Một số đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

----- -----


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Mai

Lớp : Anh 12

Khóa 44

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thị Lan


Hà Nội, 05 - 2009


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH 4

I. KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ TRONG KINH DOANH 4

1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TÂM LÝ 4

1.1. KHÁI NIỆM TÂM LÝ 4

1.2. KHÁI NIỆM TÂM LÝ HỌC 4

1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC 5

1.4. THUỘC TÍNH TÂM LÝ CÁ NHÂN 7

1.4.1. TÍNH KHÍ (KHÍ CHẤT) 7

1.4.2. TÍNH CÁCH 8

1.4.3. NĂNG LỰC 9

2. TÂM LÝ TRONG KINH DOANH 10

2.1. TÂM LÝ NHÀ LÃNH ĐẠO, NHÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH 11

2.2. TÂM LÝ NHÂN VIÊN LÀM VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP 13

II. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 16

1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 16

1.1. ĐỊNH NGHĨA ĐẠO ĐỨC 16

1.2. ĐỊNH NGHĨA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 17

2. CÁC KHÍA CẠNH THỂ HIỆN CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 17

2.1. ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO, NHÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 18

2.1.1. ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG 18

2.1.2. ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG 20

2.1.3. ĐỐI VỚI CỔ ĐÔNG VÀ CHÍNH PHỦ 20

2.1.4. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 22

2.2. ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 23

2.2.1. ĐỐI VỚI ĐỒNG NGHIỆP, CẤP TRÊN VÀ ĐỐI VỚI CẢ DOANH NGHIỆP 23

2.2.2. ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG 24

III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC KD VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DN 24

1. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH 24

2. VAI TRÒ CỦA TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 26

3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 27

3.1. NHÂN TỐ CHỦ QUAN 27

3.2. NHÂN TỐ KHÁCH QUAN 28

3.2.1. VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 28

3.2.2. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀ TOÀN CẦU HÓA 29

CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VN HIỆN NAY 31

I. TÂM LÝ TRONG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VN 31

1. TÂM LÝ NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY 31

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÂM LÝ NHÀ DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN CỦA VIỆT NAM 31

1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ NGƯỜI QUẢN LÝ LÃNH ĐẠO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 33

1.2.1. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO - QUẢN LÝ VIỆT NAM 33

1.2.2. NĂNG LỰC CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO VIỆT NAM 37

1.2.3. UY TÍN VÀ NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO VIỆT NAM 43

2. TÂM LÝ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.. 44

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHÂN DUNG NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM 44

2.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 47

2.2.1. NHU CẦU, MONG MUỐN VÀ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG..47

2.2.2. KĨ NĂNG, NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP ......512.2.3. TÌNH CẢM, THÁI ĐỘ, HÀNH VI, Ý CHÍ 54

II. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 57

1. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 57

1.1. ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG 57

1.1.1. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 57

1.1.2. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 58

1.2. TRÁCH NHIỆM VỚI XÃ HỘI 60

1.3. Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT 61

2. ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 62

2.1. NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ VIỆC GẮN BÓ VỚI CÔNG VIỆC CỦA MÌNH

........................................................................................................................62

2.2. NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ VIỆC THỰC THI CAM KẾT LAO ĐỘNG 63

2.3. NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ VIỆC TỐ CÁO CẢNH GIÁC 66

2.4. NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM VỚI CÔNG VIỆC 67

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG TÂM LÝ VÀ ĐĐKD Ở CÁC DNVN 69

I. XU HƯỚNG TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 69

1. CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 69

1.1. XU HƯỚNG TÂM LÝ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 69

1.2. XU HƯỚNG TÂM LÝ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO 71

2. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 72

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 74

1. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC 74

1.1. XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ MINH BẠCH VÀ CÓ CÁC CHẾ TÀI CHẶT CHẼ ĐỂ QUẢN LÝ TẠO ĐIỀU KIỆN CHO CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH HỢP PHÁP VÀ HIỆU QUẢ 74

1.2. CẢI TIẾN CƠ CẤU QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG CƠ QUAN VÀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC...761.3. NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 78

1.4. CHÚ TRỌNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ DOANH NHÂN TRẺ VÀ ĐỘI NGŨ LÃNH ĐẠO 80

1.5. XÂY DỰNG CÁC TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 81

2. CÁC GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP 82

2.1. ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NÓI CHUNG 82

2.2. ĐỐI VỚI NHÀ LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP 88

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC

DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU


Hình 1 : Mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý 10


Hình 2: Các khía cạnh tâm lý người lãnh đạo 15


Hình 3 : Các khía cạnh tâm lý của người lao động 17


Hình 4 : Các đối tượng có liên quan đến tổ chức 21


Bảng 5 : Bảng chỉ số PDI của một số quốc gia 43


Bảng 6: Tổng kết nghiên cứu đánh giá nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Việt Nam 47

Hình 7 : Mức thang nhu cầu của nhà nghiên cứu tâm lý Abraham Maslow 51


Bảng 8 : Cơ cấu lao động phân theo trình độ trong các doanh nghiệp Việt Nam 55


Hình 9 : Số lượng các cuộc đình công của người lao động Việt Nam 61


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CPH

Cổ phần hóa

CSR CEO

Corporate society responsibility Chief excutive official

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

ĐĐKD

Đạo đức kinh doanh

IDR

International development research

GDP

Gross Domestic Products

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TW

Trung ương

VHDN

Văn hóa doanh nghiệp

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

WTO

World trade organisation

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Một số đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay - 1


LỜI MỞ ĐẦU


A. Tính cấp thiết - Đối tượng- Mục đích nghiên cứu của đề tài

Con người vừa là nhân vừa là quả của các quá trình hoạt động, hoạt động xuất phát từ lòng người, hợp lòng người thì thành công, ngược lại thì dễ thất bại. Bởi vậy, nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển đối của một quốc gia nói chung và một doanh nghiệp nói riêng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chính sách quản lý có cấu trúc 50% tâm lý và 50% kinh tế thì hiệu quả quản lý và hiệu quả hoạt động đạt được sẽ cao hơn nhiều lần so với chính sách thiếu quan tâm tới tâm lý con người. Chính vì thế, hơn bao giờ hết người ta càng thấy được mức độ cần thiết của việc nghiên cứu thế giới nội tâm của con người (tâm lý) để có cơ sở khoa học cho việc ứng dụng tâm lý vào quản lý và điều khiển hành vi, hoạt động của con người. Khoa học về tâm lý ngày càng thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nói tới kinh doanh và quản lý kinh doanh là nói tới hoạt động có tổ chức, có mục đích của con người, quản lý là quản lý con người nên yếu tố kinh doanh và tâm lý có mối quan hệ tác động qua lại hữu cơ với nhau. Yếu tố tâm lý bao trùm đạo đức luôn là sức mạnh, lực lượng tác động đến tính tích cực hoạt động sáng tạo của con người, là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành đạt của một doanh nghiệp.

Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường, đang tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa toàn bộ đất nước. Các nhà quản trị Việt Nam đứng trước sự biến đổi mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, tính chất khốc liệt của cạnh tranh và yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên trong nền kinh tế thị trường, đã nhận thức được rằng nếu không có hiểu biết về con người nói chung và tâm lý con người nói riêng thì không thể điều khiển công việc trôi chảy và không thể đạt được hiệu quả cao và bền lâu.

Ngày đăng: 06/05/2022