THUỐC LỢI TIỂU
Mục tiêu học tập
1- Trình bày đúng khái niệm "Thuốc lợi tiểu"
2 - Trình bày được công dụng, cách dùng, liều dùng của 2 thuốc lợi tiểu có trong bài học
3 - Hướng dẫn được cộng đồng sử dụng thuốc lợi tiểu hợp lý, có hiệu quả.
I. KHÁI NIỆM
Thuốc lợi tiểu là những thuốc có tác dụng làm tăng tốc độ tạo thành nước tiểu, làm dễ dàng việc bài tiết nước tiểu và các chất cặn bã có trong thành phần nước tiểu. Thuốc lợi tiểu dùng để chữa phù thũng hay để thải trừ một số chất độc trong cơ thể hoặc để rửa đường tiết niệu.
II CÁC THUỐC THƯỜNG DÙNG
1. Hypothiazil (tên khác: Dihydro clorothiazid)
- Tính chất:
Là một sunfamid có tác dụng lợi tiểu.
- Tác dụng:
Làm tăng sự tạo thành nước tiểu, tăng thải trừ Na+, Cl-, K+ -> kéo theo H2O
- Công dụng: dùng trong trường hợp
+ Phù do tim.
+ Bệnh ở thận, gan (xơ gan cổ chướng).
+ Nhiễm độc huyết khi thai nghén.
+ Làm hạ huyết áp.
+ Chữa béo phì do ứ nước trong cơ thể.
- Cách dùng - liều dùng - dạng bào chế
+ Dạng thuốc: ống tiêm: 25mg - 40mg; viên 25mg.
Liều trung bình: uống 0,025g/lần - 0,05g/24 giờ.
+ Liều duy trì: 0,025g/24 giờ.
* Chú ý:
- Không uống vào buổi tối.
- Khi dùng thuốc kéo dài nên uống thêm: 3 -5g KCl.
- Nếu lượng NaCl trong máu giảm cần tăng thêm muối.
- Chống chỉ định: Người đái tháo đường.
2. Furosemid (Lazic - Trofurit)
- Dạng thuốc:
Viên 40mg, ống 10mg, 20mg, 40mg.
- Công dụng: Lợi tiểu.
+ Dùng trong: suy tim, suy thận.
+ Dùng trong bệnh tăng huyết áp (chi dùng trong các ca tăng huyết áp) có kèm theo suy thận hoặc cơn tăng huyết áp kịch phát hay suy thận cấp.
- Cách dùng - liều dùng:
+ Uống 40mg/l - 80mg/24 giờ hoặc có thể cao hơn: sau bữa ăn
+ Bệnh nặng: tiêm tĩnh mạch 40mg/24 giờ.
3. Râu ngô
- Bộ phận dùng: vòi nhụy của bắp ngô,
- Công dụng: Lợi tiểu, (có kali) trong các trường hợp: đái buối, đái rắt
-Cách dùng - liều dùng: ngày 40g, sắc.
4. Mã đề
-Bộ phận dùng: toàn cây trừ rễ.
-Công dụng: Lợi tiểu (dùng khi đái buốt, đái rắt).
- Cách dùng – liều dùng: 10 – 20g/24 giờ, sắc.
Tự lượng giá
*Trả lời ngắn gọn cho các cầu hỏi từ 1 đến 4 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống
1. Nếu cho đủ 3 chỉ định của thuốc lợi tiểu A........................................................... B.........................................................
C. Glocom (cao nhãn áp)
2. Kể 3 chỉ định của Furosemid: A .................................................. B .................................................. C ..................................................
3. Nêu 3 chống chỉ định của Hypothiazid: A ................................................................. B ...................................................................
C .....................................................................
4. Liệt kê cho đủ 5 chỉ định của Hypothiazid A ..........................................................
B .............................................................
C. Xơ gan
D. Nhiễm độc huyết khi thai nghén E .....................................................
* Chọn câu đúng, sai cho các câu hỏi từ 5 đến 7 bằng cánh đánh dấu vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai :
Câu hỏi | A | B | |
5 | Hypothiazid có tác dụng hiệp đồng với thuốc hạ huyết áp | ||
6 | Furosemid chỉ nên dùng cho ca tăng huyết áp kèm suy thận | ||
7 | Không dùng Furosemid và Hypothiazid cho người bệnh giảm Kali huyết |
Có thể bạn quan tâm!
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
*Chọn 1 câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ câu 8 đến cầu 11 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời được chọn.
8. Công dụng của Hypothiazid là:
A. Lợi tiểu
B. Lợi tiểu, hạ huyết áp mạnh
C. Lợi tiểu, hạ huyết áp
D. Lợi tiểu, rối loạn chất điện giải
E. Lợi tiểu, gây tổn thương gan
9. Chống chỉ định của Hypothiazid là:
A. Hôn mê
B. Giảm tatri - huyết
C. Cao huyết áp
D. Suy thận
E. Đái tháo đường
10. Chỉ định dùng viên của Furocemid 20mg chữa phù cho người lớn với liều:
A. 1 - 2 viên / ngày
B. 1 - 3 viên / ngày
C. 2 - 3 viên / ngày
D. 2 - 4 viên / ngày
E. 2 - 5 viên / ngày
11. Chỉ định dùng của Hypothiazid chữa phù cho trẻ em với liều:
A. 0,2 mg/ kg thể trọng/ ngày, chia làm 2 lần
B. 0,4 mg/ kg thể trọng / ngày, chia làm 2 lần
C. 0,6 mg/ kg thể trọng / ngày, chia làm 2 - 3 lần
D. 0,8 mg/ kg thể trọng /ngày, chia làm 2 - 3 lần
E. 1,0 mg/ kg thể trọng / ngày, chia làm 2 - 3 lần
*Câu hỏi truyền thống:
1. Trình bày công dụng, cách dùng, liều dùng và chống chỉ định của Hypothiazid
2. Trình bày công dụng, cách dùng, liều dùng và chống chỉ định của Furosemid
THUỐC GÂY MÊ - THUỐC GÂY TÊ
Mục tiêu học tập
1 - Phân biệt được thuốc gây mê với thuốc gây tê.
2 - Trình bày được công dụng, cách dùng, liều dùng của 3 thuốc gây mê có trong bài học.
3 - Trình bày được công dụng, cách dùng, liều dùng của 3 thuốc gây tê có trong bài học.
I. THUỐC MÊ
1. Khái niệm về thuốc gây mê
Là những thuốc có tác dụng ức chế thần kinh, làm tê liệt nhất thời hệ thần kinh trung ương, làm cho người và động vật không còn cảm giác, mất hết hoạt động có ý thức, chỉ còn 2 cơ quan hoạt động là tim và phổi.
2. Đặc điểm
- Tùy theo liều lượng và thời gian sử dụng mà thời gian gây mê ngắn hay dài.
- Với liều điều trị thuốc gây mê có tác dụng phục hồi:
- Tai biến: các thuốc gây mê đều độc, khi dùng phải thận trọng, đúng cách, đúng liều.
Tai biến:
+ Nhẹ: ho, nôn, hạ thân nhiệt
+ Nặng: ngất.
3. Các thuốc gây mê thường dùng
3.1. Ether mê: (tên khác: Ether ethylic)
- Tính chất:
Chất lỏng, không màu, mùi đặc biệt, dễ bay hơi, rất dễ cháy, kết hợp với không khí tạo thành hỗn hợp có thể gây nổ.
+ Bảo quản ether ở chai lọ màu, nút kín, nơi mát, tránh ánh sáng, xa lửa
+ Ether mê phải tinh khiết và trung tính.
- Công dụng:
+ Gây mê toàn thân: tác dụng chậm, ít độc hơn, ít gây tai biến hơn cloroform.
+ Chống co thắt (trong đau dạ dày, khó thở).
+ Kích thích tim, kích thích tuần hoàn (khi ngất, mệt mỏi, khó thở).
- Cách dùng - liều dùng:
+ Cho ngửi để gây mê: dùng gạc, máy gây mê: liều dùng 130 -150ml/lần.
+ Uống: chống co thắt 5 -10 giọt/24 giờ.
+ Tiêm dung dịch: kích thích hô hấp, tuần hoàn khi ngất, mệt mỏi, khó thở.
• Nước ete - Long não.
• Dầu ete, long não 2 -4ml/ 24 giờ.
- Chống chỉ định:
Bệnh nhân viêm phế quản mãn, sốt cao. Không dùng dao điện để mổ
3.2. Dinitơ oxyd
- Tính chất:
Chất khí, không mùi được nén thành dạng lỏng đựng trong bình thép.
- Công dụng:
Phối hợp với oxi để gây mê trong sản khoa.
3.3. Natri pantotal
- Tính chất:
Bột kết tinh màu vàng, dễ tan trong nước.
- Công dụng:
Dùng gây mê bằng đường tĩnh mạch trong phẫu thuật ngắn, làm thuốc tiền mê trong phẫu thuật lớn.
- Chống chỉ định:
Bệnh gan, thận, già, yếu, hen.
II. THUỐC GÂY TÊ
1. Khái niệm
Thuốc tê là thuốc có tác dụng phong bế dây thần kinh cảm giác, ức chế thần kinh cảm giác, làm mất sự dẫn truyền các xung tác thần kinh lên thần kinh trung ương.
Có 2 cách gây tê:
- Gây tê bề mặt: Gây tê niêm mạc mũi, họng.
- Gây tê vùng: dưới da - thần kinh - tủy sống.
2. Các thuốc thường dùng
2.1. Cocain (gây nghiện)
-Tính chất:
Hoạt chất của cây coca, không màu, không mùi, vị đáng làm tê lưỡi.
- Công dụng:
Vì độc và nghiện nên chỉ dùng gây tê bề mặt như mắt, mũi, trong tiểu phẫu thuật hay gắp dị vật.
- Cách dùng - liều dùng:
Nhỏ vào niêm mạc mắt, mũi 1 - 2 giọt dung dịch 1 - 2%/24 giờ.
2.2. Pentocain (tên khác: Dicain)
- Tính chất:
Bột kết tinh trắng hoặc hơi vàng, vị đắng, làm tê lưỡi nhanh và mạnh. Công dụng:
Gây tê ở mắt, trong tiểu phẩu thuật hay gắp dị vật ở mắt.