Ngành Điện Dịch Vụ Sản Xuất Điện Tử (Ems) Và Đặc Điểm Kinh Doanh Của Ngành Ems


quan tâm đến cấu trúc tài chính.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Ngô Quang Huân, 2011):

Tổng lợi nℎuận sau tℎuế (NI)

ROE =

Vốn cℎủ sở ℎữu (E)


Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời và được xác định bằng Lợi nhuận

ròng trên vốn chủ sở hữu. Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. ROE cao chứng tỏ công ty sử dụng vốn có hiệu quả cao và ngược lại.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Các KPI chiến lược cắt giảm chi phí và cải thiện năng suất

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH JABIL Việt Nam đến năm 2017 - 3

Năng suất của nhân viên: Doanh thu theo nhân viên :

Chỉ số này đo lường năng suất của nhân viên. Chỉ số này bằng 100 cho thấy 1 nhân viên tạo ra 100 đồng doanh thu trong kỳ báo cáo.


N ăng suất của nhân viên = D oanh thu thuần / Tổng số nhân viên

Năng suất của nhân viên lao động trực tiếp:

Cũng tương tự như chỉ số năng suất của nhân viên chỉ khác nhau với chỉ số này là chỉ tính trên lao động trực tiếp.


Năng suất của N V lao động trực tiếp = D oanh thu thuần / Số NV LĐ trực tiếp

Năng suất của nhân viên lao động gián tiếp:

Cũng tương tự như chỉ số năng suất của nhân viên chỉ khác nhau với chỉ số này là chỉ tính trên lao động trực tiếp.


Năng suất của NV LĐ gián tiếp = Doanh thu thuần / Số NV LĐ gián tiếp

Tỷ lệ chi phí trên doanh thu:

Chỉ số này cho ta thấy để tạo ra một đồng doanh thu công ty đã bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.

Chỉ tiêu này được xác định như sau:


Tỷ lệ chi phí trên doanh thu = Tổng chi phí / Doanh thu thuần

Công ty cố gắng duy trì tỷ lệ này ở mức hợp lý hoặc giảm thông qua các


chương trình cải tiến và tiết kiệm nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh. M ục tiêu cắt giảm

chi phí trực tiếp hay cắt giảm chi phí gián tiếp luôn được các công ty quan tâm.


Tỷ lệ giảm chi phí:

Chỉ số này cho ta thấy công ty đã cắt giảm được bao nhiêu % chi phí để tạo một đồng doanh thu.


Tỷ lệ giảm chi phí trên doanh thu = Tỷ lệ năm nay – tỷ lệ năm trước


1.5.2 Phư ơng diện khách hàng:


Số lượng than phiền từ khách hàng:

Số lượng than phiền từ khách hàng là một dạng diễn tả sự không hài lòng từ khách hàng liên quan đến sản phẩm, vật tư hoặc dịch vụ cung cấp bởi công ty. Khách hàng có thể phản ánh sự than phiền của mình bằng nhiều cách như email, gửi thư, trả hàng hay yêu cầu thanh toán chi phí bảo hành… Sự bận tâm của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng được tính đến trong chỉ tiêu này.


Chỉ tiêu Số lượng than phiền = Số lượng than phiền / tháng


Chỉ tiêu Tỷ lệ trả hàng ( DPM -tỷ lệ lỗi trên phần triệu) (CRR-DPM :

Customer Return Rate - Defects Per Million ):


Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ hàng hóa không đạt chất lượng nhưng lại

chuyển tới tay của khách hàng và làm khách hàng không hài lòng và không tin tưởng vào chất lượng ổn định của công ty. Đây cũng là một trong các chỉ tiêu phản ánh sự không hoàn thiện trong sản xuất. Do đó, Công ty nên duy trì tỷ lệ này càng thấp càng tốt. Tỷ lệ trả hàng của khách hàng phần triệu được xác định theo công thức sau:

CRR (DPM ) = Số lượng ℎàng bị trả lại

Tổng số lượng ℎàng bán trong kỳ


∗ 1,000,000


Chỉ số hài lòng khách hàng

Chỉ số hài lòng khách hàng đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ cung cấp bởi công ty. Công ty qua quá trình hoạt động,


nghiên cứu cũng như tham khảo ý kiến của khách hàng đưa ra được những tiêu chí

và tầm quan trọng của những lãnh vực khách hàng quan tâm như chất lượng, giá thành, kỹ thuật, dịch vụ… Căn cứ vào các tiêu chí và tầm quan trọng của khách hàng đánh giá, các công ty tiến hành phân tích và phản hồi cho khách hàng hay tiếp tục xây dựng cải thiện…

Các công ty thường tiến hành khảo sát khách hàng qua thư, phỏng vấn qua điện thoại hoặc phỏng vấn trực tiếp.


1.5.3 Khía cạnh quản lý hoạt động nội bộ:


Tỷ lệ giao hàng đúng hẹn (OTD- On Time D elivery)

Phản ánh sự đúng hẹn của nhà cung cấp. Ngày nay, khi khuynh hướng sản xuất linh hoạt, rút ngắn thời gian tồn trữ nhằm cắt giảm chi phí liên quan đến hàng tồn kho. Chính vì vậy, tỷ lệ hàng giao đúng hạn cực kỳ quan trọng và được xác định thông qua số hàng được giao đúng hạn trên tổng số chuyến hàng giao trong kỳ.


OTD (%) = Số cℎuyến ℎàng được giao đúng ℎạn Tổng sốlượng cℎuyến ℎàng giao trong kỳ

x100


Tỷ lệ hàng hóa bị lỗi từ nhà cung cấp phần triệu (DPM )

Được xác định thông qua số lượng hàng bị lỗi nhận được trong kỳ theo công thức sau:

Số lượng hàng bị lỗi

DPM = Tổng số lượng hàng nhận trong kỳ ∗ 1,000,000


Tỷ lệ trả hàng cho nhà cung cấp (Supplier Return rate- SRR (%))

Được xác định thông qua số lượng hàng trả lại nhà cung cấp trong kỳ, và xác định theo công thức sau:


SRR (%) = Số lượng ℎàng trả cℎo nℎà cung cấp Tổng số lượng ℎàng nℎận trong kỳ

∗ 100


Tỷ lệ chi phí cho hoạt động mua hàng trên tổng giá mua

Được xác định thông qua tổng chi phí cho hoạt động mua hàng trên tổng số


hàng mua trong kỳ, và xác định theo công thức sau:

TlCℎi pℎí mua ℎàng (%) = Tổng cℎi pℎí mua ℎàng

Trị giá ℎàng mua trong kỳ


∗ 100


Số ngày hàng tồn kho (DII)


Số vòng quay hàng tồn kho là một chỉ số để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên phương diện quản lý hàng tồn kho, được xác định bằng cách lấy giá

vốn hàng bán trong một kỳ nhất định chia cho trị hàng tồn kho trong cùng kỳ. Số ngày tồn kho chính là số ngày của một vòng quay hàng tồn kho của một doanh nghiệp. Nó được xác định bằng cách lấy số ngày trong năm chia cho số vòng quay hàng tồn kho.

Số ngày tồn kho lớn là một dấu hiệu của việc doanh nghiệp đầu tư quá nhiều cho hàng tồn kho gây lãng phí và nguy cơ tiềm ẩn cao vì sự thay đổi hoặc sụt giảm về mặt chất lượng và công nghệ:

DII (ngày) = 365: Giá rốn ℎàng bán

Trgiá àng tồn kℎo trong k


Tỷ lệ sản phẩm lỗi trong quá trình sản xuất (DPM )


Chỉ tiêu này thường được xác định bằng công thức sau:

Tỷ lệ SP lỗi trong SX (DP M) = Số lượng ℎàng SX bị lỗi

Tổng sốlượng ℎàng SX trong kỳ


∗ 1,000,000


Tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ quy trình sản xuất của công ty khá ổn định, hiệu

quả và ngược lại.


Tỷ lệ hàng đạt chất lượng ngay từ đầu ( FPY- First pass yield)

Tỷ lệ hàng đạt chất lượng ngay từ đầu là một chỉ số đo lường tích lũy thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm. FPY được xác định bằng tỷ lệ phần trăm các sản phẩm đạt chất lượng hoàn thành trong chu trình sản xuất đó. Hàng hóa đã được hủy bỏ, phải sửa chữa lại trước khi hoàn thành bị loại ra khi tính toán chỉ số FPY.


FPY (%) = Số lượng hàng đạt chất lượng Tổng số lượng hàng sản xuất trong kỳ

∗ 100


Tỷ lệ chi phí gián tiếp so với doanh thu

Tương tự như chỉ số chi phí đơn vị cho từng sản phẩm đầu ra, tỷ lệ chi phí gián tiếp so với doanh thu được xác định như sau:

Tổng chi phí gián tiếp

Tỷ lệ Chi phí gián tiếp theo doanh thu =

Tỷ lệ chi phí phế liệu trên doanh thu(%)

Doanh thu ∗ 100


Chỉ tiêu này thường được xác định bằng cách lấy trị giá hàng hủy trong kỳ

chia cho doanh thu trong kỳ.


Tỷ lệ phế liệu (%)= Trị giá hàng phế liệu

Doanh thu trong kỳ

∗ 100


Các công ty đều đặt ra mục tiêu tỷ lệ này càng thấp càng tốt nhằm cắt giảm

chi phí và tăng khả năng sinh lợi.

Hệ số nợ trên vốn (D/E)

Hệ số nợ trên vốn là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp. Tỷ số này được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của công ty tại một thời điểm rồi chia cho giá trị vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ. Chỉ số này cho thấy cơ cấu vốn của doanh nghiệp và năng lực trong sử dụng và quản lý nợ. Tỷ số càng thấp, sự an toàn càng cao.


D/E (%)= Tổn g nợ

Vốn chủ sở hữa

∗ 100


Hệ số khả năng trả lãi

Hệ số khả năng trả lãi là một tỷ số tài chính đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận thu được từ quá trình kinh doanh để trả lãi các khoản mà công ty đã vay. Hệ số này càng cao, chứng tỏ công ty sử dụng vốn hiệu quả và thể hiện khả năng trang trải nợ vay của mình

Công thức tính tỷ số khả năng trả lãi như sau:


Hệ số khả năng trả lãi = Lợi nhuận trước thế và lãi vay

Chi phí lãi vay

(lần)


1.5.4 Khía cạnh đào tạo và phát triển:


Chỉ số hài lòng của nhân viên

Nhìn chung sự hài lòng nhân viên là nền tảng để nâng cao năng suất của nhân viên và giữ chân nhân viên nhằm hướng tới kết quả đầu ta lớn hơn công ty. Để nâng cao sự hài lòng của nhân viên công ty nên hướng tới các yếu tố tạo điều kiện là năng lực của nhân viên, cơ sở hạ tầng về công nghệ và điều kiện làm việc của nhân viên.


Tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên %

Tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên (%)

= Số lượng nhân viên nghỉ việc trong kỳ Tổng số lượng nhân viên trong kỳ


x100


Tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên phản ánh sự biến động của nguồn nhân lực của

công ty. Tỷ lệ nghỉ việc cao chứng tỏ sự bất ổn trong nguồn nhân lực- yếu tố quan trọng cho sự phát triển.

Doanh thu trên mỗi nhân viên

Doan h thu trên mỗi nhân viên = Doan h thu tron g kỳ

Số lượng nhân viên trong kỳ

Chỉ tiêu này đánh giá môt nhân viên tạo ra bao nhiêu đồng trong 1 năm, và thường được dùng để đánh giá năng suất của nhân viên, qua đó có thể đánh giá hiệu quả của nguồn nhân lực.


Tỷ lệ nhân viên được đào tạo so với kế hoạch

Số NV tham gia đào tạo

Tỷ lệ NV được đào tạo so với kế hoạch =

Tổn g NV phải tham gia trong kỳ


Chỉ tiêu này đánh giá hoạt động đào tạo của công ty so với kế hoạch đặt ra

và cũng là chỉ tiêu có thể đánh giá hiệu quả của nguồn nhân lực.


1.6 Ngành Điện dịch vụ sản xuất điện tử (EMS) và đặc điểm kinh doanh của ngành EMS

1.6.1 Ngành dịch vụ sản xuất Điện tử (EMS):

Dịch vụ sản xuất điện tử (Electronic M anufacturing Services -EMS) là một thuật ngữ được sử dụng cho các công ty cung cấp thiết kế điện tử, sản xuất và dịch vụ quản lý sản phẩm cho nhà sản xuất thiết bị gốc (Original Equipment Manufacturers - OEMs) hoặc các công ty sản phẩm điện tử. Các công ty sản phẩm điện tử và O EM s thường thuê ngoài hoạt động sản xuất của các công ty EMS nhằm tiết kiệm tối đa chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Sự phát triển của công nghệ gắn kết bề mặt (SMT) trên bo mạch in (PCB) cho phép việc lắp ráp các thiết bị điện tử được thực hiện nhanh chóng hơn. Tới giữa thập niên 1990, lợi thế của các công ty EMS trở nên hấp dẫn và các công ty O EMs bắt đầu tìm kiếm sự gia công & lắp ráp bo mạch in (PCBA) ở quy mô lớn.

Các ngành công nghiệp EMS thường được chia thành các Bậc (Tiers) tùy theo doanh thu. Jabil hiện đang nằm ở top 1 của ngành cùng với các công ty như Foxconn, Benchmark Electronics, Sanmina-SCI ....

Các công ty thuộc ngành EMS cũng đã bắt đầu cung cấp dịch vụ thiết kế được sử dụng trong tư vấn phát triển sản phẩm và cơ khí, điện, và hỗ trợ thiết kế phần mềm. Dịch vụ thử nghiệm thực hiện trong mạch in và phân tích phòng thí nghiệm thử nghiệm.


1.6.2 Đặc điểm kinh doanh ngành EMS:

Với đặc thù của ngành EMS là cung cấp thiết kế điện tử, sản xuất và dịch vụ quản lý sản phẩm cho nhà sản xuất thiết bị gốc (OEMs) hoặc các công ty sản xuất điện tử nhằm giúp các công ty này tiết kiệm tối đa chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Do đó, các công ty thuộc ngành kinh doanh EM S ngày nay đang cạnh tranh nhau ở các điểm:

- Cung cấp dịch vụ ở mức chi phí thấp nhất

- Cải thiện, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

- Thời gian thực hiện đơn hàng ( thời gian đưa sản phẩm ra thị trường) là ngắn


nhất

Do đó, các công ty EMS cần phải: Có khả năng thực hiện quá trình Giới thiệu

sản phẩm mới (NPI) mạnh, quản lý dữ liệu sản phẩm và chi phí nguyên vật liệu tốt, thời gian thực hiện đơn hàng ngắn nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất cũng như đảm bảo kỹ thuật khắt khe cho các sản phẩm điện tử hiện đại, kiểm soát và cắt giảm chi phí quản lý, phát triển và duy trì Các chương trình quản lý đánh giá sự hài lòng của khách hàng, ứng dụng nguyên lý, tư tưởng Lean Six Sigma trong mọi lúc, mọi nơi, linh hoạt để đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của doanh nghiệp.


1.7 Các yếu tố cơ bản tác động đến hiệu quả kinh doanh (Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam, 2008)

1.7.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong

Môi trường bên trong hay môi trường nội bộ là hệ thống các yếu tố liên quan đến các nguồn lực (nhân lực, vật chất, vô hình) và khả năng hoạt động của các bộ phận chuyên môn, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả, các hoạt động của doanh nghiệp hay tổ chức. Nhận diện và phân tích tốt các yếu tố của môi trường nội bộ, nhà quản trị có thể đánh giá những gì mà doanh nghiệp hay tổ chức có hoặc chưa có, thực hiện tốt hoặc chưa tốt so với yêu cầu hay tiêu chuẩn công việc. Những yếu tố m ôi trường bên trong bao gồm:

Tình hình tài chính: Các hoạt động quản trị tài chính thực hiện các công việc liên quan đến những hoạt động huy động và sử dụng các nguồn lực vật chất của doanh nghiệp hay tổ chức trong từng thời kỳ. Chức năng tài chính gắn liền với hoạt động của các bộ phận chức năng khác, quyết định tính khả thi, tính hiệu quả của nhiều chiến lược và chính sách khác của doanh nghiệp. Tài chính thường nhắm tới phân bổ các nguồn vốn có hiệu quả

Nguồn nhân lực: Quản trị nguồn nhân lực liên quan tới con người, một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định tới sự phát triển lâu dài hay sự thành bại của tổ chức. Công tác nguồn nhân lực thường nhắm tới là thu hút được lao động giỏi, trọng dụng, ưu đãi và giữ chân họ cùng với phát triển nguồn nhân lực vì đây là yếu tố sản xuất hàng đầu để có thể tạo và sáng tạo ra sản phẩm chất lượng.

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 29/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí