một trong số những đề tài đầu tiên nghiên cứu phát triển du lịch cấp vùng lãnh thổ trên quan điểm phát triển bền vững ở Việt Nam. Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sẽ có những đóng góp nhất định đối với việc phát triển du lịch bền vững cấp vùng du lịch trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam nói riêng.
4. Những quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm phát triển bền vững: Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái bền vững. Từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các tài sản thiên nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan tự nhiên và các khu thắng cảnh không những không bị xâm hại mà còn được bảo trì và nâng cấp tốt hơn. Những điểm du lịch có tính nhạy cảm cao cả về tự nhiên và nhân văn như các khu du lịch ở Tây Bắc càng cần được quan tâm đặc biệt. Quy hoạch du lịch cũng phải gắn với việc bảo vệ môi trường xã hội trong sạch. Cần có biện pháp tổ chức quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch mang lại đối với môi trường văn hóa xã hội của địa phương.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: hệ thống lãnh thổ du lịch được xem như là hệ thống xã hội được tạo thành bởi nhiều thành tố như tự nhiên, văn hoá, lịch sử, con người… có mối quan hệ qua lại mật thiết, gắn bó với nhau một cách hoàn chỉnh theo từng sự phân công chức năng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, xác định, đánh giá các nguồn lực du lịch thường được nhìn nhận trong mối quan hệ về mặt không gian hay lãnh thổ nhất định dể đạt được những giá trị đồng bộ về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Từ đó, đối tượng lãnh thổ du lịch được xem như một hệ thống mở, có mối quan hệ chặt chẽ với các lãnh thổ khác.
4.1.3. Quan điểm hệ thống – cấu trúc: Du lịch vùng Tây Bắc được xem như là một bộ phận của các hệ thống du lịch có quy mô lớn hơn và tầm cao hơn là hệ
thống du lịch vùng du lịch Bắc bộ và hệ thống du lịch cả nước. Chính vì vậy, du lịch vùng Tây Bắc có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc với hệ thống cấp cao hơn và quan hệ tương hỗ với các hệ thống bộ phận tương đương khác trong cùng hệ thống cấp cao hơn. Như vậy, du lịch vùng Tây Bắc với tư cách là một bộ phận của hệ thống cấp cao hơn phải vận động theo quy luật của toàn hệ thống và việc nghiên cứu đầy đủ các thuộc tính du lịch của hệ thống có giá trị thực tiễn để vận dụng vào tổ chức và kinh doanh du lịch.
4.1.4. Quan điểm lịch sử – viễn cảnh: Vùng Tây Bắc là một vùng đất có bề dày lịch sử và có nền văn hoá phát triển từ lâu đời. Lịch sử phát triển hàng ngàn năm với bao thăng trầm, đến nay vùng đất này vẫn còn giữ được những đặc điểm riêng biệt, đặc sắc về tự nhiên, về văn hoá và con người. Những đặc điểm này đã được khai thác cho phát triển kinh tế nói chung, du lịch nói riêng của địa phương trong những thời gian qua. Sử dụng quan điểm lịch sử để tìm hiểu nguồn gốc phát sinh, diễn biến quá trình khai thác, kết quả khai thác, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để có được những nhận định, những phương án, những dự báo chính xác và giúp cho việc tổ chức du lịch trên địa bàn mang tính hiệu quả và bền vững.
Có thể bạn quan tâm!
- Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Nam - 1
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Một Số Cấp Phân Vị Trong Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Cấp Tỉnh Trên Quan Điểm Phát Triển Bền Vững
- Đánh Giá Tổng Hợp Điểm Tài Nguyên Du Lịch
- Đánh Giá Tổng Hợp Cụm Du Lịch
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thống kê: Những tài liệu thống kê của hoạt động du lịch liên quan đến nhiều lĩnh vực như lượng khách, doanh thu, đầu tư, chỉ số môi trường, chỉ tiêu kinh tế… là những số liệu mang tính định lượng. Trên cơ sở khai thác từ nhiều nguồn như Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Viện nghiên cứu chiến lược – Bộ Kế hoạch Đầu tư, các Sở Thương mại Du lịch tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái. Các số liệu được đưa vào xử lý, phân tích để từ đó rút ra những kết luận đánh giá có tính thực tiễn cao.
4.2.2. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu: là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Tổng quan tài liệu có được cho
phép ta tiếp cận với những kết quả nghiên cứu trong quá khứ, cập nhật những vấn đề trong và ngoài nước. Việc phân loại, phân nhóm và phân tích dữ liệu sẽ giúp cho việc phát hiện những vấn đề trọng tâm và những khía cạnh cần được tiếp cận của vấn đề. Trên cơ sở những tài liệu thu thập được và những kết quả phân tích, việc tổng hợp sẽ giúp định hình một tài liệu toàn diện và khái quát về chủ đề nghiên cứu.
4.2.3. Phương pháp nghiên cứu thực địa: Phương pháp nghiên cứu thực địa giúp ta tiếp cận vấn đề một cách chủ động, trực quan, kiểm tra, đánh giá một cách xác thực để có được tầm nhìn toàn diện về các đối tượng nghiên cứu. Các hoạt động chính trong khi tiến hành phương pháp này bao gồm: quan sát, mô tả, điều tra, ghi chép, chụp ảnh, quay phim tại các điểm nghiên cứu; Gặp gỡ, trao đổi với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý tài nguyên, các cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương và cộng đồng sở tại; Tham gia các buổi thuyết trình, hội nghị…
4.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học: là một trong những phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu du lịch bao gồm phỏng vấn trực tiếp cá nhân, phỏng vấn qua điện thoại và phỏng vấn qua phiếu điều tra… Trong đó phỏng vấn qua phiếu điều tra được sử dụng nhiều hơn cả vì có nhiều thuận lợi như lượng thông tin thu được nhiều, không qua trung gian nên ý kiến thu nhận được có tính xác thực cao, có ưu thế đặc biệt đối với những vấn đề tế nhị và chi phí thấp…
5. Những đóng góp chủ yếu của luận văn
- Tổng quan chọn lọc và hệ thống hoá những vấn đề lý luận về du lịch và phát triển du lịch bền vững. Trên cơ sở đó, vận dụng vào việc nghiên cứu cụ thể trên địa bàn vùng Tây Bắc.
- Đưa quan điểm phát triển bền vững làm quan điểm chủ đạo trong quá trình nghiên cứu phát triển du lịch bền vững vùng Tây Bắc ở Việt Nam.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững vùng Tây Bắc.
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch vùng Tây Bắc.
- Sử dụng các kết quả đánh giá thực trạng làm cơ sở cho định hướng phát triển du lịch vùng Tây Bắc trên quan điểm phát triển bền vững, đồng thời đề xuất một số giải pháp tổ chức hoạt động du lịch nhằm sử dụng bền vững nguồn tài nguyên và môi trường cho phát triển và phát triển bền vững du lịch nói riêng và kinh tế xã hội của vùng Tây Bắc nói chung.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị cùng phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương I: PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG - LÝ LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
Chương II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI TÂY BẮC VIỆT NAM. Chương III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TÂY BẮC VIỆT NAM.
CHƯƠNG 1. PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG - LÝ LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
1.1 Khái niệm chung về phát triển bền vững
* Quan niệm: trong Báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc (1987), phát triển bền vững được định nghĩa "là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau". [19, tr3]
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định: phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống.[19]
* Các nguyên tắc đảm bảo cho phát triển bền vững: Để đảm bảo sự phát triển bền vững ở Việt Nam, trong quá trình phát triển, cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau [19]:
+ Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh là nguyên tắc quán triệt nhất quán trong mọi giai đoạn phát triển.
+ Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn phát triển sắp tới, bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng để phát triển bền vững, bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm cho nhân dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài
hòa với phát triển xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trường lâu bền. Từng bước thực hiện nguyên tắc "mọi mặt: kinh tế, xã hội và môi trường đều cùng có lợi".
+ Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là một yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển. Tích cực và chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trường do hoạt động của con người gây ra. Cần áp dụng rộng rãi nguyên tắc "người gây thiệt hại đối với tài nguyên và môi trường thì phải bồi hoàn". Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và có hiệu lực về công tác bảo vệ môi trường; chủ động gắn kết và có chế tài bắt buộc lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế-xã hội, coi yêu cầu về bảo vệ môi trường là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá phát triển bền vững.
+ Quá trình phát triển phải bảo đảm đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai. Tạo lập điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận tới những nguồn lực chung và được phân phối công bằng những lợi ích công cộng, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hoá tốt đẹp cho những thế hệ mai sau, sử dụng tiết kiệm những tài nguyên không thể tái tạo lại được, gìn giữ và cải thiện môi trường sống, phát triển hệ thống sản xuất sạch và thân thiện với môi trường; xây dựng lối sống lành mạnh, hài hoà, gần gũi và yêu quý thiên nhiên.
+ Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nước. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất, trước mắt cần được đẩy mạnh sử dụng ở những ngành và lĩnh vực sản xuất có tác dụng lan truyền mạnh, có khả năng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực sản xuất khác.
+ Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ, ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân. Phải huy động tối đa sự tham gia của mọi người có liên quan trong việc lựa chọn các quyết định về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường ở địa phương và trên quy mô cả nước. Bảo đảm cho nhân dân có khả năng tiếp cận thông tin và nâng cao vai trò của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt của phụ nữ, thanh niên, đồng bào các dân tộc ít người trong việc đóng góp vào quá trình ra quyết định về các dự án đầu tư phát triển lớn, lâu dài của đất nước.
+ Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững đất nước. Phát triển các quan hệ song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế và khu vực; tiếp thu có chọn lọc những tiến bộ khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển bền vững. Chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trường do quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế gây ra.
+ Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
1.2 Khái niệm về phát triển du lịch bền vững
Một số khái niệm về phát triển du lịch bền vững
*Khái niệm về du lịch bền vững
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn
duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”.[22]
Du lịch bền vững ở Việt Nam là một khái niệm còn mới. Tuy nhiên, nhận thức về một phương thức phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tác dụng giáo dục, nâng cao hiểu biết cho cộng đồng đã bước đầu hình thành như một số loại hình du lịch thân thiện với môi trường đã xuất hiện với tên gọi là du lịch sinh thái, du lịch xanh.....
Luật Du lịch xác định: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”. [25, tr12].
Tuy nhiên sự phát triển này chỉ mang tính tương đối bởi trong một xã hội “động” tức một xã hội luôn có sự thay đổi và phát triển thì sự bền vững của yếu tố này có thể sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự bền vững của những yếu tố khác. Không một xã hội nào, một nền kinh tế nào có thể đạt được sự bền vững tuyệt đối. Mọi hoạt động, mọi biện pháp của con người chỉ nhằm đạt mục đích đảm bảo khả năng khai thác lâu, bền các nguồn tài nguyên trên Trái đất.
* Các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững
Những nguyên tắc để đảm bảo phát triển du lịch bền vững không tách rời những nguyên tắc chung cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực trong cuộc sống, trong phát triển kinh tế xã hội lại có những mục tiêu, những đặc điểm đặc trưng của mình. Do vậy, sự phát triển du lịch cần phải tuân thủ các nguyên tắc riêng của mình trên cơ sở các nguyên tắc chung của phát triển bền vững. Phát triển du lịch bền vững hướng tới việc đảm bảo đạt được 3 mục tiêu cơ bản bao gồm: phát triển bền vững về kinh tế, bền vững về tài nguyên và môi trường và bền vững về xã hội.
Để đảm bảo đạt được 3 mục tiêu cơ bản trên, phát triển du lịch bền vững cần tuân thủ các nguyên tắc cụ thể sau [22]: