Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH JABIL Việt Nam đến năm 2017 - 1


LUẬN VĂN CAO HỌC


Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH JABIL Việt Nam đến năm 2017


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Các doanh nghiệp không còn cách nào khác hơn là phải có những hoạt động sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu suất và hiệu quả cao nhất để có thể tồn tại, phát triển và khẳng định thương hiệu của mình cùng với sự vận động không ngừng của nền kinh tế.

Tập đoàn Jabil là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất, cung cấp các dịch vụ sản xuất điện tử trọn gói và thiết kế cơ khí điện tử theo ý tưởng của khách hàng, quản lý sản phẩm toàn diện và thực hiện các dịch vụ bảo hành cho khách hàng trong các ngành công nghiệp khác nhau. Năm 2007, Jabil chính thức đặt nhà máy sản xuất tại Việt nam nhằm tối ưu hóa cạnh tranh về mặt địa lý, gia tăng sự lựa chọn cho khách hàng của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường tại Việt Nam với nhiều khác biệt do mang tính đặc thù định hướng xã hội chủ nghĩa, và trong bối cảnh chung mang nhiều bất ổn của nền kinh tế thế giới như hiện nay, việc phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh hiện tại nhằm mục đích dự báo những tình huống có thể xảy ra trong tương lai là việc làm cần thiết của Công ty lúc này để hỗ trợ Ban điều hành của Công ty đưa ra những phương hướng, sách lược hoạt động hợp lý cho Công ty trong thời gian tới.

Là một nhân viên của Jabil, với kinh nghiệm thực tiễn kết hợp với những kiến thức đã tích lũy được trong quá trình học tập và tâm huyết được góp phần vào thành công chung của Công ty, đặc biệt trong giai đoạn sắp tới khi nhà máy mới xây dựng và hoàn tất (tại Lô I-8-1, Khu công nghệ cao, Q 9, Tp HCM), tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại C ông ty TNHH JABIL Việt Nam đến năm 2017 ” làm luận văn cao học chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Trường Đ ại Học Lạc H ồng.


2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đánh giá rò thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Jabil Việt Nam trong những năm qua.

Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại một số các đơn vị kinh doanh của Công ty TN HH Jabil Việt N am trong những năm qua, dựa vào mô hình cân bằng điểm Balance Score Card (viết tắt là BSC) từ đó tác giả đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2012-2017.


3. Đối tư ợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Hiệu quả thực hiện hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Jabil Việt N am.

Phạm vi nghiên cứu:

Thời gian nghiên cứu từ năm 2007 đến 2011 của Công ty TNHH Jabil Việt Nam.


Không gian nghiên cứu:

Công ty TNHH Jabil Việt N am


4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu tại bàn: hệ thống hóa lý luận, kinh nghiệm trong nước, xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của luận văn. Từ đó giới thiệu được tổng quan của ngành sản xuất dịch vụ điện tử mà công ty đang tham gia.

Phương pháp thống kê và phân tích: Thống kê các thông tin, tài liệu về các chỉ số tài chính tập hợp vào mô hình cân bằng điểm (BSC).

Tổng hợp, so sánh và phân tích các chỉ số tài chính bằng các công cụ Excel kết hợp sử dụng mô hình BSC để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty Jabil Việt N am.

Phương pháp quan sát, phỏng vấn trực tiếp không dùng bảng câu hỏi: Phỏng


vấn, khảo sát thực tế nhân viên và ban giám đốc tại Công ty TNHH Jabil Việt Nam

nhằm tìm hiểu nguyên nhân.

Số liệu trong bài được xử lý bằng phần mềm Excel.


5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục bố cục đề tài bao gồm ba chương:

Chương 1. Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh, mô hình cân bằng điểm BSC và chỉ số đo lường cốt lòi KPI.

Chương 2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TN HH Việt Nam trong thời gian qua.

Chương 3. M ột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Jabil Việt N am trong định hướng phát triển đến năm 2017.


6. Q ui trình nghiên cứucủa đề tài:


Chương I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH 1


Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH


1.1 Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh


1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh:

Hiệu quả kinh doanh được xem là đại lượng kinh tế cho biết giá trị của kết quả đạt được ở đầu ra so với mục tiêu và so với giá trị của nguồn lực đầu vào của chu trình hoạt động.

Về mặt thời gian, hiệu quả kinh doanh đạt được xem xét trong từng giai đoạn, từng thời kỳ nhưng không được làm giảm sút hiệu quả các giai đoạn, các thời kỳ kinh doanh tiếp theo hay được xem xét trong cả ngắn hạn và dài hạn. Về không gian, hiệu quả kinh doanh chỉ có thể coi là đạt được một cách toàn diện khi toàn bộ hoạt động của các bộ phận, các đơn vị mang lại hiệu quả và không ảnh hưởng đến hiệu quả chung.

Về định lượng, hiệu quả kinh doanh phải được thể hiện ở mối tương quan giữa chi phí và kết quả theo những mục tiêu nhất định. Nói đến mục tiêu người ta luôn đề cập đến các chỉ số cụ thể về số lượng, chất lượng, thời gian và nguồn lực.


1.1.2 Ý nghĩa nâng cao hiệu quả kinh doanh:

Qua khái niệm của hiệu quả kinh doanh ta có thể thấy một số ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh:

- Kết quả của hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh giúp cho tổ chức có thể đánh giá trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực đã có so với mục tiêu đề ra.


- Kinh doanh hiệu quả cũng giúp tổ chức có khả năng thúc đẩy tiến bộ khoa

học và công nghệ, tạo cơ sở cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất.


- Sản xuất kinh doanh phát triển qua từng giai đoạn.


1.1.3 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh:

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nó được phản ánh thông qua hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, các báo cáo của kế toán. (Phạm Văn Được – Lê Thị Minh Tuyết- Huỳnh Đức Lộng, 2009)

Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là đi sâu nghiên cứu quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của quản lý kinh doanh, căn cứ vào các tài liệu thống kê và các thông tin kinh tế khác, bằng những phương pháp nghiên cứu thích hợp, phân giải mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế nhằm làm rò bản chất của hoạt động kinh doanh, nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. (Phạm Văn Được – Lê Thị Minh Tuyết- Huỳnh Đức Lộng, 2009).


1.1.4 Ý nghĩa phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh:

- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và còn là công cụ để cải tiến quản lý trong kinh doanh.

- Phân tích hoạt động và hiệu quả kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh.

- Phân tích kinh doanh còn là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa rủi ro trong kinh doanh, trên cơ sở kết quả phân tích, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra và các phương pháp phòng ngừa phù hợp trước khi chúng xảy ra.

Ngoài ra, đối với một bộ phận các đối tượng bên ngoài là những người không trực tiếp điều hành nhưng họ có mối quan hệ về quyền lợi với doanh nghiệp, thông qua tài liệu và kết quả phân tích giúp họ có những quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, hay cung cấp các mức hạn mức tín dụng…


1.2 Lý thuyết và nội dung về mô hình cân bằng điểm-BSC (R.Kaplan & D.Norton, 2011)

1.2.1 Thẻ điểm cân bằng -BSC

Thẻ điểm cân bằng - The Balance Scorecard (BS C) được nghiên cứu và phát triển bởi hai tác giả là R.Kaplan và D.Norton từ những năm 1990. BSC chỉ ra cách thức mà các nhà quản lý có thể sử dụng công cụ mang tính cách mạng này để huy động nhân viên của họ hoàn thành sứ mệnh của công ty (R.Kaplan & D.N orton, 2011).


1.2.2 Nội dung mô hình BSC:

Mỗi Thẻ điểm cân bằng BSC gồm bốn viễn cảnh (hay phương diện - Perspective), bao gồm: Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ và Học hỏi & Phát triển. Trong mỗi phương diện lại bao gồm nhiều thước đo hiệu suất, chúng vừa là công cụ đánh giá, truyền đạt kết quả công tác vừa là công cụ dẫn dắt, thu hút nỗ lực từ nhân viên đến giám đốc để từ đó thực thi thành công chiến lược.

Bốn phương diện của BSC chủ yếu diễn giải và trả lời cho các câu hỏi sau:

- Phương diện tài chính: Các cổ đông của chúng ta kỳ vọng gì đối với kết quả thực hiện về tài chính?

- Phương diện khách hàng: Để đạt được tầm nhìn, chúng ta cần phải tạo ra giá trị gì cho khách hàng?

- Phương diện quy trình nội bộ: Để thỏa mãn cổ đông và khách hàng, các quy trình kinh doanh nào của chúng ta cần phải vượt trội?

- Phương diện H ọc hỏi và phát triển: Để hoàn thành mục tiêu, làm thế nào để chúng ta duy trì khả năng thay đổi và phát triển?


Hình 1 1 Mô hình Thẻ điểm cân bằng BSC R Kaplan D Norton 2011 Bốn phương 2


Hình 1.1 Mô hình Thẻ điểm cân bằng- BSC (R.Kaplan & D. Norton,2011)

Bốn phương diện này cho phép tạo sự cân bằng đó là:

- Sự cân bằng giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

- Sự cân bằng giữa đánh giá bên ngoài liên quan đến các cổ đông, khách hàng và những đánh giá nội bộ liên quan đến qui trình xử lý, đổi mới, đào tạo và phát triển.

- Sự cân bằng giữa kết quả mong muốn đạt được (tương lai) và những kết quả trong thực tế (quá khứ).

- Sự cân bằng giữa những đánh giá khách quan và đánh giá chủ quan


1.2.3 Vai trò của mô hình BSC:

BSC hiện nay đang được sử dụng như một hệ thống quản lý chiến lược nhằm hoàn thành những quá trình quản lý trọng yếu sau:

- BSC làm rò và cụ thể hóa tầm nhìn và chiến lược thông qua quá trình diễn giải và p hân tích khi xây dựng thẻ điểm của các nhà quản lý cấp cao.

- BSC là một công cụ giúp doanh nghiệp đánh giá và kiểm soát quản lý từ nhiều góc độ, giúp nhà lãnh đạo nhìn một cách toàn diện hơn về hiệu quả quản lý của một tổ chức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2022