Một số chính sách hỗ trợ tài chính nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

--------o0o-------



Đề tài :

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM


Họ và tên sinh viên : Phùng Thị Phương Ngọc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Lớp : Trung 1

Khóa 44

Một số chính sách hỗ trợ tài chính nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - 1

Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Xuân Nữ


Hà Nội, tháng 04 năm 2009


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 4

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DNNVV 4

1.1.1. KHÁI NIỆM DNNVV 4

1.1.2. ĐẶC TRƯNG CỦA DNNVV 6

1.1.3. VAI TRÒ CỦA DNNVV 9

1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC DNNVV 13

1.2.1. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC DNNVV . 13

1.2.2. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CHO DNNVV 14

1.2.3. VAI TRÒ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA DNNVV 26

CHƯƠNG 2: 31

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM 31

2.1. THỰC TRẠNG DNNVV Ở VIỆT NAM 31

2.1.1. SỐ LƯỢNG 32

2.1.2. QUY MÔ LAO ĐỘNG 34

2.1.3. NĂNG LỰC VỐN 34

2.1.4. TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ CỦA DNNVV 36

2.1.5. VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 37

2.1.6. VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 38

2.1.7. NĂNG LỰC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG

....................................................................................................................... 39

2.2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA DNNVV VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2008 39

2.2.1. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU 40

2.2.2. CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU 41

2.2.3. THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 42

2.3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CHO DNNVV VIỆT NAM. 43

2.3.1. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ THÔNG QUA THUẾ 44

2.3.2. CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ VỐN CHO SẢN XUẤT HÀNG XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU CHO DNNVV 52

CHƯƠNG 3: 79

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 79

3.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN DNNVV 79

3.2. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DNNVV GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 80

3.2.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT 80

3.2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ 80

3.2.3. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU 80

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CHO DNNVV 82

3.3.1. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 82

3.3.2. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 94

3.3.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 96

KẾT LUẬN 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN 102

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Số lượng và tỷ lệ DNNVV theo hình thức pháp lý giai đoạn 2000-2006... 33 Bảng 2: Một số chỉ tiêu trung bình về hiệu quả hoạt động của DNNVV 2001- 2007

.............................................................................................................................. 38

Bảng 3: Thống kê kim ngạch xuất khẩu của DNNVV Việt Nam giai đoạn 2000- 2007 (Đơn vị: tỷ USD) 40

Bảng 4: Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 2000 – 2007 (Đơn vị:%) 41

Bảng 5: Hoạt động của ba quỹ thành viên của Mekong capital. 53

Bảng 6: Danh sách các công ty cho thuê tài chính đang hoạt động tại Việt Nam 67


DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của DNNVV Việt Nam 42

Hình 2: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam 57

Hình 3: Thống kê dư nợ cho DNNVV vay 7 tháng đầu năm 2008 59

Hình 4: Thống kê nợ xấu cho vay DNNVV 7 tháng đầu năm 2008 60

Hình 5: Báo cáo kết quả cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng từ 01/02/2009 - 20/03/2009. [20] 62

Hình 6: Diễn biến tỷ giá USD/VND trong 26/11/2008 – 23/01/2009 75


DANH MỤC HỘP

Hép 1: Thay ®æi khung thuÕ xuÊt khÈu tõ ngµy 01/01/2009 46

Hép 2 : Quy ®Þnh gi¶m 30% thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp quý IV/2008 vµ c¶ n¨m 2009 cho DNNVV 51

Hép 3: TiÕn ®é thùc hiÖn b¶o l·nh doanh nghiÖp vay vèn theo QuyÕt ®Þnh 14/2009/Q§-TTg cđa Thđ t•íng ChÝnh phđ. 70


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đem đến nhiều cơ hội và cả những thách thức cho mỗi quốc gia cũng như mỗi chủ thể của nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, đẩy mạnh thương mại quốc tế, tăng cường xuất khẩu hàng hóa là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam được Chính phủ và các tổ chức tài trợ nước ngoài xác định là động lực tăng trưởng trong thiên niên kỷ mới. Phát triển DNNVV không những góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, khuyến khích xuất khẩu mà còn mang đến sự ổn định, bền vững thông qua tạo nhiều việc làm giải quyết vấn đề lao động và phúc lợi xã hội. Ở một nước mà phần lớn lao động làm nông nghiệp như nước ta thì chính DNNVV là tác nhân và động lực thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng tới xuất khẩu. Quá trình hội nhập thương mại quốc tế của Việt Nam có thành công hay không phụ thuộc chủ yếu vào năng lực sản xuất xuất khẩu của các doanh nghiệp, mà trong đó hơn 95% là các DNNVV.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển nền kinh tế trong nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập, đặc biệt là đối tượng DNNVV. Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2000, sửa đổi năm 2005 tháo gỡ khó khăn và tạo điệu kiện dễ dàng cho thành lập doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp đã không ngừng tăng lên. Năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định 90/2001/NĐ- CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Nghị định 90) đồng thời thành lập Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV và Cục Phát triển DNNVV làm cơ quan đầu mối thực hiện các chương trình hỗ trợ DNNVV.

Cuối năm 2008, nền kinh tế thế giới lâm vào thời kỳ khủng hoảng và suy thoái trầm trọng, tầm ảnh hưởng của nó ngày càng sâu rộng ra cho mọi quốc gia cũng như từng cá thể của nền kinh tế. Trước bối cảnh đó, các tổ chức kinh tế thế giới cũng như từng chính phủ đã nỗ lực chung tay cùng bàn bạc để đưa ra những giải pháp hữu ích, kịp thời để đối phó với khủng hoảng. Cùng trong xu thế đó,

Chính phủ Việt Nam đã lần lượt ban hành và triển khai rất nhiều các chính sách hỗ trợ tài chính cho DNNVV, điển hình là ba gói kích cầu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cũng như kích thích nền kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu. Nhờ những chính sách, chủ trương đúng đắn đó, các DNNVV nước ta đã có được những động lực quan trọng để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu. Đây là một vấn đề trọng tâm của công cuộc phát triển kinh tế, tuy nhiên trong quá trình triển khai để đi đến mục tiêu đề ra còn gặp không ít những khó khăn, vướng mắc phát sinh đòi hỏi sự nhạy bén, chủ động tích cực và linh hoạt của các chủ thể liên quan.

Bởi vậy việc nghiên cứu đề tài: “Một số chính sách hỗ trợ tài chính nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn áp dụng các chính sách hỗ trợ tài chính nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho DNNVV của Việt Nam để từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các chính sách này, qua đó, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng vượt qua khủng hoảng kinh tế trước mắt cũng như tạo đà phát triển và khẳng định vị thế trong bản đồ thương mại quốc tế.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận

Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là hệ thống các chính sách hỗ trợ tài chính của Việt Nam cho các DNNVV trong cả nước nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu.

Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là khoảng thời gian từ năm 2001 (từ khi Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV được ban hành) cho đến nay.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu đã đặt ra và làm rõ nội dung của khoá luận, tác giả đã sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích định tính, phân tích định lượng, các phương pháp so sánh suy luận logic trong quá trình nghiên cứu.

5. Bố cục của khoá luận

Ngoài Lời mở đầu và kết luận, khoá luận được chia thành 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về DNNVV và chính sách hỗ trợ tài chính nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho DNNVV

Chương 2: Thực trạng áp dụng các chính sách hỗ trợ tài chính nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho các DNNVV ở Việt Nam

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tài chính nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho các DNNVV


CHƯƠNG 1‌‌


LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1. Một số vấn đề chung về DNNVV

1.1.1. Khái niệm DNNVV

Khi tập trung tư bản đã làm hình thành và phát triển những tổ chức kinh doanh có quy mô khổng lồ thì thuật ngữ “DNNVV” đã xuất hiện để chỉ các đơn vị kinh doanh có quy mô đối lập. Lúc đầu, tên gọi DNNVV chỉ là quy ước trong giới kinh doanh nhưng cùng với thời gian, thuật ngữ này đã đuợc sử dụng ngày càng phổ biến, ngay cả trong các văn bản chính thức với tư cách một khu vực của nền kinh tế.

DNNVV có mặt ở nhiều nền kinh tế nhưng lại không có một điểm chung thống nhất giữa các quốc gia về khái niệm cũng như tiêu thức xác định. Trong khi đó, việc xác định thế nào là một DNNVV lại có ý nghĩa hết sức quan trọng để nhận định đúng đối tượng được hỗ trợ và từ đó đề ra biện pháp hợp lý. Sự thu hẹp quá mức hay nới rộng phạm vi của các tiêu chí đều không mang lại hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ. Trên thế giới hiện nay vẫn tồn tại hai tiêu chí chủ yếu để xác định DNNVV là tiêu chí định tính và định lượng. Tiêu chí định tính dựa trên các đặc trưng cơ bản của DNNVV như chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp… Các tiêu chí này xuất phát từ bản chất và đặc điểm cơ bản của DNNVV nhưng thường rất khó xác định cụ thể trên thực tế. Do đó nhóm chỉ tiêu này thường dùng để tham khảo, kiểm chứng mà ít đuợc sử dụng làm cơ sở để xác định quy mô doanh nghiệp, trong khi đó, chỉ tiêu định lượng bao gồm số lao động, quy mô vốn và doanh thu. Hầu hết các nước đều lấy tiêu chí về số luợng lao động làm căn cứ đầu tiên cho việc phân loại, một số nước sử dụng thêm tiêu chí quy mô vốn và doanh thu.

Nhật Bản là một trong những nước tiên phong đưa ra tiêu chí phân loại DNNVV. Từ năm 1963, Luật cơ bản về kinh doanh nhỏ đã quy định: Cơ sở kinh doanh nhỏ là cơ sở có vốn không quá 50 triệu yên và sử dụng không quá 300 nguời;

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí