Một số biện pháp đẩy mạnh công tác hoạt động tín dụng tại Công ty Tài chính Bưu điện - Nguyễn Trường Giang - 10


cá nhân tôi, hiện nay PTF nên đầu tư mở rộng quan hệ tín dụng với các khách hàng là doanh nghiệp viễn thông khi các doanh nghiệp này sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Viễn thong và các đơn vị cung cấp sản phẩm đầu vào, công nghệ cho các doanh nghiệp Viễn thông và cùng hợp tác đầu tư, cho vay vào bưu chính ở lĩnh vực chuyển phát để có thể gia tăng doanh thu cho ngành Bưu chính – Viễn Thông.

Song song với hoạt động mở rộng quan hệ tín dụng đối vơi các doanh nghiệp trong ngành thì PTF cũng cần chú ý mở rộng quan hệ tín dụng đối với các doanh nghiệp bên ngoài, bởi hoạt động tín dụng của PTF chưa gắn bó với với các Công ty trong VNPT, việc thu thập các thông tin về kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sử dụng vốn của VNPT đều gặp khó khan… Mặc dù PTF được thành lập với mục đích ban đầu là đầu mối huy động vốn cho các đơn vị thành viên bao gồm cả Bưu Chính – Viễn Thông , tuy nhiên các doanh nghiệp trong ngành thường không chọn liên kết với PTF mà lại lựa chọn các tổ chức tài chính khác hoặc ỷ lại vào cơ chế xin cho. Chính vì thế, biện pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác cũng đem lại cho PTF những cơ hội mới mẻ để hoạt động và phát triển. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển hết sức năng động và cùng với sự phát triển của nó là rất nhiều các doanh nghiệp tham gia vào thị trường đều có nhu cầu vay về vốn lưu động, vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp,... Việc lựa chọn và phát triển định hướng cho vay mới của PTF nên được chú trọng ở các ngành kinh tế nhiều tiềm năng như các ngành công nghiệp điện tử, công nghệ thong tin, dệt may da giầy, chế biến thực phẩm và các ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp hoá chất. Định hướng mới này nên tập trung vào các khoản tín dụng có quy mô vừa và nhỏ mang tính chất ngắn hạn, đồng thời nên được thực hiện với sự tham gia của các tổ chức tín dụng khác như các ngân hang thương mại trong những khoản vay trung hạn, các tổ chức tín dụng khác để có thể cùng phân tích và đánh giá và chia sẻ những rủi ro có thể mắc phải trong các dự án mà quy mô tín dụng ở mức cao.

Ngoài việc mở rộng quan hệ tín dụng với các tổ chức là doanh nghiệp thì PTF cũng nên chú ý đến một mảng tín dụng mà những hoạt động của nó trong thời gian gần đây đã trở nên cực kỳ hấp dẫn đó là tín dụng tiêu dung đối với khách hang là cá nhân. Cho vay tiêu dung là các khoản cho vay tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dung, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là một trong những nguồn tài chính quan trọng giúp những người này trang trải như cầu nhà ở, đồ dung gia đìng


và xe cộ…Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch cũng có thể được tài trợ bởi cho vay tín dụng. Hoạt động cho vay tiêu dung có thể là một biện pháp để đẩy mạnh tín dụng khi hiện nay việc đáp ứng tín dụng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đang tang trường chậm. Ngoài ra hoạt động này còn mang lại cho các Công ty tài chính lợi nhuận cực cao, thường là cao hơn cho vay tín dụng tiêu dung của ngân hang bởi gần đây các ngân hang đã siết chặt hoạt động cho vay tiêu dung do chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hang nhà nước và những điều kiện đảm bảo cho vay rất phức tạp như nghề nghiệp ổn dịnh và có thu nhập cao. Những khách hang của công ty tài chính thường là những trường hợp có thu nhập thấp như sinh viên mới ra trường, công nhân hoặc thu nhập không được đảm bảo như những người buôn bán nhỏ, nghề nghiệp không ổn định. Công ty có thể thu được lợi nhuận cao hơn nhờ thu trước một khoản giá trị của tài sản và chia khoản nợ thành các khoản nợ nhỏ hơn và có thời gian thu nợ dài hơn để cho khách hang có thể thanh toán được. Tuy nhiên khi lựa chọn mở rộng hoạt động cho vay tiêu dung PTF cần phải chú ý đến những đặc điểm của cho vay tiêu dung như nhu cầu vay tiêu dung của khách hang thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế, người vay quan tâm tới số tiền phải thanh toán hơn là lãi suất mà họ phải chịu, chất lượng các thong tin tài chính vay thường không cao; mức thu nhập và trình độ học vấn là 2 biến số có quan hệ rất mật thiết tới nhu cầu vay tiêu dung của khách hang, tư các của khách hang là yếu tố khó xác định song lại rất quan trọng,quyết định sự hoàn trả của các khoản vay. Để phát triển tín dụng tiêu dung thì trước hết công ty nên tập trung vào phát triển cho vay đối với các cán bộ nhân viên của một số thành viên trong ngành để phục vụ các nhu cầu như mua sắm, giáo dục và bước đầu mở rộng cho vay ở hoạt động mua sắm, ví dụ PTF có thể hợp tác với doanh nghiệp viễn thong di động hoặc các cửa hang buôn bán điện thoại di động để có thể cho khách hang vay tiêu dung mua các sản phẩm điện thoại di động cao cấp hoặc lien kết với một số tổ chức giáo dục để có thể cung cấp tín dụng vào hoạt động giáo dục.

3.2.4. Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt và có khả năng cạnh tranh trên thị trường

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các tổ chức tín dụng cạnh tranh lẫn nhau trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính thường dựa vào ưu thế trên các phương

diện sau: Giá cả ­ tức là lãi suất của các sản phẩm dịch vụ và sự tiện nghi trong

việc tiếp cận các sản phẩm dịch vụ. Ở một số nước có mà thị trường tài chính còn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.


chưa phát triển như ở Việt Nam thì giá cả là một yếu tố quan trọng khi quyết định lựa chọn các dịch vụ tài chính nhất là đối với các khách hàng cá nhân, khách hàng nhỏ lẻ.

Một số biện pháp đẩy mạnh công tác hoạt động tín dụng tại Công ty Tài chính Bưu điện - Nguyễn Trường Giang - 10

Trong công tác huy động vốn Công ty tài chính Bưu Điện cần thực hiện chính sách linh hoạt hợp lý và có tính cạnh tranh cho mọi đối tượng, có chính sách ưu đãi cho các khách hang truyền thống trong từng thời kỳ và hoàn cảnh khách nhau. Lãi suất cho vay và lãi suất huy động được xác định trên cơ sở cung cầu trên thị trường, đảm bảo thu hồi vốn đủ cả gốc lẫn lãi đồng thời trả được lãi suất đều đặn cho người góp vốn huy động. Trên cơ sở lãi suất do Ngân hang Nhà nước quy định , các chiến lược của tập đoàn về hoạt động tài chính, Công ty tài chính Bưu Điện cần có chiến lược xác định mức lãi suất và phí dịch vụ theo hướng :

­ Xây dựng khung lãi suất huy động và biểu giá dịch vụ linh hoạt đủ sức cạnh tranh theo từng đối tượng khách hàng tại từng thời điểm.

­ Áp dụng mức lãi suất ưu đãi thấp hơn mức lãi suất cho vay bình quân và cung cấp các dịch vụ tư vấn miễn phí đối với các khách hàng truyền thống có nhu cầu lớn, thưòng xuyên ổn định và mức độ rủi ro thấp.

­ Đối với các dự án có hiệu quả cao, Công ty có thể áp dụng mức lãi suất ưu đãi.

­ Cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty, giảm chi phí quản lý và chi phí hoạt động vì đây là giải pháp cơ bản giúp Công ty cạnh tranh một cách an toàn và hiệu quả với các tổ chức tín dụng khác.

ột số biện pháp khác

Phát triển dịch vụ bao thanh toán :

Bao thanh toán là hình thức chiết khấu chứng từ nhằm tài trợ tín dụng đối với doanh nghiệp, trên cơ sở mua lại các khoản nợ phải thu của các doanh nghiệp phát sinh từ việc bán hàng trả chậm, thực hiện việc quản lý hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán cho các doanh nghiệp.

Xuất phát từ thực tế hiện nay là trong các quan hệ kinh doanh giữa các đơn vị thuộc khối hạch toán độc lập, Liên doanh, Công ty cổ phần và khối các đơn vị hạch toán phụ thuộc đã phát sinh hiện tượng các đơn vị hạch toán phụ thuộc, mặc dù có nguồn thu dồi dào và chủ động nhưng vẫn luôn nợ nần hoặc thanh toán chậm các khoản phải trả cho các đơn vị hạch toán độc lập, Liên doanh, Công ty cổ


phần, gây nhiều khó khăn cho các đơn vị này trong việc duy trì hoạt động sản xuất thường xuyên do thiếu vốn lưu động, phải đi vay các tổ chức tín dụng làm tăng thêm chi phí hoạt động. Để giúp các đơn vị thuộc khối hạch toán độc lập, Liên doanh, Công ty cổ phần mà VNPT có góp vốn có được nguồn vốn lưu động ổn định, giảm chi phí lãi vay và góp phần làm tăng hiệu quả chung của VNPT thì PTF cần phải phát triển hoạt động bao thanh toán.

Song song với việc thực hiện các giải pháp nêu trên thì PTF cần phải đa dạng hoá các dịch vụ tín dụng của PTF như cho vay theo món, cho vay theo hạn mức, cho vay mua trả góp, bảo lãnh, chiết khấu chứng từ có giá…

Ngoài ra, PTF cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cho vay theo uỷ thác và cho vay đồng tài trợ, để khắc phục hạn chế về hạn mức tín dụng cho vay của PTF và để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư lớn của các dự án trong Ngành. Muốn vậy, PTF cần mở rộng việc tìm kiếm, hợp tác với các NHTM cổ phần, Ngân hàng Liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam, các tổ chức tài chính có quy mô vốn lớn trên thị trường. Ngoài ra, PTF cần xây dựng phương án trình VNPT, đồng thời trình Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cho phép PTF là tổ chức tín dụng đầu mối.


3.3.Kiến nghị

Qua nghiên cứu hoạt động chung của Công ty Tài chính Bưu điện và hoạt động tín dụng, em nhận thấy có những tồn tại trong hoạt động của Công ty. Đó là :

­ Công ty Tài chính Bưu điện còn nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, vì thế gặp khó khăn để tạo ra nguồn cấp tín dụng.

­ Hoạt động tín dụng của Công ty tài chính bưu điện còn bị bó hẹp trong

phạm vi của ngành, khâu thẩm định và dải ngân trong qui trình tín dụng còn yếu.

­ Công ty Tài chính Bưu điện chưa có được đầy đủ lợi thế của một Công ty tài chính thuộc một doanh nghiệp kinh tế trọng điểm của nhà nước.

­ Năng lực tài chính của PTF còn thấp.

Trên cơ sở những tồn tại của Công ty, em xin đề xuất một số kiến nghị sau:


3.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước

(1) Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước sửa đổi Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 886/2003/QĐ­NHNN ngày 11/08/2003 về việc “Sửa đổi, bổ sung Quy chế đồng tài


trợ

của các tổ

chức tín dụng ban hành theo quyết định số

286/2002/QĐ­NHNN

ngày 3/4/2002 của Thống đốc ngân hàng nhà nước” theo hướng cho phép các Công ty Tài chính trong Tập đoàn được đứng ra làm tổ chức tín dụng đầu mối đối với các dự án đầu tư phát triển mà Tổng Công ty chủ quản là chủ đầu tư, do hiện nay một số tổ chức tín dụng trên thị trường đều sẵn sàng tham gia đồng tài trợ cho các dự án của Ngành trong trường hợp PTF đứng ra làm tổ chức tín dụng đầu mối.

(2) Trong Nghị định về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính nên bổ sung thêm các hoạt động cho Công ty Tài chính trong Tập đoàn như quản lý, sử dụng các quỹ, vốn tạm thời nhàn rỗi và điều hoà vốn trong Tập đoàn.

(3) Do đặc điểm vốn chủ sở hữu của các Công ty Tài chính còn hạn chế, trong khi đó hoạt động tài trợ cho các dự án của ngành là quan trọng, vì vậy ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn huy động bằng các công cụ nợ (kỳ phiếu, trái phiếu…) là nguồn chủ yếu. Để các Công ty Tài chính thực hiện vai trò điều hoà vốn trong tập đoàn được linh hoạt, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép Công ty Tài chính được phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn (dưới 1 năm) để huy động vốn của các đơn vị thành viên với các điều kiện và thủ tục đơn giản hơn nhằm huy động được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các đơn vị thành viên trong tập đoàn.

(4) Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cần có các biện pháp giám sát tài chính chặt chẽ hơn nữa vì hiện nay hệ thống giám sát của chúng ta chưa đủ hiệu quả để cảnh báo sớm rủi ro và xử lý một cách hiệu quả những vấn đề mới phát sinh. Hệ quả là việc điều hành chính sách cụ thể, ở từng thời điểm cụ thể cũng có những điều chưa phù hợp. Các quyết định của các cơ quan quản lý đưa ra thường chạy theo việc giải quyết từng xự vụ mà chưa có định hướng chiến lược dài hạn. Điều này làm cho các tổ chức tín dụng, trong đó có các Công ty Tài chính gặp nhiều khó khăn trong hoạt động vì các quyết định chồng chéo và thay đổi trong một thời gian ngắn.


3.3.2. Kiến nghị với VNPT.

(1) Hiện nay ở tập đoàn VNPT đang tồn tại song song với PTF là Ban kế toán – Thống kê – Tài chính của công ty mẹ và cũng thực hiện chức năng huy động vốn cho Tổng công ty. Sự tồn tại này tạo ra sự bất hợp lý, chồng chéo nhau trong hoạt động của PTF. Vì vậy VNPT cần sớm phân định trách nhiệm rõ ràng vai trò cụ thể của mỗi bên. Có như thế thì PTF mới phát huy được vai trò của mình một cách hiệu quả.


(2) Tập đoàn VNPT cần phải gia tăng nguồn vốn cho PTF. Khi tăng vốn tự có nghĩa là công ty sẽ hạn chế được nhiều rủi ro, hoạt động hiệu quả hơn và điều chỉnh các hoạt động khác cũng linh hoạt hơn. Hiện nay để có thể gia tăng nguồn

vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả thì công ty cần hoạt động tốt trên thị

trường chứng khoán, tạo uy tín cho bản thân để thu hút nhiều tổ chức quan tâm

đến cổ phiếu của mình. Trong thời buổi hội nhập PTF cũng nên chú ý đến thị

trường nước ngoài để mở rộng mạng lưới khách hàng.


Kết luận


Tài liệu tham khảo

1. Website : http://www.ptfinance.com.vn/

2. Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam (2002), Nghị định số 79/2002/NĐ­CP ngày 01 tháng 10 năm 2002 về tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính.

3. Quy trình hoạt động tín dụng của Công ty tài chính Bưu Điện.

4. Công ty Tài chính Bưu Điện (2006),

Công ty Tài chính Bưu Điện.

Điều lệ Tổ

chức và hoạt động của

5. Công ty Tài chính Bưu Điện, Báo cáo tài chính các năm 2007 – 2009.

6. Lê Kim Thuỷ (2006), “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, website http://www.sbv.gov.vn .

7. TS. Ngô Minh Châu (2006), Xây dựng tập đoàn tài chính – ngân hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần trong quá trình hội nhập”, website http://www.sbv.gov.vn.

8. TS. Nguyễn Đại Lai (2006), “Đề

xuất những nội dung cơ

bản về

định

hướng chiến lược phát triển các ngân hàng thương mại Việt Nam phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế”, Tp chí Ngân hàng.

9. Th.s Lê Thị Hải Hà (2008), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Tài chính Bưu Điện”.

Xem tất cả 82 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí