hoặc kinh doanh thực phẩm. Đây là yêu cầu tối thiểu và bắt buộc của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản phải đạt được để được cấp phép nhập khẩu thủy sản vào EU.
Quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Bao gồm quy định về xuất xứ hàng hóa và quy định về khả năng truy xuất sản phẩm.
Quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và môi trường: Áp dụng bộ tiêu chuẩn của Tổ chức quốc tế và tiêu chuẩn hóa (International Standardisation Organization – ISO).
Quy định riêng đối với Việt Nam: Theo quyết định 2002/863/EC ngày 29/10/2002 sửa đổi quyết định 97/296/EEC, EU ban hành danh sách những nước thứ ba được phép xuất khẩu thủy sản dùng làm thực phẩm vào cộng đồng Châu Âu. Danh sách chia làm hai nhóm nước:
Điều kiện | Chế độ kiểm tra | |
I | Các nước và cùng lãnh thổ được nói đến trong một quyết định đặc biệt của hội đồng trên cơ sở chỉ thị 91/493/EEC (72 nước và vùng lãnh thổ ở Châu á, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonexia, ấn Độ, Malaixia, Thái Lan, Việt Nam) | Kiểm tra thông thường (5%) lô hàng xuất khẩu) |
II | Các nước và cùng lãnh thổ đáp ứng yêu cầu của điều 2 trong quyết định của Hội đồng số 95/408/EEC, 35 nước và vùng lãnh thổ ở Châu á có Hong Kong, Mianma | Kiểm tra 100% lô hàng |
Có thể bạn quan tâm!
- Xu Hướng “Marketing Xanh” (Green Marketing) Trên Thế Giới
- Một Số Công Cụ Marketing Các Doanh Nghiệp Việt Nam Hay Sử Dụng
- Môi Trường Trong Vấn Đề Marketing Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang (Agifish)
- Môi Trường Trong Vấn Đề Marketing Tại Một Số Doanh Nghiệp Khác
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Áp Dụng Môi Trường Trong Vấn Đề Marketing Của Các Doanh Nghiệp Tại Việt Nam
- Bối Cảnh Quốc Tế Và Trong Nước Liên Quan Tới Môi Trường Trong Vấn Đề Marketing Của Các Doanh Nghiệp Tại Việt Nam
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Có thể thấy hệ thống các quy định của EU về sản phẩm thủy sản là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện
người tiêu dùng Châu Âu đặc biệt chú ý đến chất lượng nói chung và chất lượng môi trường nói riêng của các sản phẩm thủy sản nhập khẩu.
2.3. Quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng môi trường của AGIFISH
Agifish đã áp dụng chương trình quản lý chất lượng HACCP, ISO 9001:2000, SQF 1000, Halal, BRC vào sản xuất để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Hai nhà máy chế biến chính đã được trang bị với các thiết bị tiên tiến, dây chuyền chế biến hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh đó, công ty cũng thường xuyên tổ chức các khóa huấn luyện để nâng cao tay nghề của công nhân.
Các thiết bị quản lý chất lượng mới nhất cũng được lắp đặt để có thể phát hiện dư lượng kháng sinh ở mức thấp ngay từ khâu thu mua nguyên liệu. Công ty cũng có chương trình hỗ trợ các ngư dân về phương pháp nuôi trồng là để loại trừ việc sử dụng các chất độc hại và luôn đặt việc sản xuất sạch lên hàng đầu. Để đảm bảo điều này, Agifish kết hợp ứng dụng các thiết bị hiện đại phát hiện dư lượng kháng sinh cùng với các chương trình huấn luyện và khuyến khích ngư dân có giải pháp xử lý môi trường tốt nhất cho phương pháp nuôi của họ. Agifish đã áp dụng qui trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được chứng nhận với SGS, đồng thời đã đưa ra chương trình quản lý chất lượng SQF 1000 áp dụng cho người nuôi. Điều này chứng minh rằng công ty đã có hướng đi đúng về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, công ty đã thực hiện hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc lô hàng, đó là sự khởi đầu cho quá trình đảm bảo chất lượng đến tận tay người tiêu dùng, thực hiện phương châm “Đảm bảo an toàn chất lượng từ vùng nuôi đến bàn ăn”.
