Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Nam - 7

Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học Địa bàn Tây Bắc là nơi cư 1


* Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học


Địa bàn Tây Bắc là nơi cư trú của rất nhiều dân tộc anh em như dân tộc Mường, dân tộc Kinh, các dân tộc Thái, Tày, H‟Mông, Dao. Dân số của vùng chủ yếu là người dân tộc ít người. Đây chính là yếu tố tạo nên sự đa dạng, nét độc đáo của văn hoá các dân tộc ở Tây Bắc – sức hấp dẫn chủ yếu đối với khách du lịch thời gian qua, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Nét độc đáo của văn hoá các dân tộc ít người ở vùng cao Tây Bắc thể hiện qua hình thức quần cư và kiến trúc nhà ở, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật múa hát, thi ca, trang phục, nghề thủ công truyền thống…

Hình thức quần cư và kiến trúc nhà ở: Một trong những bản sắc văn hoá độc đáo còn lưu giữ được của các dân tộc ít người ở Tây Bắc chính là phong cách kiến trúc truyền thống, thể hiện rõ nét nhất qua dạng quần cư làng bản và kiến trúc nhà sàn. Cũng là một kiểu quần cư làng bản, cùng một dạng kiến trúc nhà sàn, song ở mỗi dân tộc như: Thái, Mường, Tày… đều có những đặc trưng riêng biệt.

Bản làng người Mường rất dễ nhận thấy bởi nhiều loại cây ăn trái và lấy gỗ có trong vườn. Cũng như dân tộc Thái, Tày, nhìn chung về bố cục trong nhà sàn dân tộc Mường phản ánh một số trật tự xã hội mang tính phụ quyền. Nhà được chia thành nhiều buồng: có nơi dành riêng cho nam giới để tiếp khách, sinh hoạt và nơi thờ tổ tiên, nơi dành riêng cho công việc bếp núc và thêu thùa của phụ nữ…

Bản Mường Tây Bắc nói chung còn giữ được nguyên vẹn những phong tục, tập quán vô cùng phong phú và độc đáo của dân tộc Mường như các nếp nhà sàn truyền thống, hệ thống dẫn nước, nếp sinh hoạt, phương thức làm ruộng, lễ hội truyền thống…

Bản làng của người Thái cũng được xây dựng gần giống với người Mường với đặc trưng là nhà sàn. Nhưng nhà sàn của người Thái rộng hơn và được sắp xếp có qui củ hơn so với nhà sàn của người Mường. Cách tổ chức không gian trong bản làng người Thái cũng trật tự hơn so với bản làng người Mường và bản làng người Tày, Dao hay Mông. Những bản làng của người Thái hiện đang được khai thác cho hoạt động du lịch tập trung ở khu vực thung lũng Mai Châu, huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình như bản Văn, bản Lác, bản Tòng…nằm dưới các chân núi, ven các cánh đồng ruộng bậc thang. Không gian yên bình nơi đây luôn có sức hấp dẫn lớn đối với du khách.

Nhạc cụ dân tộc : Nhạc cụ chiêng và diễn tấu chiêng là một loại hình nghệ thuật âm nhạc có từ rất xa xưa và có vị trí quan trọng trong đời sống của đồng bào Mường. ở các lễ hội, dịp Tết, dịp cưới xin, khi ma chay hay khi đón khách, chiêng đều được sử dụng trong phường bùa đệm cho hát, cho múa, sử dụng để tập hợp quần chúng làm hiệu lệnh khi săn bắn, báo động…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Từ xa xưa, trong các Mường– một dàn chiêng cồng đủ bộ phải có 12 chiếc. Người ta cho rằng dàn chiêng như vậy là biểu tượng của 12 tháng trong năm. Luôn đi cùng với đời sống văn hoá tinh thần của người Mường, nhạc cụ cồng chiêng đã phát triển trên một trình độ cao, hình thành nên một loại hình nghệ thuật sân khấu mới. Bên cạnh dàn chiêng là sáo Ôi – loại sáo được làm từ một ống nứa đường kính 2cm và dài 70cm. Sáo có âm thanh trầm bổng và sâu lắng, có thể diễn độc tấu hoặc đệm hát dân ca Mường. Ngoài ra người Mường còn có các nhạc cụ khác như khèn, đàn tam, đàn tứ,… tất cả tập hợp thành một dàn nhạc sống động và mang nét độc đáo của người Mường.

Người Thái có nhạc cụ truyền thống là trống đồng, khèn bì, pí (sáo), đàn tà pu… Ngưòi H‟Mông với nhiều bản nhạc không lời phản ánh tất cả hiện thực cuộc

sống thông qua các nhạc cụ như đàn môi, kèn, sáo, khèn lá… Những làn điệu khèn như thể hiện tình cảm của con người, lúc tha thiết, lúc du dương, gợi nhớ, sống động.

Nghệ thuật múa hát: Múa hát là những hình thức sinh hoạt văn hoá văn nghệ luôn có trong đời sống của các dân tộc Tây Bắc. Mỗi dân tộc đều có những làn điệu múa hát riêng biệt, mang bản sắc văn hoá và phong tục tập quán của dân tộc mình.

Dân tộc Mường có những làn điệu ví, hát ru… mỗi loại mang một nội dung khác nhau. Đồng thời nghệ thuật Mường cũng phát triển từ xa xưa đến nay với nhiều loại múa như trong tang ma (tế kiếm, dâng cơm, dâng lễ) rất nghiêm trang. Múa trong trò đồng dao của trẻ con : “Nàng Khọt”, “Mặt Nạ” đầy ngộ nghĩnh hay những điệu múa nhịp nhàng uyển chuyển, tươi vui trong các ngày hội mùa như : múa trống đồng, múa sạp.

Người Thái cũng có những làn điệu hát xoè, hát khắp có giá trị nghệ thuật không kém những làn điệu múa, hát của dân tộc Mường. Điệu xoè Thái cũng là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian phát triển mạnh, có cội nguồn từ xa xưa và có những điệu xoè khác nhau : xoè ống bổng, xoè chá, xoè vòng, mừng nhà mới.

Ngoài ra chúng ta cần nhắc đến các làn điệu múa, hát của người H‟Mông, người Dao, các làn điệu dân ca, lượm coi của người Tày…Tuy nhiên, hiện nay các làn điệu này còn chưa được nghiên cứu phát triển và khai thác có hiệu quả cho hoạt động du lịch. Trong tương lai, Tây Bắc cần có sự nghiên cứu, đầu tư nhằm khai thác vốn văn hoá của các dân tộc, phục vụ tốt hơn cho du lịch.

Kho tàng văn học dân gian : Các dân tộc Tây Bắc có một kho tàng văn học dân gian tương đối lớn, gồm nhiều thể loại : truyện cổ, truyện kể, truyện ngụ ngôn, thần thoại, ca dao, tục ngữ… Dân tộc Mường có những sử thi nổi tiếng như : Đẻ đất, Đẻ nước, dân tộc Thái có sử thi : ẵm ệt luông. Ngoài ra còn phải kể đến các trường ca của người Mông như: Tiếng hát người làm dâu, Tiếng hát người mồ

côi… là những áng thơ đặc sắc vẫn còn giữ cho đến ngày nay cùng hàng loạt các truyện ngụ ngôn, thần thoại phản ánh cuộc sống lao động của con người, tình cảm yêu thương của con người với nhau và những hy vọng, mơ ước của con người gửi vào đó.

Truyện cười của các dân tộc cũng là một kho tàng vũ khí dùng để đả kích giai cấp thống trị, các quan lang xưa kia. Trong đó, người Tày cũng có hai mảng văn học như người Kinh : văn chương truyền miệng, văn học thành văn.

Như vậy có thể thấy kho tàng văn học dân gian của các dân tộc Tây Bắc rất phong phú, có giá trị. Đây là những tài nguyên quý giá để hình thành nên những sản phẩm du lịch văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc, cuốn hút du khách tới vùng cao Tây Bắc.

Nghề thủ công và trang phục truyền thống: Nghề thủ công của các dân tộc ở Tây Bắc chủ yếu là nghề dệt thổ cẩm, đan lát… Từ những bàn tay và khối óc sáng tạo, họ đã tạo ra những tấm thảm vải tràm, lanh với nhiều sắc màu khác nhau và màu tràm đã đi vào trang phục đời sống, được chấp nhận như một biểu tượng truyền thống. Ngoài ra, trước kia các dân tộc còn có nghề rèn, đúc đồng, chạm bạc, nhưng cho đến nay gần như không còn nữa.

Về trang phục dân tộc truyền thống, ở Tây Bắc có bao nhiêu dân tộc thì có bấy nhiêu trang phục truyền thống khác nhau. Nhìn chung trong trang phục các dân tộc ta thấy có một điểm chung là dùng khăn, áo váy, thắt lưng của nữ, đồ trang sức bằng bạc như vòng cổ, vòng tay…chỉ khác kiểu cắt may, hoa văn trang trí, mầu sắc.

Dân tộc Mường :


Người Mường, trang phục nữ có những chiếc váy bó sát thân, cạp hoa với những đường nét hoa văn tinh tế mô phỏng hoa văn trên mặt trống đồng phô trước ngực, chiếc áo cánh lửng, vòng kiềng, khăn đội đầu, áo choàng buộc cạp thắt lưng xanh. Còn nam phục thì áo ngắn, áo chùng, quần thắt lưng, khăn, dáng khoẻ khắn, vừa vặn. Nói chung trang phục Mường không diêm dúa, không dư thừa mầu sắc và

cũng không quá kín đáo, thậm chí trang phục của phụ nữ Mường còn được đánh giá là hết sức độc đáo và gợi cảm. Nét gợi cảm không lộ liễu mà ẩn trong những sắc thái riêng qua đường nét may, qua mầu sắc trang trí.

Dân tộc Thái :

Người Thái có trang phục đa dạng và độc đáo nhưng rất nhẹ nhàng, màu phổ biến là màu xanh và trắng với hoa văn trang trí mang biểu tượng thiên nhiên đa dạng: chim muông, cây cỏ, mặt trời... trong đó, những chiếc thắt lưng và khăn piêu của các cô gái Thái, cũng giống như những chiếc cạp váy của các cô gái Mường, thực sự là những tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo.

Dân tộc H’Mông:


Người H‟Mông thường sống ở sườn núi sơn nguyên, có độ cao trung bình 700-800m. Họ thường tạo riêng cho mình các làng, nhà của người Mông thường quay lưng vào núi, nhà 3 gian hoặc 5 gian làm bằng gỗ.

Những sinh hoạt văn hóa của người H‟Mông thường gắn với chợ phiên, ngày tết, ngày lễ, các cuộc sinh hoạt văn hóa này thường mang tính giao hòa gặp gỡ, mừng đón xuân về, ăn mừng vào vụ mùa…bên cạnh đó còn có những lễ hội khác khuyến khích sức mạnh và lòng dũng cảm như: Tổ chức đua ngựa, bắn cung, bắn nỏ.

Người H‟Mông có tiếng hát làm đầu và nghề rèn đúc khoan nòng súng kíp. Điệu múa ô theo tiếng khèn thường gặp nhất trên các bản có dân tộc H‟Mông sinh sống. Các nhạc cụ của người H‟Mông từ đơn giản như những chiếc lá làm kèn đến những chiếc sáo, chiếc khèn thể hiện những nhạc cụ tinh tế, đầy khéo léo sáng tạo.

Người phụ nữ H‟Mông có trang phục mầu chàm, mặc áo dài tới đầu gối, xẻ giữa có thêu hoa văn bằng chỉ mầu tại nẹp áo. Bên ngoài khoác một áo gilê cánh dài, có cổ thêu hoa văn làm bằng sợi lanh kèm theo một thắt lưng được thêu rất tỉ mỉ với các hoa văn hình chữ S nằm ngang, phụ nữ Mông mặc quần

cộc đến đầu gối, quấn xà cạp tại ống chân, đi dép nhựa hoặc giày vải, đầu để tóc dài quấn trong khăn xếp.


Nam giới có trang phục mầu chàm mặc quần rộng ống dài áo sơ mi thường 2

Nam giới có trang phục mầu chàm, mặc quần rộng ống dài, áo sơ mi thường được thêu ở hai cổ tay, một áo cánh gilê ở bên ngoài dệt bằng lanh, áp cổ thêu hoa văn.

Khách du lịch đến vùng dân tộc H‟Mông chứng kiến những vật phẩm như: dao tự rèn đúc, khẩu súng kíp…. tất cả đều làm bằng thủ công nhưng rất tinh xảo. Tiếp đến du khách được ngắm nhìn những bộ váy áo rực rỡ của các cô gái H‟Mông mà chính họ phải tự tay làm trong một năm mới hoàn thành.

Dân tộc Dao:


Người Dao thường cư trú tại một vùng nhất định, người Dao thường sống ở lưng trừng núi, người Dao có hai kiểu nhà, nhà đất và nhà sàn, bộ phận ở nhà đất đông hơn.

Trang phục của đồng bào Dao nhất là phụ nữ rất phong phú, chất liệu chủ yếu là vải sợi bông tự dệt, mầu nền phần nhiều là mầu chàm, mầu xanh đen. áo của phụ nữ dao phần lớn là áo dài, cài cúc thẳng giữa ngực hoặc khép hai vạt lại rồi thắt lưng, quần ống hẹp, phụ nữ dao đỏ trên yếm đính những tua bông màu đỏ rất đẹp, trên đầu đội khăn đen thêu hoa nhiều màu.

Nếu nói bản sắc văn hoá dân tộc thì vô cùng phong phú, đa dạng, những mặt hàng thổ cẩm văn hoa đặc trưng, chiếc khăn piêu của thiếu nữ Thái, vành khăn quấn đầu của người H‟ Mông, tiếng khèn bè dập dìu đêm khuya, chiếc gùi tre, ống nước… chỉ khái quát như vậy cũng đã thấy một tài nguyên quý giá cho nền công nghiệp du lịch vùng Tây Bắc vươn tới.

Sự độc đáo của trang phục các dân tộc vùng Tây Bắc là một nét văn hoá góp phần làm tăng sức hấp dẫn đối với du khách.

Văn hoá ẩm thực: Không những nổi tiếng về những cảnh đẹp hay các phong tục truyền thống, các dân tộc sinh sống trong vùng Tây Bắc còn có nền văn hoá ẩm thực phong phú với những món ăn dân tộc độc đáo và hấp dẫn, ngon miệng được truyền tụng từ lâu. Các món ăn đặc sản như măng chua, chả lá lốt, chả lá bưởi, cơm lam … hoà cùng hương vị men lá thơm ngon của rượu cần sẽ làm say lòng du khách.

2.2.3 Các yếu tố kinh tế xã hội

Điểm xuất phát của nền kinh tế thấp và đứng trước nhiều khó khăn. Tuy mấy năm gần đây nền kinh tế của các tỉnh đã có khởi sắc, xuất hiện một số điển hình làm ăn khá là nhân tố thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của vùng, sản xuất nông lâm, công nghiệp và dịch vụ phát triển, đời sống nhân dân có sự cải thiện, an ninh quốc phòng giữ vững. Tuy nhiên kinh tế Tây Bắc vẫn phát triển chậm so với nhiều vùng trong cả nước, đang đứng trước nhiều khó khăn gay gắt. Tổng GDP năm 1995 mới chiếm 1,73% so với cả nước, GDP/người chỉ bằng 61,1% so với mức trung bình của cả nước, tỷ lệ huy động ngân sách và tích luỹ đầu tư từ GDP đều thấp so với cả nước. Thu không đủ chi, tỉnh thu ngân sách cao nhất như Hoà Bình cũng mới đảm bảo được 49% của chi, còn tỉnh thu thấp như Lai Châu chỉ đảm bảo được 15% của chi thường xuyên, số ngân sách thiếu hụt phải trông chờ Trung Ương viện trợ. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm, tỷ trọng nông lâm nghiệp còn chiếm lớn (59%), công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chiếm có 29,7%. Công nghiệp vùng quá nhỏ bé (trừ thủy điện Hòa Bình) nên chưa có tác động nhiều đến nông - lâm nghiệp. Số lượng, giá trị hàng hoá xuất ra khỏi vùng còn ít, chủ yếu là

xuất nguyên liệu, số lượng mặt hàng ít, sức cạnh tranh kém, sản xuất nông lâm nghiệp tuy có tiến bộ nhưng vẫn còn lạc hậu so với nhiều vùng, phương thức canh tác nương rẫy, chọc lỗ bỏ hạt vẫn còn tồn tại trong một số dân tộc, nên năng suất nông nghiệp còn thấp, chỉ bằng 40 - 50 % so với mức trung bình của cả nước. Phân công lao động chưa có chuyển biến tích cực, lao động nông lâm nghiệp còn chiếm tới 85,4%, là vùng đất rộng, người thưa nhưng còn tới 9,3% lao động chưa bố trí được việc làm, ở một số vùng nông thôn rộng lớn các ngành thương mại dịch vụ chưa phát triển. Những nơi có cửa khẩu, việc lợi dụng phát huy còn yếu. Các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hoạt động yếu; du lịch tuy có tiềm năng nhưng chưa được phát huy đầy đủ. Công tác giáo dục, y tế văn hóa, xã hội còn nhiều yếu kém... đây đang là những vấn đề nổi cộm cần quan tâm. Đời sống nhân dân vùng sâu, xa, biên giới còn nhiều khó khăn, phân hóa giàu nghèo rõ rệt. Số hộ đói nghèo còn nhiều (toàn vùng tới trên 40%, vùng cao xa 70%), số người mù chữ chiếm trên 50% dân số, các vùng cao, xa chiếm trên 80%, tệ nạn nghiện hút, cờ bạc, mê tín còn nhiều là những khó khăn trở ngại lớn cho quá trình phát triển. (Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch Đầu tư)

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ diễn ra chậm, đội ngũ lao động dịch vụ chiếm tỷ trọng quá thấp trong tổng số, không những thế, trình độ nói chung của lao động ở đây lại thấp dẫn đến tình trạng thiếu lao động chuyên nghiệp có trình độ và lao động nói chung cho phát triển du lịch. Điều này dẫn đến chất lượng dịch vụ du lịch không cao, ảnh hưởng đến chất lượng tour và sự hài lòng của khách, làm giảm sức hấp dẫn du lịch và giảm chi tiêu của khách khi đến vùng Tây Bắc.

Đại bộ phận dân cư của tỉnh hiện sống bằng nghề nông. Điều này là hạn chế đối với phát triển du lịch của vùng Tây Bắc ở 2 điểm: thứ nhất thu nhập từ nghề nông thấp dẫn đến mức sống thấp nên người dân ít có điều kiện thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi du lịch dẫn đến hạn chế nguồn khách nội tỉnh; thứ hai như ở trên đã đề cập là trình độ lao động trong khu vực này không cao nên ngay cả khi phát triển du

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 11/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí