Một số biện pháp phát triển hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VP bank - 2

II.1.4. ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ THANH KHOẢN 90

II.1.5. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ THANH KHOẢN 92

II.1.6. NÂNG CẤP VÀ LÀM CHỦ HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 94

II.1.7. TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO VÀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ 95

II.1.8. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ, NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG ALCO 96

II.1.9. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN 96

II.1.10. PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU, MẠNG LƯỚI 97

II.2. KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 98

II.2.1. ỔN ĐỊNH MÔI TRƯỜNG KINH TẾ VĨ MÔ 98

II.2.2. HOÀN THIỆN HÀNH LANG PHÁP LÝ 99

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

II.2.3. VẬN DỤNG LINH HOẠT CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

.................................................................................................................................... 99

Một số biện pháp phát triển hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VP bank - 2

II.2.4. TĂNG CƯỜNG THANH TRA, GIÁM SÁT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CẢNH BÁO SỚM 100

II.2.5. ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH 101

KẾT LUẬN 103

LỜI NÓI ĐẦU


I. Tính cấp thiết của đề tài


Nền kinh tế thế giới nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng hoạt động không thể thiếu sự có mặt của ngân hàng thương mại( NHTM). Với chức năng đặc biệt, các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển nền kinh tế. Trong những năm qua, cùng với những thành tựu đổi mới của đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những đổi mới sâu sắc đóng góp vào việc ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong xu thế hội nhập kinh tế, tài chính khu vực và thế giới, hệ thống NHTM Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh ngày càng gay gắt do sự xâm nhập của các tổ chức tín dụng nước ngoài khiến cho các NHTM Việt Nam đứng trước nhiều rủi ro. Trước tình hình đó, công tác quản trị rủi ro trong hoạt động của NHTM là một trong những yêu cầu đầu tiên và quan trọng đòi hỏi các nhà quản lý điều hành NHTM cũng như cơ quan giám sát cần có sự quan tâm thích đáng nhằm đảm bảo duy trì sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cũng như sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia. Trong số các rủi ro của ngân hàng, rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro mang tính đặc thù và có ảnh hưởng lớn đối với ngân hàng và sự ổn định của hệ thống tài chính. Kể từ cuối tháng 11 năm 2007, theo đánh giá của các chuyên gia, nhiều NHTM Việt Nam đã lâm vào tình trạng khó khăn thanh khoản

1. Bảy tháng đầu năm 2008, tình trạng khan hiếm tiền đồng, lãi suất tiền gửi đồng Việt

Nam liên ngân hàng tăng lên một cách chóng mặt đã đẩy các NHTM vào cuộc chạy đua lãi suất làm mặt bằng lãi suất huy động tăng dần lên từ 12% lên tới 18,6%/năm. Trong khi đó, về phía NHNN Việt Nam đã hai lần tăng lãi suất cơ bản lên 12%/năm và 14%/năm, đồng thời, chỉ đạo các NHTM tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy định không áp dụng lãi suất kinh doanh vượt quá 150% lãi suất cơ bản và không được thu phí đối với hoạt động cho vay. Mặc dù lãi suất huy động tăng cao như vậy nhưng theo nghiên cứu



1 Nguyễn Thị Mùi- Đảm bảo thanh khoản- yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của ngân hàng thương mại- Bài tham luận “Hội thảo quản trị rủi ro thanh khoản”.


của một số chuyên gia thì thực sự đồng Việt Nam thu hút về ngân hàng lại không được như ý muốn của các nhà quản lý và tình trạng thanh khoản vẫn luôn bị những áp lực rất căng thẳng. Nếu không được quản lý chặt chẽ, rủi ro thanh khoản có thể gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho ngân hàng như giảm năng lực tài chính, giảm uy tín, thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Không những thế, đặc điểm của rủi ro thanh khoản trong kinh doanh ngân hàng là có phản ứng dây chuyền và có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hệ thống ngân hàng thậm chí toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM đang là một vấn đề bức xúc cả trên phương diện lý thuyết và thực tiễn.

Là một trong số những ngân hàng ngoài quốc doanh lớn của Việt Nam, hiểu được tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản, ngân hàng VPbank bước đầu đã có những biện pháp nhằm đánh giá và phòng ngừa rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế cần giải quyết đề hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Thấy được tính cấp thiết của vấn đề và sau thời gian nghiên cứu và tìm hiểu tại ngân hàng VPbank em quyết định lựa chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VPbank”.

II. Mục đích nghiên cứu


Mục tiêu xuyên suốt của đề tài nhằm:

Hệ thống các vấn đề lí luận về rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM nói chung và các phương pháp để quản trị rủi ro thanh khoản

Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VPbank.

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VPbank.

III. Phương pháp nghiên cứu


Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trên cơ sở tư duy của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các phương pháp được sử dụng cụ thể là: Phân tích, điều tra khảo sát thực tế kết hợp với những kiến thức đã học và đọc từ đó đưa ra kết luận.

IV. Phạm vi nghiên cứu


Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VPbank sử dụng các số liệu trong thời gian từ năm 2006-2008.


V. Kết cấu khóa luận


Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận sẽ được kết cấu thành 3 phần


Chương 1: Tổng quan về rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản.

Chương 2: Thực trạng rủi ro thanh khoản và hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VPbank

Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VPbank



Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN‌‌

I. Một số lí luận về rủi ro thanh khoản

I.1. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng

I.1.1. Khái niệm

Rủi ro là một khái niệm quen thuộc với cuộc sống con người. Rủi ro xuất hiện ở mọi nơi trong cuộc sống và luôn de doạ đến cuộc sống của con người. Như vậy, rủi ro là một phần của cuộc sống hàng ngày, là những nguy cơ tiềm ẩn có khả năng xảy ra và có thể sẽ mang lại những tổn hại về vật chất, tinh thần hoặc các yếu tố khác trong đời sống xã hội.

Khái niệm về rủi ro trong kinh doanh đã được đưa ra từ lâu nhưng cho đến gần đây, với sự phát triển của các ngành khoa học kinh tế lượng và các môn giúp lượng hoá các biến ngẫu nhiên trong hoạt động kinh doanh, rủi ro mới trở thành một đối tượng nghiên cứu và kinh doanh. Theo định nghĩa truyền thống rủi ro là những sự kiện xảy ra có thể làm cho mất mát tài sản hay làm phát sinh một khoản nợ 2. Trong kinh doanh, rủi ro luôn đồng hành với lợi nhuận. Mọi quyết định trong kinh doanh đều được đưa ra trong điều kiên có rủi ro. Vì vậy, theo khái niệm hiện đại, rủi ro trong kinh doanh là sự kiện mà kết quả kinh doanh hiện tại hoặc tương lai có khả năng khác biệt đáng kể so với mức dự

kiến từ trước hay mức kỳ vọng. Theo các nhàđầu tư thì những thay đổi không thể lường trước được hoặc không kiểm soát được chính là rủi ro 3.

Ngân hàng là một loại hình trung gian tài chính với các chức năng chính là nhận tiền gửi, huy động vốn, cho vay, đầu tư và cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác. Do tính chất hoạt động của mình mà ngân hàng luôn phải sống chung với rủi ro và kiếm tiền bằng việc chấp nhận rủi ro. Theo ông Nguyễn Hoà Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt nam (Vietcombank) đã nói: “Muốn có lợi nhuận phải chấp nhận



2 Nguyễn Thị Quy ( 2008) – Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp - Nhà xuất bản văn hóa- thông tin.

3 Nguyễn Văn Tiến ( 2007)- Quản trị Rủi ro trong Kinh doanh Ngân hàng – Nhà xuất bản Thống kê.


rủi ro, không chấp nhận rủi ro sẽ không bao giờ thu được lợi nhuận. Đó là sự thật, dù muốn hay không.” 4

Rõ ràng, rủi ro là một phần tất yếu không thể thiếu trong kinh doanh ngân hàng. Vấn đề làm thế nào để các ngân hàng mặc dù hàng ngày đối mặt với rủi ro mà vẫn thu được lợi nhuận? Vì vậy, nghiên cứu về rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là một vấn đề không thể bỏ qua.

Một các khái quát, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là những biến cố không mong đợi xảy ra, gây mất mát thiệt hại tài sản, thu nhập của ngân hàng trong quá trình hoạt động. 5

Rủi ro trong kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế thị trưòng luôn luôn là một vấn đề cần được quan tâm, do hoạt động của ngân hàng có tính nhạy cảm cao, ảnh hượng mạnh đến sự ổn định của nền kinh tế- xã hội. Nếu một ngân hàng nào đó gặp rủi ro mọi người sẽ đổ xô đi rút tiền gửi của mình thật nhanh để tránh bị tổn thất, gây đổ vỡ hệ thống.

I.1.2. Phân loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng

Hiện nay có rất nhiều cách phân loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng khác nhau, tuy nhiên khóa luận lựa chọn cách phân loại đơn giản của tác giả Joel Bessis trong cuốn ”Risk management in banking” trong đó rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được phân thành 7 loại như sau:

a. Rủi ro tín dụng

Theo Joel Bessis rủi ro tín dụng được hiểu là những tổn thất do khách hàng không trả được nợ hoặc sự giảm sút chất lượng của các khoản vay. Rủi ro xảy ra khi khách hàng không thực hiện một nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một ngân hàng, bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ cho dù đấy là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn. Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng nhất trong số các rủi ro của ngân hàng. Từ khái niệm trên, ta có thể phân tích rủi ro tín dụng thành các khoản sau:

Rủi ro đọng vốn: Đó là rủi ro khi khách hàng sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng bao gồm vốn gốc và/ hoặc lãi vay. Sự sai hẹn này là do trễ hạn.