Nguồn nguyên liệu: Agifish – một trong những công ty hàng đầu có mô hình sản xuất khép kín gắn kết giữa nguyên liệu và chế biến xuất khẩu thông qua câu lạc bộ Agifish.
Triển khai các bộ phận có liên quan nắm bắt kịp thời tình hình biến động nguồn nguyên liệu: số lượng, cơ cấu, giá cả, chất lượng… trên cơ sở đánh giá thông qua sự biến động giá cả của thị trường xuất khẩu và thị trường nguyên liệu để có chính sách thu mua hợp lý phù hợp với tình hình cụ thể nhằm đảm bảo hoàn thành được kế hoạch sản xuất kinh doanh và có lãi. Đặc biệt với phương thức thu mua theo chất lượng thực tế của lô nguyên liệu sau chế biến đã kích thích người nuôi không ngừng cải tiến kỹ thuật, gắn chất lượng cá nuôi với sản xuất chế biến và xuất khẩu.
Thực hiện đầu tư nguyên liệu cho các thành viên câu lạc bộ thông qua việc cung cấp các dịch vụ: cám, bột cá, đậu nành làm thức ăn cho cá; thuốc thú y thủy sản phòng và điều trị bệnh cá, một mặt để ổn định nguồn nguyên liệu mặt khác để kiểm soát chặt chẽ hơn các nguồn cung cấp dinh dưỡng, tình hình sử dụng kháng sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cá nuôi sau thu hoạch, ngăn ngừa các mối nguy về vi sinh, kháng sinh đối với các sản phẩm chế biến ngay từ nguyên liệu đầu vào. Đầu tư hợp lý sản lượng cá basa nguyên liệu để duy trì và khôi phục lại thị trường cho mặt hàng này vốn có nhiều tiềm năng phát triển.
Đến nay, sau một năm thành lập Liên hợp sản xuất cá sạch với 32 thành viên chính thức và 18 thành viên dự bị, diện tích ao nuôi trên 800.000 m2 đã có những thành công bước đầu trong việc tổ chức lại sản xuất, thực hiện cam kết cung cấp cá sạch, an toàn chất lượng cho công ty. Năm 2006, các thành viên Liên hợp cung cấp cho các nhà máy đông lạnh của công ty bình quân 180 tấn cá nguyên liệu/ngày. Mặc dù giá cả và sản lượng bên ngoài có biến động lớn nhưng công ty vẫn có được nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, đem lại niềm tin cho khách hàng.
Công nghệ chế biến:
Đưa cá vào chế biến | |
Chế biến cá philê |
Sản phẩm sau khi chế biến |
Nguồn: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang Quản lý chất lượng:
Chú trọng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Quản lý tốt các định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư, bao bì, nâng cao năng suất hiệu quả.
Tiếp tục áp dụng cơ chế giao quyền, cơ chế khoán cho các đơn vị cơ sở nhằm phát huy tính chủ động của cán bộ lãnh đạo các cấp.
Thường xuyên tổ chức “tháng an toàn chất lượng” xem xét đánh giá việc quản lý chất lượng tại các xí nghiệp, khắc phục các mối nguy có thể có ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Doanh nghiệp đạt được nhiều giải thưởng về chất lượng của các Bộ, ngành TW và địa phương.
Agifish đã nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu của thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài về chất lượng của sản phẩm, doanh nghiệp đã đưa ra một chiến lược sản xuất kinh doanh đảm bảo chất lượng từ khâu thu mua nguyên vật liệu tới khâu phân phối sản phẩm. Nhờ đó trong
nhiều năm liên tiếp Agifish được đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam.
3. Môi trường trong chiến lược kinh doanh của công ty Toyota Việt Nam
3.1. Giới thiệu chung về Toyota Việt Nam
Công Ty Toyota Việt Nam (TMV) được thành lập ngày 5 tháng 9 năm 1995, là lien doanh giữa công ty Toyota Nhật Bản (TMC), Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) và công ty KUO (Châu Á). Tháng 10 năm 1996 công ty chính thức đi vào hoạt động.
Ngay từ khi mới thành lập, Toyota Việt Nam đã luôn chú trọng tới việc phát triển một cách toàn diện trên các mục tiêu: Thành công trong kinh doanh, Bảo vệ môi trường và Phát triển cộng đồng. Trên các phương diện đó, Toyota Việt Nam đã đạt được nhiều thành công đáng kể. TMV đã luôn giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường ô tô Việt Nam kể từ ngày thành lập và đã có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Về phương diện bảo vệ môi trường, TMV là nhà sản xuất ô tô đầu tiên tại Việt Nam thực hiện và được nhận chứng chỉ ISO 14001. Trên phương diện đóng góp xã hội, TMV đã rất nỗ lực thực hiện các hoạt động đóng góp xã hội trong các lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân lực, kinh tế xã hội, văn hóa và thể thao. [18]
3.2. Toyota Việt Nam với chương trình sản xuất sạch
Đối với một nhà sản xuất ô tô, bảo vệ môi trường là một trong những hoạt động ưu tiên hàng đầu. Ý thức được điều này, năm 1996, công ty Toyota Nhật Bản đã công bố “Kế hoạch hành động về môi trường” với nội dung chính là tất cả các cơ sở sản xuất chính của Toyota trên toàn thế giới thực hiện những chuẩn mực của hệ thống quản lý môi trường 14001.
Về phía Toyota Việt Nam, bên cạnh những kế hoạch hành động cụ thể, TMV cũng tiến hành xây dựng, lắp đặt các thiết bị, cơ sở hạ tầng nhằm thu gom, phân loại, kiểm soát và xử lý các loại chất thải. Năm 1997, TMV đã
thiết kế, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải và hệ thống phòng thí nghiệm quan trắc với tổng số vốn đầu tư hàng triệu USD. Nước thải sau xử lý của TMV luôn luôn được đảm bảo thấp hơn tiêu chuẩn quy định TCVN 5945 (cột B). Ngay sau khi đi vào hoạt động ổn định, ngày 25/9/1999, Công ty Toyota Việt Nam đã được nhận chứng chỉ Hệ thống quản lý môi trường, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001. Từ đó đến nay TMV vẫn duy trì được chứng chỉ này và không ngừng theo đuổi các công nghệ môi trường, nâng cao nhận thức cho tất cả nhân viên, đặt ra và hoàn thành các mục tiêu cũng như chỉ tiêu để bảo vệ môi trường. Không chỉ dừng lại ở hoạt động của chính mình, TMV luôn hướng dẫn và hỗ trợ các đại lý và trạm dịch vụ ủy quyền của mình bảo vệ môi trường trong hoạt động thường ngày. Đồng thời cũng phát triển, củng cố và hợp tác với các tổ chức, công ty thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, hợp tác với Bộ tài nguyên và Môi trường và các tổ chức công nghiệp. [18]
3.2.1. Phát triển hệ thống quản lý môi trường ở TMV
Ngày 25 tháng 9 năm 1999, công ty Toyota Việt Nam (TMV) đã nhận được chứng chỉ ISO 14001 phiên bản 1996 sau một năm tiến hành chuẩn bị thiết lập. Tháng 9 năm 2005, hệ thống quản lý môi trường của TMV đã được tái chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 phiên bản mới nhất (phiên bản 2004) của TUV Rheinland (TUV Rheinland là thành viên của Hiệp hội giám định kỹ thuật TUV, một tổ chức đánh giá chuyên về các hoạt động giám định và cấp chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường, chất lượng, an toàn…)
Việc cấp nhật thành công phiên bản mới ISO 14001 – 2004, nâng cấp hệ thống quản lý môi trường theo định hướng của Toyota Nhật Bản là những nỗ lực của TMV nhằm mục tiêu tăng cường hình ảnh của TMV cũng như phát triển kinh doanh bền vững, kiểm soát rủi ro.
ISO 14001 là hệ thống quản lý môi trường được phát triển bởi tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ISO. Đây là một chuẩn mực hoàn toàn dựa trên các hoạt
động tự nguyện nhằm phát triển hệ thống quản lý về môi trường của một công ty. Kết quả của hệ thống quản lý môi trường sẽ giảm thiểu được tác động của các hoạt động kinh doanh sản xuất đến môi trường, thể hiện trách nhiệm của công ty đến cộng đồng cư dân, xã hội của doanh nghiệp. Việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường cùng với các công việc quản lý khác có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau thúc đẩy các hoạt động giảm giá thành, tăng chất lượng, tăng cường và liên tục cải tiến mọi công việc, công đoạn, đảm bảo phát triển sản xuất bền vững.
Tính đến cuối năm 2005, toàn bộ 8 nhà cung cấp chính đã nhận được chứng chỉ ISO 14001 về quản lý môi trường, hoàn thành việc xây dựng, loại bỏ các loại hóa chất cấm. Ngoài ra, công ty đang tiến hành xây dựng hệ thống chia sẻ thông tin về các cải tiến, kinh nghiệm quản lý về môi trường với tất cả các nhà cung cấp phụ tùng trong và ngoài nước. [18]
3.2.2. Các hoạt động bảo vệ môi trường
Xử lý chất thải rắn: Chất thải rắn được tạo ra từ quá trình sản xuất, từ xử lý nước thải… được thu gom lại và bảo quản theo đúng yêu cầu của quy định về môi trường. Một vấn đề không chỉ riêng TMV mà hầu hết các doanh nghiệp khác đếu gặp phải là không có đơn vị chuyên trách về xử lý chất thải nguy hại, do vậy tất cả các chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất phải lưu kho với số lượng ngày càng lớn làm tăng chi phí và các nguy cơ rủi ro.
Từ các lý do nêu trên, TMV đã không ngừng tìm kiếm các doanh nghiệp chuyên về xử lý chất thải nguy hại. Đến năm 2005, TMV đã lựa chọn được hai đơn vị là Urenco và Holcim cho việc thực hiện xử lý và tiêu hủy chất thải. Nhờ có các công ty này, TMV đã đạt được mục đích tiêu “Zero landfill” (Không cần chôn lấp) – hoàn toàn không gây hại môi trường.
Đây là phương pháp xử lý chất thải mà tất cả các nước tiên tiến trên thế giới đang áp dụng.
Chương trình thu gom dầu thải: Dầu thải phát sinh chủ yếu từ các họat động bảo dưỡng xe ô tô của các xưởng sửa chữa. Có hai loại dầu thải: dầu động cơ thải là dầu đã hoặc đang sử dụng cho bôi trơn động cơ hoặc các mục đích tương tự; chất lưu là chất lưu đã hoặc đang được sử dụng cho truyền động bánh răng như hộp số, hệ thống trợ lực lái hoặc truyền lực chính… Dầu thải hoàn toàn 100% có khả năng tái chế nhưng vì dầu thải là chất làm ô nhiễm môi trường nên chú ý không nên để thấm vào đất, vào nguồn nước và hệ thống cống rãnh, mương. Chỉ với một lít dầu có thể phát tán vào môi trường và làm ô nhiễm một triệu lít nước.
Dầu thải là một loại chất thải độc hại đã được liệt kê trong danh sách chất thải nguy hại của Quyết định 155/1999/QĐ-TTg, phù hợp với luật Bảo vệ môi trường Việt Nam mà nguồn thải chất thải này phải có trách nhiệm thu gom/xử lý hoặc thuê công ty có chức năng xử lý. Công ty đã thông qua ủy quyền của Caltex Việt Nam – công ty Văn Đạo, một công ty có giấy phép tại Hà Nội có mạng lưới thu gom tái chế dầu thải thực hiện “Chương trình thu gom dầu thải” bắt đầu từ tháng 2 năm 2002. Chương trình này gồm các công đoạn thu gom, lưu giữ và chuyển giao dầu thải của tất cả các đại lý Toyota tại Việt Nam cho công ty Văn Đạo.
Để thúc đẩy và giáo dục ý thức trong bảo vệ môi trường cho tất cả mọi người bao gồm cả thành viên công ty và khách hàng, mỗi đại lý của Toyota đã dán những biển hiệu trên phương tiện thu gom và khu vực để dầu thải. Công ty cũng thường xuyên ghi chép lại số lượng dầu thải đã thu gom và chuyển giao và thông báo cho người có chức năng.
Chương trình thu gom, xử lý lọc dầu thải và lọc nhiên liệu Diesel: Lọc dầu thải được liệt kê là chất độc hại theo luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 và để làm tốt hơn vấn đề này, Toyota Việt Nam đã chủ động phát triển