Thực Trạng Về Xuất Khẩu, Nhập Khẩu Việt Nam Từ 2001 Đến Nay (Tháng 2 Năm 2009)


Ngày 28/07/1995 Việt Nam đã gia nhập ASEAN, và gia nhập Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vào năm 1997, đây là những dấu mốc quan trọng với Việt Nam, trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam đã ký kết Nghị định thư ( 15/12/1995) gia nhập Hiệp định về chương trình ữu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và cam kết thực hiện những nội dung của CEPT.

Nội dung của cam kết đó là : Phải chuẩn bị danh mục để cắt giảm thuế quan và bắt đầu thực hiện việc cắt giảm thuế có hiệu lực từ ngày 01/01/1996 và hoàn thành thuế suất từ 0- 5% vào ngày 01/01/2006. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra lịch trình cắt giảm tổng thể để thực hiện CEPT/AFTA và thời hạn cuối cùng vào năm 2006 thuế nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN chỉ còn 0 - 5%.

Các rào cản phi thuế quan liên quan đến Nhập khẩu:

Qui định về việc cấm nhập khẩu:

Hàng cấm nhập khẩu trước đây được chính phủ công bố hàng năm, có giá trị cho năm đó hoặc một số năm. Đến năm 2001 thủ tướng chính phủ ban hành quyết định 46/2000/QĐ- TTg qui đinh danh mục hàng cấm xuất, cấm nhập cho cả giai đoạn 2001- 2005. Ngày 23/1/2006 Chính phủ ban hành Nghị định 12/2006/NĐ- CP qui định chi tiết về hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu cho cả giai đoạn dài nhằm đáp ứng với nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu: Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ…(tham khảo bản ban hành kèm theo Nghị định số 12/2006/NĐ- CP)

Qui định về hạn ngạch:

Theo qui định của Bộ thương mại (195/TMDLXNK ngày 09/04/1992) thì việc mua bán hạn ngạch bị nghiêm cấm. Những năm trước đây, Việt Nam cũng đã sử dụng biện pháp này khá phổ biến đối với cả hàng xuất khẩu lẫn hàng nhập khẩu. Nhưng sau năm 1995, bắt đầu chuyển sang chỉ quản lý hàng xuất. Đến năm 2000 thì biện pháp mang tên là “hạn ngạch” coi như không còn. Song thực tế, những biện pháp tương đương hạn ngạch vẫn được sử dụng như: Danh mục hàng hóa quản lý theo kế hoạch, định hướng, Danh mục hàng hóa có lien quan đến cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân, Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo quản lý chuyên ngành.

Qui định về giấy phép nhập khẩu:

Ở nước ta, giấy phép nhập khẩu từng lô hàng (chuyến hàng) được bãi bỏ từ ngày 15/12/1995. Tuy nhiên, giấy phép nhập khẩu vẫn là biện pháp quản lý nhập

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


khẩu quan trọng. Ngày 04/04/2001, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 46/2001/QĐ- TTg, qui định cơ chế quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu thời kì 2001- 2005 trong đó có qui định về các mặt hàng xuất nhập khẩu quản lý bằng giấy phép. Đến 23/1/2006 Nhà nước ban hành Nghị định 12/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thương mại cho cả giai đoạn dài nhằm đáp ứng với nhu cầu hội nhập.

Một số giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính thế giới tới hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam - 7

Cũng có các qui định về tiêu chuẩn kĩ thuật, kiểm dịch động thực vật, nhãn mác hàng hóa, môi trường…đều hường tới phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế.

- Với chính sách xuất khẩu:

Nhà nước ta đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước.

Chính sách phát triển xuất khẩu của nước ta trong giai đoạn 2005-2010 gồm các chính sách sau:

Chính sách chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu

Hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng xuất khẩu: Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 có đưa ra định hướng về việc phát triển các vùng: “Các vùng, khu vực đều phát huy lợi thế để phát triển, tạo thêm thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu trong và ngoài nước”.

Chính sách phát triển các ngành hàng sản xuất và xuất khẩu Chính sách chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

Chính sách và phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu

Biện pháp và chính sách tài chính khuyến khích sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu: Tín dụng xuất khẩu và trợ cấp xuất khẩu

Với mục tiêu tạo ra một hệ thống chính sách đồng bộ về tín dụng ưu đãi đối với hoạt động sản xuất, chế biến, gia công, kinh doanh hàng xuất khẩu, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 ban hành Qui chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Đây là văn bản pháp lý tương đối hoàn chỉnh về tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, được ban hành trên cơ sở kế thừa Nghị định số 43/1999/NĐ-CP và Quyết định số 02/2001/QĐ - TTg đồng thời bổ sung thêm những hình thức ưu đãi mới là cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu và bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Tóm lại sau nhiều lần chỉnh sửa và thay đổi, rõ ràng chính sách và cơ chế xuất nhập khẩu của nhà nước ta đã định hướng mạnh mẽ vào mở rộng hợp tác giao


lưu kinh tế với thế giới, chuyển một cách rất cơ bản từ nhà nước độc quyền ngoại thương sang nhà nước thống nhất quản lý ngoại thương.

Tuy nhiên chính sách của nước ta về xuất nhập khẩu vẫn còn nhiều điểm bất cập:

- Thuế quan, nhìn chung thuế quan còn cao và còn quá nhiều mức.

- Hàng rào phi thuế quan: hiện nay để kiểm soát hoạt động ngoại thương, bên cạnh hàng rào thuế quan, chúng ta còn áp dụng biện pháp phi thuế quan như: cấm nhập khẩu, hạn chế số lượng, cấp giấy phép….việc áp dụng các biện pháp này rõ ràng tỏ ra không phù hợp với một số nguyên tắc cơ bản của các tổ chức kinh tế thương mại khu vực như ASEAN, APEC,WTO……

2.2.2. Thực trạng về xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam từ 2001 đến nay (Tháng 2 năm 2009)

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có chiều hướng gia tăng mạnh theo thời gian, trong cả khu vực doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2.2.2.1 Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007

a. Giá trị và tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu

Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu không ổn định. Năm 2001, tăng trưởng xuất nhập khẩu chỉ đạt 3,7% do tình tình kinh tế - chính trị thế giới biến động. Chỉ số này đã được cải thiện vào năm 2002, và bứt phá trong hai năm 2004-2005. Sau khi suy giảm nhẹ vào năm 2005, tốc độ tăng trưởng tiếp tục giữ ở mức cao, đặc biệt năm 2007 là 28,9%, cao nhất trong 7 năm của giai đoạn 2001–2007. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 20,5%.

Năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 109.217 triệu USD, gấp 3,5 lần so với 31.247 triệu USD của năm 2001

b. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu:

Nhóm hàng khoáng sản, nhiên liệu:

Năm 2007 chỉ riêng hai mặt hàng dầu thô và than đá đã chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Sản lượng xuất khẩu dầu thô và than đá tăng trưởng không ổn định. Khối lượng xuất khẩu dầu thô chỉ tăng nhẹ trong những năm đầu của giai đoạn 2001-2007 rồi giảm dần. Sở dĩ có sự sụt giảm này là do các mỏ dầu cũ dần cạn kiệt trong khi công tác thăm dò và mua lại mỏ dầu mới của các nước khác không đạt nhiều tiến triển.

Để tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong những năm tới kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này sẽ giảm dần. Trong đề án xuất khẩu 2006-2010,


Bộ thương mại đã điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu khoáng sản, nhiên liệu xuống còn 9,6% vào năm 2010, trong đó giá trị xuất khẩu dầu thô còn 6,1 tỷ USD và than đá còn 325 triệu USD.

Nhóm hàng nông lâm thủy sản

Trong vòng 7 năm 2001-2007, giá trị xuất khẩu các mặt hàng này đã tăng lên gần gấp 3 lần. Đây là những mặt hàng chịu nhiều tác động của thị trường thế giới. Trong những năm 2001-2003, do ảnh hưởng của kinh tế thế giới suy giảm, nhu cầu về nông sản, thủy sản giảm làm giảm giá hàng loạt mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu tăng rất chậm trong giai đoạn này. Những năm còn lại của giai đoạn 2001-2007, do tình hình kinh tế thế giới phục hồi và chi phí sản xuất gia tăng; giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đã tăng nhanh.