4 Trần Quốc Quýnh (2008)- “ Những rủi ro lớn của các ngân hàng Mỹ”- Tạp chí ngân hàng ( 17) tr 33.

5 Nguyễn Thị Quy ( 2008) – Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp - Nhà xuất bản văn hóa- thông tin.


Rủi ro mất vốn: Đó là rủi ro khi khách hàng sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng bao gồm vốn gốc và/ hoặc lãi vay. Sự sai hẹn này là do không thanh toán.


b. Rủi ro hoạt động

Là loại rủi ro tổn thất tài sản do hoạt động kém hiệu quả, hoạt động có vấn đề, có vi phạm trong hệ thống kiểm soát nội bộ, có sự gian lận hay những thảm họa không lường trước được.

Rủi ro hoạt động bao gồm toàn bộ các rủi ro có thể phát sinh từ cách thức mà một ngân hàng điều hành các hoạt động của mình. Các ví dụ về rủi ro hoạt động là: việc cấu trúc hạn mức không phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh nguồn vốn, quản trị tồi các quy trình quản lý tín dụng, cán bộ tham ô...

c. Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là khả năng thu nhập giảm do chênh lệch lãi suất giảm khi lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến gắn với thay đổi nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kỳ hạn của tài sản và nguồn, quy mô và kỳ hạn của các hợp đồng kỳ hạn. Rủi ro lãi suất có thể có một số hình thức khác nhau, như rủi ro xác định lại lãi suất, rủi ro đường cong lãi suất thay đổi, rủi ro tương quan lãi suất và rủi ro quyền chọn đi kèm.

d. Rủi ro thanh khoản

Xảy ra khi cung về tiền ít hơn cầu về tiền. Rủi ro thanh khoản liên quan đến khả năng chuyển các tài sản chính thành tiền một cách nhanh chóng mà không chịu thất thoát về giá cả. Hay nói một cách khác rủi ro thanh khoản là rủi ro khi ngân hàng không đủ tiền đáp ứng các khoản phải trả khi đến hạn thanh toán, hoặc vì một biến cố nào đó mà khách hàng rút tiền ào ạt.

e. Rủi ro tỷ giá

Là rủi ro do sự biến động tỷ giá do đánh giá các yếu tố kinh tế tác động đến tỷ giá không chính xác dẫn đến thiệt hại tài sản cho ngân hàng.

f. Rủi ro thị trường


Là loại rủi ro tổn thất tài sản, xảy ra khi có sự thay đổi của các điều kiện thị trường hay những biến động của thị trường làm ảnh hưởng đến lãi suất, tỷ giá ngoại hối, giá chứng khoán mà ngân hàng đầu tư...

g. Các loại rủi ro khác

Ngoài ra còn các loại rủi ro khác như rủi ro pháp luật, rủi ro uy tín, rủi ro giá cả...Chúng đều ít nhiều có ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM.

Rủi ro pháp luật: xảy ra khi khách hàng và những người khác khởi kiện ngân hàng với lý do có thể phát sinh từ quá trình hoạt động kinh doanh bình thường, ví dụ việc ngân hàng từ chối cấp lại hạn mức cho vay mà theo khách hàng là vô lý... Rủi ro pháp luật cũng có thể xảy ra khi nhà nước thay đổi đột ngột chính sách gây thua lỗ cho ngân hàng.

Rủi ro uy tín: là rủi ro dư luận đánh giá xấu về ngân hàng, gây khó khăn nghiêm trọng cho ngân hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn hoặc khách hàng rời bỏ ngân hàng.

Qua nghiên cứu và thực tiễn cho thấy tất cả các loại rủi ro chủ yếu trên đều có thể được nhận diện, đo lường để đưa ra các dự báo kịp thời có tính cảnh báo, trên cơ sở đó xây dựng những phương án nhằm ngăn ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại rủi ro gây ra nếu các NHTM xây dựng được một hệ thống chính sách quản lý rủi ro một cách hiệu quả.

I.2. Rủi ro thanh khoản của NHTM

I.2.1. Khái niệm thanh khoản và rủi ro thanh khoản

I.2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến tính thanh khoản

Để có thể hiểu rõ hơn các thuật ngữ liên quan đến thanh khoản và rủi ro thanh khoản, khóa luận xin đưa ra một vài khái niệm sơ lược liên quan đến tính thanh khoản của ngân hàng.

Tính thanh khoản của một NHTM chính là khả năng đáp ứng dòng tiền mặt rút ra khỏi ngân hàng đó 6. Nếu ngân hàng luôn sẵn sàng đáp ứng được điều này thì ngân hàng đó có tính thanh khoản cao trong hoạt động và ngược lại. Là một tổ chức kinh doanh bằng tiền vay của người khác, ngân hàng chỉ có thể tồn tại và phát triển được nếu nó luôn



6 Nguyễn Thị Quy ( 2008) – Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp - Nhà xuất bản văn hóa- thông tin.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 04/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí