+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật chưa tốt (1 điểm): cơ sở hạ tầng đến các điểm du lịch trong cụm ít thuận lợi, cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng được với mức độ thấp nhu cầu của khách.
* Đánh giá tổng hợp cụm du lịch : Điểm đánh giá tổng hợp cụm du lịch là tổng số điểm của từng tiêu chí được xác định qua việc nhân hệ số với bậc số của từng tiêu chí.
Bảng 1.2: Đánh giá tổng hợp cụm du lịch
Tiêu chí | Hệ số | Bậc số | ||||
4 | 3 | 2 | 1 | |||
1 | Hiệu quả khai thác | 3 | 12 | 9 | 6 | 3 |
2 | Tính hấp dẫn khách | 2 | 8 | 6 | 4 | 2 |
3 | Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch | 1 | 4 | 3 | 2 | 1 |
Tổng điểm: | 24 | 18 | 12 | 6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Nam - 2
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Một Số Cấp Phân Vị Trong Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Cấp Tỉnh Trên Quan Điểm Phát Triển Bền Vững
- Đánh Giá Tổng Hợp Điểm Tài Nguyên Du Lịch
- Hệ Thống Đô Thị Hạt Nhân (Thị Xã, Thị Trấn, Thị Tứ) Phát Triển Chậm, Nhiều Tiểu Vùng Còn Trống Vắng, Dân Số Đô Thị Toàn Vùng Mới Chiếm 1,44%
- Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Nam - 7
- Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Du Lịch Vùng Tây Bắc
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
- Cụm du lịch khai thác có hiệu quả cao: từ 19 đến 24 điểm
- Cụm du lịch khai thác có hiệu quả: từ 13 đến 18 điểm
- Cụm du lịch tiềm năng: từ 6 đến 12 điểm
1.4 Sự phát triển du lịch bền vững trên thế giới
Nhiều nước trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch bền vững từ những năm 80, đặc biệt là các quốc gia sớm có định hướng xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn. Các nghiên cứu này được tiến hành theo hai hướng:
- Nghiên cứu một cách tổng thể những vấn đề đặt ra liên quan đến phát triển du lịch bên vững trên quy mô quốc gia rồi sau đó tiến tới xây dựng các mô hình điểm về du lịch bền vững như ở Australia, Mỹ, Malaysia...[22].
- Dựa trên việc xây dựng các mô hình điểm về phát triển du lịch bền vững để rút kinh nghiệm xây dựng các chính sách triển khai trên toàn quốc như ở Nepal, Ecuado, Senegal...[22].
1.5 Du lịch Việt Nam với phát triển bền vững
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995 – 2010 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) đã xác định sơ đồ tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam bao gồm 3 vùng du lịch : vùng du lịch Bắc bộ, vùng du lịch Bắc Trung bộ và vùng du lịch Nam Trung bộ và Nam bộ. Trong đó 2 vùng du lịch là Bắc bộ và Bắc Trung bộ chỉ bao gồm 4 cấp phân vị là điểm du lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch và đến vùng du lịch. Riêng vùng du lịch Nam Trung bộ và Nam bộ bao gồm đủ 5 cấp phân vị của vùng du lịch. Ngoài 4 cấp như hai vùng trên, vùng du lịch Nam Trung bộ và Nam bộ được xác định có thêm cấp á vùng du lịch và bao gồm hai á vùng: á vùng Nam Trung bộ và á vùng Nam bộ. á vùng Nam Trung bộ được xác định có đủ các điều kiện về mặt tài nguyên và cơ sở vật chất kỹ thuật để hình thành một vùng du lịch. Tuy nhiên, trong số các điều kiện cần thiết của một vùng du lịch thì việc có trung tâm tạo vùng đủ mạnh để chi phối hoạt động du lịch của cả vùng là điều kiện mang tính quyết định thì á vùng này lại chưa có do trung tâm du lịch của á vùng này chưa có đủ điều kiện, đặc biệt là cơ sở hạ tầng với nòng cốt là sân bay quốc tế để trở thành trung tâm gửi khách của á vùng. Dự báo á vùng này sẽ trở thành vùng du lịch khi hội đủ những yêu cầu cần thiết, đặc biệt là sân bay quốc tế. Đồng thời, khi á vùng này đủ điều kiện để trở thành một vùng du lịch độc lập thì á vùng Nam bộ cũng trở thành một vùng du lịch độc lập do không còn phải chia sẻ trung tâm du lịch thành phố Hồ Chí Minh với á vùng Nam Trung bộ nữa. Dự báo này được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích các điều kiện để phát triển du lịch ở khu vực này bao
gồm tài nguyên du lịch, các yếu tố cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch. Các phân tích và dự báo này phù hợp với yêu cầu về phân kỳ phát triển đối với các không gian du lịch khác nhau trong một lãnh thổ.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các vùng, các trung tâm du lịch và các địa phương, đặc biệt là Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 đã xác định các trọng điểm phát triển du lịch của quốc gia, của từng vùng, của từng địa phương trên cơ sở phân tích giá trị và sự phân bố tài nguyên du lịch. Từ các phân tích này, các trọng điểm ưu tiên đầu tư khai thác phát triển du lịch được xác định đã làm nổi bật các không gian với mức độ ưu tiên khác nhau trong tổ chức lãnh thổ du lịch quốc gia, vùng, trung tâm cho đến từng địa phương.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã xác định địa bàn trọng điểm của du lịch Việt Nam giai đoạn này là Hà Nội và phụ cận, Hải Phòng – Quảng Ninh, Huế - Đà Nẵng, Văn Phong - Nha Trang – Ninh Chữ - Đà Lạt, Long Hải – Vũng Tàu – Côn Đảo, thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận, Rạch Giá - Hà Tiên – Phú Quốc. Từ các địa bàn trọng điểm này, các khu du lịch trọng điểm cũng được xác định trong Chiến lược và trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các trung tâm, các tỉnh trong địa bàn. Các khu du lịch trọng điểm quốc gia được xác định trong Chiến lược bao gồm: Khu du lịch tổng hợp Hạ Long – Cát Bà (Quảng Ninh - Hải Phòng), Khu du lịch văn hoá Hương Sơn (Hà Tây), Khu du lịch văn hoá - sinh thái Tam Cốc
– Bích Động (Ninh Bình), Khu du lịch tổng hợp Lăng Cô - Bạch Mã (TT-Huế), Khu du lịch tổng hợp Văn Phong - Đại Lãnh (Khánh Hoà), Khu du lịch tổng hợp Đankia – Suối Vàng (Lâm Đồng), Khu du lịch tổng hợp Long Hải – Phước Hải (Bà Rịa – Vũng Tàu), Khu du lịch tổng hợp đảo Phú Quốc (Kiên Giang)…
Các phân tích tổng hợp về tài nguyên du lịch Việt Nam trong các đề tài nghiên cứu khoa học, trong các dự án phát triển cho thấy tiềm năng tài nguyên du lịch Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, các dự án, các kế hoạch
phát triển du lịch, đặc biệt trong thời gian gần đây đã chú trọng đến việc bảo tồn tài nguyên cho mục tiêu phát triển lâu dài. Do vậy, một số nguồn tài nguyên có giá trị cao đối với du lịch nhưng nhạy cảm với các tác động của quá trình phát triển đã được đưa vào không gian bảo tồn nghiêm ngặt, hoặc có kế hoạch khai thác giới hạn, hoặc đưa vào không gian có mức độ ưu tiên đầu tư phát triển thấp như các Vườn quốc gia, các Khu bảo tồn thiên nhiên, các Khu bảo vệ sinh cảnh, các Khu bảo tồn biển, các Khu di sản... Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành “Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam” đã phân tích các giá trị cho du lịch của các hệ sinh thái đa dạng và phong phú của Việt Nam và đưa ra các nguyên tắc cho phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam. Việc phân khu chức năng trong các Vườn quốc gia, các Khu bảo tồn thiên nhiên … quy định về tính toán cũng như đảm bảo sức chứa trong khu du lịch, quy định về xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật trong phạm vi các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên … cũng được đề xuất trong báo cáo nghiên cứu đề tài.
Trong các dự án phát triển du lịch ở các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, các bãi biển, các khu di tích l ịch sử văn hoá, các bản làng dân tộc ít người... các nguyên tắc về loại hình du lịch, loại hình dịch vụ, về xây dựng hạ tầng... nhằm hạn chế tác động của hoạt động du lịch đến môi trường và tài nguyên đã được chú trọng. Một trong những nguyên tắc quy định cho tất cả các dự án khai thác tài nguyên cho phát triển du lịch là phải có đánh giá tác động môi trường với các phân tích, dự báo và biện pháp khắc phục cụ thể cho từng dự án khi phê duyệt. Hiện nay, các dự án phát triển du lịch trong các Vườn quốc gia, các Khu bảo tồn thiên nhiên, các khu dự trữ sinh quyển đều tập trung đầu tư phát triển du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng như các dự án phát triển du lịch sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, các Vườn quốc gia Hoàng Liên, Cát Bà, Ba Bể, Bạch Mã, Chư Yang Sin, Yok Don, Tràm Chim, Phú Quốc...
Tổ chức lãnh thổ và xác định các loại hình du lịch ưu tiên đang dần hướng tới cộng đồng dân cư còn nhiều khó khăn trong đời sống như ở các vùng nông thôn, vùng núi và hải đảo xa xôi. Biểu hiện rõ rệt nhất là những loại hình du lịch thân thiện với môi trường đồng thời khai thác các giá trị tự nhiên và nhân văn ở các vùng sâu, vùng xa, góp phần phát triển du lịch và nâng cao đời sống cộng đồng dân cư như du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái ngày càng được chú trọng và phát triển rộng rãi. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 -2010 đã xác định sản phẩm du lịch đặc trưng của các vùng du lịch bao gồm: vùng du lịch Bắc bộ là du lịch văn hoá kết hợp với du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng; vùng du lịch Bắc Trung bộ là du lịch tham quan các di tích văn hoá - lịch sử kết hợp với du lịch biển, hang động và du lịch quá cảnh; vùng Nam Trung bộ và Nam bộ chia thành 2 á vùng trong đó á vùng Nam Trung bộ là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng biển và núi, á vùng Nam bộ là du lịch sông nước và du lịch sinh thái. Trên cơ sở đó, các quy hoạch phát triển du lịch các vùng, các trung tâm du lịch và đặc biệt là các địa phương đã đề xuất các dự án xây dựng và phát triển các khu du lịch sinh thái, khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái kết hợp văn hoá… Một số khu du lịch sinh thái ở Việt Nam đã và đang khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch và đóng góp cho sự phát triển cộng đồng. Trong đó đáng kể là hai khu du lịch sinh thái được tổ chức du lịch thế giới đánh giá là khu du lịch sinh thái bền vững của thế giới bao gồm: khu du lịch Vàm Sát (Cần giờ- TP. Hồ Chí Minh) và khu du lịch suối nước nóng Bình Châu (Xuyên Mộc – Vũng Tàu).
Điều này đã góp phần nâng cao đời sống cộng đồng dân cư, giảm tác động của lối sống lạc hậu lên môi trường và tài nguyên, tăng ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường của cộng đồng...
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI TÂY BẮC VIỆT NAM
2.1 Tiềm năng phát triển du lịch của vùng
2.1.1 Vị trí địa lý
Vùng Tây Bắc chính thức gồm 4 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và có thêm một phần hữu ngạn sông Hồng của hai tỉnh là Lào Cai và Yên Bái.
Diện tích tự nhiên: 3.610.140 ha, chiếm 10% diện tích cả nước. Dân số (1995): 2.088 nghìn người, chiếm 2,82% dân số cả nước.
Tây Bắc có vị trí quan trọng về an ninh. quốc phòng vì có đường biên giới chung với Trung Quốc và Lào dài 870 km.
Là vùng đầu nguồn xung yếu của sông Đà, nơi có các nhà máy thuỷ điện lớn của cả nước, mái nhà xanh của đồng bằng Bắc Bộ.
Giải biên giới có các cửa khẩu lớn, là các cửa khẩu ra vào quan trọng để giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế hiện tại cũng như tương lai trong những năm tới.
Tây Bắc nằm gần các vùng đông dân, tiềm lực khoa học, công nghệ, khoáng sản và nguồn nhân lực lớn... là đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, đây là điều kiện thuận lợi để Tây Bắc phát triển kinh tế.
2.1.2 Địa hình
Núi cao, dốc lớn, chia cắt mạnh, phần lớn lãnh thổ là núi cao và núi trung bình với nhiều đỉnh núi cao từ 2090 - 3080m. Xen kẽ giữa các dãy núi cao là sông, suối, thung lũng hẹp, làm cho đất đai bị chia cắt mạnh, hiếm có những giải đất bằng rộng và liền nhau, gây ra nhiều trở ngại trong việc bố trí sản xuất. Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, xây dựng...) rất tốn kém nhưng hiệu quả phát huy thấp, việc giao lưu kinh tế, đi lại giữa các huyện,
tỉnh trong vùng và ngoài vùng gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi còn gây ra hậu quả nghiêm trọng, lũ quét, sụt đất... đã diễn ra trong mấy năm vừa qua ở Lai Châu và Sơn La gây thiệt hại nhiều tỷ đồng tài sản của Nhà nước và của nhân dân.
2.1.3 Điều kiện khí hậu không đến mức khắc nghiệt như các vùng khác, nhưng cũng có những yếu tố khí hậu bất thuận lợi như gió nóng, mưa đá vào mùa hè, sương muối, băng giá vào mùa đông ở thung lũng, núi cao, gây ra những hiệu quả xấu cho sản xuất và đời sống.
2.1.4 Kinh tế Tây Bắc vẫn phát triển chậm so với nhiều vùng trong cả nước, đang đứng trước nhiều khó khăn gay gắt. Tổng GDP năm 1995 mới chiếm 1,73% so với cả nước, GDP/người chỉ bằng 61,1% so với mức trung bình của cả nước, tỷ lệ huy động ngân sách và tích luỹ đầu tư từ GDP đều thấp so với cả nước. Thu không đủ chi, tỉnh thu ngân sách cao nhất như Hoà Bình cũng mới đảm bảo được 49% của chi, còn tỉnh thu thấp như Lai Châu chỉ đảm bảo được 15% của chi thường xuyên, số ngân sách thiếu hụt phải trông chờ Trung Ương viện trợ. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm, tỷ trọng nông lâm nghiệp còn chiếm lớn (59%), công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chiếm có 29,7%. Công nghiệp vùng quá nhỏ bé (trừ thủy điện Hòa Bình) nên chưa có tác động nhiều đến nông - lâm nghiệp. Số lượng, giá trị hàng hoá xuất ra khỏi vùng còn ít, chủ yếu là xuất nguyên liệu, số lượng mặt hàng ít, sức cạnh tranh kém, sản xuất nông lâm nghiệp tuy có tiến bộ nhưng vẫn còn lạc hậu so với nhiều vùng, phương thức canh tác nương rẫy, chọc lỗ bỏ hạt vẫn còn tồn tại trong một số dân tộc, nên năng suất nông nghiệp còn thấp, chỉ bằng 40 - 50 % so với mức trung bình của cả nước. Phân công lao động chưa có chuyển biến tích cực, lao động nông lâm nghiệp còn chiếm tới 85,4%, là vùng đất rộng, người thưa nhưng còn tới 9,3% lao động chưa bố trí được việc làm, ở một số vùng nông thôn rộng lớn các ngành thương mại dịch vụ chưa phát triển. Những nơi có cửa khẩu, việc lợi dụng phát huy còn yếu. Các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
hoạt động yếu; du lịch tuy có tiềm năng nhưng chưa được phát huy đầy đủ. Công tác giáo dục, y tế văn hóa, xã hội còn nhiều yếu kém... đây đang là những vấn đề nổi cộm cần quan tâm. Đời sống nhân dân vùng sâu, xa, biên giới còn nhiều khó khăn, phân hóa giàu nghèo rõ rệt. Số hộ đói nghèo còn nhiều (toàn vùng tới trên 40%, vùng cao xa 70%), số người mù chữ chiếm trên 50% dân số, các vùng cao, xa chiếm trên 80%, tệ nạn nghiện hút, cờ bạc, mê tín còn nhiều là những khó khăn trở ngại lớn cho quá trình phát triển.
2.1.5 Trình độ dân trí nhìn chung còn rất thấp và không đồng đều giữa các dân tộc và giữa các tiểu vùng, dân tộc Kinh, dân tộc Thái trình độ dân trí có khá hơn. Số người được đào tạo là người các dân tộc ít người còn quá ít, trình độ văn hoá giữa các dân tộc cũng khá chênh lệch, người Kinh hầu như không còn người mù chữ, số người có trình độ văn hoá cấp một, cấp hai cũng tương đối nhiều, còn chiếm khoảng 70 - 80%, số có trình độ văn hoá cấp I, cấp II thì rất ít. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vẫn ở mức cao (3,1% năm). Hiện nay còn 49,6% số người trong độ tuổi lao động còn mù chữ, số người được đào tạo có trình độ cao đẳng và đại học so với cả nước chỉ chiếm 1,7%, đang là trở ngại lớn trong quá trình đổi mới và tiếp thu khoa học, kĩ thuật, chuyển giao công nghệ vào sản xuất và phát triển kinh tế xã hội của vùng.
2.1.6 Cơ sở hạ tầng hết sức yếu kém, về đường giao thông, có 1300 km đường quốc lộ chạy qua, lòng đường tương đối rộng và nền đường phần lớn đã được cứng hoá bằng đá, nhưng mặt đường rất xấu, phần lớn là đá, đất trộn với nhau rải lổn nhổn, xe cộ đi lại hết sức khó khăn, tỷ lệ mặt đường rải nhựa chỉ chiếm khoảng 9%. Đường tỉnh, đường huyện, đường xã thì phần lớn là đường hẹp, nền, mặt đường hầu hết là bằng đất gồ ghề đi lại khó khăn trong tất cả các mùa. Giao thông nông thôn chậm phát triển, đến nay vẫn còn trên 40 xã chưa có đường ôtô vào được đến trung tâm. Giao thông tuyến trục dọc còn thiếu và xấu nhưng cũng còn đi lại được, các trục giao thông tuyến ngang thì hầu như chưa phát triển nên việc giao lưu kinh tế và sự đi lại của nhân dân trong vùng với