Trong năm 2007, khối lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản có phần giảm hoặc tăng không nhiều. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu lại tăng rất cao so với năm 2006. Nguyên nhân là giá nông sản thế giới đang trên đà lên giá. Đầu năm 2008, thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực khi giá hầu hết các nông sản chính như: bắp, lúa mì, gạo đều tăng gấp 2-3 lần trong vòng chưa đầy hai năm.

*Tóm lại, do đã có quá trình phát triển lâu dài, đã khai thác phần lớn tiềm năng nên hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam những năm qua có xu hướng tăng trưởng chậm lại về khối lượng, nhưng vẫn gia tăng nhanh về giá trị do giá cả thế giới có xu hướng tăng lên.

Việc gia nhập WTO đã đặt ngành xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trước những thời cơ và thách thức mới.

Để các mặt hàng này thực sự trở thành thế mạnh của xuất khẩu Việt Nam, về lâu dài cần phát triển theo hướng: nâng cao dần chất lượng sản phẩm, gia tăng hàm lượng chế biến, đẩy mạnh hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu, phát triển hạ tầng pháp lý.

Nhóm hàng chế biến:

Đây là nhóm hàng gồm nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: dệt may, giày dép, sản phẩm cơ khí, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, thủ công mỹ nghệ… Có thể phân chia các mặt hàng này thành hai nhóm

+ Hàng chế biến chính: thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến, hóa phẩm tiêu dùng, sản phẩm cơ khí – điện, vật liệu xây dựng, sản phẩm gỗ.

+ Hàng chế biến cao: điện tử và linh kiện máy tính, phần mềm.

(1) Dệt may, da giày:


Tình hình xuất khẩu dệt may, da giày của Việt Nam 7 năm qua luôn ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dệt may là 23%, da giày là 15,3%. Hai ngành này có chung đặc điểm là sử dụng nhiều lao động, phù hợp với lợi thế lao động giá rẻ ở Việt Nam. Những hạn chế của các ngành này là phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu của nước ngoài (60%-70%), hao phí điện năng lớn.

(2) Sản phẩm gỗ

Các sản phẩm gỗ gia tăng giá trị xuất khẩu một cách đều đặn trong giai đoạn 2001-2007. Trong vòng 7 năm, giá trị xuất khẩu tăng gấp 7 lần. Năm 2004 có tốc độ tăng trưởng kỉ lục 81%, qua đó đưa gỗ vào nhóm hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Gia nhập WTO mở ra những thuận lợi và cả khó khăn cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu.

(3) Máy tính và linh kiện điện tử:

Ngành xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đang ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Nếu như không tính năm 2002 xuất khẩu mặt hàng này giảm đi do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của mặt hàng này giai đoạn 2003-2007 đạt 29,4%, cao nhất trong số các mặt hàng chủ lực

*Tóm lại, vấn đề nan giải đối với các sản phẩm chế biến: dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa… là nguồn nguyên, phụ liệu phần lớn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do vậy, giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu chưa cao, các doanh nghiệp chưa thực sự chủ động trong việc kí kết các hợp đồng. Nhiều sản phẩm chế biến còn mang tính chất gia công.

c. Các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu

Các thị trường xuất khẩu chủ yếu

Các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam theo thứ tự là: Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia. Trong giai đoạn 2001-2007, Kim ngạch xuất khẩu vào tất cả các thị trường trọng điểm đều tăng trưởng ấn tượng: xuất khẩu vào EU tăng 2,8 lần, vào Nhật tăng 2,3 lần và vào ASEAN tăng 2,8 lần. Đáng chú ý nhất là việc gia tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Nếu như năm 2001, giá trị xuất khẩu sang thị trường lớn nhất thế giới này chỉ là 1065,3 triệu USD, thì đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 10,54 tỷ USD, xấp xỉ 10 lần năm 2001. Kết quả này có được là nhờ Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ kí kết vào năm 2000 và có hiệu lực vào cuối năm 2001.


Định hướng xuất khẩu của Việt Nam là đa dạng hóa thị trường, gia tăng xuất khẩu sang các nước châu Âu, châu Mỹ và giảm xuất khẩu sang các nước châu Á.

Các thị trường nhập khẩu chủ yếu

Các đối tác Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất đều thuộc khu vực Đông Á: Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông. Năm 2001, Việt Nam nhập khẩu đến 73,7% hàng hóa từ các nước trên; đến tháng 11 năm 2007, con số này là 76,3%. Trong chính sách về cơ cấu thị trường nhập khẩu, định hướng đưa ra là giảm tỷ trọng nhập khẩu từ các nước châu Á xuống còn 55% vào năm 2010. Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kì 2001-2010 còn đề cập tới việc gia tăng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ nguồn như Mỹ, EU, Nhật Bản lên 40% vào năm 2010. Tuy nhiên, đến thời điểm này có thể thấy mục tiêu này hoàn toàn không khả thi.

*Tuy hàng hóa của chúng ta xuất khẩu sang khoảng 200 nước và vùng lãnh thổ nhưng kim ngạch xuất khẩu sang 40 thị trường lớn nhất đã chiếm đến 97% giá trị xuất khẩu, 20 thị trường lớn nhất chiếm đến 90% giá trị xuất khẩu. Trong nhập khẩu, Việt Nam mua đến 76,3% hàng hóa từ 8 đối tác lớn nhất.

Các đối tác xuất khẩu chủ yếu là các thị trường có công nghệ nguồn, trong khi các đối tác nhập khẩu chủ yếu lại là các thị trường không có công nghệ nguồn.

d. Tình trạng nhập siêu:

Nhập siêu xảy ra liên tục trong cả giai đoạn 2001-2007. Ngoại trừ năm 2005 có giá trị nhập siêu giảm nhẹ, các năm còn lại giá trị nhập siêu tăng liên tục, đặc biệt năm 2007 vừa qua tăng gần 2,5 lần. Đây là mức tăng kỉ lục trong thời gian qua. Tỉ lệ nhập siêu trên tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 cũng cao kỉ lục: 25,82%, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Tình hình 2 tháng đầu năm 2008 đã cho thấy nhập siêu đến gần 4,3 tỷ USD, bằng 49,2% kim ngạch xuất khẩu

2.2.2.2 Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam kề từ khi khủng hoảng tàichính bùng nổ ( Năm 2008- Quí I năm 2009)

Năm 2008, hoạt động ngoại thương Việt Nam phải “bươn chải” trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường; phát triển kinh tế của đất nước lên xuống thất thường. Nếu như mọi năm quý 4 thường là thời điểm ngoại thương thừa thắng tiến lên, thì vào thời khắc này của năm 2008 lại bắt đầu chao đảo vì tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.


2.2.2.2.1. Xuất khẩu

Kim ngạch cả năm 2008 ước đạt xấp xỉ 63 tỷ USD, tăng trên 29,5% so với năm 2007. Kim ngạch của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 34,87 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 55,4%, tăng 25,5% so với năm 2007; của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 28,02 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 44,6%, tăng 34,9%, so với năm 2007.

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giữ được ở mức cao do trong những tháng đầu năm dầu thô, than đá và nhiều mặt hàng nông sản gặp thuận lợi về giá và thị trường xuất khẩu. Những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao như gạo, nhân điều, khoáng sản.

Ngoài 10 mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD đã thực hiện được từ năm 2007 (chủ yếu thuộc nhóm hàng công nghiệp chế biến, nông sản) là thủy sản, gạo, cà phê, cao su, dầu thô, dệt may, giầy dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ và nhóm sản phẩm cơ khí, trong năm nay xuất hiện thêm 1 mặt hàng có khả năng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD là dây điện và cáp điện.

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có khối lượng giảm nhưng do giá thế giới tăng mạnh nên về mặt trị giá tăng khá so với năm 2007 như: Dầu thô tăng 23,1% nhưng lượng giảm 7,7%, than đá tăng 44,3% nhưng lượng giảm 38,3%, cà phê tăng 5,8% nhưng lượng giảm 18,3%, cao su tăng 14,6% nhưng lượng giảm 9,8%, chè tăng 12,2% nhưng lượng giảm 8,8%.

Sản phẩm tàu thuyền, sản phẩm từ gang thép, sản phẩm từ cao su có mức tăng trưởng cao so với năm 2007, là những mặt hàng có triển vọng tăng mạnh trong những năm tới.

Mức tăng trưởng của các khu vực thị trường có sự thay đổi, xuất khẩu sang thị trường Châu Phi tăng 95,7%; Châu Á tăng 37,8%; Châu Đại dương tăng 34,9%, nhưng tăng chậm lại đối với Châu Mỹ (21,9%); Châu Âu (26,3%).

Cơ cấu thị trường hàng hoá có sự chuyển dịch, thị trường Châu Á chiếm 44,5% (năm 2007 là 41,9%), Châu Âu chiếm 18,3% (năm 2007 là 18,7%), Châu

Mỹ 20,6% (năm 2007 là 21,9%), Châu Đại dương 6,7% (năm 2007 là 6,4%), Châu

Phi 1,9% (năm 2007 là 1,27%).

Đến nay, hàng hoá xuất khẩu nước ta đã vươn tới hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ. Cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của nước ta vào EU và Hoa Kỳ khiến tốc độ tăng xuất khẩu vào hai thị trường này giảm so với năm 2007 nhưng năm qua chúng ta tiếp tục đẩy mạnh việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, nhiều chủng loại hàng


hoá đã vào được các thị trường xuất khẩu mới, giảm dần xuất khẩu qua các thị trường trung gian, đặc biệt xuất khẩu vào thị trường châu Phi tăng đột biến.

Nhận định chung về các kết quả đạt được

Trên cơ sở những kết quả đạt được trong hoạt động xuất khẩu năm 2008, có thể rút ra một số nhận định cơ bản như sau:

Những thành tựu:

Năm 2008 do chịu ảnh hưởng của biến động của kinh tế thế giới nên xuất khẩu diễn biến không theo quy luật, những tháng đầu năm xuất khẩu gặp thuận lợi về giá, KNXK đạt mức cao trong 2 tháng 7 và 8 tuy nhiên đến tháng 9 xuất khẩu giảm mạnh và tiếp tục giảm trong những tháng cuối năm. Nhìn chung cả năm 2008, xuất khẩu đã đạt được mức tăng trưởng cao, phát triển cả về quy mô, tốc độ, thị trường và thành phần tham gia xuất khẩu. Có thể nhìn nhận như sau:

Thứ nhất, qui mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục được duy trì ở mức cao.

Thứ hai, các mặt hàng xuất khẩu truyền thống vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, nhất là các mặt hàng gạo, rau quả, hạt điều, than đá, hàng điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm nhựa, túi xách và li và ô dù... Xuất khẩu hàng hoá tăng còn có sự đóng góp của nhiều mặt hàng mới ví dụ như sản phẩm từ cao su, sản phẩm chế tạo từ gang, thép, máy biến thế, động cơ điện, tàu thuyền các loại...

Thứ ba, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu vẫn tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, giảm tỷ trọng xuất khẩu thô. Những hàng hoá có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và giá trị xuất khẩu lớn là nhóm hàng công nghiệp và chế biến như: thuỷ sản, hàng điện tử và linh kiện điện tử, sản phẩm nhựa, túi xách va li, mũ và ô dù...

Thứ tư, bên cạnh việc tập trung khai thác tối đa các thị trường trọng điểm, năm qua chúng ta tiếp tục giữ vững thị trường truyền thống, đẩy mạnh việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, nhiều chủng loại hàng hoá xuất khẩu đã vào được các thị trường mới, điển hình là các thị trườn tại khu vựcChâu Phi-Tây Nam Á, Châu Á, và Châu Đại Dương .

Những hạn chế :

Thứ nhất, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực gặp khó khăn do phải đối mặt với những rào cản thương mại mới ngày càng nhiều với các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường lớn. Việc tăng giá trị xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào giá thế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022