Ma Trận Xoay Các Nhân Tố Khám Phá Efa Của Biến Phụ Thuộc


nguyên. Các nhân tố sẽ được sử dụng để tính toán thành các biến mới cho việc phân tích hồi quy.

2.3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc

Bảng 2.11 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến phụ thuộc


Kiểm định KMO và Bartlett's Test

Hệ số KMO

0,650

Eigenvalues

1,760

Tổng phương sai trích

58,678

Kiểm định Bartlett

df

3

Sig.

0,000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại Công ty Cổ phần Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương Apec Group – Hội sở Hà Nội - 9

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s với KMO = 0,650 thỏa mãn điều kiện 0,5

≤ KMO ≤ 1 nên phân tích nhân tố phù hợp. Giá trị Eigenvalues = 1,760 lớn hơn 1, kiểm định Bartlett’s có giá trị Sig = 0,000 < 0,05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Tổng phương sai trích là 58,678% > 50% (thỏa mãn điều kiện) cho biết 58,678% sự thay đổi của biến phụ thuộc của mô hình được giải thích bởi 3 biến quan sát.

Bảng 2.12 Ma trận xoay các nhân tố khám phá EFA của biến phụ thuộc


HL

Hệ số tải nhân tố

1

HL2

0,792

HL1

0,763

HL3

0,742

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)

Qua phân tích nhân tố khám phá EFA đạt yêu cầu, tác giả tiếp tục thực hiện phân

tích tương quan hồi quy.

2.3.4. Phân tích hồi quy

2.3.4.1. Kiểm định hệ số tương quan Pearson giữa biến độc lập và biến phụ thuộc


Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Ngọc Mộng (2008), hệ số tương quan giữa các biến có giá trị Sig. <0.05 thì hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê.

Bảng 2.13 Ma trận tương quan Pearson



HL

BC

DK

TL

DN

CT

TT

VH


HL

Pearson

Correlation


1


0,518


0,461


0,484


0,278


0,364


0,496


0,399

Sig. (2-

tailed)



0,000


0,000


0,000


0,001


0,000


0,000


0,000

N

150

150

150

150

150

150

150

150

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS) Qua bảng trên ta thấy cả 7 yếu tố bao gồm “Bản chất công việc”, “Điều kiện làm việc”, “Tiền lương”, “Mối quan hệ với đồng nghiệp”, “Mối quan hệ với cấp trên”, “Cơ hội thăng tiến”, “Văn hóa doanh nghiệp” đều có giá trị Sig. (2-tailed) nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05 nên có thể kết luận rằng biến phụ thuộc là “Sự hài lòng trong công việc” và các biến độc lập là có mối tương quan với nhau và sự tương quan này là có ý nghĩa về mặt thống kê. Dấu của các hệ số tương quan đều mang dấu dương (+) có nghĩa rằng các mối quan hệ tương quan này là tương quan thuận chiều. Các biến này

sẽ được đưa vào để phân tích hồi quy.

2.3.4.2. Kiểm định mô hình nghiên cứu

Phương pháp hồi quy tuyến tính bội với toàn bộ các biến độc lập được đưa vào cùng lúc (Phương pháp Enter) cho thấy phương pháp hồi quy thích hợp sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết. Kết quả hồi quy được thể hiện trong bảng dưới:

Bảng 2.14 Tóm tắt mô hình hồi quy bội


Mô hình tóm tắt

hình

Hệ số

R

Hệ số R2

Hệ số R2 hiệu

chỉnh

Sai số chuẩn của ước

lượng

Durbin-

Watson

1

0,761

0,579

0,558

0,320

2,114

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)


Kết quả hồi quy tuyến tính bội cho thấy mô hình có hệ số R2 hiệu chỉnh có giá trị bằng 0,558. Như vậy các biến độc lập đưa vào hồi quy giải thích được 55,8% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Hay nói cách khác mô hình hồi quy giải thích được 55,8% sự biến thiên của biến phụ thuộc là “Sự hài lòng trong công việc”.

Tiếp theo tác giả sử dụng phân tích ANOVA để xác định sự phù hợp của mô hình hồi quy. Tiến hành kiểm định F để kiểm định giả thuyết về mức độ phù hợp của mô hình hồi quy thông qua phân tích phương sai.

Bảng 2.15 Kiểm định ANOVA


ANOVA

Mô hình

Tổng bình phương

df

Bình phương trung bình

F

Sig.

1

Hồi quy

19,971

7

2,853

27,847

0,000

Phần dư

14,548

142

0,102



Tổng

34,519

149





Kết quả sau khi thực hiện hồi quy, ta thấy rằng kiểm định F = 27,847 cho giá trị p-value (Sig.) = 0,000 < 0,05, như vậy có thể kết luận rằng mô hình hồi quy là phù hợp, có ý nghĩa suy rộng ra cho tổng thể.

