Ảnh Hưởng Của Cuộc Khủng Hoảng Tới Nền Kinh Tế Việt Nam


Nhập khẩu của Nhật trong quý 4 cũng giảm 21,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, trong quý này, Nhật Bản vẫn chịu thâm hụt quý thứ ba liên tiếp, ở mức 320,7 tỷ Yên (3,6 tỷ USD).

Tình trạng doanh thu và lợi nhuận lao dốc đang khiến nhiều công ty lớn của Nhật như Toyota, Sony, Honda… tiến hành cắt giảm hàng ngàn việc làm và đóng cửa nhiều dây chuyền sản xuất. Hiện hãng Toyota đang dự định cắt giảm 4.500 việc làm tạm thời. Hãng Honda thì cho biết, từ nay tới tháng 4 sẽ sa thải toàn bộ 3.100 công nhân làm việc tạm thời tại hãng.

Kinh tế Nhật hiện đang ở trong một giai đoạn khó khăn hiếm gặp. Thủ tướng nước này Taro Aso từng nhận xét, cuộc khủng hoảng đang diễn ra là cuộc khủng hoảng “trăm năm có một”. Các số liệu thống kê đã công bố cho thấy, sản lượng của các nhà máy ở Nhật trong tháng 11 đã giảm tới 8,5%, mạnh nhất trong vòng hơn một nửa thế kỷ qua.

Các nhà phân tích của Barclays Capital đã dự báo, trong quý 4/2008 vừa qua, kinh tế Nhật có thể đã tăng trưởng âm 12% so với cùng kỳ năm ngoái, quý sụt giảm mạnh nhất từ năm 1974 tới nay.

Ngoài những khó khăn chung của kinh tế thế giới, các nhà xuất khẩu của Nhật Bản còn phải vật lộn với sự lên giá của đồng Yên so với các đồng tiền mạnh khác khiến hàng hóa của Nhật trở nên đắt đỏ hơn ở thị trường nước ngoài.

Ước tính, cứ mỗi Yên giảm đi trong tỷ giá USD so với đồng tiền này sẽ khiến lợi nhuận hoạt động của hãng Honda giảm mất 18 tỷ Yên. Hiện tỷ giá USD so với Yên Nhật là khoảng 90 Yên ăn 1 USD. Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, cán cân tài khoản vãng lai của nước này bị thâm hụt là do ảnh hưởng của tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, khiến kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản giảm tới 46,3% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 3.282,2 tỷ Yên, trong khi kim ngạch xuất khẩu giảm 31,7% xuống 4.126,6 tỷ Yên.

Trong số các thị trường xuất khẩu chủ chốt, xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ giảm tới 52,9% và sang châu Á giảm 46,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 1, cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ của Nhật Bản thâm hụt tới 1.100,2 tỷ Yên, tăng 180,3 tỷ Yên so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó thâm hụt thương mại hàng hóa là 844,4 tỷ Yên và thâm hụt thương mại dịch vụ là 255,8 tỷ Yên. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp cán cân thương mại của Nhật Bản bị thâm hụt.

Cùng ngày 9/3, tổ chức xếp hạng tín dụng tư nhân "Tokyo Shoko Research" công bố báo cáo cho biết trong tháng 2/2009, có 1.318 doanh nghiệp Nhật Bản tuyen bố phá sản, tăng 10,38% so với cùng kỳ năm ngoái.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


1.4.3. EU- Các nước châu Âu

Một số giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính thế giới tới hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam - 5

Trong năm 2008, chỉ số tin tưởng đã rơi từ 75 xuống còn 67 điểm. Theo giới chuyên gia, Châu Âu cần khẩn cấp có một giải pháp gây sốc trong lĩnh vực tiền tệ và ngân sách, để ngăn cản các nền kinh tế trong khu vực đồng Euro lún sâu vào suy thoái

Cuộc khủng hoảng thế giới gây ra những hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế Hoa Kỳ và Anh Quốc và giờ đây, các nước trong khu vực đồng Euro cũng đang hứng chịu những tác động ngày càng lớn. Các chỉ số vừa công bố cho thấy tình hình kinh tế tại châu Âu xấu đi một cách nhanh chóng.

Theo thông báo ngày 08/01 vừa qua của Ủy ban châu Âu, trong khu vực đồng Euro, chỉ số tin tưởng của giới chủ doanh nghiệp và người tiêu dùng đã tụt giảm nhanh trong năm 2008, mất đi 8 điểm, chỉ còn 67,1 điểm. Đây là mức tồi tệ nhất kể từ năm 1985, khi châu Âu tiến hành điều tra trong lĩnh vực này.

Vào giữa tháng 12, Ngân Hàng Thế Giới cho rằng trong năm 2009, tổng sản phẩm quốc nội PIB của khu vực đồng Euro sẽ giảm khoảng 0,6%. Nhìn vào thực trạng kinh tế hiện nay, giới chuyên gia khẳng định, đó là một dự báo lạc quan lỗi thời. Nền kinh tế châu Âu đang rơi vào một vòng xoáy luẩn quẩn mà không ai biết là đến khi nào thì lục địa già cỗi này nhanh chóng thoát ra khỏi khủng hoảng.

Vào lúc mà kinh tế Ai Len, Tây Ban Nha đang gây lo ngại do thị trường tài chính, tín dụng và địa ốc bị đình đốn, không ít chuyên gia trông đợi vào nước Đức như một con đê, ngăn cản cơn lũ khủng hoảng. Thế nhưng, con đê Đức đang có nguy cơ bị vỡ, với nhiều chỉ số cho thấy nền kinh tế nước này bị hụt hơi : Trong tháng 10 năm 2008, xuất khẩu giảm 10,6%, dư thừa cán cân thương mại không ngừng co lại, chỉ còn khoảng 9,7 tỷ Euro trong tháng 11 so với 16,4 tỷ của tháng trước.

Cuối năm 2008, lần đầu tiên kể từ 3 năm qua, thất nghiệp tại Đức đã vượt qua ngưỡng 3 triệu người. Còn hệ thống ngân hàng, vốn vẫn được coi là vững chắc, thì đang trong trạng thái nguy ngập. Điều chưa từng thấy là ngày 08/01/2009, Berlin đã phải quốc hữu hóa một phần ngân hàng thương mại đứng hàng thứ hai, Commerzbank, nhắm cứu cơ sở này khỏi bị phá sản. Trưởng nhóm kinh tế gia của ngân hàng Deutsche Bank, ông Norbert Walter, dự báo là trong năm nay, 2009, tổng sản phẩm quốc nội của Đức có thể sẽ mất tới 4%.

Giới chuyên gia nhấn mạnh là châu Âu cần khẩn cấp có một giải pháp mạnh, gây sốc, trong lĩnh vực tiền tệ và ngân sách, để ngăn cản các nền kinh tế trong khu vực đồng Euro lún sâu vào một cuộc suy thoái trầm trọng hơn.


CHƯƠNG II. ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ THẾ GIỚI TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM‌‌


2.1 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới nền kinh tế Việt Nam

2.1.1 Những khó khăn bên trong của nền kinh tế Việt Nam (khi xảy ra khủng hoảng)

Thứ nhất, về tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 sụt giảm so với nhiều năm trước, chất lượng tăng trưởng và hiệu quả tăng trưởng vẫn chưa có sự cải thiện rõ rệt. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và của sản phẩm còn thấp.

Thứ hai, lạm phát cao ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất- kinh doanh và đời sống nhân dân: Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hết sức khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại vì không đủ sức gánh chịu lãi suất vay quá cao. Sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình đốn, một số lâm vào tình trạng phá sản. Đời sống của nhiều tầng lớp dân cư, chủ yếu là những người làm công ăn lương, nông dân, đồng bào vùng thiên tai bão lụt và đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn do lạm phát.

Thứ ba, xuất khẩu chưa bền vững nhập siêu cao: Giá trị nhập siêu ở mức cao đe dọa đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là cung cầu ngoại tệ và tỷ giá hối đoái. Tình trạng nhập siêu gia tăng thể hiện sự yếu kém căn bản của một nền kinh tế dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên và nguồn nhân lực chất lượng không cao với việc xuất khẩu các sản phẩm thô và gia công cho nước ngoài, ngành công nghiệp phụ trợ yếu kém.

Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao nhưng vốn giải ngân thấp: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng cao, thể hiện lòng tin của doanh nghiệp nước ngoài với môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần chú ý như: tỷ trọng vốn giải ngân so với vốn đăng kí chưa được cải thiện nhiều; vốn đăng kí vào các dự án bất động sản (văn phòng cho thuê, khu vui chơi giải trí, nhà ở, sân golf…) chiếm tỉ trọng khá cao so với đầu tư vào khu vực sản xuất; nông, lâm, ngư nghiệp vẫn là lĩnh vực kém hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài các yếu tố thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài, các nút thắt đối với việc thực hiện vốn đầu tư (kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực và thủ tục hành chính) vẫn chưa có


sự cải thiện rõ ràng.

