Chuẩn Bị, Thẩm Định Và Phê Duyệt Nội Dung Chương Trình Dự Án Oda


quan chủ quản về chương trình, dự án được nhà tài trợ đồng ý xem xét tài trợ trong từng thời kỳ để tiến hành các bước chuẩn bị tiếp theo.

2. Chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt nội dung chương trình dự án ODA

Công tác chuẩn bị được thực hiện như sau: Trước hết, cơ quan viện trợ sẽ yêu cầu lập văn kiện chương trình, dự án ODA, sau đó là việc xác định cơ chế tài chính trong nước đối với việc sử dụng ODA. Sau khi hoàn tất các khâu trên, cơ quan hoặc bộ phận tiếp nhận ODA sẽ lên kế hoạch chuẩn bị vốn cho chương trình, dự án ODA đó.

Nội dung chủ yếu của kế hoạch chuẩn bị chương trình, dự án ODA:


Mục tiêu và kết quả phải đạt được của quá trình chuẩn bị kèm theo đề cương chi tiêt và yêu cầu về nội dung đối với văn kiện chương trình, dự án.Trình tự các bước chuẩn bị, kết quả chủ yếu của mỗi bước, hoạt động chủ yếu phục vụ cho từng kết quả.

Phân công thực hiện, tổ chức và nêu rõ các đối tượng cần được thu hút tham gia quá trình chuẩn bị.

Những khác biệt giữa thủ tục của Nhà tài trợ và nước nhận viện trợ`


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Thời biểu hoàn thành các hoạt động, kết quả của quá trình chuẩn bị và lịch biểu huy động các đầu vào tương ứng.

Thẩm định và phê duyệt nội dung chương trình dự án ODA sẽ do thủ tướng chính phủ có thẩm quyền phê duyệt

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành lâm nghiệp ở Việt Nam - 4

3. Đàm phán, ký kết, phê chuẩn hoặc phê duyệt điều ước quốc tế cụ thể về ODA

Đàm phán: Thủ tướng Chính phủ chỉ định cơ quan thay mặt Chính phủ chủ trì đàm phán Điều ước quốc tế về ODA với Bên nước ngoài.


Ký kết: Trường hợp điều ước quốc tế về ODA phải được ký kết với danh nghĩa Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét quyết định sau khi cơ quan chủ quản chủ trì đàm phán thực hiện trình Thủ tướng Chính phủ về kết quả đàm phán, nội dung các văn bản thoả thuận sẽ ký với Bên nước ngoài, đồng thời đề xuất người thay mặt Chính phủ ký điều ước quốc tế về ODA với Bên nước ngoại Văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phải kèm theo ý kiến bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ tư pháp.

Phê chuẩn hoặc phê duyệt: Chính phủ phê duyệt điều ước quốc tế về ODA


4. Thực hiện chương trình, dự án ODA


Việc quản lí và sử dụng vốn ODA cho các công trình xây dựng cơ bản phải tuân theo quy chế này và các chế độ quản lí hiện hành của Nhà nước về quản lí đầu tư và xây dựng, trường hợp điều ước quốc tế về có quy định khác thì tuân theo Điều ước quốc tế về ODA đã ký kết.

5. Theo dõi, đánh giá, nghiệm thu, quyết toán và bàn giao kết quả chương trình, dự án ODA

Công tác theo dõi, đánh giá các chương trình, dự án ODA phải được tiến hành thường xuyên, định kỳ cập nhật tình hình thực hiện chương trình, dự án và phải:

Xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành, mục tiêu chất lượng và tiêu chí chấp nhận kết quả đối với từng dự án.

Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ, thu thập và lưu trữ đầy đủ thông tin, dữ liệu, tài liệu, sổ sách, chứng từ của các chương trình, dự án, báo cáo của nhà thầu…

Lập báo cáo thực hiện theo quy định, cung cấp chia sẻ thông tin qua hệ thống theo dõi đánh giá giữa các cấp chủ quản.

Nghiệm thu, quyết toán và bàn giao kết quả chương trình, dự án:


Việc thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, cấp phép xây dựng, quản lí chất lượng công trình, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo hiểm công trình xây dựng thuộc chương trình, dự án ODA đầu tư được thực hiện theo quy định của Nhà nước về quản lí đầu tư và xây dựng.

Đối với chương trình, dự án ODA hỗ trợ kỹ thuật, sau khi kết thúc thực hiện, Chủ dự án tổ chức nghiệm thu và tiến hành các biện pháp cần thiết để tiếp tục khai thác và phát huy kết quả đạt được.

Việc quyết toán chương trình, dự án ODA phải được thực hiện phù hợp với quy định trong các điều ước quốc tế về ODA và các quy định của Nhà nước.

II. THỰC TRẠNG NGÀNH LÂM NGHIỆP VIỆT NAM


1. Tài nguyên rừng và tiềm năng


Do việc quản lý sử dụng chưa bền vững và nhu cầu rất lớn về khai hoang đất rừng và lâm sản cho phát triển kinh tế - xã hội, nên diện tích và chất lượng rừng trong nhiều năm trước đây đã bị suy giảm liên tục. Theo các tài liệu đã có được, năm 1943, Việt Nam có 14,3 triệu ha rừng, độ che phủ là 43%, đến năm 1990 chỉ còn 9,18 triệu ha, độ che phủ rừng 27,2%; thời kỳ 1980 - 1990, bình quân mỗi năm hơn 100 nghìn ha rừng đã bị mất. Nhưng từ 1990 trở lại đây, diện tích rừng đã tăng liên tục nhờ trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên (trừ vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ diện tích rừng vẫn có chiều hướng giảm). Theo công bố tại Quyết định số 1970/QĐ/BNN-KL-LN ngày 06 tháng 07 năm 2006, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2005, diện tích rừng toàn quốc là 12,61 triệu ha (độ che phủ rừng 37%) trong đó 10,28 triệu ha rừng tự nhiên và 2,33 triệu ha rừng trồng; được phân chia theo 3 loại rừng như sau:

Rừng đặc dụng: 1,93 triệu ha, chiếm 15,2%;

Rừng phòng hộ: 6,20 triệu ha, chiếm 49,0%;

Rừng sản xuất : 4,48 triệu ha, chiếm 35,8%.


Tổng trữ lượng gỗ là 813,3 triệu m3 (rừng tự nhiên chiếm 94%, rừng trồng 6%) và khoảng 8,5 tỷ cây tre, nứa. Trữ lượng gỗ bình quân của rừng tự nhiên là 76,5/m3/ha và rừng trồng là 40,6 m3/ha. Gỗ tập trung chủ yếu ở 3 vùng là Tây Nguyên chiếm 33,8%, Bắc Trung Bộ 23% và Nam Trung Bộ 17,4% tổng trữ lượng. Tổng diện tích lâm sản ngoài gỗ được gây trồng là 379.000 ha, chủ yếu tập trung ở 3 vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Bắc.

Với vốn rừng như trên, chỉ tiêu bình quân hiện nay ở nước ta là 0,15 ha rừng/người và 9,16 m3 gỗ/người, thuộc loại thấp so với chỉ tiêu tương ứng của thế giới là 0,97 ha/người và 75m3/người.

Diện tích đất chưa sử dụng toàn quốc là 6,76 triệu ha, trong đó đất trống đồi núi trọc là 6,16 triệu ha chiếm 18,59% diện tích của cả nước; phân bố giảm dần theo vùng như sau: vùng Đông Bắc chiếm 28% tổng diện tích đất trống đồi núi trọc, Tây Bắc 21%, Bắc Trung Bộ 19%, duyên hải Nam Trung Bộ 13%, Tây Nguyên 12%, Đông Nam Bộ 5%.... Trong tổng diện tích đất trống đồi núi trọc có tới 71% diện tích phân bố ở độ cao < 700 m và 38% diện tích phân bố ở độ dốc từ 16 - 350. Diện tích đất trống đồi núi trọc này sẽ là tiềm năng, nhưng cũng là thách thức cho phát triển sản xuất lâm nghiệp trong giai đoạn tới, vì phần lớn là đất dốc, bạc màu và phân bố rải rác.

