nhau là rất khó khăn, hầu hết phải đi vòng (gần mà hoá xa), tốn rất nhiều công sức và thời gian. Tuy có đường thuỷ, đường hàng không nhưng chưa được khai thác triệt để do thiếu đầu tư.
Về thuỷ lợi và cấp nước cũng còn nhiều yếu kém, hầu hết là những công trình vừa và nhỏ, tạm cung cấp nước tưới cho lúa là chủ yếu, chưa cung cấp được nước tưới cho cây trồng khác. Nói tóm lại, công tác thuỷ lợi chưa thể đảm bảo cho nông nghiệp phát triển một cách toàn diện với nhịp độ cao. Việc cấp nước sinh hoạt hầu hết là tự chảy, ngay các thị xã cũng chưa có hệ thống cung cấp nước hợp vệ sinh, dân cư khu vực nông thôn dùng nước suối để ăn uống tắm giặt là chủ yếu. Mấy năm gần đây, do có chương trình nước sạch nông thôn, nước sinh hoạt vùng cao nên số lượng bể chứa nước được xây dựng nhiều, tuy nhiên nước sinh hoạt vẫn đang còn khó khăn cho vùng cao, sâu, xa.
Về điện, phần lớn khu vực nông thôn chưa có điện, thông tin liên lạc chưa phát triển, cơ sở giáo dục, y tế còn thiếu nhiều, đơn sơ và lạc hậu.
2.1.7 Hệ thống đô thị hạt nhân (thị xã, thị trấn, thị tứ) phát triển chậm, nhiều tiểu vùng còn trống vắng, dân số đô thị toàn vùng mới chiếm 1,44% nên tác động của đô thị ra các vùng xung quanh rất yếu.
2.1.8 Chênh lệch về thu nhập, dân trí giữa các tỉnh, các dân tộc trong vùng tương đối lớn, đây là trở ngại cho quá trình phát triển. (Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch Đầu tư)
2.2 Tài nguyên du lịch
2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng: Hồ, hang động, đảo trên hồ, rừng nguyên sinh, các khu di tích lịch sử đã được xếp hạng nổi tiếng như Điện Biên Phủ, nhà tù Sơn La, di tích văn hoá và vốn văn hoá truyền thống của các dân tộc, các cảnh quan thiên nhiên... là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Một Số Cấp Phân Vị Trong Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Cấp Tỉnh Trên Quan Điểm Phát Triển Bền Vững
- Đánh Giá Tổng Hợp Điểm Tài Nguyên Du Lịch
- Đánh Giá Tổng Hợp Cụm Du Lịch
- Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Nam - 7
- Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Du Lịch Vùng Tây Bắc
- Hiện Trạng Cơ Sở Lưu Trú Tỉnh Hoà Bình Theo Qui Mô Năm 2004
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
* Địa hình:
+ Đặc điểm nổi bật của địa hình vùng Tây Bắc là địa hình núi bị chia cắt phức tạp và có độ dốc khá lớn theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
+ Tài nguyên địa hình có giá trị nhất đối với hoạt động du lịch ở vùng Tây Bắc là địa hình núi cao và các dạng địa hình Karst. Quá trình xâm thực đá vôi của nước đã tạo nên các dạng địa hình karst muôn hình muôn vẻ, từ những cánh đồng karst đến những khu vực núi sót, từ những dãy núi tai mèo đến những hang động rộng lớn, kỳ ảo… tất cả đã tạo nên những cảnh quan hùng vĩ, hấp dẫn du khách.
Một trong những vùng Karst điển hình được nhắc tới của vùng nằm trên tỉnh Hoà Bình là dãy núi đá vôi phía Tây Bắc huyện Mai Châu thuộc xã Pà Cò và dải núi uốn nếp thấp có độ cao 500 –600m theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ Nam Sơn, Ngô Lương (huyện Tân Lạc) đến Ngọc Sơn, Tự Do (huyện Lạc Sơn). Quá trình Karst đã tạo cho vùng núi này vô số các hang động có giá trị về mặt khảo cổ, đặc biệt là hang Muối. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Hoà Bình còn có hơn 70 di tích khảo cổ hang động và núi đá nằm rải rác ở các huyện thị.
Như vậy, có thể nói địa hình Karst có giá trị lớn đối với hoạt động du lịch nơi đây. Trong đó, có một số hang động vừa chứa đựng các giá trị nhân văn phục vụ cho du lịch, vừa là tài nguyên tự nhiên. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch và thu hút du khách, đặc biệt là các loại hình du lịch tham quan và mạo hiểm.
* Khí hậu
Khí hậu vùng Tây Bắc mang tính chất nhiệt đới gió mùa rõ rệt với mùa đông ngắn, lạnh, ít mưa và một mùa hè dài, nóng, mưa nhiều. Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm khoảng 120 – 128 Kcal/ cm2, cân bằng bức xạ trung bình hàng năm đạt tới 80 Kcal/cm2. Tổng số giờ có nắng trong năm trung bình nhiều năm thường đạt hơn 1.500 giờ. Tổng số giờ nắng trong năm có sự khác nhau giữa các khu vực trên địa bàn tỉnh tỷ lệ nghịch với độ cao địa hình. Thời kỳ nhiều nắng nhất trong năm là từ tháng V đến tháng X. Trong đó lượng bức xạ mặt trời lớn nhất trong năm rơi vào tháng VII và thấp nhất vào tháng I.
Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm vào khoảng 23OC, tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng VII, trung bình từ 27O-C -29OC, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng I, trung bình từ 15,5OC – 16,5OC.
Như vậy, tính chất gió mùa đã tạo nên sự khác biệt rõ rệt về thời tiết của vùng. Trong các tháng XII, I và II nhiệt độ không khí giảm đi rõ rệt, nhiệt độ trung bình tháng giảm xuống dưới 20OC. Ngược lại, vào mùa hè, ngay từ tháng III đến tháng XI không có tháng nào nhiệt độ trung bình xuống dưới 20OC. Nhìn chung, chế độ nhiệt của vùng Tây Bắc đối với con người là tương đối dễ chịu, thuận lợi cho khai thác du lịch.
* Sông - hồ
Tài nguyên nước của vùng Tây Bắc khá phong phú với mạng lưới sông suối khá dày đặc và phân bố khá đều trên địa bàn của vùng. Sông lớn nhất chảy qua địa phận Hoà Bình là sông Đà, sông Bôi và sông Bưởi. Còn Sơn La thì hầu như toàn bộ diện tích của tỉnh nằm trên lưu vực của hai con sông: Sông Đà và sông Mã.
Hồ Thác Bà của tỉnh Yên Bái là hồ nước nhân tạo có diện tích mặt nước
23.400 ha, có 1.331 đồi đảo với thảm thực vật và cảnh quan sinh thái đa dạng. Nước hồ trong xanh, in bóng những vạt rừng già bao quanh hồ. Hàng ngàn đồi đảo trên hồ với các hang động như hang Hùm, hang Cẩu Cuôi, động Bạch Xà... và đền Thác Bà luôn tạo nên sự cuốn hút đối với du khách.
Hồ Thác Bà không chỉ là một thắng cảnh đẹp mà còn là một di tích lịch sử. Tại đây vào năm 1285 đã diễn ra trận Thu vật do Trần Nhật Duật chỉ huy đánh tan một đạo quân Nguyên Mông. Có dãy núi Cao Biền soi bóng ven hồ. ở vùng thượng hồ còn có một số nơi là cơ sở hoạt động của các cơ quan trung ương thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Giữa hồ Thác Bà có động Mông Sơn là nơi Tỉnh ủy Yên Bái làm việc trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Nhà máy thủy điện Thác Bà là công trình thủy điện đầu tiên ở nước ta được xây dựng tại khu vực hồ này.
Hồ Thác Bà là một thắng cảnh đẹp, nơi đang có kế hoạch phát triển thành một trung tâm du lịch sinh thái, kết hợp giữa giải trí trên hồ và leo núi, thám hiểm rừng.
Nhìn chung, nguồn nước của vùng Tây Bắc tương đối phong phú và đáp ứng đầy đủ nhu cầu phục vụ cho sản xuất cũng như du lịch. Do địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lại lớn nên phần lớn các con sông có dòng chảy mạnh, nhiều thác ghềnh, không thuận lợi cho việc áp dụng loại hình du lịch trên sông. Tuy nhiên, những thác ghềnh, sự uốn khúc, chia cắt dòng của các con sông lại tạo nên những phong cảnh thiên nhiên rất hùng vĩ, thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch tham quan, mạo hiểm, du lịch sinh thái.
2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
* Các di tích lịch sử văn hoá và nghệ thuật
Xét về mặt chất lượng, các di tích ở vùng Tây Bắc có giá trị khá cao, đặc biệt là các di tích khảo cổ như là những vết tích cách đây hàng ngàn năm của nền “Văn hoá Hoà Bình” – nền văn hoá lúa nước đầu tiên còn lưu lại trong các hang động, mái đá mà các nhà khảo cổ học đã khai quật được. Hay các di tích lịch sử cách mạng như nhà tù Sơn La, quần thể di tích cách mạng Điện Biên Phủ…Các di tích này có giá trị rất to lớn cho phát triển du lịch chuyên biệt và sinh thái của vùng.
Nhà tù Sơn La
Nhà tù Sơn La do người Pháp xây dựng năm 1908 và mở rộng vào những năm 1930 - 1940. Lúc đầu chỉ là một nhà tù nhỏ hàng tỉnh
Từ 1930 - 1945 trở thành nơi giam cầm hàng ngàn người Việt Nam yêu nước. Trong nhiều năm, tại đây nhiều người đã trở thành cán bộ chủ chốt của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Ðến khu di tích cách mạng nhà tù Sơn La, thăm lại các xà lim ngầm, xà lim chéo, trại ba gian, trại lớn cũ cùng với hàng trăm hiện vật, người xem chứng kiến hoàn cảnh sống cơ cực của tù nhân, khâm phục ý chí kiên cường của họ trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù dân tộc.
Di tích nhà tù Sơn La được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng năm 1962 là một trong nhiều di tích cách mạng của cả nước. Bên cạnh khu di tích là nhà Bảo tàng tổng hợp của tỉnh đang được mở rộng với những gian trưng bày mới có nhiều hiện vật quí giới thiệu truyền thống lịch sử, văn hoá của cộng đồng 12 dân tộc đang đoàn kết cùng nhau xây dựng Sơn La thành tỉnh giàu có của Việt Nam. Hàng năm Bảo tàng tổng hợp của tỉnh và di tích cách mạng nhà tù Sơn La đón hàng chục nghìn khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch.
Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ
Vị trí: Chiến trường Điện Biên Phủ thuộc tỉnh Điện Biên, cách Tp. Hà Nội khoảng 500km về phía tây.
Đặc điểm: Chiến trường Ðiện Biên là một di tích lịch sử ghi lại chiến công oanh liệt của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp.
Từ Hà Nội theo quốc lộ 6 qua Sơn La, Thuận Châu, vượt đèo Pha Ðin sang Tuần Giáo rồi rẽ theo quốc lộ 279 vào Ðiện Biên. Thung lũng Ðiện Biên bốn bề là núi bao bọc với nhiều ngọn đồi ở phía đông và cánh đồng Mường Thanh dài 20km, rộng 6km, có sông Nậm Rốn chảy qua nên vùng đất Ðiện Biên này rất màu mỡ. Từ cuối năm 1953 thực dân Pháp đã đổ quân chiếm đóng Ðiện Biên và thành lập ở đây một tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh được trang bị nhiều vũ khí hiện đại.
Tại thung lũng Ðiện Biên đã diễn ra cuộc chiến đấu cực kỳ anh dũng của quân dân Việt Nam suốt 55 ngày đêm với đội quân viễn chinh xâm lược của thực dân Pháp (13/3/1954 - 7/5/1954), bắt sống tướng Ðờ Catri (De Castries) và toàn bộ ban chỉ huy, loại khỏi vòng chiến đấu 16.000 quân địch. Chiến thắng Ðiện Biên Phủ đã gây một tiếng vang lớn chấn động địa cầu, khắp năm châu đều biết đến Ðiện Biên Phủ - Việt Nam.
Các di tích nổi bật của chiến trường Ðiện Biên năm xưa là đồi A1, C1, C2, D1, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Ðộc Lập, cầu và sân bay Mường Thanh, hầm chỉ huy của tướng Ðờ Catri.
Quần thể di tích Sở chỉ huy chiến dịch nằm ở xã Mường Phăng, cách thành phố Ðiện Biên Phủ gần 30km, bên cạnh khu di tích hồ Pá Khoang cảnh đẹp như trong thần thoại. Nơi làm việc của tướng Võ Nguyên Giáp và Hoàng Văn Thái là một con đường hầm dài 320m, đào xuyên vào lòng một quả đồi để tránh bom và đạn đại pháo. Những bậc đá dẫn lên miệng hầm giờ đã phủ một lớp rêu xanh dày và xanh mượt như trải thảm.
Ðiện Biên Phủ từ xưa vừa là nơi giao lưu văn hóa và kinh tế của các dân tộc vùng biên ải Việt – Lào - Hoa và vừa là vùng tranh chấp thế lực giữa các lãnh chúa phong kiến. Trong nhiều thế kỷ, chiến tranh đã bao lần diễn ra trên cánh đồng Mường Thanh. Mãi đến năm 1777, phủ Ðiện Biên mới chính thức được thành lập, cuộc sống yên bình trở lại, dân cư bắt đầu tụ tập, ổn định và xây dựng cuộc sống. Do vị trí địa lý độc đáo, nơi "một tiếng gà gáy ba nước đều nghe thấy", trong cùng lòng chảo khá phồn thịnh, nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa bản địa, người Lào, người Myanmar và cả các dân tộc miền nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Từ Ðiện Biên, hàng hoá-chủ yếu là hàng nông thổ sản của vùng Tây Bắc, được vận chuyển qua cửa khẩu Tây Trang, cách thành phố 30km về phía Tây, để sang Lào, Thái Lan và Myanmar, đổi lấy hàng tiêu dùng.
Bên dưới vẻ phù hoa của Phố Cũ, đằng sau nét tráng lệ của những con đường và biệt thự nơi Phố Mới, có một nét đẹp riêng của phủ Ðiện Biên dễ làm say lòng khách phương xa: người Kinh, người Thái, người H' Mông... mỗi dân tộc có lối sống riêng, có nền văn hoá riêng, trang phục riêng nhưng đều thật thuần khiết và mến khách. Ta có thể gặp họ bất cứ ở đâu, trong buổi chợ sớm bên cầu Mường Thanh, ven con đường bụi bặm dẫn về bản, trong phòng đợi của sân bay Ðiện Biên... Những con người ấy, cùng với thiên nhiên nguyên sơ tươi đẹp lại thấm đẫm những bi hùng của lịch sử ấy, mới đích thực là vốn quý, là sức hấp dẫn của Ðiện Biên Phủ mà không nơi nào có được.
Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có di tích được công nhận là một trong những di sản văn hoá dân tộc như “Bia thơ Lê Lợi “. Văn thơ bao gồm 135 chữ Hán, trong đó có 8 câu thơ luật Đường được khắc chìm trên núi đá vôi, là một lời dạy về cách trị dân giữ nước. Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh đồi Ông Thượng thuộc TX Hoà Bình không những là nơi giáo dục truyền thống, nhắc nhở cho thế hệ mai sau luôn ghi nhớ công ơn của Người mà còn là một phần đặc biệt không thể thiếu trong quần thể kiến trúc - văn hoá - xã hội trên sông Đà ngày hôm nay.
* Các lễ hội
Lễ hội là một trong những hoạt động văn hoá tinh thần có giá trị đối với nhân dân ta. Trong lễ hội luôn bao hàm một tâm tưởng vừa kín đáo, sâu xa, vừa lan toả bao trùm là sự thờ cúng các vị thần thánh, sự nhớ ơn đối với tổ tiên, với những người có công. ở lễ hội con người luôn được hoà mình sống trong một cộng đồng làng xóm với những nét truyền thống được hình thành từ xa xưa, được sàng lọc và truyền lại cho đến nay. ở Tây Bắc, lễ hội là một trong những tài nguyên nhân văn có giá trị đối với hoạt động du lịch của vùng. Tiêu biểu nhất là “hội Sắc bùa” của người Mường, “hội Chá chiêng” của người Thái.
- Hội “Sắc bùa”: khi mùa xuân đến, tiếng cồng xuân vang rộn rã khắp bản Mường, trong dịp này các Mường tổ chức các phường chiêng, mỗi phường có ít nhất là 15-16 người gọi là “phường bùa”, trong hội có âm nhạc múa hát tập thể, hát giao duyên, các trò chơi bắn nỏ, tung còn… Thực chất của hội là hoạt động sinh hoạt văn nghệ không có nghi lễ cúng mo, then. Ngoài hội mùa xuân, các dịp lễ khác trong năm đều có thể tổ chức hội “Sắc bùa”.
- Hội “Chá chiêng”: ngày hội của người Thái giống hội “Sắc bùa” của người Mường ở điểm cũng là sinh hoạt văn hoá - văn nghệ nhưng khác ở chỗ có nghi lễ cúng mo, then. Hội được diễn ra trong một ngày và kéo dài suốt đêm. Trong hội có múa, hát, diễn trò, uống rượu cần, hái hoa xem vận mệnh.
- Ngoài ra còn có các lễ hội của người Tày vào mùa xuân (từ mùng 3- mùng 5 Tết Nguyên Đán), hội xuân leo núi của người H‟Mông vào đầu năm hay hội cầu mưa vào những tháng khô hạn…Các lễ nghi của các dân tộc như cưới hỏi, mừng nhà mới, mừng được mùa… rất độc đáo và hấp dẫn du khách. Khu vực có chùa, đền thì lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân hàng năm. Khách thập phương tới đây để dâng hương, du ngoạn nhằm giải toả những điều phiền muộn và cầu xin phước lành, may mắn cho một năm mới.