Thứ năm, thị trường chứng khoán bị sụt giảm trong khi thị trường bất động sản trầm lắng: Thị trường chứng khoán có những biến động bất thường, ngoài tác động của sợ biến động thị trường tài chính quốc tế và tình trạng suy thoái kinh tế của nhiều nước công nghiệp phát triển, thì những biến động kinh tế vĩ mô trong nước và những khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã ảnh hưởng mạnh tới sự biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Chỉ số chứng khoán liên tục giảm sút trong những tháng gần đây. Tuy chưa đóng vai trò là thước đo phản ánh trạng thái của nền kinh tế, song sự sụt giảm mạnh của chỉ số chứng khoán cũng cho thấy những khó khăn lớn của nền kinh tế.

Cùng với sự sụt giảm của chỉ số chứng khoán, sự đóng băng của thị trường bất động sản tiềm ẩn những nguy cơ gây nên bất ổn định kinh tế vĩ mô. Theo báo cáo của ngân hàng thương mại, tổng dư nợ vốn cho vay đầu tư bất động sản trong cả nước đã lên tới trên 115.000t tỷ đồng, chiếm 9,5% tổng dư nợ của toàn bộ nền kinh tế. Số vốn đầu tư vào bất động sản lớn tập trung chủ yếu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 75% tổng dư nợ cho vay bất động sản của cả nước) . Về lý thuyết tỷ trọng này chưa phải đáng lo ngại, nhưng tình trạng khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu và nguy cơ suy giảm kinh tế trong nước là những cảnh bảo về những nguy cơ có thể xảy ra từ tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản, nhất là khi thị trường bất động sản chứa đựng yếu tố đầu cơ, chứ không phản ánh trung thực quan hệ cung cầu.

Thứ sáu, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn: Các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, gặp nhiều khó khăn do những biến động bất lợi của môi trường kinh tế vĩ mô. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu có qui mô vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh còn thấp kém.Trong điều kiện khó khăn chung của cả nền kinh tế, các doanh nghiệp phải đối mặt với hàng loạt khó khăn chồng chất: giá cả các yếu tố đầu vào tăng cao, hàng hóa sản xuất ra khó tiêu thụ, sản xuất- kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị thu hẹp, không có khả năng thanh tóa các khoản nợ đến hạn…Để giữ vững sản xuất- kinh doanh, các doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn, nhưng việc tiếp cận đến nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng các khó khăn hơn so với trước đây. Theo báo cáo của các ngân hàng thương mại, chỉ khoảng một nửa số doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại.Để góp phần kiềm chế lạm phát, thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất huy động và tỉ lệ dự trữ bắt buộc, dẫn


đến tăng lãi suất cho vay, khiến nhiều doanh nghiệp không chịu nổi. Theo hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhóm doanh nghiệp bị tác động mạnh bởi lạm phát, đang hết sức khó khăn, bị phá sản hoặc đứng trước nguy cơ phá sản lên tới 20% tổng số các doanh nghiệp. Với khả năng nội tại còn hạn chế, các doanh nghiệp không dễ vượt qua được những trở ngại của sự biến động kinh tế vĩ mô. Khó khăn của các doanh nghiệp không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng chung của nền kinh tế mà còn có những hậu quả tiêu cực về mặt xã hội.

Không chỉ các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gặp nhiều khó khăn, tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với các cơ sở sản xuất nông nghiệp và người nông dân.Trong những tháng cuối năm 2008, giá cả nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu như cao su, cà phê, gạo giảm mạnh do nhu cầu nhập khẩu của thế giới đi xuống, khiến cho người nông dân gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu vào của sản xuất tăng cao trong những tháng đầu năm. Mặc dù từ tháng 10/2008 đến nay, giá một số sản phẩm đầu vào đã giảm những vẫn chưa đủ bù đắp thiệt hại của người nông dân.Ngành chăn nuôi trong nước gặp nhiều khó khăn do bệnh dịch và giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh trong thời gian vừa qua. Mặt khác, ngành chăn nuôi Việt Nam lại đang phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ nước ngoài do quyết định giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi, khiến nhiều cơ sở chăn nuôi trong nước phải đóng cửa.

Thú bẩy, tình trạng mất việc làm có xu hướng tăng lên: Theo số liệu chính thức, hết năm 2008, cả nước có gần 30.000 lao động làm việc trong các doanh nghiệp bị mất việc làm do suy giảm kinh tế. Dự báo năm 2009 có thêm khoảng

150.000 lao động mất việc làm. Tình trạng thất nghiệp gia tăng tác động xấu tới hệ thống an sinh xã hội.

2.1.2. Ảnh hưởng của khủng hoảng đến một số lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã và sẽ ảnh hưởng đến một số hoạt động của kinh tế nước ta, nhưng mức độ tác động không lớn như các nước đang phát triển khác.

2.1.2.1. Về hoạt động ngân hàng và thị trường tiền tệ

Tuy cuộc khủng hoảng chưa có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống ngân hàng, nhưng một số tác động gián tiếp là đáng kể. Trước hết, đó là diễn biến của tỷ giá và lãi suất USD. Tỷ giá USD với đồng Việt Nam trên thị trường có nhiều biến động do tâm lý của người dân. Trước tình hình đó, Chính phủ và Ngân hàng Nhà


nước Việt Nam đã có các biện pháp, chính sách để điều hành, ổn định tỷ giá, hạ lãi suất cơ bản, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu, rà soát và kiểm soát nợ xấu của các ngân hàng thương mại.

Những tác động đến hệ thống ngân hàng

Từ việc phân tích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ nước Mỹ nêu trên, chúng ta có thể khẳng định là cuộc khủng hoảng này sẽ không có tác động đáng kể đến hệ thống ngân hàng Việt Nam, bởi lẽ:

Thứ nhất, mức độ hội nhập của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của hệ thống ngân hàng nói riêng với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Mỹ và thế giới chưa sâu. Các ngân hàng Việt Nam hiện nay chủ yếu làm cầu nối cung cấp dịch vụ thanh toán, bảo lãnh và bao thanh toán cho các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu. Bên cạnh đó, lượng vốn của các ngân hàng Việt Nam vay trên thị trường quốc tế là không lớn nên có thể loại trừ khả năng xuất hiện hiệu ứng rút vốn ồ ạt gây nên rủi ro về thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, các ngân hàng và các tổ chức tài chính Việt Nam không sở hữu các MBS của Mỹ, do vậy không phải gánh chịu những khoản lỗ phát sinh do công cụ này giảm giá. Mặt khác, cấu trúc của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn khá đơn giản, các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng chưa phát triển, chưa có sự liên thông ở mức tinh vi giữa TTBĐS và TTCK thông qua các công cụ phái sinh tương tự như MBS của Mỹ. Các ngân hàng Việt Nam đầu tư vào bất động sản chủ yếu thông qua hình thức trực tiếp là cho vay có đảm bảo bằng tài sản hoặc bằng chính bất động sản hình thành từ vốn vay nên khả năng tạo hiệu ứng dây chuyền kiểu Mỹ khi bất động sản giảm giá là rất khó xảy ra.

Tuy nhiên, mặc dù hệ thống ngân hàng Việt Nam không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra nhưng không phải là không có vấn đề. Những vấn đề mà hệ thống ngân hàng gặp phải chủ yếu phát sinh từ những yếu tố nội tại.

Trước hết, là vấn đề mô hình của hệ thống ngân hàng. Theo Khoản 2, Điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội ban hành năm 1997 và được sửa đổi, bổ sung năm 2004 thì các loại hình ngân hàng ở Việt Nam bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác. Nhưng dưới gốc độ lập pháp thì cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng về chức năng của từng loại ngân hàng. Đặc


biệt, chưa có một văn bản pháp quy nào được ban hành để điều chỉnh hoạt động của ngân hàng phát triển và NHĐT – là những hoạt động kinh doanh ngân hàng có rủi ro cao nhất. Chính sự mập mờ này đã tạo điều kiện cho các NHTM, các CTTC “lấn sân”. Và trên thực tế, nhiều NHTM và các CTTC đã “không ngần ngại” đầu tư vào bất động sản và chứng khoán đã mang lại không ít hệ lụy cho nền kinh tế, góp phần không nhỏ vào việc đẩy nền kinh tế đi đến lạm phát thời gian qua.

Tiếp theo, là sự ra đời ồ ạt của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, đặc biệt là các CTTC. Cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã có trên 80 ngân hàng thương mại và trên 20 công ty tài chính. Phần lớn các CTTC đều có nguồn góc vốn góp từ các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước lớn. Với vai trò tạo vốn và điều hoà vốn giữa các thành viên trong tập đoàn, tổng công ty, cho nên CTTC dễ dàng bỏ qua những chuẩn mực cần thiết của hoạt động tín dụng trong việc tài trợ vốn cho các thành viên, các dự án của tập đoàn và tổng công ty. Điều này không những làm cho rủi ro tín dụng tăng lên mà còn làm tăng nguy cơ “hiệu ứng dây chuyền” khi thị trường tiền tệ hoặc lĩnh vực kinh doanh chính của tập đoàn, tổng công ty có biến động mạnh. Việc có quá nhiều ngân hàng (trong đó, có khoảng 25% ngân hàng có hiệu quả kinh doanh hạn chế) và các CTTC sẽ dẫn đến hai nguy cơ lớn là khả năng huy động vốn để duy trì kinh doanh ổn định và khả năng quản trị ngân hàng, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng gia tăng do tăng trưởng tín dụng khá cao cũng đặt hệ thống ngân hàng trước những thách thức không nhỏ. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng dư nợ tín dụng cho vay kinh doanh bất động sản hiện nay khoảng 115.500 tỷ đồng, chiếm 9,15% trên tổng dư nợ toàn hệ thống. Riêng năm 2007, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2007 là 53% - một con số khá cao cộng với khoảng 50% các khoảng dư nợ được thế chấp bằng bất động sản sẽ làm tăng tỷ lệ nợ xấu trong những tháng cuối năm 2008 khi các khoản cho vay vào bất động sản trước đây lúc thị trường này còn hấp dẫn sẽ đáo hạn. Trong tình hình TTBĐS vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc thì việc các ngân hàng phải đối diện với khoản lỗ lớn là khó tránh khỏi. Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường của Ngân hàng Eximbank đã công bố nợ quá hạn của ngân hàng này là 1.361 tỷ đồng, chiếm 6,09% tổng dư nợ, trong đó nợ xấu là 619 tỷ đồng và khoản nợ có khả năng bị mất là 200 tỷ đồng. Theo lãnh đạo Eximbank, nợ xấu của ngân hàng này chủ yếu là các khoản cho vay bất động sản. Hiện nay, dư nợ cho vay bất động sản của Eximbank là

4.000 tỷ đồng, chiếm 18,2% tổng dư nợ của ngân hàng.


Ngoài ra, nguy cơ về tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn đang còn tiềm ẩn, mặc dù các giải pháp thắt chặt tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô, kìm chế lạm phát của Chính phủ đã phát huy tác dụng. Lãi suất cơ bản qua bốn đợt cắt giảm trong một thời gian ngắn đã được hạ xuống còn 10%, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng được giảm xuống đáng kể đi kèm theo việc tăng lãi suất trên tỷ lệ này, lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng và chiết khấu giấy tờ có cũng giảm khá mạnh. Song song đó, NHNN đã mua lại tín phiếu bắt buộc phát hành cho các ngân hàng trước thời gian đáo hạn trị giá 20,3 ngàn tỷ đồng. Những động thái trên là dấu hiệu “nới lỏng chính sách tiền tệ” một cách linh hoạt của Chính phủ nhằm tăng tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện để ngân hàng hạ lãi suất cho vay để các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn. Qua đó, kích thích sản xuất chống lại nguy cơ giảm phát và duy trì mức tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng khi, lượng tiền mặt trong hệ thống tăng lên và các ngân hàng đã giảm đáng kể lãi suất cho vay tương đương với mức cuối năm 2007 thì các doanh nghiệp lại tỏ ra không mấy mặn mà. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do ảnh hưởng của đợt lạm phát trong nước vừa qua và của cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra đã làm sức mua trong nước và trên thị trường các nước vốn là nơi tiêu thụ truyền thống sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giảm mạnh. Như vậy, hệ thống ngân hàng Việt Nam lại đối diện với một thách thức mới. Đó là tìm đầu ra cho những đồng vốn của mình. Trong điều kiện TTBĐS “đóng băng” và TTCK liên tục tuột dốc thì rõ ràng đây thật sự là một bài toán khó.

Những tác động đến thị trường chứng khoán

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, cơn bão tài chính thế giới chưa có những tác động lớn trực tiếp đến nền kinh tế nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng. Cơ sở của những kết luận trên là tính liên thông và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế và thị trường tài chính thế giới chưa cao. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách thấu đáo có thể thấy rằng mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng TTCK Việt Nam cũng đã chịu sự tác động nhất định từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự tác động này biểu hiện trên các phương diện sau đây:

Một là, khủng hoảng tài chính với sức lan tỏa nhanh chóng đã tác động đến các quốc gia vốn là thị trường xuất khẩu hàng hoá của nhiều doanh nghiệp niêm yết như Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…Khủng hoảng tài chính làm sức mua của các thị trường trên giảm sút nghiêm trọng ảnh hưởng đáng kể đến kế

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí