhân lực làm việc trong ngành.
- Hiệu quả sản xuất của ngành: được đo bằng yếu tố đầu vào cần thiết (chi phí) để tạo ra một đơn vị đầu ra (sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận).
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm do ngành đó tạo ra so với năng lực cạnh tranh của các sản phẩm tương tự của các đối thủ cạnh tranh cùng ngành trên thị trường trong và ngoài nước.
3. Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực tồn tại, duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trường cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp là khả năng quản trị chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh, duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trong xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, đảm bảo tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường cạnh tranh quốc tế mà không phải trợ cấp.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện trên 4 yếu tố cơ bản: sản phẩm, lao động, vốn, công nghệ.
Sản phẩm: Nắm vai trò quan trọng, vừa là đối tượng, vừa là công cụ phương tiện chính để thực hiện mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Có thể nói, sản phẩm là cầu nối đầu tiên giúp doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng. Ngày nay, sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng thì mới có thể tiêu thụ và kiếm được lợi nhuận, bởi vì xét cho cùng khách hàng chính là những người quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp. Giờ đây, người ta không bán cái mình có mà bán cái khách hàng muốn. Một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt phải thể hiện ở sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ nhiều, mang lại doanh thu lớn, lợi nhuận cao và ổn định. Để đạt được mục tiêu đó, họ luôn luôn phải tìm cách kéo dài vòng đời sản phẩm. Vòng đời sản phẩm là khoảng thời gian tồn tại của sản phẩm trên thị trường kể từ khi sản phẩm đó được thương mại hoá cho đến khi bị đào thải khỏi thị trường [9]. Nhìn chung các sản phẩm được cung cấp ra thị trường không tồn
tại được mãi. Vòng đời của mỗi sản phẩm cụ thể dài hay ngắn cũng rất khác nhau. Có sản phẩm tồn tại hàng thế kỷ như rượu vang Pháp hay nước ngọt Coca-Cola của Mỹ. Các yếu tố ảnh hưởng đến vòng đời sản phẩm là: nhu cầu của người tiêu dùng, bản thân sản phẩm đó và các yếu tố môi trường (như công nghệ hay các sản phẩm thay thế). Trong đó, công dụng và chất lượng của chính sản phẩm là yếu tố cơ bản nhất của sản phẩm trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, quyết định sự tồn tại hay tiêu vong của chính sản phẩm đó.
Lao động: Nhiều nhà kinh tế cho rằng lao động là yếu tố quyết định hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra là do con người và vì con người. Hơn thế học thuyết về giá trị thặng dư của C.Mác đã làm rõ và khẳng định giá trị thặng dư có được là do lao động sống (con người) tạo ra trong quá trình lao động. Trong doanh nghiệp,để đánh giá khả năng cạnh tranh trên phương diện lao động, có thể xem xét đến trình độ, khả năng nghiệp vụ của nhân viên nhưng thước đo cuối cùng chuẩn xác hơn cả vẫn là năng suất lao động. Đó là khả năng thực hiện khối lượng công việc trong một đơn vị thời gian, hay nói khác đi trong cùng một thời gian lao động đó thực hiện được bao nhiêu công việc (ở dạng hiện vật hoặc giá trị bằng tiền). Năng suất lao động thường được quy về dạng doanh số bán/ một lao động. Thước đo năng suất lao động của nhân công rất có ý nghĩa trong hoạt động quản trị doanh nghiệp. Nó là cơ sở để thực hiện các chế độ đãi ngộ với người làm công, đồng thời là cách thức chủ yếu để doanh nghiệp thực hiện giảm giá thành nâng cao khả năng cạnh tranh với đối thủ, phục vụ tốt hơn cho khách hàng. Do vậy, lao động là một vấn đề quan trọng của doanh nghiệp nhưng cũng đầy phức tạp. Việc đánh giá, phân tích nó không chỉ dừng ở mặt lượng mà phải quan tâm, chú trọng vào mặt chất.
Vốn: Từ xưa, giới kinh doanh đã ý thức được tầm quan trọng của vốn đối với hoạt động kinh doanh : “buôn tài không bằng dài vốn” hay Tư bản vẫn thường nói : “Vốn sinh ra lời”. Điều đó cho thấy vốn ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như thế nào. Không một doanh nghiệp nào có
thể bắt đầu quá trình kinh doanh mà không cần đến nguồn vốn. Vốn ở đây có thể hiểu là tiền mặt và các hiện vật có khả năng chuyển đổi thành tiền. Cũng như lao động, đồng vốn trong doanh nghiệp được xem là cạnh tranh cao chỉ khi nó đạt được hiệu suất cao (một đồng vốn đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận) đồng thời quy mô vốn phải đủ mạnh. Nguồn vốn càng lớn, doanh nghiệp càng có cơ sở vững chắc tiến hành hoạt động kinh doanh. Tất nhiên, nguồn vốn (cũng như các nhân tố khác xét một cách riêng lẻ) chưa thể đảm bảo khả năng cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp trước các đối thủ trên thương trường. Vì khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp được quyết định bằng tổng hoà tất cả các yếu tố. Nhưng nguồn vốn lớn có thể giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh và tiến hành các hoạt động khác một cách thuận lợi, đồng thời giảm thiểu nhiều rủi ro. Nguồn vốn cũng thể hiện quy mô của doanh nghiệp. Thông thường, doanh nghiệp có quy mô lớn bao giờ cũng tạo được niềm tin từ phía khách hàng. Và chính điều đó cũng thể hiện khả năng cạnh tranh của họ.
Công nghệ: Là tập hợp các tri thức phương pháp quy trình, kỹ năng và kỹ xảo được sử dụng trong quá trình tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm vật chất hay tinh thần phục vụ cho nhu cầu của đời sống con người. Nói cách khác, công nghệ chính là tập hợp các phương pháp nhằm tổ chức hoạt động cung ứng sản phẩm cho khách hàng dựa trên kỹ năng kỹ xảo và cơ sở hạ tầng, thiết bị đang có và sẽ có của một doanh nghiệp.
Yếu tố công nghệ thể hiện khả năng cạnh tranh không chỉ ở mức độ tiên tiến hiện đại của dây chuyền tổ chức mà còn ở tính thích ứng hợp lý của nó với các yếu tố khác (nhất là con người). Bởi suy đến cùng thì mọi hoạt động đầu tư đều phải tính đến hiệu quả. Công nghệ kinh doanh của một doanh nghiệp ngoài cấu trúc tổ chức nhân sự ra còn phải kể tới phương thức, hình thức tổ chức sắp xếp giao dịch và bán sản phẩm. Doanh nghiệp chỉ có khả năng cạnh tranh được với đối thủ khi họ áp dụng công nghệ phù hợp với hoạt động, đối tượng của mình.
4 yếu tố trên không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ, cùng tác động, ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Vì thế, cần phải biết kết hợp các yếu tố này một cách hợp lý để nâng cao năng lực cạnh tranh. Mối quan hệ giữa chúng có thể thể hiện qua sơ đồ sau:
Lao động
Vốn
NLCT của DN
Sản phẩm
Công nghệ
(Sơ đồ : Mối quan hệ 4 nhân tố đến năng lực cạnh tranh một doanh nghiệp)
4. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Một sản phẩm hàng hoá được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì.... hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hoá cùng loại. Nhưng năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá lại được định đoạt bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sẽ không có những năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá cao khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó thấp.
Ở đây cũng cần phân biệt năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau. Năng lực cạnh tranh của hàng hoá có được do năng lực cạnh tranh của chủ thể (doanh nghiệp) tạo ra; nhưng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ do năng lực cạnh tranh của hàng hoá mà có, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá có ảnh hưởng lớn và thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng hoá, có thể dựa vào các yếu tố như thị phần, chất lượng, giá cả, mẫu mã và thương hiệu của sản phẩm. Các yếu tố này sẽ được phân tích kỹ hơn trong phần III.
III. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Năng lực cạnh tranh của một loại sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ nào đó trên thị trường trong nước và quốc tế là sự thể hiện tính ưu việt hay tính hơn hẳn của nó cả về định tính và định lượng với các chỉ tiêu như: thị phần, chất lượng, giá cả, mẫu mã và thương hiệu.
1. Thị phần.
Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. Cũng có định nghĩa cho rằng thị phần là phần lượng cầu của thị trường đối với hàng hoá của doanh nghiệp trong dung lượng thị trường.
Ở đây cần chú ý đến thuật ngữ “lượng cầu”. Lượng cầu của thị trường hay còn gọi là dung lượng thị trường là khối lượng hàng hoá có thể bán được trên một phạm vi thị trường và trong một thời gian xác định, thường tính là một năm. Xác định lượng cầu của một hàng hoá nào đó chính là việc xác định quy mô của thị trường và là cơ sở cho việc đánh giá khả năng bán hàng của doanh nghiệp. Dung lượng thị trường có thể được thể hiện bằng hiện vật hoặc bằng giá trị. Ví dụ, dung lượng thị trường ô tô ở Hoa Kì là 10 triệu chiếc hay 50 tỉ đô la. Dung lượng thị trường ở Chicago bằng 3% nhu cầu thị trường nội địa Hoa Kỳ. Dung lượng thị trường có thể tính cho toàn bộ thị trường hoặc từng đoạn thị trường. Ví dụ, những nhà sản xuất thép có thể đánh giá dung lượng thị trường thép dựa trên khối lượng cung cấp cho toàn bộ các ngành kinh tế, hoặc có thể là đánh giá dung lượng riêng ở ngành chế tạo ô tô. Dung lượng thị trường không phải là một hằng số, nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như : nhân khẩu, kinh tế, công nghệ, văn hoá xã hội và những nỗ lực Marketing. Để đánh giá được dung lượng thị trường của một mặt hàng nào đó cần phải phát hiện tất cả các mặt hàng cùng loại bán trên thị trường và đánh giá khối lượng bán ra của từng mặt hàng đó và có tính đến ảnh hưởng của các yếu tố ở thời kỳ hiện tại và tương lai.