2. Tồn tại, yếu kém trong ngành Lâm nghiệp


Diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học rừng tự nhiên nhiều nơi vẫn tiếp tục bị suy giảm (năm 2005 so với kết quả tổng kiểm kê rừng năm 1999, diện tích rừng tự nhiên là rừng giàu giảm 10,2%, rừng trung bình giảm 13,4%; trong khi đó rừng phục hồi tăng 20,7%, rừng trồng tăng 50,8%). Tiến độ thực hiện trồng rừng của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng chưa đạt mục tiêu, riêng (giai đoạn 1998 - 2005, tổng diện tích rừng trồng mới đạt 70% kế hoạch, trồng rừng nguyên liệu công nghiệp chỉ đạt 49% kế hoạch). Một số địa phương, rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác bất hợp pháp, làm nương rẫy.... (từ


năm 2000 đến năm 2005, bình quân có 9.345 vụ phá rừng/năm và diện tích bị chặt phá

2.160 ha/năm) và hiện tượng lũ ống, lũ quét, hạn hán, sụt lở đất bất thường có một phần nguyên nhân do mất hoặc suy thoái rừng;

Tăng trưởng của ngành Lâm nghiệp thấp và chưa bền vững (theo Tổng cục Thống kê, tốc độ phát triển của ngành Lâm nghiệp năm 2000: 4,9%, năm 2001: 1,9%, năm 2002: 1,6%, năm 2003: 1,1%, năm 2004: 1,1%, năm 2005: 1,2%), lợi nhuận thấp, sức cạnh tranh yếu, tiềm năng tài nguyên rừng chưa được khai thác tổng hợp và hợp lý, nhất là lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trường. Rừng trồng cũng như rừng tự nhiên năng suất và chất lượng thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu;

Ngành công nghiệp chế biến lâm sản mấy năm gần đây tuy phát triển nhanh nhưng chủ yếu là tự phát, chưa vững chắc, thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, tính cạnh tranh chưa cao, sự liên kết và phân công sản xuất chưa tốt, chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới, thiếu vốn đầu tư cho phát triển và hiện đại hoá công nghệ; nguồn gỗ nguyên liệu chưa ổn định, phụ thuộc vào nhập khẩu (trong 4 năm qua, kim ngạch xuất khẩu chế biến lâm sản tăng đột biến 400%, nhưng nguyên liệu nhập khẩu chiếm tới 80% tổng nhu cầu);

Tác động của ngành lâm nghiệp đối với xoá đói, giảm nghèo còn hạn chế, chưa tạo ra được nhiều việc làm; thu nhập của người làm nghề rừng thấp và chưa ổn định (tại Thanh Hoá, thu nhập bình quân từ lâm nghiệp của nhóm hộ khá đạt khoảng 461 nghìn đồng/người/năm, nhóm hộ thoát nghèo đạt 786 nghìn đồng/người/năm, nhóm hộ nghèo đạt 241 nghìn đồng/người/năm), đa số người dân miền núi chưa thể sống được bằng nghề rừng, đời sống của cán bộ, công nhân viên lâm nghiệp còn rất khó khăn.‌

III. THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA


1. Tình hình vận động và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam


Công tác vận động nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) ở Việt Nam trong thời gian qua đã được thực hiện tích cực, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Việc vận động ODA đã được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và ở tất cả các cấp từ Trung ương đến cơ sở cũng như ở các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.

Thông qua các Hội nghị CG thường niên, các nhà tài trợ đã cam kết ODA cho Việt Nam với mức năm sau cao hơn năm trước và dự kiến tổng lượng đạt 14,7 tỷ USD trong giai đoạn 2001 - 2005. Số vốn ODA cam kết nói trên bao gồm viện trợ không hoàn lại chiếm khoảng 15 - 20%, phần còn lại là vốn vay ưu đãi. Số vốn ODA cam kết này được sử dụng trong nhiều năm, tuỳ thuộc vào thời hạn của các chương trình và dự án cụ thể.


Biểu đồ 1: Tỷ trọng đầu tư ODA vào các ngành



5.8%

7.9%

13.1%






8.8%


16.3%



25.7%

22.4%

GTVT

Điện NNPTNT

Cấp thoát nước GDĐT-KHCN

Y tế-xã hội

Khác

(Nguồn: UNDP-2004)


Biểu đồ 2: 10 ngành tiếp nhận ODA nhiều nhất năm 2003


37

46

84

88

112

115

123

172

285

298

Quản lí phát triển Tài nguyên thiên nhiên

Y tế Phát triển nguồn lực con người

Nông nghiệp Phát triển vùng lãnh thổ

Phát triển xã hội

Năng lượng Quản lí kinh tế

Giao thông vận tải



Nguồn: UNDP

0 50 100 150 200 250 300 350

Triệu USD


Để sử dụng nguồn vốn ODA đã cam kết, Việt Nam đã ký kết với các nhà tài trợ các điều ước quốc tế về ODA (dự án, nghị định thư, hiệp định, chương trình). Tính từ năm 2001 đến hết 2004, tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA đã được ký kết đạt 8.781 triệu USD, trong đó 7.385 triệu USD vốn vay và 1.396 triệu USD viện trợ không hoàn lại, chiếm khoảng 78% tổng nguồn vốn ODA đã được cam kết trong cùng giai đoạn.

Nguồn vốn ODA đã được ưu tiên sử dụng cho các lĩnh vực như giao thông vận tải; phát triển nguồn và mạng lưới truyền tải và phân phối điện; phát triển nông nghiệp và nông thôn bao gồm thuỷ lợi, thuỷ sản, lâm nghiệp kết hợp xoá đói giảm nghèo; cấp thoát nước và bảo vệ môi trường; y tế, giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ, tăng


cường năng lực và thể chế... Cơ cấu sử dụng ODA gần sát với yêu cầu do Đại hội IX đề ra.

Nguồn vốn ODA đã được giải ngân tính cho ngân sách nhà nước (không bao gồm phần giải ngân cho các khoản chi tại nước tài trợ, chi cho chuyên gia...) trong giai đoạn từ năm 2001 đến hết năm 2004 ước đạt khoảng 6.172 triệu USD, bằng 71,9% tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết và bằng 55% tổng lượng ODA đã cam kết trong thời kỳ này. Dự kiến giải ngân trong năm 2005 sẽ đạt khoảng 1.700 triệu USD.

Mức giải ngân ODA khác nhau giữa các nhà tài trợ và giữa các loại hình dự án.Các dự án hỗ trợ kỹ thuật thường có mức giải ngân cao (chủ yếu là chi cho chuyên gia, mua sắm thiết bị, máy móc và đào tạo). Các dự án đầu tư xây dựng thường giải ngân chậm do mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị đầu tư như đền bù, di dân và tái định cư, đấu thầu và xét thầu. Nhìn chung, giải ngân ODA trong thời gian qua mới đạt khoảng 70 - 80% kế hoạch đề ra.


Biểu đồ 3: Cam kết và giải ngân ODA giai đoạn 1993-2003


Tỷ USD

3

2.5

2

1.5

1

0.5

0


Cam kết


Giải ngân

1993 1995 1997 1999 2001 2003 Năm


(Nguồn: Bộ KH và ĐT)


Công tác quản lý nhà nước về ODA đã được tăng cường. Năm 2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định mới về quản lý và sử dụng ODA, tạo ra khung pháp lý chặt chẽ và khá đồng bộ đối với công tác quản lý nhà nước về ODA. Trong giai đoạn 2001 -

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí