Một số giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính thế giới tới hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI



Đề tài:

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM


Họ và tên sinh viên Lớp

Khoá

Giáo viên hướng dẫn

: Th©n ThÞ Xu©n

: NhËt 6

: 44 H

: ThS. Vò ThÞ HiÒn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Một số giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính thế giới tới hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam - 1


Hà Nội, tháng 5 năm 2009


LỜI MỞ ĐẦU


1. Lý do nghiên cứu/ tính cấp thiết của đề tài:

Khủng hoảng tài chính đang diễn ra ngày càng liên tục và diễn biến phức tạp, gây ra những hậu quả rất nặng nề đối với cả các quốc gia công nghiệp phát triển lẫn các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hệ thống tài chính quốc tế ngày càng mang tính toàn cầu nên sự “lây nhiễm” khủng hoảng tài chính – tiền tệ lan rất nhanh không chừa bất kỳ quốc gia nào.Trong thời gian gần đây, kinh tế thế giới đang hứng chịu một cuộc khủng hoảng tài chính lớn đang lan rộng ra toàn cầu. Người ta chưa biết cuộc khủng hoảng này sẽ gây ra những hậu quả lớn tới mức nào và khi nào sẽ dừng lại. Thậm chí Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF) trong một phát biểu thời điểm đầu tháng 10-2008 đã bày tỏ lo ngại sẽ diễn ra đại suy thoái kinh tế toàn cầu. Một chấn động như vậy, một quả bom kinh tế nổ ra ở một loạt nước mà giới quản lý và khoa học về kinh tế khó có thể nhận biết một cách rõ ràng và dự báo được. Sự tàn phá dữ dội của cuộc khủng hoảng này đã khiến rất nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới gặp nhiều khó khăn. Và đương nhiên đó chính là các đối tác quan trọng của Việt Nam.Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng đang đứng trước khó khăn và những thách thức lớn lao gây ra bởi cuộc khủng hoảng. Một quốc gia mà đóng góp vào GDP chủ yếu là nhờ vào hoạt động xuất khẩu thì rõ ràng chúng ta phải nghiên cứu cũng như xem xét lại nghiêm túc khách quan chính sách kinh tế đối ngoại của mình, đặc biệt là cơ chế điều hành xuất nhập khẩu để từ đó tìm ra hướng đi đúng nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng đồng thời đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện mới có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

2.1 Trên cơ sở tham khảo mô hình “ các nguy cơ khủng hoảng và cơ chế phát sinh khủng hoảng kinh tế - tài chính”, của GS.TS Nguyễn Thiện Nhân để hiểu rõ các yếu tố tiền đề của nguy cơ khủng hoảng. Và từ đó có thể phân tích nguyên nhân, tìm hiểu nguồn gốc của cuộc khủng hoảng tài chính lần này ở những nước bị khủng hoảng nặng nề và qua đó rút ra bài học quí giá cho Việt Nam.

2.2 Phân tích tác động và mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nhằm đề ra một số giải pháp đề phòng ảnh hưởng tiêu cực và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn mới.


3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:

Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu về khủng hoảng kinh tế tài chính trên thế giới nói chung và các khu vực nói riêng. Tuy nhiên có thể nói với cuộc khủng hoảng lần này với lí do xảy ra quá bất ngờ và chưa một tổ chức nào có thể dự đoán chính xác về thời điểm mà khủng hoảng có thể dừng lại, nên lượng công trình nghiên cứu trong nước không nhiều.Một số công trình đã đang được nghiên cứu về các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính:

1. - Giải pháp phòng ngừa khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Việt Nam của GS.TS Hồ Xuân Phương

2. - Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Châu Á 1997-1999 của PGS.TS Nguyễn Thiện Nhân

3. - Khủng hoảng tài chính thế giới- Nhận định kinh tế Việt Nam năm 2008 và xu thế đầu tư 2008-2009 của Th.s Đinh Thế Hiển

4. - Thông tin chuyên đề khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và việc chủ động ứng phó của Việt Nam của viện nghiên cứu kinh tế trung ương.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng: Các tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

- Pham vi nghiên cứu:

+ Nội dung: Tập trung nghiên cứu chủ yếu vào ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây và đề ra một số giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng đó

+ Không gian: Bức tranh tổng thể về khủng hoảng trên phạm vi quốc tế bao gồm một số nền kinh tế lớn bao gồm Mỹ, Nhật Bản và châu Âu vì đây là những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.

+ Thời gian:Khủng hoảng tài chính tiền tệ trên phạm vi thế giới ( nghiên cứu sâu và bắt nguồn từ Hoa Kỳ ) đến đầu năm 2009. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam được nghiên cứu trong phạm vi thời gian từ 2001 – 2009.Dự báo về tình hình của khủng hoảng và sự phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong thời gian tới ( năm 2009 và 2010)

5. Phương pháp nghiên cứu

Là phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. Phân tích các quan hệ kinh tế vi mô và vĩ mô, đồng thời vận dụng phương pháp sơ đồ khối, mô phỏng của điều khiển học.Sự kết hợp này nhằm mục đích đơn giản và rõ ràng cho việc lý giải quá


trình khủng hoảng bằng chữ công thức và bảng số liệu, đồ thị. Phương pháp lập giả định được sử dụng để xác định giới hạn và phạm vi nghiên cứu hỗ trợ cho việc hệ thống hóa những tác động cụ thế của cuộc khủng hoảng tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

6. Bố cục của nghiên cứu:

Nội dung nghiên cứu chi tiết:

Đề tài nghiên cứu: “ Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính thế giới tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam” gồm có ba chương:

Chương I: Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới

Chương II. Ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam

Chương III: Một số giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam


CHƯƠNG I: CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ TRÊN THẾ GIỚI‌


1.1. Mô hình kinh tế cơ bản phân tích quá trình khủng hoảng kinh tế - tài chính

Khủng hoảng tài chính đã xuất hiện từ rất lâu, gắn liền với sự ra đời và phát triển của hệ thống tài chính tư bản chủ nghĩa. Theo sự phát triển không ngừng của thế giới thì các cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ ngày càng xảy ra nhiều hơn với xu hướng: Qui mô khủng hoảng ngày càng lớn, tốc độ lan truyền nhanh hơn và khó dự đoán trước.

Tài chính được hiểu theo nghĩa rộng là tập hợp các quỹ tiền tệ cùng với các mối quan hệ giữa chúng. Trong nền kinh tế thị trường luôn có sự luân chuyển các luồng vốn tiền tệ và trong quá trình đó hình thành các quỹ tiền của tất cả các chủ thể trong xã hội mà giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên một hệ thống tài chính.

Có thể định nghĩa về khủng hoảng tài chính tiền tệ là tình trạng tài chính (quĩ) mất cân đối nghiêm trọng có thể dẫn tới sụp đổ quĩ. Nói cách khác, khủng hoảng tài chính- tiền tệ là sự thất bại của một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình. Như vậy, khủng hoảng tài chính – tiền tệ là khái niệm bao trùm được sử dụng chung cho mọi loại khủng hoảng gắn với mất cân đối về tài chính và thường là khi nghĩa vụ phải thanh toán lớn hơn nhiều phương tiện dùng để thanh toán tại một thời điểm nào đó.

Tham khảo mô hình mà GS.TS Nguyễn Thiện Nhân đã xây dựng về khủng hoảng kinh tế - tài chính chúng ta có thể tiếp cận một cách hợp lí và có được tầm nhìn bao quát, với phương pháp luận khoa học hiện đại.

Mô hình kinh tế mà cho phép mô phỏng quá trình khủng hoảng kinh tế - tài chính nói chung, trước tiên có được sự xây dựng mô hình cho quá trình tích lũy ba nguy cơ là:

- Nguy cơ đồng tiền bị phá giá

- Nguy cơ phá sản ngân hàng và công ty tài chính

- Nguy cơ phá sản doanh nghiệp

Ngoài ra còn có một vấn đề chi phối mạnh đến thời điểm nổ ra các cuộc khủng hoảng là: nguy cơ quốc gia mất khả năng thanh toán, cũng cần phải được đề cập trước khi xem xét mô hình kinh tế để nghiên cứu khủng hoảng kinh tế - tài chính.


1.1.1. Mô hình “nguy cơ đồng tiền bị phá giá”

Nếu một quốc gia thực hiện chế độ tỉ giá cố định (theo một ngoại tệ hoặc một số ngoại tệ), thì sẽ xuất hiện nguy cơ đồng tiền bị phá giá, tức là không còn khả năng duy trì tỉ giá cố định nữa. Hai yếu tố trực tiếp liên quan đến quá trình này là:

- Cán cân thương mại (xuất khẩu – nhập khẩu)

- Dòng vốn vào và ra khỏi quốc gia

Hai vấn đề này lại do tỉ giá hối đoái và lãi suất tín dụng quyết định. Vì vậy, trước khi xem mô hình ”Nguy cơ đồng tiền bị phá giá” chúng ta sẽ xem xét vấn đề tỉ giá hối đoái và lãi suất tín dụng gắn với chu chuyển vốn.

a. Tỉ giá hối đoái với xuất nhập khẩu hàng hóa và thị trường vốn

Trong thị trường ngoại tệ được hình thành qua việc cung cầu ngoại tệ do xuất nhập khẩu hàng hóa thì:

- Xuất khẩu tăng thì cung ngoại tệ tăng (và ngược lại)

- Nhập khẩu tăng thì cầu ngoại tệ tăng (và ngược lại)

Nhưng còn nhân tố khác cũng làm tăng hay giảm cung cầu ngoại tệ. Đó là dòng chu chuyển vốn quốc tế. Một quốc gia thu hút vốn từ bên ngoài sẽ làm tăng cung ngoại tệ và nhu cầu mang vốn ra ngoài sẽ làm tăng cầu ngoại tệ. Ngày nay việc chu chuyển vốn đóng góp một vai trò hết sức quan trọng, chi phối thị trường ngoại tệ của một quốc gia.

Điều kiện duy trì được tỉ giá hối đoái cố định:

Xét về mặt cơ bản và lâu dài muốn duy trì được tỉ giá hối đoái cố định, chỉ có hai con đường:

1- Phải cân bằng được xuất nhập khẩu

2- Trong ngắn hạn, mặc dù có thâm hụt thương mại, song sử dụng vốn vay nước ngoài và vốn trong nước có hiệu quả cao, tăng nhanh được xuất khẩu, tạo điều kiện trả được vốn vay nước ngoài khi đến kì hạn, do đó mặc dù có thể tiếp tục vay nước ngoài trong tương lai song tổng nợ nước ngoài không vượt qua mức an toàn cho phép.

b. Mô hình “Nguy cơ đồng tiền bị phá giá”

Trên cơ sở mối quan hệ nhân quả tác động của tỉ giá hối đoái cố định và các quá trình tiếp diễn sau đó, ta có thể quan sát mô hình “Nguy cơ đồng tiền bị phá giá” theo sơ đồ dưới đây:

Khi lạm phát trong nước cao hơn ở các nước có đồng tiền mạnh và tỉ giá hối đoái được giữ cố định thì hàng trong nước xuất khẩu sẽ bị khó khăn hơn, do trở nên đắt hơn ở nước nhập khẩu, và hàng nhập khẩu vào nước sở tại sẽ dễ hơn, vì trở nên rẻ hơn. Kết quả là cán cân thương mại sẽ có xu hướng xấu hơn, lâu dài có thể chuyển thành thâm hụt thương mại.


1

Rút vốn vì sợ mất tài sản bằng tiền nội địa (pt 3.8)

Ngân hàng, Công ty nước ngoài

Nợ nước ngoài

Ngân hàng Trung ương không có khả năng can thiệp (bán ngoại tệ) để duy trì tỷ giá cố định, thả nổi tỷ giá

2

Rút tiền gửi mua ngoại tệ

Tỷ giá hối đoái tăng đột ngột

Dự trữ ngoại tệ giảm

Nhập khẩu lậu gia tăng

Thị trường ngoại hối không chính thức: Nhu cầu ngoại tệ tăng

Quản lý kém

Vốn nước ngoài vào nhiều (ngắn hạn, dài hạn) (phát triển 3.7)

Tăng lãi suất để thu hút vốn nước ngoài

Hạn chế xuất khẩu, khuyến khích nhập

Lạm phát trong nước cao hơn lạm phát các nước có đồng tiền mạnh (USD, FRF,

Thâm hụt cán cân thương

Tỷ giá hối đoái cố định (D/USD)

Người dân sợ mất tài sản bằng tiền nội địa

Sơ đồ 1. Mô hình “Nguy cơ đồng tiền bị phá giá”

(Nguồn: GS.TS Nguyễn Thiện Nhân-Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Châu Á 1997-1999)


1.1.2. Mô hình “nguy cơ phá sản doanh nghiệp”

Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại, phát triển hay phá sản doanh nghiệp là một điều hết sức bình thường. Lý thuyết kinh tế vi mô đã chỉ rõ: Cạnh tranh sẽ trừng phạt các doanh nghiệp có chi phí sản xuất cao và khuyến khích những doanh nghiệp có chi phí sản xuất thấp.

Chính từ nguyên tắc này mà xuất hiện áp lực buộc các doanh nghiệp phải giảm chi phí sản xuất, vì đó là cơ sở cho sự tồn tại hay phá sản doanh nghiệp. Ngoài những doanh nghiệp có chi phí sản xuất cao hơn giá bán trên thị trường tất yếu phải phá sản còn có những doanh nghiệp có chi phí sản xuất cận biên gần bằng giá bán, cũng dễ bị loại khỏi thị trường do một số doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường với chí phí thấp hơn hay các doanh nghiệp đã có trên thị trường có mức chi phí thấp hơn sẽ tăng năng lực sản xuất đẩy doanh nghiệp có chi phí cao ra khỏi thị trường.


Như vậy quá trình cạnh tranh tất yếu sẽ làm cho các doanh nghiệp kém hiệu quả nhất bị phá sản và trong trường hợp này nguồn lực trong xã hội ngày càng được sử dụng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế không có khả năng loại bỏ các doanh nghiệp kém hiệu quả (chi phí cao) thì có nghĩa là khuyến khích việc sử dụng tài nguyên một cách kém hiệu quả. Việc sử dụng tài nguyên kém hiệu quả có thể trở thành một căn bệnh chung trong xã hội và số doanh nghiệp kém hiệu quả (chi phí cao) gia tăng hay lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp giảm sút.

Quá trình này dẫn tới sự tích lũy, sự kém hiệu quả của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Nếu vì một lí do nào đó mà chi phí đầu vào tăng lên hay giá cả đầu ra giảm xuống đột ngột sẽ dẫn đến hàng loạt doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả phải phá sản. Nhiều doanh nghiệp phá sản sẽ dẫn tới tình trạng thất nghiệp gia tăng và như thế thì tổng cầu lại giảm, các đơn đặt hàng sẽ giảm và doanh nghiệp khác lại phá sản. Các doanh nghiệp phá sản sẽ không trả được nợ ngân hàng và có thể dẫn đến các ngân hàng phá sản.

Nguy cơ phá sản doanh nghiệp do sự kém hiệu quả của doanh nghiệp và các điều kiện bên ngoài doanh nghiệp có thể được phân tích dưới sơ đồ sau:

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí