Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành lâm nghiệp ở Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

---------***---------


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ 1


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TRONG NGÀNH LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM


Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành lâm nghiệp ở Việt Nam - 1

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Hoàng Điệp Lớp : Anh 13

Khoá : 42D - KT&KDQT

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thùy Vinh


HÀ NỘI - 11/2007


LỜI MỞ ĐẦU


Trên thế giới hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới thực sự đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, và hình thành ngày càng rõ rệt hơn. Thế giới đang dần dần chuyển mình từ thế đối đầu, từ xung đột để chuyển sang xu thế liên kết hợp tác, cùng nhau phát triển. Xu thế toàn cầu hóa kéo theo xu thế phân công lao động ngày càng sâu sắc, đòi hỏi mỗi quốc gia phải tự biết chủ động phát huy những tiềm năng và thế mạnh của mình để hội nhập và phát triển vào nền kinh tế chung toàn cầu. Trong cái xu thế hội nhập tất yếu đó, chúng ta đang phải đối mặt với một thực tế là sự phát triển kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới,và thậm chí giữa các quốc gia trong cùng một khu vực đang diễn ra rất khác nhau và rất không đồng đều, khoảng cách giàu nghèo giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển cũng như các nước chậm phát triển ngày càng xa.

Và cũng chính từ nhịp đập của toàn cầu hóa, nhu cầu hỗ trợ nhau cùng phát triển đang ngày càng được hiện thực hóa. Các quốc gia phát triển dần dần nhận ra được vai trò của mình trong việc giúp đỡ, hỗ trợ các nước nghèo, kém phát triển hay đang phát triển có thể vươn lên tiến kịp thời đại, và tất yếu góp phần đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác song phương, đa phương trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hóa…..để cùng phát triển. Hiện nay, các hình thức hỗ trợ mà các nước phát triển hay các tổ chức quốc tế giành cho các nước chậm phát triển cũng rất đa dạng, mà phổ biến là các hình thức cấp vốn, cho vay với nhiều điều kiện ưu đãi, trong đó có một hình thức rất phổ biến đó là hình thức hỗ trợ phát triển chính thức, gọi tắt là ODA ( Official Development Assisstance)

Thực tế đã chứng minh nguồn vốn này đã góp phần không nhỏ, thậm chí đóng vai trò chủ chốt đối với nhiều quốc gia, trong việc xây dựng, phát triển các tiềm lực kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của những nước được vay


hoặc được nhận viện trợ, qua đó giúp các quốc gia này tiến kịp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế Thế giới, giảm nguy cơ tụt hậu so với những nước có nền kinh tế phát triển.

Từ những năm đầu mở của nền kinh tế trở lại đây và đặc biệt là trong những năm gần đây, các dự án viện trợ, đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam ngày càng tăng mạnh, cả về lượng và về chất. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định, nhu cầu về vốn tập trung phát huy các nguồn lực tiềm năng cần thiết để thúc đẩy tiến trình “Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá” đất nước cũng tăng mạnh và trở thành một trong những yếu tố hết sức quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Nghị Quyết số 15 NQ/TW ngày 18/3/2002 đã nhấn mạnh rõ vấn đề: "Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế để tranh thủ vốn, công nghệ, thiết bị và thị trường".

Đối với Việt Nam, nguồn vốn ODA luôn là một nguồn vốn quan trọng, có hiệu quả và rất cần thiết cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt trong thời gian tới, khi Việt Nam đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Trong danh mục dự án đầu tư ưu tiên vận động vốn OAD thời kỳ 2001-2005 và 2006-2010, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra hàng trăm dự án với tổng vốn ODA lên tới hàng chục tỷ USD. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được rất đáng khích lệ, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong công tác thu hút và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam. Giải pháp khắc phục và nâng cao việc thu hút và sử dụng vốn ODA luôn là một bài toán thường trực và chưa có lời giải tối ưu cho Chính phủ, các Bộ ngành và các viện nghiên cứu chiến lược cũng như toàn thể những người quan tâm khác.

Trong phần nội dụng dưới đây sẽ phần nào làm rõ hơn cho người đọc một cách tổng quát về thực trạng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA trong hơn 10 năm qua (1993-2006), đặc biệt là trong ngành lâm nghiệp, một ngành đầy tiềm năng, và luôn được Chính phủ ưu tiên tạo điều kiện thu hút vốn ODA nhưng lại chưa được khai thác một cách hiệu quả, gây thất thoát lãng phí trầm trọng cũng như làm suy giảm lòng tin của các nước viện trợ. Trên cơ sở đó, đánh giá kết quả thực hiện các chương trình, dự


án ODA, phân tích những tồn tại, hạn chế và những cơ hội, thách thức, qua đó đề xuất và kiến nghị các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn ODA ở Việt Nam nói chung và đối với ngành lâm nghiệp nói riêng thời kỳ từ nay đến năm 2020.‌‌

Nội dung chính của Luận văn bao gồm 3 phần như sau:


Chương I : Tổng quan về vốn ODA.


Chương II : Thực trạng việc thu hút và sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực Lâm nghiệp ở Việt Nam

Chương III : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực Lâm nghiệp ở Việt Nam.


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VỐN ODA


I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM VỐN ODA


1. Khái niệm


ODA là tên gọi tắt của ba chữ tiếng Anh: Official Development Assistance, có nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức. Năm 1972, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển OECD đã đưa ra định nghĩa ODA là "một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế

- xã hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%".

Trên thế giới, việc cung cấp nguồn ODA thực chất đã được tiến hành từ nhiều thập kỷ trước đây, bắt đầu bằng kế hoạch Marshal của Mỹ viện trợ cho các nước Tây Âu nhằm khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới II. Tiếp đó, Hội nghị Colombo (năm 1955) hình thành những ý tưởng và nguyên tắc đầu tiên về hợp tác phát triển. Sau khi OECD được thành lập vào năm 1960 và với sự ra đời của Uỷ ban Hỗ trợ phát triển (DAC) vào năm 1961, các nhà tài trợ đã tập hợp lại thành cộng đồng nhằm phối hợp các hoạt động chung về hợp tác phát triển.

Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần thu nhập quốc gia từ các nước phát triển sang các nước đang và chậm phát triển. Liên hiệp quốc, trong một phiên họp toàn thể của #ại hội đồng vào năm 1961 đã kêu gọi các nước phát triển dành 1% Tổng thu nhập quốc nội (GNP) của mình để hỗ trợ sự nghiệp phát triển bền vững về kinh tế và xã hội của các nước đang phát triển.

Với tên gọi là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, ODA về nguyên tắc chỉ tập trung cho việc khôi phục và thúc đẩy sự phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội của một quốc gia như xây dựng đường xá, giao thông công cộng, các công trình thuỷ lợi, bệnh viện,


trường học, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường, vv... Những dự án được đầu tư từ nguồn vốn ODA thường là các dự án không hoặc ít có khả năng sinh lời cao, ít có khả năng thu hút được nguồn đầu tư tư nhân. Vì vậy, nguồn lực này rất có ý nghĩa để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án phục vụ các lợi ích công cộng.

Quan điểm về vốn ODA thay đổi cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế. Hiện nay, thời kỳ toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã hình thành một xu thế hoàn toàn mới. Quan niệm này cho rằng ODA là một hình thức hợp tác phát triển của các nước công nghiệp hoá và các tổ chức quốc tế với các nước chậm phát triển và đang phát triển. ODA mà các nước phát triển, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ NGOs… bỏ ra sẽ đem lại lợi ích cho cả đôi bên. Các nước phát triển thông qua việc cung cấp ODA, một mặt muốn nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, mặt khác việc đầu tư cho các nước chậm phát triển và đang phát triển nâng cấp kết cấu hạ tầng sẽ tạo ta thị trường rộng lớn hơn, có điều kiện tốt hơn để họ tiến hành đầu tư trực tiếp.

Theo qui chế quản lí và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (Ban hành kèm theo Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 05 năm 2001 của Chính phủ), Hỗ trợ phát triển chính thức là hoạt động hợp tác phát triển giữa Chính phủ với nhà tài trợ, bao gồm:

Chính phủ nước ngoài.


Các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia, bao gồm:


Các tổ chức phát triển Liên Hợp Quốc (LHQ) như: Chương trình phát triển của LHQ (UNDP);Quĩ nhi đồng LHQ(UNICEF); Chương trình lương thực thế giới (WFP); Tổ chức lương thực và nông lâm LHQ (FAO); Quĩ dân số LHQ (UNDCF); Tổ chức phát triển công nghiệp của LHQ (UNIDO); Tổ chức y tế thế giới (WHO); Tổ chức văn hoá khoa học và giáo dục (UNESCO); Quĩ quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD)…


Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN).

