thông thêm nguồn vốn tín dụng, tăng khả năng vay vốn cho các DNNVV, giúp các DNNVV thực thi có hiệu quả các phương án đầu tư, tăng cường năng lực tài chính để phát triển sản xuất kinh doanh.
1.2.3.3. Góp phần quan trọng hướng dẫn và điều tiết hoạt động xuất khẩu của các DNNVV, hướng các hoạt động đó vào các ngành nghề và khu vực cần phát triển theo định hướng của Nhà nước
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia. Nhà nước là người hoạch định chính sách, chiến lược phát triển kinh tế xã hội và trên cơ sở đó sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô để điều hành nền kinh tế vận hành theo định hướng đã đề ra.
Nhà nước có thể sử dụng chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế, chính sách tín dụng ưu đãi để hướng các DNNVV vào những ngành nghề ưu tiên phát triển, những vùng hải đảo, miền núi xa xôi, hẻo lánh để khai thác tiềm năng của tất cả các vùng miền. Các giải pháp về thuế còn có vai trò góp phần chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu, cụ thể là việc áp dụng thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng xuất khẩu là nguyên liệu thô, sản phẩm sơ chế đã bước đầu điều tiết hoạt động xuất khẩu của DNNVV theo hướng giảm xuất khẩu hàng nguyên liệu thô, tăng xuất khẩu hàng đã qua chế biến nhằm đem lại hiệu quả xuất khẩu cao hơn cho thay vì chỉ quan tâm đến giá trị xuất khẩu.
Bên cạnh đó, chính sách đầu tư cũng được sử dụng như một công cụ quan trọng để định hướng phát triển các DNNVV. Chính sách đầu tư thường bao hàm hai nội dung chủ yếu là khai thác huy động vốn và phân phối sử dụng vốn. Vốn đầu tư phát triển của Nhà nước được xem như một công cụ nhằm khuyến khích, tạo điều kiện, môi trường và định hướng đầu tư cho các nguồn vốn khác, mà trước hết là đầu tư cho việc xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng.
Ngoài việc đầu tư vào việc phát triển cơ sở hạ tầng, Nhà nước tập trung đầu tư vào các ngành mũi nhọn , những doanh nghiệp có tầm quan trọng. Kết quả là tạo ra sự phát triển của một khu tập trung kinh tế lớn, kéo theo sự tạo lập và phát triển của hàng loạt các doanh nghiệp mà chủ yếu là các DNNVV có tính chất là doanh nghiệp vệ tinh xung quanh.
1.2.3.4. Tăng hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên thị trường trong nước và quốc tế
Cùng với chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, để hỗ trợ DNNVV còn có thể sử dụng các chính sách tài trợ trực tiếp và gián tiếp cho hoạt động kinh doanh của các DNNVV như hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kĩ thuật, hỗ trợ về công nghệ, xúc tiến thương mại... nhằm giúp các DNNVV nâng cao năng lực xuất khẩu và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Hỗ trợ về đào tạo là biện pháp tài trợ có tính chất gián tiếp nhằm giúp cho cán bộ quản lý trong các DNNVV nâng cao trình độ quản lý, trình độ tay nghề của người lao động. Chính phủ nhiều nước đã thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng miễn phí hoặc tài trợ một phần. Thông qua các chương trình đào tạo này, tay nghề của người lao động trong các DNNVV được nâng lên và cùng với việc áp dụng các công nghệ quản lý tiên tiến, hiện đại doanh nghiệp có điều kiện nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Hỗ trợ về công nghệ chủ yếu được thực hiện thông qua các trung tâm khoa học công nghệ quốc gia. Chính phủ thường thông qua các trung tâm này để hỗ trợ tài chính cho các DNNVV, giúp các doanh nghiệp này đổi mới, đầu tư công nghệ mới, trong một số trường hợp, các DNNVV còn được chuyển giao công nghệ miễn phí hoặc với mức giá ưu đãi do được chính phủ bù giá, trợ cấp tài chính. Đối với DNNVV, vấn đề công nghệ luôn được xem là vấn đề nan giải và khó khăn. Để tăng cường xuất khẩu, các DNNVV thực sự cần được trang bị hệ thống công nghệ, kĩ thuật mới, nhằm nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, đem lại hiệu quả xuất khẩu cao hơn nữa. Với sự hỗ trợ tài chính của Chính Phủ, các doanh nghiệp có điều kiện đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường nước ngoài.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng DNNVV ở Việt Nam
Trong thời đại kinh tế toàn cầu và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày hôm nay, Việt Nam đã trở thành một bộ phận gắn bó khăng khít không thể tách rời với thương mại quốc tế. Hòa chung vào dòng chảy của xu thế hội nhập tất yếu ấy cùng với việc vận dụng chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, mọi thành phần kinh tế của nước ta đều nỗ lực vận động không ngừng, đổi mới, mở rộng sản xuất, kinh doanh, đa dạng hóa loại hình đầu tư, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, giải quyết lao động, đồng thời hướng ra xuất khẩu tại thị trường thế giới nhằm thu lợi nhuận và nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Có được kết quả đó phải kể đến đóng góp không nhỏ của khu vực các DNNVV, lực lượng đông đảo chiếm đại đa số trong hệ thống doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp này đều ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường xuất khẩu quốc tế và là một nguồn cung ngoại tệ quan trọng cho Việt Nam. DNNVV hiện nay được coi là đang hoạt động tiên phong trong quá trình phát triển kinh tế và tự do hoá kinh doanh từ năm 2000 khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực.
Cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới, DNNVV có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế – xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, nhóm DNNVV lại gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước cũng như vươn ra tầm quốc tế với hoạt động xuất khẩu. Tình trạng thiếu vốn hoặc không có vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh là hiện tượng khá phổ biến của các DNNVV hiện nay. Nhận thức được vai trò của DNNVV, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi phát triển DNNVV là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, trong đó việc đề ra những biện pháp hỗ trợ tài chính cho nhóm DNNVV đúng nơi, đúng lúc và đúng cách là một vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết, nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang đẩy cả thế giới đi tới một cơn đại suy thoái với sự sụt giảm kinh tế, sản xuất đình trệ, xuất nhập khẩu giảm sút, thất nghiệp, phá sản tràn lan… và một nền kinh tế mở như Việt Nam thì không thể đứng ngoài cuộc. Ảnh hưởng và tác động đó đến toàn bộ nền kinh tế nói chung là rõ rệt, đặc biệt là nhóm DNNVV với tiềm lực và sức cạnh tranh còn rất hạn chế. Hiệp hội DNNVV Việt Nam đã nhấn mạnh: “Các DNNVV chính là đối tượng bị tác động nặng nề nhất và đang trong tình trạng khó khăn”. Hiệp hội đã chia số doanh thu bị tác động thành ba nhóm: thứ nhất đó là những doanh nghiệp bị tác động mạnh, nhưng hết sức khó khăn, bị phá sản hoặc đứng trước nguy cơ phá sản. Nhóm này có thể chiếm tới 20% tổng số doanh nghiệp. Đây thường là các doanh nghiệp có quy mô khá, đã có giai đoạn tăng trưởng nhanh, đã có dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn vay ngân hàng. Thứ hai là nhiều doanh nghiệp bị lạm phát và khủng hoảng kinh tế tác động mạnh, hiện đang ở trong tình trạng khó khăn, sản xuất kinh doanh đình trệ. Số lượng doanh nghiệp này chiếm khoảng 60%. Lạm phát khiến các doanh nghiệp không kiểm soát được chi phí sản xuất, mất thị trường, không đủ vốn để duy trì sản xuất. Nhóm còn lại là những doanh nghiệp ít chịu tác động thậm chí tìm được cơ hội phát triển trong điều kiện lạm phát. Đây là những doanh nghiệp chưa hoặc ít sử dụng vốn vay hoặc là những doanh nghiệp có người đứng đầu là những doanh nhân có kiến thức, kinh nghiệm với bản lĩnh trong kinh doanh.
2.1.1. Số lượng
Trong giai đoạn 2000 - 2008, số lượng DNNVV của Việt Nam không ngừng tăng lên. Theo số liệu năm 2008 của Tổng cục thống kê, số lượng DNNVV hoạt động đã tăng từ 39.897 vào năm 2000 lên tới 127.600 vào năm 2006, tức là tăng hơn 3 lần chỉ trong 7 năm. Theo thống kê mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện cả nước có tới 349.309 doanh nghiệp có đăng kí với số vốn lên tới 1.389.000 tỷ đồng (tuơng đương với 84,1 tỷ USD), trong đó có hơn 95% là DNNVV [31].
Sự thay đổi lớn nhất của khu vực DNNVV từ năm 2000 đến nay chính là sự gia tăng đáng kể và ổn định số lượng các DNNVV đăng kí kinh doanh. Thêm vào đó, khu vực DNNVV ngày càng có nhiều thay đổi. Dựa trên tiêu chí về vốn, tỷ trọng các doanh nghiệp có số vốn dưới 1 tỷ đồng (trên 60.000 USD) đã giảm từ
54% vào năm 2000 xuống còn 29% vào năm 2006. Điều này chứng tỏ rằng bộ phận các DNNVV lớn hơn đang hình thành.
Bảng 1: Số lượng và tỷ lệ DNNVV theo hình thức pháp lý giai đoạn 2000-2006
Doanh nghiệp nhà nước | Doanh nghiệp ngoài quốc doanh | Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài | Tổng | ||
2000 | Số lượng (DN) | 5.759 | 35.004 | 1.525 | 42.288 |
Tỷ trọng (%) | 13,6 | 82,8 | 3,6 | 100 | |
2001 | Số lượng(DN) | 5.355 | 44.314 | 2.011 | 51.680 |
Tỷ trọng(%) | 10,4 | 85,7 | 3,9 | 100 | |
2002 | Số lượng(DN) | 5.363 | 55.237 | 2.308 | 62.908 |
Tỷ trọng(%) | 8,5 | 87,8 | 3,7 | 100 | |
2003 | Số lượng(DN) | 4.845 | 64.526 | 2.641 | 72.012 |
Tỷ trọng(%) | 6,7 | 89,6 | 3,7 | 100 | |
2004 | Số lượng(DN) | 4.597 | 84.003 | 3.156 | 91.756 |
Tỷ trọng(%) | 5,0 | 91,6 | 3,4 | 100 | |
2005 | Số lượng(DN) | 4.086 | 105.167 | 3.697 | 112.950 |
Tỷ trọng(%) | 3,6 | 93,1 | 3,3 | 100 | |
2006 | Số lượng(DN) | 3.720 | 123.392 | 4.220 | 131.332 |
Tỷ trọng(%) | 2,8 | 94,0 | 3,2 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một số chính sách hỗ trợ tài chính nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - 2
- Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Nhằm Nâng Cao Năng Lực Xuất Khẩu Của Các Dnnvv
- Vai Trò Của Các Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Trong Việc Nâng Cao Năng Lực Xuất Khẩu Của Dnnvv
- Một Số Chỉ Tiêu Trung Bình Về Hiệu Quả Hoạt Động Của Dnnvv 2001- 2007
- Các Biện Pháp Hỗ Trợ Vốn Cho Sản Xuất Hàng Xuất Hàng Xuất Khẩu Cho Dnnvv
- Hoạt Động Của Ba Quỹ Thành Viên Của Mekong Capital.
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng cục thống kê - Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2001 -2007 - Báo cáo thường niên DNNVV năm 2008
Căn cứ vào bảng trên, số lượng các DNNVV ngày càng tăng mạnh theo thời gian, trong đó số doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm đa số với tỷ lệ 94%. Đây là loại hình doanh nghiệp năng động, khả năng thích ứng nhanh, phù hợp với quy mô DNNVV, thích ứng với điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam. Tỷ trọng loại hình doanh nghiệp dần dần có sự thay đổi. Doanh nghiệp tư nhân ngày càng ít được lựa chọn là loại hình để thành lập, trong khi đó, loại hình công TNHH, công ty cổ phần ngày càng được lựa chọn nhiều hơn như là một hình thức để nhà đầu tư gia nhập thị trường. Nếu như trong năm 2000, loại hình doanh nghiệp tư nhân chiếm tới 36%, công ty TNHH chiếm 56% và công ty cổ phần chiếm 8% trên tổng số doanh nghiệp thành lập và đăng kí kinh doanh thì trong năm 2006, tỷ lệ này lần lượt là 22%, 55,3%, 20,7% và trong năm 2007 là 17,2%, 43,8%, 25%. Chiếm một phần khiêm tốn hơn nhưng không kém phần quan trọng là thành phần doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài với 3,2%. Đây cũng là đối tượng với nhiều ưu thế như vốn, công nghệ, nhân lực, thị trường tạo nên động lực cũng như ưu thế cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu.
2.1.2. Quy mô lao động
Với sự đóng góp rất lớn về cả quy mô lẫn số lượng, bộ phận DNNVV có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế, chưa nói đến việc nơi này cung cấp việc làm cho hơn 50% số lao động làm việc trong doanh nghiệp và mỗi năm tăng thêm nửa triệu lao động. Dựa theo quy mô lao động, chúng ta cũng thấy một bức tranh tương tự về DNNVV. Tỷ trọng DNNVV sử dụng dưới 5 lao động đã giảm (từ 24% xuống còn 12,8% trong giai đoạn 2000 – 2006), trong khi đó tỷ trọng của DNNVV sử dụng trong khoảng 5 - 9 lao động ngày càng tăng (từ 26 – 44%). Điều này chứng tỏ rằng bộ phận các DNNVV nhỏ nhất đã bắt đầu mở rộng quy mô hoạt động của mình.
Tuy nhiên, tỷ lệ các DNNVV ở các nhóm có số lao động lớn hơn cũng giảm đi, các nhóm từ 10 - 49 người vẫn ổn định, có số lao động từ 50 – 299 người giảm từ 16% đến 10%. Điều này chỉ ra rằng trong khi Việt Nam đã rất thành công trong việc gia tăng số lượng các DNNVV nhưng vẫn còn những hạn chế: thứ nhất là phát triển của các doanh nghiệp có quy mô vừa, thứ hai là sự phát triển các doanh nghiệp vừa thành các doanh nghiệp lớn. Nếu xem xét các DNNVV trên quy mô về vốn, chúng ta cũng có nhận xét như vậy. Tỷ trọng các doanh nghiệp có vốn từ 1 đến 5 tỷ đồng tăng lên rõ rệt, từ 25% đến 49% trong giai đoạn 2000 – 2006. Tuy nhiên tỷ trọng các doanh nghiệp có vốn 10 tỷ đồng lại hầu như không thay đổi. [3]
2.1.3. Năng lực vốn
Các DNNVV là bước trung gian lên các doanh nghiệp có quy mô lớn. Trong quá trình phát triển của mình, các DNNVV cũng cần có nguồn lực để tồn tại và phát triển, trong đó vốn là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Các DNNVV có nhu cầu về đầu tư ngày một gia tăng trong khi tiềm lực về vốn cũng như cơ hội tiếp cận nguồn vốn còn rất hạn chế.
Tỷ lệ vốn bình quân của doanh nghiệp cũng tăng dần, từ 962 triệu đồng/doanh nghiệp (năm 2000) đến 3,14 tỷ đồng/doanh nghiệp (năm 2006) và 8,14 tỷ đồng/doanh nghiệp (năm 2007). Số vốn bình quân này tăng ngày càng tiệm cận
với tiêu chí vốn đăng kí dưới 10 tỷ đồng trong việc xem xét một doanh nghiệp có phải là DNNVV hay không theo quy định tại nghị định 90/2001/NĐ - CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNNVV.[4]
So với các doanh nghiệp quốc doanh, các DNNVV tư nhân gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức vì lý do khách quan và chủ quan. Hầu hết các doanh nghiệp cơ bản là dựa vào các nguồn vốn tự có hoặc huy động từ các nguồn vay phi chính thức như gia đình, bạn bè, người thân… trong khi nguồn vốn này lại vô cùng hạn chế. Các nguồn vốn khác như vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, cho thuê tài chính, các quỹ hỗ trợ còn gặp phải mối quan ngại từ phía doanh nghiệp do thủ tục phiền hà, đòi hỏi tài sản thế chấp hay có những biện pháp còn quá mới ở Việt Nam. Có tới 45% doanh nghiệp được khảo sát phát biểu rằng họ không biết về cho thuê tài chính. Con số tương ứng cho nghiệp vụ bao thanh toán và quỹ đầu tư mạo hiểm lần lượt là 63% và 62%. [11] Nhất là trong điều kiện kinh tế toàn cầu khó khăn như hiện nay, lạm phát gia tăng, sản xuất đình trệ, xuất khẩu sụt giảm thì khả năng tiếp cận với các nguồn tín dụng càng khó khăn hơn đối với các DNNVV.
Theo khảo sát của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương và DANIDA đối với DNNVV năm 2007 ở 10 tỉnh, thành phố thì khoảng 32% DNNVV gặp khó khăn về nguồn tài chính tín dụng. Có tới 40% doanh nghiệp cho biết rằng thiếu vốn là hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Trong những rào cản bắt đầu triển khai một dự án mới thì thiếu vốn cũng được đặt lên hàng đầu với 23% doanh nghiệp thành thị và 35% doanh nghiệp nông thôn. Song, số lượng doanh nghiệp nộp hồ sơ vay vốn ngân hàng hoặc các hình thức tín dụng chính thức thì lại chỉ có 39%. Trong số đó, có tới 19% đã gặp vấn đề hồ sơ xin vay và đã bị từ chối tín dụng. [11]
Qua đó, có thể thấy rằng đối với các DNNVV nhu cầu về vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, xuất khẩu đang là khó khăn chủ yếu. Trên thực tế, các DNNVV, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân vẫn đang hoạt động bằng vốn tự có và tăng vốn chủ yếu bằng các gọi vốn từ lợi nhuận không chia, từ các nguồn vốn vay không chính thức, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp, phần nào làm mất đi thời gian, công sức và những cơ hội kinh doanh tốt. Bên cạnh đó, do không đủ vốn và công nghệ, trang thiết bị hiện đại dẫn đến năng suất lao động kém, tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu, tăng giá thành sản xuất, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của DNNVV trên thị trường quốc tế. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp tài chính nhằm tạo vốn, tăng cường khả năng tiếp cận các khoản tín dụng ưu đãi cho DNNVV là hết sức cần thiết.
2.1.4. Trình độ công nghệ của DNNVV
Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế diễn ra gay gắt, quá trình đổi mới công nghệ của DNNVV tuy đã có những bước tiến lớn nhưng vẫn còn nhiều điểm tồn tại và hạn chế. Đa số các doanh nghiệp còn có quy mô siêu nhỏ, tiềm lực eo hẹp nên sản xuất kinh doanh còn mang nặng yếu tố thủ công, trình độ quản lý yếu kém, trình độ tay nghề của thợ và công nhân thấp, quy ô manh mún, nhỏ lẻ… Theo nhận xét chung của các chuyên gia, hầu hết các DNNVV của Việt Nam còn yếu 6 yếu tố (thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, chi phí nguyên vật liệu cao, trình độ lao động thấp, năng lực quản lý còn hạn chế và khả năng tiếp cận thị trường còn nhiều bất cập).
Về thông tin, kỹ thuật công nghệ và lựa chọn, ứng dụng công nghệ, đây là một trong những rào cản lớn cho việc phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV. Phần lớn các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình trên thế giới từ ba đến bốn thế hệ. Nhiều DNNVV còn đang sử dụng những thiết bị cũ kĩ mà doanh nghiệp nhà nước loại bỏ.
Về trình độ sử dụng công nghệ, có khoảng 8% số doanh nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến (phần lớn trong số đó là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI), 57% có trình độ công nghệ trung bình, số doanh nghiệp còn lại đang sử dụng công nghệ lạc hậu, dẫn đến chi phí cho sản xuất cao, chất lượng sản phẩm không tốt, làm giảm sức cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp do quy mô vốn hạn chế nên thường đầu tư vào thiết bị công nghệ đã qua sử dụng, đầu tư chuyên sâu vào kỹ thuật công nghệ có xu hướng giảm. Doanh nghiệp chưa chú trọng việc đào tạo nhân lực cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (chỉ có khoảng 5,65% doanh nghiệp có nhu cầu về đào tạo nhân lực công nghệ), rất ít doanh nghiệp đầu tư áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng (ISO, HACCP...). Ngoài ra, nếu