Khái Quát Về Ngân Hàng Tmcp Quân Đội – Cn Việt Trì.


thẩm định các chỉ tiêu tài chính này, chỉ tiêu này là cơ sở hết sức quan trọng để

ngân hàng cho vay.

Năng lực tài chính của khách hàng càng cao khả năng đáp ứng các điều kiện

tín dụng càng lớn từ đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Năng lực quản lý của khách hàng: Khách hàng vay vốn phải có năng lực quản lý tốt điều này thể hiện ở khả năng tổ chức nhân sự, sắp xếp các phòng ban, tổ chức hệ thống hạch toán kế toán, quản lý tài chính vừa đúng theo quy định của Nhà nước lại bảo đảm tính hiệu quả của hệ thống kế toán, tài chính, thống kê giúp cho ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đó làm cơ sở cho ngân hàng ra quyết định cho vay kịp thời và hiệu quả.

- Quyền sở hữu tài sản và khả năng đáp ứng các biện pháp đảm bảo: Bất cứ khách hàng nào cũng có sở hữu một lượng tài sản nhất định để sản xuất kinh doanh. Việc sở hữu tài sản thể hiện ở khả năng Nhà nước công nhận về mặt sở hữu tài sản đó như: Quyền khai thác, sử dụng, đầu tư, sửa chữa… hay toàn quyền quyết định tài sản đó.

Thông thường khi khách hàng quan hệ với ngân hàng thì việc bảo đảm bằng tài sản thế chấp, cầm có khi khách hàng không trả được nợ là cơ sở để cho ngân hàng thu hồi được vốn. Vì vậy, quyền sở hữu tài sản là khả năng đáp ứng các biện pháp bảo đảm là cơ sở để cho ngân hàng có thể cho khách hàng của mình vay.

- Tính khả thi của dự án xin vay: Dự án là nơi hội tụ tất cả các năng lực của khách hàng. Dự án đầu tư có tính khả thi là dự án phải thuyết minh được tính thiết thực, mục đích và kết quả của dự án, sự phù hợp của quá trình đầu tư với sự quy hoạch của nền kinh tế xã hội của vùng, miền hay ngành đó. Thông thường người ta sử dụng các chỉ số để đánh giá tính hiệu quả tài chính của dự án như: Giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), chỉ số doanh lợi (PI) hay thời gian hoàn vốn (PP) làm cơ sở để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Khi dự án có hiệu quả về mặt tài chính, phù hợp với sự phát triển của xã hội và được luật pháp cho phép thì nó là cơ sở để ngân hàng cho khách hàng vay.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Tư cách đạo đức của người vay: Chỉ tiêu này rất khó nắm bắt và rất khó thẩm định nhưng trước khi cho vay buộc ngân hàng phải xem xét một cách ký lưỡng vì điều này liên quan tới việc khách hàng trả nợ sau này. Một khi khách hàng có đạo đức không tốt thì khả năng hoàn trả vốn vay và lãi cho ngân hàng là rất khó (kể cả khi họ đủ khả năng trả nợ) hay khả năng họ sử dụng vốn đúng mục đích là rất ít.

1.3.4.3 Nhóm nhân tố từ môi trường.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi Nhánh Việt Trì - 6

- Môi trường cạnh tranh:

Đối với các Ngân hàng Thương mại thì các Ngân hàng Thương mại khác, các Ngân hàng Thương mại cùng hệ thống khác địa bàn, các tổ chức trung gian tài chính khác như: công ty bảo hiểm, các công ty tài chính… được xem là những đối tác cùng kinh doanh. Mối quan hệ giữa Ngân hàng Thương mại và các tổ chức trên là mối quan hệ tương tác, tác động qua lại lẫn nhau và các tổ chức trên vừa là đối thủ cạnh tranh đồng thời cũng là đối tác kinh doanh của Ngân hàng. Và do đó, tác động của đối thủ cạnh tranh tới chất lượng hoạt động tín dụng cũng diễn ra theo hai chiều hướng:

Thứ nhất, để chiếm ưu thế trong cạnh tranh mỗi Ngân hàng luôn phải quan tâm tới đầu tư trang thiết bị hiện đại, tăng cường thu hút, đào tạo thêm đội ngũ lao động trình độ cao, không ngừng củng cố khuếch trương uy tín, thế mạnh của Ngân hàng mình, chiều hướng này sẽ góp phân nâng cao chất lượng tín dụng.

Thứ hai, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các Ngân hàng cũng làm cho các Ngân hàng bỏ qua một số điều kiện cần thiết trong quy trình tín dụng, nới lỏng một số điều kiện nhằm khả năng cạnh tranh trên thị trường, thu hút thêm khách hàng, do vậy sẽ làm cho chất lượng tín dụng của Ngân hàng sụt giảm.

- Môi trường kinh tế.

Những diễn biến về lạm phát, giá cả, bất động sản, tỷ giá ngoại tệ, tổng mức tăng trưởng tín dụng nói chung và luồng vồn từ bên ngoài thường là những yếu tố gây ra những yếu kém trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt có thể gây ra những rối


loạn mang tính hệ thống, khi tất cả các ngân hàng đều chịu tác động một lúc bởi

những thay đổi trên.

Sự bất ổn của nền kinh tế: tăng trưởng kinh tế âm, thâm hụt tài chính lớn không có khả năng chống đỡ, bù đắp, tự do hoá tài chính quá nhanh dẫn đến những hành vi thiếu thận trọng, tự do hoá về cán cân vốn không tương xứng với sự phát triển của nền kinh tế nội địa, sự tăng, giảm giá đột biến của tài sản có thể là những nguyên nhân gây ra rủi ro hệ thống; sự cho vay tràn lan đối với hoạt động đầu cơ tài chính vào thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán so với các mặt hàng khác và sự cho vay như vậy lại dựa trên giá trị tài sản thế chấp là một trong những nguyên nhân kéo chất lượng tín dụng xuống thấp. Ngược lại, hoạt động kinh tế cũng như những biến động trên thị trường là không đáng kể và có thể dự đoán được thì sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng Thương Mại, giải quyết tốt mối quan hệ giữa cung và cầu vốn đáp ứng được nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế ngày càng cao.

- Môi trường pháp lý:

+ Với một môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật, văn bản dưới luật, sự sách nhiễu của các văn bản hành chính có liên quan sẽ khiến cho các doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn, thiếu đi tính linh hoạt cần thiết, do vậy vốn đưa vào kinh doanh sẽ chứa đựng nhiều rủi ro. Cùng với nó là sự thay đổi trong chính sách tiền tệ hoặc chính sách tài khoá của chính phủ qua từng thời kỳ cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ cho ngân hàng trong quá trình hoạt động của nó. Vì vậy việc xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh, ổn định sẽ tạo thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có các Ngân hàng thương mại.

- Môi trường chính trị:

Môi trường chính trị đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt là đối với lĩnh vực hoạt động nhạy cảm như Ngân hàng. Tính ổn định về chính trị trong nước là một nhân tố tạo ra những thuận lợi và ngược lại chính trị không ổn định cũng gây ra những khó khăn không phải là nhỏ đối với hoạt


động của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại nói riêng. Một khi xảy ra những diễn biến gây bất ổn định về chính trị như: chiến tranh, xung đột sắc tộc, mâu thuẫn nội bộ giữa các đảng phái chính trị, bạo động, biểu tình, bãi công, cấm vận, thì như vậy nghĩa là các doanh nghiệp trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không thể yên tâm đầu tư vốn vào quốc gia đó, doanh số phát vay không thể có cơ hội tốt để tăng lên và phần tăng lên đó lại rất khó có khả năng hoàn trả lại cho Ngân hàng. Việc bất ổn định về chính trị sẽ làm tê liệt quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá bị đình trệ, vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh khó có thể thu hồi, từ đó dẫn đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại cũng bị ảnh hưởng theo.

- Môi trường tự nhiên:

Các yếu tố về môi trường tự nhiên như: thiên tai, lũ lụt, địa bàn hoạt động cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay, thu hồi nợ hay nói cách khác là ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Mặc dù rủi ro này là khó dự đoán nhưng bù lại những rủi ro loại này lại chiếm không lớn, hơn thế nữa Ngân hàng lại được chia sẻ rủi ro, thiệt hai với các công ty bảo hiểm hoặc được Nhà nước hỗ trợ khi thiệt hại xảy ra ở quy mô lớn và mang tính hệ thống.


Kết luận chương I:

Việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng là nguồn gốc để hạn chế rủi ro, hoạt động tín dụng giữ vị trí hết sức quan trọng, góp phần tạo ra lợi nhuận nói riêng và tạo đà tăng trưởng vững chắc cho nền kinh tế xã hội nói chung. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng.

Trong Chương I này, luận văn đã hệ thống hóa các nội dung cơ bản của công tác tín dụng, trong đó tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Những nội dung lý luận này sẽ được vận dụng vào


điều kiện cụ thể của Ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Việt Trì để phân tích, đánh

giá phát hiện vấn đề tồn tại để có các giải pháp cụ thể hoàn thiện.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH VIỆT TRÌ.


2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Việt Trì.

2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quân Đội.

Ngân hàng TMCP Quân đội được thành lập vào ngày 04/11/1994 theo giấy phép số 0054/NH – GP, do Ngân hàng nhà nước cấp ngày 14/ 09/1994 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060297, do Sở kế hoạch – Đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/9/1994 (sửa đổi ngày 27/12/2002) dưới hình thức là ngân hàng cổ phần, chuyên kinh doanh về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và làm kinh tế.


Tên đầy đủ bằng tiếng việt : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội.

Tên giao dịch : Military Comercial Joint Stock Bank.

Hội sở : Số 21 Cát Linh, Đông Đa, Hà Nội.

Website : www.mbbank.com.vn


Với số vốn góp ban đầu thành lập là 20 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Quân đội là một pháp nhân kinh tế độc lập, có tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và có quyền tự chủ trong mọi hoạt động kinh doanh.

Phương châm hoạt động: Trở thành một đối tác tin cậy, an toàn và trung thực. Đảm bảo lợi ích cho cả hai bên khách hàng và Ngân hàng, bằng việc cung cấp các dịch vụ của Ngân hàng tiện ích và ưu việt. Không ngừng đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với xu thế thị trường và nhu cầu của khách hàng. Đảm bảo tiện ích Ngân hàng thông qua nhiều kênh phân phối thuận tiện. Đảm bảo quyền lợi và lợi ích của các cổ đông.

Một số chỉ tiêu chính của Ngân hàng TMCP Quân Đội tính đến 30/6/2013:

- Vốn điều lệ của Ngân hàng đạt 10.600 tỷ đồng tăng hơn 530 lần so với ngày đầu thành lập.

- Huy động vốn: 130.467 tỷ đồng, tăng 12.609 tỷ đồng so với cuối năm

2012.


2012.


- Dư nợ tín dụng: 77.721 tỷ đồng, tăng 3.157 tỷ đồng so với cuối năm


- Nợ xấu: 2,57%.

- Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 389 tỷ đồng

- Lợi nhuận trước thuế đạt: 2.048 tỷ đồng

- Tổng nhân sự: 5.400 Cán bộ nhân viên

- Mạng lưới: 182 điểm giao dịch.


Sản phẩm và dịch vụ chính của MB gồm:

- Các sản phẩm dịch vụ cho nhóm khách hàng cá nhân: Tiền gửi, tài khoản, giấy tờ có giá ngắn hạn, cho vay cá nhân, bảo lãnh, dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền ,dịch vụ ngoại hối cá nhân, dịch vụ khác.

- Các sản phẩm dịch vụ cho nhóm khách hàng doanh nghiệp: Tiền gửi, tín dụng doanh nghiệp, sản phẩm ngoại hối, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ thanh toán trong nước, sản phẩm giấy tờ có giá, dịch vụ khác

- Sản phẩm, dịch vụ cho nhóm khách hàng định chế: ngân hàng đại lý, thị trường tài chính gồm, thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, sản phẩm công cụ nợ gồm: uỷ thác đầu tư giấy tờ có giá với các dịch vụ như tư vấn phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, uỷ thác đầu tư, các gói dịch vụ đầu tư giấy tờ có giá với tỷ suất sinh lời cao; Và tư vấn bảo lãnh phát hành giao dịch trái phiếu. Ngân hàng Quân đội (NHQĐ) ra đời với mục đích kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng nhằm chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp quân đội tham gia làm kinh tế, các dự án quốc phòng. Phương châm hoạt động của NHQĐ là “ VỮNG VÀNG – TIN CẬY”; Ngân hàng luôn gắn bó với khách hàng truyền thống, không ngừng mở rộng các thành phần kinh tế, Ngân hàng đã góp sức vào nhiều công trình lớn của đất nước như Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi, cảng Hàng không Nội Bài, Tân Sơn Nhất…Trong những năm qua, NHQĐ luôn là người đồng hành tin cậy của khách hàng và uy tín của Ngân hàng được củng cố và phát triển.

Trong nhiều năm qua, Ngân hàng TMCP Quân đội đã nhận được nhiều giải thưởng xuất sắc. Trong hai năm liên tục 2004 và 2005, Ngân hàng TMCP Quân đội được nhận giải dịch vụ thanh toán toàn cầu và quản lý vốn xuất sắc do SHB – Mỹ trao tặng. Năm 2006, MB được được tập đoàn Standard Chartered Bank trao tặng giải thưởng “ Ngân hàng đạt chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2006”. Đồng thời, MB cũng nhận được nhiều giải thưởng khác do các tổ chức cá nhân trong nước bình trọn: Sao vàng đất Việt, Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2005, Thương hiệu Việt uy tín chất lượng năm 2007, giải thưởng “ Quả cầu vàng”, danh


hiệu : “ Doanh nghiệp dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008”, đặc biệt trong năm 2012 MB được đánh giá nằm trong top 50 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam…Với những kết quả tốt đẹp đã đạt được, có thể khẳng định rằng MB là một trong những ngân hàng có sức phát triển nhanh, tăng trưởng tốt và hiệu quả.


Mục tiêu chiến lược giai đoạn 2012 – 2015:

- Đứng trong tóp 3 Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam

- Đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm gấp 1,5 đến 2 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành Ngân hàng.

Tầm nhìn giai đoạn 2010 – 2015:

- Trở thành Ngân hàng thuận tiện đối với khách hàng với trụ cột: Ngân hàng cộng đồng, Ngân hàng chuyên nghiệp, Ngân hàng giao dịch và 2 nền tảng: Quản trị rủi ro hàng đầu và văn hóa cung cấp dịch vụ, thực thi nhanh hướng tới khách hàng.


2.1.2 Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Việt Trì.

2.1.2.1 Giới thiệu chung:

Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Việt Trì (MB Việt Trì) được thành lập theo giấy chứng nhận kinh doanh số: 0100283873-017 do Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Việt Trì cấp ngày 27 tháng 6 năm 2006.

Trải qua hơn 7 năm hoạt động, MB Việt Trì từ một Ngân hàng nhỏ chưa tên tuổi tại địa bàn Việt Trì với một trụ sở chính tại số 2175, Đại lộ Hùng Vương, Phường Gia Cẩm, Thành phố Việt Trì, tỉnh Việt Trì; nay đã trở thành ngân hàng có một vị thế nhất định trong hệ thống các NHTM trên địa bàn tỉnh Việt Trì với 4 điểm giao dịch.

Được thành lập năm 2006 Chi nhánh mới chỉ có 12 cán bộ, hầu hết là cán bộ mới chưa có kinh nghiệm cho đến nay đội ngũ cán bộ nhân viên Chi nhánh đã có sự tăng trưởng nhanh chóng, chất lượng tuyển dụng ngày càng được nâng cao và thực hiện chuẩn hoá theo mô hình tổ chức của HO. Đến 31/12/2012 Nhân sự của MB Việt Trì là 70 cán bộ nhân viên, trong đó cán bộ quản lý 15 người. Chi nhánh đã thực hiện tuyển dụng đợt cuối năm 2012 theo định biên nhân sự được phê duyệt,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2023