Các tổ chức tài chính quốc tế: Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) và ngân hàng tái thiết phát triển quốc tế (IBRD) thuộc nhóm ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB), Quĩ các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Ngân hàng đầu tư Bắc Âu (NIB)…

2. Đặc điểm


2.1. Mang tính chất ưu đãi cao


Trong nhiều hình thức vay vốn và tài trợ mà một nước giành cho một nước khác, vốn ODA luôn được coi là nguồn vốn mang nhiều tính ưu đãi và ưu tiên hơn cả. Các khoản vốn ODA thường có thời gian vay (thời gian hoàn trả) dài, thường từ 20-30 năm trở lên, có thời hạn ân hạn dài (thời gian chỉ phải trả lãi vay, chưa phải trả nợ gốc). Thông thường ODA có một phần viện trợ không hoàn lại (tức là cho không), đây chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại. Yếu tố cho vay được xác định dựa vào thời gian cho vay, thời gian ân hạn và so sánh giữa mức lãi suất viện trợ và mức lãi suất tín dụng thương mại trong tập quán quốc tế. Đối với ODA ưu đãi, yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 25% giá trị khoản vay. Nguồn vốn vay của các tổ chức WB, ADB chỉ có phí phục vụ, thời hạn cho vay dài bao gồm cả thời hạn ân hạn. Cụ thể: Vay IDA không lãi suất, phí phục vụ 0,75%/năm, thời hạn vay 40 năm, bao gồm cả thời kỳ ân hạn 10 năm; Vay ADF không lãi suất,phí phục vụ 1%, thời hạn cho vay 40 năm, bao gồm cả thời kỳ ân hạn 10 năm; Vay các chính phủ tuỳ thuộc vào loại đồng tiền cho vay khác nhau thì mức lãi suất khác nhau, thời gian vay từ 20-40 năm, trong đó thời kỳ ân hạn từ 5-10 năm.

Tính ưu đãi của ODA còn được thể hiện ở chỗ nó chỉ dành riêng cho các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển và vì mục tiêu phát triển. Thông thường mỗi nước cung cấp ODA đều có những chính sách riêng tập trung vào lĩnh vực họ quan tâm hoặc


có khả năng (Công nghệ, kinh nghiệm quản lí). Đồng thời mục tiêu ưu tiên của các nước này cùng thay đổi theo từng giai đoạn. Vì vậy, việc nắm được hướng ưu tiên của các nước, các tổ chức là hết sức cần thiết đối với những nước tiếp nhận viện trợ.

Hiện tại Việt Nam đang được hưởng các khoản vay ODA ưu đãi (vốn vay ưu đãi) của cộng đồng các nhà tài trợ. ODA ưu đãi chỉ dành cho những nước (chủ yếu những nước đang phát triển) có thu nhập thấp, bình quân đầu người dưới 850 USD/người/năm và nó có một số đặc điểm cơ bản sau: lãi suất thấp, thời hạn vay dài, thời gian ân hạn cao. Trong số hơn 430 nhà tài trợ mà Việt Nam có mối quan hệ vay mượn dưới hình thức ODA hiện nay có 3 nhà tài trợ ODA lớn nhất, chiếm tỷ trọng từ 70% - 80% tổng nguồn vốn ODA hàng năm, đó là: Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu á (ADB). ODA của WB thường có lãi suất 0,75%/năm, thời hạn cho vay 40 năm, trong đó 10 năm ân hạn, có các điều khoản ràng buộc về mua sắm hàng hoá, dịch vụ... đi kèm. ODA của ADB thường có lãi suất 1%/năm, thời hạn cho vay 40 năm, trong đó 10 năm ân hạn và có các điều khoản ràng buộc về mua sắm hàng hoá, dịch vụ... đi kèm. ODA của Nhật Bản thường có lãi suất từ 0,75%/năm đến tối đa là 3%/năm tuỳ theo tính chất từng dự án, thời hạn cho vay 30 - 40 năm, trong đó có 8 - 10 năm ân hạn và có ràng buộc về tư vấn, hàng hoá, dịch vụ... đi kèm. Các nhà tài trợ còn lại cũng áp dụng các điều kiện tương tự.

2.2. Mang nhiều mục đích


Việc viện trợ và nhận viện trợ vốn ODA đem lại nhiều lợi ích cho cả nước hoặc tổ chức viện trợ lẫn nước tiếp nhận nó, cụ thể như sau:

Đối với những nước tiếp nhận viện trợ: ODA góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững, xoá đói giảm nghèo, tăng cường năng lực thể chế, bảo vệ môi trường…

Đối với những nước hoặc tổ chức viện trợ: ODA góp phần mở rộng thị trường ra nước ngoài để thúc đẩy sản xuất trong nước; tăng cường vị thế chính trị trên trường quốc tế, xác định vị trí ảnh hưởng của mình đối với các nước tiếp nhận viện trợ.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022