Môi trường trong vấn đề Marketing của một số doanh nghiệp tại Việt Nam - 13


sản xuất được phép định giá cao hơn. Khi lựa chọn một sản phẩm bất kỳ người tiêu dùng nào cũng có sự so sánh về chất lượng, giá cả và dịch vụ đi kèm của sản phẩm đó. Nhìn chung thu nhập của người dân Việt Nam chưa cao nên đôi khi họ do dự cho việc trả giá cao hơn cho một sản phẩm và điều này hạn chế việc tiêu dùng các sản phẩm môi trường. Hiệp hội cần có các buổi nói chuyện chuyên đề để giúp các hội viên hiểu rõ việc trả giá cao hơn cho sản phẩm đó chính là để nhận được lợi ích cao hơn từ sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của chính các hội viên.

Giúp các hội viên nhận thức được lợi ích to lớn của chất lượng môi trường của sản phẩm và động viên họ sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm ấy là vai trò quan trọng của Hiệp hội. Và chính điều này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh việc áp dụng môi trường trong vấn đề marketing của mình nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của nhóm khách hàng tiềm năng này.

3.2. Giải pháp đối với các tổ chức tài chính

Một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doan nghiệp vừa và nhỏ chưa quan tâm thích đáng đến vấn đề môi trường trong chiến lược sản xuất kinh doanh của mình là do điều kiện về cơ sở vật chất hiện tại không đáp ứng được các yêu cầu đó trong khi nguồn vốn không đủ lớn để đổi mới kỹ thuật công nghệ, quy trình sản xuất cũng như máy móc thiết bị. Đầu tư đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất phải là một quá trình lâu dài, đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí lớn và thời gian dài. Với tiềm lực của mình, rất ít doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu này. Vì vậy, các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn và nhanh hơn việc đưa các quy định và tiêu chuẩn về môi trường vào áp dụng trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp.

Các tổ chức tài chính hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp có một chiến lược kinh doanh dài hạn có tính đến ảnh hưởng của môi trường và có kế hoạch xây dựng quy trình sản xuất, lắp đặt các trang thiết bị đáp ứng điều kiện


của các quy định và tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về môi trường. Đó có thể là việc cấp các khoản tín dụng với thời hạn và lãi suất ưu đãi hay các chính sách hỗ trợ tài chính trong quá trình phân phối và tiêu thụ các sản phẩm được chứng nhận thân thiện với môi trường. Với sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện tốt hơn để đẩy mạnh môi trường trong vấn đề marketing của mình. Bên cạnh đó, với các doanh nghiệp không đưa ra được chiến lược kinh doanh có tính đến tác động tới môi trường, các tổ chức tài chính kiên quyết không cho vay vốn cũng như có quyết định thu hồi vốn vay đối với các doanh nghiệp không thực hiện đúng việc bảo vệ môi trường như họ đã cam kết lúc vay vốn. Điều này sẽ buộc các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn nữa tới vấn đề môi trường cũng như có ý thức tốt hơn trong việc thực hiện đúng chiến lược marketing môi trường của mình.

Có thể thấy, trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang ngày càng phát triển, vấn đề môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia và nền kinh tế Việt Nam tham gia sâu và rộng vào thương mại quốc tế như hiện nay, việc đẩy mạnh môi trường trong vấn đề marketing của các doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Đó là nhu cầu tất yếu khách quan của tất cả các doanh nghiệp trong nước. Tùy vào điều kiện của từng doanh nghiệp cũng như từng lĩnh vực hoạt động, cùng với sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và các tổ chức có liên quan, các doanh nghiệp cần đưa ra cho mình những biện pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh môi trường trong vấn đề marketing như một chiến lược phát triển lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp mình.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN


Môi trường trong vấn đề Marketing của một số doanh nghiệp tại Việt Nam - 13

Trong điều kiện người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới chất lượng môi trường của các sản phẩm cũng như nhu cầu về các sản phẩm sinh thái ngày càng tăng, các doanh nghiệp cần phải xác định rõ vai trò của môi trường trong vấn đề marketing của mình. Thông qua khóa luận này, em mong muốn đưa đến cho người đọc cái nhìn tổng quát về ảnh hưởng của môi trường tới chiến lược marketing của doanh nghiệp.

Trong chương I em đưa ra lý luận chung về marketing và môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua đó làm rõ vai trò của marketing và môi trường nói riêng cũng như tầm quan trọng của môi trường trong vấn đề marketing đối với doanh nghiệp. Chương II em đưa ra thực trạng áp dụng môi trường trong vấn đề marketing tại một số doanh nghiệp Việt Nam để từ đó đưa ra nhận xét của cá nhân em về thực trạng đó cũng như một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới những hạn chế và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc áp dụng môi trường trong vấn đề marketing. Trên cơ sở lý luận chung của chương I và thực trạng được nêu lên ở chương II, chương III em đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh môi trường trong vấn đề marketing của doanh nghiệp – các giải pháp đối với Nhà nước, với doanh nghiệp và một số giải pháp khác.

Trong điều kiện Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, các doanh nghiệp của chúng ta có nhiều cơ hội hơn để tham gia vào thị trường thế giới nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thử thách hơn. Bởi vậy, các doanh nghiệp của chúng ta cần đề ra những chiến lược marketing phù hợp với xu hướng chung của thế giới nhằm khẳng định và nâng cao vị thế của mình tại thị trường nội địa và trên trường quốc tế. Và việc đẩy mạnh môi


trường trong vấn đề marketing là một trong những giải pháp hữu hiệu đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường chung của thế giới.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Nguyệt Anh (số 7 tháng 4 năm 2007, Tạp chí Tiêu chuẩn đo

lường chất lượng, Tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam, trang 42 – 43.

2. PGS.TS.Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, Nhà xuất bản Thống kê.

3. Thầy Trần Sửu (2004), Quản lý chất lượng sản phẩm, Nhà xuất bản Thống kê.

4. Mai Thi, số 11 tháng 6 năm 2007, Tạp chí Tiêu chuẩn đo lường chất, lượng, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, trang 43.

5. Trường Đại học Ngoại Thương (2000), Giáo trình marketing lý thuyết, Nhà xuất bản Giáo dục.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam.

II. Tài liệu tiếng Anh

7. Andrew Crane (2000), Marketing, Morality and the Natural Environment, Routledge.

8. Philip Kotler (2003), Marketing management, Prentice Hall.

9. Jacquelyn A. Ottman (1998), Green Marketing: Opportunity for Innovation, NTC-McGraw-Hill.

III. Địa chỉ các trang web

10. http://www.tcvn.gov.vn


11. http://www.quatest1.com.vn

12. http://www.monre.gov.vn

13. http://www.fisternet.gov.vn

14. http://www.vinatex.com.vn

15. http://www.phongphucorp.com

16. http://www.agifish.com.vn

17. http://www.petrolimex.com.vn

18. http://www.toyotavn.com.vn

19. http://www.iso.org/iso/home.html

20. http://www.va21.org (cập nhật ngày 11/3/2007)

21. http://www.nea.gov.vn

22. http://www.greenmarketing.com

23. http://www.marketingpower.com

24. http://egj.lib.uidaho.edu

25. http://www.cpv.org.vn (cập nhật ngày 17/9/2007)

26. http://www.vietnamforumcsr.net (cập nhật ngày 2/1/2007)

27. http://www.viettrade.gov.vn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022