Kết quả phân tích hồi quy

Hồi quy không có yếu tố nào bị loại bỏ do Sig. kiểm định t của từng biến độc lập “Bản chất công việc”, “Điều kiện làm việc”, “Tiền lương”, “Mối quan hệ với đồng nghiệp”, “Mối quan hệ với cấp trên”, “ Cơ hội thăng tiến” và “Văn hóa doanh nghiệp” đều nhỏ hơn 0,05; chứng tỏ các biến độc lập này đều có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

Dựa vào hệ số Beta chuẩn hóa, có thể viết lại phương trình hồi quy như sau:

HL = 0,283*BC + 0,213*TT + 0,207*TL + 0,179*DK + 0,145*VH +0,137*DN

+ 0,132*CT

Dựa vào mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao động, ta có thể nhận thấy mức độ ảnh hưởng của 7 yếu tố theo thứ tự giảm dần như sau: Bản chất công việc (β1 = 0,283); Cơ hội thăng tiến (β2 = 0,213);


Tiền lương (β3 = 0,207); Điều kiện làm việc (β4 = 0,179);Văn hóa doanh nghiệp (β5 = 0,145); Quan hệ với đồng nghiệp (β6 = 0,137); Quan hệ với cấp trên (β7 = 0,132).

Bảng 2.16 Kết quả phân tích hồi quy



Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hoá

Hệ số đã

chuẩn hoá


t


Sig.


Đa cộng tuyến

B

Sai số

chuẩn

Beta


B


1

Hằng số

0,204

0,308


0,662

0,509



BC

0,198

0,042

0,283

4,677

0,000

0,811

1,233

DK

0,137

0,048

0,179

2,848

0,005

0,753

1,328

TL

0,157

0,047

0,207

3,352

0,001

0,778

1,286

DN

0,129

0,053

0,137

2,445

0,016

0,945

1,058

CT

0,114

0,050

0,132

2,271

0,025

0,877

1,140

TT

0,140

0,041

0,213

3,404

0,001

0,758

1,319

VH

0,102

0,043

0,145

2,390

0,018

0,810

1,235

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)

Cụ thể hơn:

Yếu tố “Bản chất công việc” có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng trong công việc của người lao động vì có hệ số Beta chuẩn hóa lớn nhất (β1 = 0,283) và giá trị Sig.

= 0,000 nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05. Dấu dương của hệ số Beta có ý nghĩa là mối

quan hệ giữa yếu tố “Bản chất công việc” và “Sự hài lòng trong công việc” là quan hệ thuận chiều, có nghĩa là khi nhân viên cảm thấy công việc có sự thú vị và thử thách, phù hợp với khả năng, hiểu rõ công việc mình đang làm và được nhận những thông tin phản hồi từ công việc thì sự hài lòng của họ sẽ tăng lên. Qua quan sát thực tế cùng với quá trình tìm hiểu tại công ty cho thấy rằng công ty phân công công việc cho người lao động khá phù hợp, đúng người đúng việc, có các chính sách đào tạo và phản hồi kịp thời cho nhân viên và điều này tạo nên sự hài lòng đáng kể cho người lao động, khiến người lao động hứng thú hơn trong công việc từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc của bản thân.


“Cơ hội thăng tiến” là yếu tố ảnh hưởng thứ hai đến sự hài lòng trong công việc của người lao động với hệ số Beta chuẩn hóa β2 = 0,213 và giá trị Sig. = 0,001 nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05. Dấu dương của hệ số Beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa “Cơ hội thăng tiến” và “Sự hài lòng trong công việc” là quan hệ thuận chiều. Người lao động tại công ty sẽ hài lòng hơn khi có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc và có sự công bằng trong thăng tiến, bên cạnh đó các cơ hội được đào tạo và phát triển cũng góp phần tạo sự hài lòng cho họ.

“Tiền lương” là yếu tố ảnh hưởng thứ ba đến sự hài lòng trong công việc của người lao động với hệ số Beta chuẩn hóa β3 = 0,207 và giá trị Sig. = 0,001 nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05. Dấu dương của hệ số Beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa nhân tố “Tiền lương” và “Sự hài lòng trong công việc” là quan hệ thuận chiều. Khi tiền lương được trả tương xứng với năng lực làm việc, các khoản thưởng và phụ cấp được thực hiện đầy đủ và rõ ràng thì sẽ góp phần nâng cao sự hài lòng của nhân viên.

“Điều kiện làm việc” là yếu tố ảnh hưởng thứ tư đến sự hài lòng trong công việc của người lao động với hệ số Beta chuẩn hóa β4 = 0,179 và giá trị Sig. = 0,005 nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05. Dấu dương của hệ số Beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa nhân tố “Điều kiện làm việc” và “Sự hài lòng trong công việc” là quan hệ thuận chiều. Đây là yếu tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại hội sở, khi được hỗ trợ đầy đủ trang thiết bị cơ sở vật chất và tạo điều kiện làm việc thoải mái, hợp lý về thời gian thì họ sẽ cảm thấy hài lòng và tích cực hơn trong công việc.

“Văn hóa doanh nghiệp” là yếu tố ảnh hưởng thứ năm đến sự hài lòng trong công việc của người lao động với hệ số Beta chuẩn hóa β5 = 0,145 và giá trị Sig. = 0,018 nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05. Dấu dương của hệ số Beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa “Văn hóa doanh nghiệp” và “Sự hài lòng trong công việc” là quan hệ thuận chiều, có nghĩa là khi nhân viên cảm thấy yêu thích văn hóa của công ty, tin tưởng về thương hiệu, sản phẩm của công ty chất lượng và có chiến lược phát triển bền vững thì họ sẽ hài lòng và tích cực trong công việc. Qua quá trình làm việc và tìm hiểu về văn hóa tại công ty thấy được rằng công ty luôn chú trọng xây dựng nếp văn hóa làm việc và môi trường lành mạnh cho cán bộ công nhân viên của mình, thể hiện thông qua các chính sách, quy định và trong hoạt động kinh doanh. Kết quả phân tích thể hiện sự phù hợp


và văn hóa doanh nghiệp đang có ảnh hưởng tích cực sự hài lòng của nhân viên tại công ty hiện tại và khi làm tốt nhân tố này sẽ nâng cao sự hài lòng của nhân viên.

“Quan hệ với đồng nghiệp” là yếu tố ảnh hưởng thứ sáu đến sự hài lòng trong công việc của người lao động với hệ số Beta chuẩn hóa β6 = 0,137 và giá trị Sig. = 0,016 nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05. Dấu dương của hệ số Beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa “Quan hệ với đồng nghiệp” và “Sự hài lòng trong công việc” là quan hệ thuận chiều. Khi người lao động nhận được sự hỗ trợ tích cực của đồng nghiệp trong công việc, cảm thấy đồng nghiệp gần gũi thân thiện và tận tâm với công việc thì sự hài lòng trong công việc của họ sẽ tăng lên.

Yếu tố ảnh hưởng cuối cùng là “Quan hệ với cấp trên” với hệ số Beta bé nhất, β7

= 0,132 và giá trị Sig. = 0,025 nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05. Dấu dương của hệ số Beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa “Quan hệ với cấp trên” và “Sự hài lòng trong công việc” là quan hệ thuận chiều. Khi cấp trên đối xử công bằng, thoải mái hơn trong giao tiếp, ghi nhận sự đóng góp và sẵn sàng giúp đỡ họ trong công việc thì sẽ góp phần nâng cao sự hài lòng cho người lao động.

Từ kết quả kiểm định và phân tích mô hình hồi quy về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại Công ty Cổ phần Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương (Apec Group) – Hội sở Hà Nội giúp tác giả xác định được mức độ ảnh hưởng của 7 yếu tố đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty, và 7 yếu tố này đều có tác động thuận chiều đến sự hài lòng. Kết quả kiểm tra các giả thuyết như sau:


Bảng 2.17 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu


Giả thuyết

nghiên cứu

Nội dung

Kết

quả

H1

Bản chất công việc có tác động thuận chiều đến sự hài

lòng trong công việc của người lao động.

Chấp

nhận

H2

Điều kiện làm việc có tác động thuận chiều đến sự hài

lòng trong công việc của người lao động.

Chấp

nhận

H3

Tiền lương có tác động thuận chiều đến sự hài lòng trong

công việc của người lao động.

Chấp

nhận

H4

Mối quan hệ với đồng nghiệp có tác động thuận chiều đến

sự hài lòng trong công việc của người lao động.

Chấp

nhận

H5

Mối quan hệ với cấp trên có tác động thuận chiều đến sự

hài lòng trong công việc của người lao động.

Chấp

nhận

H6

Cơ hội thăng tiến có tác động thuận chiều đến sự hài lòng

trong công việc của người lao động.

Chấp

nhận


H7

Văn hóa doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến sự hài lòng trong công việc của người lao động.

Chấp nhận


Mô hình các yếu tố ảnh hưởng giống như mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu được sắp xếp theo mức độ tác động giảm dần bao gồm: Bản chất công việc, Cơ hội thăng tiến, Tiền lương, Điều kiện làm việc ,Văn hóa doanh nghiệp, Quan hệ với đồng nghiệp và Quan hệ với cấp trên.


Mô hình được trình bày như sau:


Bản chất công việc

β1 = 0,283

Cơ hội thăng tiến

β2 = 0,213

Tiền lương

β3 = 0,207


β4 = 0,179

Điều kiện làm việc

Sự hài lòng trong

công việc

β5 = 0,145

Văn hóa doanh nghiệp

β = 0,137

6

Quan hệ với đồng nghiệp

β7 = 0,132

Quan hệ với cấp trên


Hình 2.4. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại Công ty Cổ phần Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương (Apec Group) – Hội sở Hà Nội

2.3.4.3. Kiểm tra các giả định

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp Enter ở bảng cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến không có ảnh hưởng đến kết quả giải thích mô hình với các hệ số phóng đại phương sai VIF của mỗi biến lớn hơn 1,000 (<10). Quy tắc là khi VIF vượt quá 10 thì đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 1, trang 252). Trong một số tài liệu khác đưa ra điều kiện VIF < 2 là thỏa mãn điều kiện. Nhìn vào kết quả hồi quy cho thấy giá trị VIF của các biến độc lập đều bé hơn 2 nên có thể kết luận hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập không xảy ra và mô hình hồi quy trên được chấp nhận.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 10/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí