Một số chính sách hỗ trợ tài chính nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - 2

trong lĩnh vực thương mại thì không quá 10 triệu Yên và không quá 50 lao động. Trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp sử dụng không quá 10 công nhân và doanh nghiệp nhỏ sử dụng từ 10 đến 100 công nhân [11].

Ngày nay, nhiều nước sử dụng tiêu chí phân loại của Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ có mức sử dụng nhân công từ 1 đến 9 người, doanh nghiệp nhỏ từ 10 đến 49 người, doanh nghiệp vừa từ 50 đến 299 người, những doanh nghiệp sử dụng từ 300 nguời trở lên đuợc coi là doanh nghiệp lớn [11].

Ở khu vực ASEAN, khái niệm DNNVV còn có sự khác nhau. Song nhìn chung, các nuớc Singapore, Malaisia, Indonesia, Thái Lan, Philipin đều dựa vào hai tiêu chí cơ bản là số lượng lao động và tổng vốn đầu tư. Singapore quan niệm doanh nghiệp có số lao động dưới 100 người và vốn đầu tư dưới 1,2 triệu đô la Singapore. Malaixia, DNNVV là những doanh nghiệp sử dụng dưới 200 người và vốn đầu tư duới 2,5 triệu riggit. Còn với Indonexia và Philipin thì có sự phân loại chi tiết hơn thành doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ, trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ thuờng là những hộ kinh doanh gia đình[11].

Việc đưa ra khái niệm và tiêu chí phân loại doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn về phía các nhà hoạch định chính sách. Vì vậy, Việt Nam đã từng bước có quy định cụ thể cho phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế và các thước đo giá trị của từng thời kì. Năm 1998, Chính phủ ban hành Công văn số 681/CP-KTN ngày 20/6/1998 về “Định hướng chiến lược và chính sách phát triển DNNVV”. Theo đó, doanh nghiệp có vốn đăng kí dưới 5 tỷ đồng và/hoặc có số lao động thường xuyên dưới 200 người đuợc coi là DNNVV. Việc áp dụng một hay cả hai tiêu chí này phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng ngành, từng lĩnh vực hay địa phương. Đến năm 2001, tiêu chí: “mức sử dụng lao động” đã được thay đổi lại cho phù hợp với các quy định quốc tế, tiêu chí giới hạn tối đa về vốn cũng thay đổi cho phù hợp với sức mua của đồng tiền quốc gia. Theo Nghị định 90/2001/NĐ - CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV: “DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng kí kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng kí không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.

Ngày 13/01/2009, Bộ Tài chính ban hành thông tư số 03/2009/TT – BTC, trong đó đề cập đến tiêu chí xác định DNNVV như sau: Có vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có hiệu lực trước ngày 01/01/2009 không quá 10 tỷ đồng, trường hợp doanh nghiệp đầu tư mới kể từ ngày 01/01/2009 thì vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư lần đầu không quá 10 tỷ đồng hoặc có số lao động sử dụng bình quân trong quý IV/2008 không quá 300 người, không kể lao động có hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng, trường hợp doanh nghiệp thành lập mới kể từ ngày 01/10/2008 thì có số lao động được trả lương, trả công của tháng lương đầu tiên (đủ 30 ngày) có doanh thu không quá 300 người.

Tuy nhiên, đây chưa thực sự là định nghĩa toàn diện về DNNVV. Tuy đã đề cập đến hai tiêu chí cơ bản nhất là số lao động và quy mô vốn nhưng định nghĩa sẽ hoàn chỉnh hơn nếu bao hàm thêm cả hai tiêu chí doanh thu và tổng tài sản. Bởi lẽ, vẫn tồn tại một thực tế là doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ về bản chất có doanh thu cao hơn nhưng tổng vốn đăng kí nhỏ hơn các doanh nghiệp sản xuất. Một trở ngại khác liên quan đến định nghĩa hiện tại về DNNVV đó là trong định nghĩa hiện tại không bao hàm quy định về các tiêu chí để phân chia các DNNVV thành doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ, gây ra khó khăn trong việc hoạch định và triển khai chính sách một cách có hiệu quả. Có điều đó là do loại doanh nghiệp siêu nhỏ có những đặc điểm và khó khăn riêng, cần sự hỗ trợ khác các DNNVV. Trong khi đó, theo tiêu chí phân loại của Ngân hàng thế giới thì loại siêu nhỏ ở nuớc ta chiếm quá nửa tổng số DNNVV.

1.1.2. Đặc trưng của DNNVV

Thứ nhất, DNNVV có tính linh hoạt cao

Với suất đầu tư khiêm tốn, DNNVV rất dễ khởi sự, dễ hoạt động, dễ tiêu thụ một khối lượng sản phẩm cũng nhỏ tương ứng với khối lượng vốn của nó, dễ chuyển hướng kinh doanh khi chủ sở hữu muốn... Nhưng, tính linh hoạt cao của kinh doanh nhỏ không đơn thuần là sự dễ dàng trong mọi công việc kinh doanh. Nó chỉ cho thấy xác suất cao để đạt được những mục tiêu ở tầm thấp mà thôi.

Chính đặc tính linh hoạt đã cho phép DNNVV có mặt hầu như ở tất cả mọi nơi, mọi lĩnh vực, mọi ngành kinh tế quốc dân. Nó là giải pháp lấp đầy những thiếu hụt về chủng loại hàng hóa mà doanh nghiệp lớn với phương pháp sản xuất hàng loạt không thể thỏa mãn hết nhu cầu thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Mặt khác, các cơ sở kinh doanh nhỏ dễ dàng di chuyển địa điểm kinh doanh, chuyển mục đích kinh doanh do tính đơn giản của công nghệ và mặt bằng cho sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai, DNNVV có tính địa phương

Một số chính sách hỗ trợ tài chính nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - 2

Khối lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà mỗi DNNVV cung cấp rất nhỏ bé so với nhu cầu của thị trường, do đó, doanh nghiệp rất dễ tiêu thụ hàng hóa cũng như tìm nguồn cung ứng các yếu tố đầu vào. Thực tế, DNNVV có khả năng thích nghi với những điều kiện khác nhau ở các vùng địa phương. Tổ chức kinh doanh ở quy mô nhỏ và vừa có khả năng khai thác tốt các nguồn lực tiềm tàng của địa phương. Trước hết là có thể huy động những khoản vốn nhỏ trong dân vào sản xuất những mặt hàng phục vụ đời sống, sản xuất ở địa phương. Tiếp đến là huy động được nguồn nhân lực đông đảo ở các địa phương, nhất là nhân lực nhàn rỗi theo thời vụ. Ngoài ra, DNNVV được phân bố rải ác ở tất cả các địa phương còn do tính đa dạng của các nguồn lực mà mỗi địa phương có thể cung ứng cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phân bố rải rác như vậy cũng đặt ra yêu cầu đối với các nhà hoạch định và thực thi chính sách trong việc đảm bảo tính tiêu chuẩn hóa của sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường.

Thứ ba, DNNVV thường sử dụng công nghệ đơn giản

Đặc tính này xuất phát từ quy mô vốn. Công nghệ đơn giản có thuận lợi là suất đầu tư thấp, có thể sử dụng nhiều nhân công và phần lớn là lao động phổ thông, chi phí tiền lương cho nhân công không cao, hiệu suất sử dụng máy móc cao do tính chuyên dụng của chúng thấp (các máy công cụ càng đơn giản, càng có thể sử dụng vào nhiều công đoạn sản xuất các loại sản phẩm khác nhau). Song, điều này cũng gây không ít khó khăn cho chính doanh nghiệp cũng như các nhà hoạch định chính sách. Đó là, trình độ công nghệ thấp cộng với trình độ tay nghề của người lao động thấp kéo theo năng suất lao động thấp và mức phế phẩm cao, do đó chất lượng hàng

hóa thấp và mức sử dụng tài nguyên cao. Công nghệ thô sơ còn gây ô nhiễm môi trường, nhất là trong các ngành chế biến có sử dụng hóa chất và các ngành có lượng chất thải lớn.


Thứ tư, DNNVV có năng lực cạnh tranh còn tương đối thấp

DNNVV thường có phạm vi hoạt động trong địa phương. Thị trường nhỏ và mang tính địa phương ít gây áp lực cho doanh nghiệp. Song, ngược lại, DNNVV ở các vùng xa xôi vì vậy cũng ít năng động hơn. Sức ỳ khá lớn là một trong những yếu tố làm phân hóa mạnh khu vực DNNVV. Song, sự chi phối của yếu tố địa phương chỉ là nhỏ, các yếu tố nội lực của doanh nghiệp mới đóng vai trò quyết định. Có thể thấy rõ là DNNVV có điểm yếu là trình độ công nghệ ít hiện đại, nhân công trình độ tay nghề có hạn, sản phẩm có số lượng hạn chế, chất lượng không cao, trình độ quản lý có hạn, chủ sở hữu nhiều khi chưa có trình độ và kinh nghiệm trong kinh doanh. Như vậy, mức độ chủ động của doanh nghiệp trong kinh doanh là có hạn.

Thứ năm, DNNVV dễ tổn thương trước các biến động kinh tế

Đặc tính này là hệ quả của quy mô các yếu tố về vốn, công nghệ, trình độ nhân công, năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp. DNNVV có mức rút lui khỏi thị trường khá cao, nhưng tỷ lệ gia nhập mới gia nhập cũng rất lớn. Làn sóng này phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến của nền kinh tế. Ngay cả ở các nước phát triển, số phận DNNVV cũng khá bấp bênh. Vấn đề này đặt ra trước các nhà hoạch định nhiệm vụ luôn theo dõi và có chính sách đối ứng để tạo điều kiện kinh doanh ổn định cho khu vực DNNVV vốn rất nhạy cảm trước các biến động kinh tế.

Thứ sáu, DNNVV có mức độ phi chính thức khá cao

Sự không rõ ràng trong tổ chức kinh doanh dễ dẫn tới sự lẫn lộn giữa loại hình kinh doanh hộ gia đình với doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt loại siêu nhỏ. Doanh nghiệp có quy mô càng nhỏ, càng dễ vi phạm pháp luật, từ không đăng ký, không có địa chỉ rõ ràng và ổn định, đến việc không đảm bảo điều kiện tối thiểu cho người lao động, trốn thuế, ngoài ra còn các hành vi phạm pháp khác. Khu vực này do đó rất cần sự quan tâm hỗ trợ từ phía Chính phủ, những chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng hợp lý, đúng nơi, đúng chỗ và đúng lúc sẽ góp phần cải thiện tích cực, giải

quyết khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV, một trong số đó là lĩnh vực xuất khẩu.

1.1.3. Vai trò của DNNVV

Có mặt ở tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế quốc dân, các địa phương, DNNVV chứng minh tính không thể thiếu của nó trong bất cứ nền kinh tế thị trường nào.

Đóng góp phần quan trọng vào tổng sản lượng quốc nội

DNNVV đóng góp phần quan trọng vào tổng sản lượng hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế. Ở Việt Nam, 95% doanh nghiệp có quy mô thuộc loại vừa và nhỏ, phân bố ở hầu khắp các địa phương. Hàng năm, khu vực này đóng góp cho nền kinh tế khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội, 30% tổng sản lượng công nghiệp, gần 80% tổng mức bán lẻ, và trên 60% tổng lượng vận chuyển hàng hóa, doanh thu chiếm 22,07%, lợi nhuận chiếm 11,78%, nộp ngân sách chiếm 17,46%.[3]

Đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường

Vai trò của DNNVV đối với việc thỏa mãn nhu cầu thị trường không chỉ thể hiện ở các con số tỷ lệ đóng góp vào tổng sản phẩm xã hội. Cái thiết thực hơn đối với phúc lợi kinh tế xã hội là nó thỏa mãn được những nhu cầu đa dạng của đời sống và sản xuất mà sản xuất lớn không bao quát hết được. Đó là những nhu cầu về các dịch vụ tại chỗ, về những mặt hàng mang tính địa phương, cần số lượng nhỏ (tính đặc dụng, tính đơn chiếc), hay những hàng hóa và dịch vụ có chất lượng ở tiêu chuẩn thấp phù hợp với khả năng thanh toán của một bộ phận dân chúng, các mặt hàng truyền thống hay hàng thủ công,mà sản xuất hàng loạt không thể đáp ứng được. DNNVV phân bố ở hầu khắp các địa bàn có khả năng cung cấp cho thị trường địa phương những hàng hóa và dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống dân cư, phù hợp với thị hiếu và khả năng thanh toán của các tác nhân trong vùng.

Là loại hình kinh doanh bổ sung cho kinh doanh lớn

Sản xuất lớn cần các nguồn lực lớn. Doanh nghiệp lớn vì thế thường đóng ở các trung tâm kinh tế, có thị trường lớn, thuận tiện đường giao thông và các dịch vụ. Những vùng nông thôn xa xôi không đủ yếu tố cho doanh nghiệp lớn hoạt động, nhưng đó lại là nơi có thể cung cấp một phần các yếu tố sản xuất, nhất là nguyên

liệu cho các ngành công nghiệp chế biến. DNNVV có mặt tại mọi vùng là sự bổ sung cần thiết cho các trung tâm kinh tế lớn. Hoạt động đa dạng của doanh nghiệp này trong việc thu gom, sơ chế nguyên liệu, dịch vụ vận tải nhỏ sẽ tạo thành mạng lưới cung cấp đầu vào trung gian cho doanh nghiệp lớn hơn. Chuyên môn hóa trong các thị trường đầu vào như vậy giúp tiết kiệm chi phí xã hội. Chính vì vậy, ngay cả ở các nước công nghiệp phát triển, khu vực DNNVV vẫn giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Tạo ra nhiều việc làm

Số lượng DNNVV chiếm tỷ trọng đa số trong nền kinh tế, do đó, tổng số việc làm khu vực này tạo ra cũng rất lớn. Kinh nghiệm các nước cho thấy, phát triển khu vực DNNVV là biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp rất hiệu quả. Một đặc trưng của khu vực này là không yêu cầu khắt khe về trình độ tay nghề của lao động do đẳng cấp thấp của sản phẩm mà nó cung ứng cho thị trường, nhờ đó, nó có thể giải quyết được việc làm cho đông đảo người lao động. Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, chất lượng lao động còn hạn chế, thì phát triển lao động trong khu vực này tỏ ra có hiệu quả.

Huy động tiềm năng địa phương một cách tối ưu

Phân bố rộng khắp ở mỗi địa phương, dễ dàng di chuyển sang vị trí mới, DNNVV có ưu thế trong việc tìm nguồn cung ứng các yếu tố đầu vào thuận tiện nhất. Trong điều kiện địa lý của Việt Nam, điều này hết sức có ý nghĩa khi nó giúp làm giảm chi phí vận chuyển. Xem xét nguồn cung ứng nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến Việt Nam, có tới trên 90% DNNVV hoạt động trong các ngành chế biến có sẵn nguồn nguyên liệu thô và năng lượng. Điều đáng chú ý là mức độ sẵn có này giảm dần theo quy mô: doanh nghiệp siêu nhỏ có mức độ thỏa mãn về số lượng nguyên liệu thô là 95%, về chất lượng nguyên liệu thô 95%, về năng lượng 92%; doanh nghiệp nhỏ có các chỉ số tương ứng là 91%, 90% và 85%; doanh nghiệp vừa: 90%, 88% và 80%. Song các doanh nghiệp lớn chỉ số mức thỏa mãn về số lượng nguyên liệu thô chỉ đạt 58%, về chất lượng nguyên liệu thô chỉ đạt 62%, nhưng thỏa mãn về năng lượng khá cao với 89% [11]. Có thể nói, trong điều kiện nguồn nguyên liệu chưa được quy hoạch thành vùng chuyên canh để có thể cung ứng với số lượng

lớn, chất lượng đạt tiêu chuẩn, thì tổ chức kinh doanh theo quy mô vừa và nhỏ là phương thức cho phép tận dụng được những khả năng tiềm tàng của địa phương.

Góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển đồng đều giữa các vùng

Khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia kinh doanh một mặt giúp tăng thu nhập, mặt khác để họ làm quen với cơ chế thị trường, nhờ đó xóa bỏ dần các vấn đề xã hội do nghèo đói sinh ra. Tổ chức kinh doanh ở quy mô vừa và nhỏ dễ được chấp nhận ở thời kỳ đầu khi vốn liếng còn nhỏ, kinh nghiệm còn hạn chế và các quan hệ kinh doanh còn mong manh. Phân bố rộng khắp các địa bàn, DNNVV góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt trong nông nghiệp, nhờ đó làm thay đổi bộ mặt nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực, các ngành kinh tế quốc dân, DNNVV có thể đáp ứng nhu cầu mọi mặt của sản xuất, đời sống ngay tại địa bàn tuy rằng trên một góc độ nào đó, mức độ thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng của sản phẩm từ khu vực này có thể chưa hoàn hảo. Nhờ sự có mặt của DNNVV, chênh lệch giữa các địa phương, các vùng, các tầng lớp dân cư ngày càng thu hẹp lại.

Là tiền đề tạo ra các doanh nghiệp lớn

Thị trường là nơi kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trải qua thử thách đó, tự mỗi doanh nghiệp sẽ hoặc là ổn định, phát triển hay phải rút khỏi thị trường. Nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp nhỏ cũng có thể tự tích lũy để trở thành doanh nghiệp lớn hơn. Tập trung tư bản là hình thức được lịch sử biết đến như một phương thức có hiệu quả và không tốn thời gian. Liên kết, hợp tác, hợp nhất,giữa các DNNVV có thể nhanh chóng hình thành những tổ hợp lớn đủ sức đứng vững trong cạnh tranh ngày càng gay gắt.

DNNVV có khả năng liên kết dễ dàng với các doanh nghiệp khác dưới nhiều hình thức. Cách đơn giản nhất là trở thành “vệ tinh” cho doanh nghiệp lớn hơn. Đây là phương thức hiệu quả để mở rộng công suất của các doanh nghiệp mà không cần tăng vốn đầu tư. Phương thức này tạo nên những tổ hợp sản xuất kinh doanh trên cơ sở phân công và hợp tác giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau. Hình thức tổ chức sản xuất như vậy đã được áp dụng ở nhiều nước tiên tiến. Một mặt làm giảm chi phí do mở rộng quy mô doanh nghiệp, mặt khác tránh được rủi ro cho các

doanh nghiệp do tính độc lập của mỗi đơn vị tham gia hiệp tác theo kiểu vệ tinh. Tiếp theo, sự hợp nhất giữa các DNNVV cũng rất có hiệu quả. Sự hợp nhất này có thể dựa trên sự đồng nhất về ngành kinh tế kỹ thuật, cũng có thể là sự phối hợp giữa các khâu của quá trình tái sản xuất để hình thành nên các công ty kinh doanh đa ngành. Nhờ đó, làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân. DNNVV, trong quá trình hoạt động của nó, luôn phải tìm cách áp dụng công nghệ mới để tồn tại trong điều kiện tiến bộ kỹ thuật công nghệ nhanh chóng như ngày nay. Những cải tiến có tính đột phá trong công nghệ, việc đầu tư mới hay nâng cấp trang thiết bị của doanh nghiệp góp phần làm tăng tổng tư bản xã hội của nền kinh tế và do đó tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế. Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp còn góp vốn vào việc xây dựng những công trình hạ tầng của địa phương theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Động thái này giúp Chính phủ có thể tập trung vốn vào các công trình trọng điểm của quốc gia.

Một hình thức khác cũng rất phổ biến là các DNNVV khi nhận gia công hàng xuất khẩu cũng được nhận chuyển giao công nghệ từ phía khách đặt hàng nước ngoài. Phương thức này mặc dù có nhiều hạn chế như phụ thuộc vào khách hàng nước ngoài, phải chấp nhận giá gia công thấp, song, bù lại, doanh nghiệp có ngay trang thiết bị, các thiết kế mẫu và thị trường tiêu thụ trong hoàn cảnh thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm cũng như các mối quan hệ thương trường. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã trưởng thành và trở nên độc lập sau một thời gian thực hiện sản xuất gia công cho nước ngoài.

Góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu

DNNVV có ưu thế trong việc phát triển sản xuất các mặt hàng truyền thống, hàng thủ công nhờ tổ chức được các cơ sở sản xuất nhỏ, nằm rải rác trong các vùng nông thôn, nơi có lao động nhàn rỗi thời vụ và lao động thủ công ở các làng nghề. Hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu không tập trung cũng được loại hình doanh nghiệp này khai thác theo phương thức đặt hàng các hộ gia đình. Hình thức xuất khẩu hàng thủ công, mỹ nghệ, hàng truyền thống rất được các thị trường quốc tế ưa

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí