Môi trường pháp lý và hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm phát triển hoạt động vận tải đa phương thức tại Việt Nam - 11

một phần nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng hoá trên tuyến đường bộ.

* Vận tải hàng không:

Giống như Luật Hàng hải 2005, Điều 115 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 không cho phép các hãng hàng không nước ngoài được cung cấp dịch vụ vận chuyển nội địa trừ trường hợp đặc biệt (chống thiên tai và cứu trợ nhân đạo). Vì vậy biện pháp ở đây là Điều

115 của Luật Hàng không dân dụng 2006 nên được chỉnh sửa theo hướng: chuyển từ việc đưa ra 2 trường hợp ít ỏi mà các hãng hàng không nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ vận chuyển trong nội địa sang việc quy định một số trường hợp đặc biệt mà các hãng hàng không nước ngoài không được phép tham gia vận chuyển nội địa vì lý do an ninh, bảo vệ môi trường... Sự điều chỉnh này có thể giúp tạo điều kiện cho các Hãng hàng không nước ngoài tham gia vào thị trường vận tải hàng không nội địa của Việt Nam, tăng tính cạnh tranh cho thị trường vốn chỉ có Hãng hàng không quốc gia Việt Nam chiếm lĩnh, tạo cho khách hàng nhiều cơ hội lựa chọn dịch vụ chuyên chở tốt về chất lượng và hợp lý về giá cước.

* Vận tải thuỷ nội địa và Vận tải đường sắt: không cần điều chỉnh gì về luật.

Ngoài ra các chỉnh sửa riêng trong mỗi nguồn luật thì các nguồn luật trên cũng nên tăng cường khuyến khích sự tham gia của tư nhân và nước ngoài vào việc đầu tư, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng cho ngành giao thông vận tải; ví dụ: cho phép đầu tư thành lập các cảng biển, cảng sông, cảng cạn, sân bay, cảng hàng không, đường giao thông bộ, đường sắt, ga đường sắt với các trang thiết bị xử lý hàng hiện đại... do tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài làm chủ và thu phí, từ đó có thể góp phần khắc phục tình trạng cơ sở hạ tầng yếu kém, chủ yếu chỉ chờ đợi đầu tư từ phía Nhà nước.

2.1.3. Xây dựng luật bảo hiểm dành riêng cho hàng hoá chuyên chở bằng Vận tải đa phương thức

Hiện tại, về vấn đề bảo hiểm cho hàng hoá ở Việt Nam mới chỉ có các Luật bảo hiểm dành cho hàng hoá chuyên chở bằng: đường biển, đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường vận tải thuỷ nội địa, trong khi đó chưa có nguồn luật nào quy định về bảo hiểm cho hàng hoá VTĐPT. Hàng hoá vận chuyển bằng VTĐPT thường được chuyển tải qua nhiều chặng, chuyên chở qua nhiều phương thức khiến chủ hàng có thể gặp khó khăn trong việc giám sát quá trình vận chuyển của hàng hoá và cảm thấy do dự khi lựa chọn phương pháp vận tải này, nên nếu có bảo hiểm cho hàng hoá VTĐPT sẽ giúp chủ hàng cảm thấy an toàn hơn, giảm thiểu thiệt hại tài chính cho chủ hàng trong trường hợp hàng hoá bị tổn thất, hư hỏng, mất mát do chuyên chở, hơn nữa cũng có thể giúp phía chủ hàng tránh gặp phải các rắc rối trong việc khiếu nại người vận tải để đòi tiền bồi thường.

Luật Bảo hiểm dành riêng cho hàng hoá vận tải đa phương thức sẽ tạo cơ sở pháp lý cho các công ty bảo hiểm vốn đã có ý định cung cấp loại hình bảo hiểm mới này, và đồng thời khuyến khích, tạo sự an tâm cho các khách hàng muốn sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hoá đa phương thức nhưng còn ngần ngại (điều này cũng đồng nghĩa với việc Luật sẽ gián tiếp thúc đẩy nhu cầu về VTĐPT tại Việt Nam). Như vậy, giải pháp pháp lý tiếp theo là cần phải ban hành một bộ luật về bảo hiểm hàng hoá chuyên chở bằng VTĐPT.

2.1.4. Tạo lập chứng từ mẫu về Vận tải đa phương thức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động Vận tải đa phương thức tại Việt Nam còn đòi hỏi phải hoàn thiện cả các loại giấy tờ, chứng từ liên quan đến VTĐPT. Hiện nay tại Việt Nam chưa có một chứng từ VTĐPT chính thức nào được sử dụng rộng rãi, vì vậy việc có được một

chứng từ mẫu sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh vận tải và cả khách hàng thuận lợi hơn nữa trong quá trình thực hiện Hợp đồng vận chuyển hàng hoá đa phương thức. Dựa vào Luật Vận tải đa phương thức chung nhất và Luật Bảo hiểm dành cho hàng hoá chuyên chở bằng VTĐPT, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan nên phối hợp với nhau soạn thảo Vận đơn Vận tải đa phương thức mẫu cùng các chứng từ bảo hiểm mẫu theo tiêu chí: nội dung quy định, phân chia trách nhiệm đầy đủ, chính xác, dễ dàng cho cả hai phía khi kê khai, đảm bảo tính công bằng.

Môi trường pháp lý và hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm phát triển hoạt động vận tải đa phương thức tại Việt Nam - 11

2.1.5. Xúc tiến ký kết các hiệp định khu vực và quốc tế tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường Vận tải đa phương thức quốc tế

Trong tương lai các doanh nghiệp kinh doanh VTĐPT của Việt Nam sẽ không chỉ giới hạn cung cấp dịch vụ trong nước mà còn mở rộng mạng lưới dịch vụ, tiếp cận với thị trường vận tải quốc tế, khi đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể phải đối mặt với những khó khăn như: các rào cản pháp lý hạn chế gia nhập thị trường của các quốc gia khác; những quy trình, thủ tục kiểm tra, thông quan phức tạp đối với hàng hoá VTĐPT trong khi vận chuyển quá cảnh qua nhiều nước... Vì vậy để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc cung cấp dịch vụ VTĐPT quốc tế mà không gặp phải các trở ngại đã nêu trên, ngoài Hiệp định khung ASEAN về Vận tải đa phương thức quốc tế, Chính phủ Việt Nam nên tham gia ký kết các Hiệp định, Điều ước song phương và đa phương về việc tạo thuận lợi cho hoạt động VTĐPT quốc tế, xoá bỏ hàng rào gia nhập thị trường đối với các doanh nghiệp vận tải, đơn giản hoá thủ tục kiểm tra thông quan cho hàng hoá VTĐPT quốc tế...

Một vấn đề cần chú ý nữa trong hệ thống pháp luật của Việt Nam là: hiện nay Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế: WTO (Tổ chức thương mại thế giới), APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á

- Thái Bình Dương), ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)... và đã ký nhiều Điều ước quốc tế nhằm hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới; do đó các nguồn luật ở trong nước trong quá trình cải cách, bổ sung, sửa đổi cần phải tuân theo các Cam kết, Điều ước, Thông lệ quốc tế mà Việt Nam có tham gia với mục đích tránh sự mâu thuẫn về luật.


2.2. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý, thực thi các chính sách và luật về Vận tải đa phương thức.

Hiệu quả của một hệ thống Vận tải đa phương thức không chỉ phụ thuộc vào khung chính sách, pháp luật hoàn thiện mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc quản lý, thực thi chúng. Một chính sách, một nguồn luật dù rất tốt cũng sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu như nó không được phổ biến, thực hiện một cách hiệu quả, đúng mục đích. Đây có thể coi là khâu còn yếu của Việt Nam cần phải được chú trọng cải thiện trong thời gian tới, có như vậy thì môi trường pháp lý cho hoạt động vận VTĐPT tại Việt Nam mới được coi là thực sự hoàn thiện.

2.2.1. Củng cố vai trò của Nhà nước trong việc tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch cho các doanh nghiệp Vận tải đa phương thức

Từ trước tới nay Nhà nước thường đóng vai trò chủ đạo trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải, vừa đóng vai trò là người điều tiết, ban hành luật lại vừa là người kinh doanh dịch vụ vận tải. Tình trạng này thể hiện rõ trong các ngành vận tải đường sắt, đường hàng không, đường biển khi mà phần lớn các công ty nắm giữ hạ tầng cơ sở và thị phần vận tải trong nước đều là các Tổng công ty trực thuộc cơ quan quản lý Nhà nước như: Tổng công ty đường sắt Việt Nam trực thuộc Cục đường sắt, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines trực thuộc Cục hàng không dân dụng, Tổng công hàng hải Việt Nam Vinalines trực thuộc Cục hàng hải...Điều này dẫn tới triệt tiêu cạnh

tranh trên thị trường cung ứng dịch vụ vận tải nói chung và thị trường vận tải đa phương thức nói riêng do các doanh nghiệp thuộc Nhà nước thường nhận được nhiều ưu đãi về điều kiện tiếp cận vốn, tiếp cận cơ sở hạ tầng... Giải pháp cho tình hình trên là Nhà nước nên dần rút lui khỏi vai trò là người trực tiếp cung ứng dịch vụ vận tải, chuyển sang vai trò tạo môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế, loại bỏ các yếu tố tiêu cực của thị trường để đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh.

2.2.2. Tạo sự tương tác giữa Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan quản lý và doanh nghiệp kinh doanh Vận tải đa phương thức

Trong quá trình xây dựng các luật, chính sách quy định về Vận tải đa phương thức, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải phải phối hợp chặt chẽ với các Bộ và các cơ quan có liên quan khác (như Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, các sở giao thông, các cơ quan quản lý của mỗi phương thức vận tải...). Sự phối hợp đó giúp cho cơ quan ban hành luật tiếp thu được nhiều ý kiến, sáng kiến đóng góp thiết thực, hiệu quả, được nhìn từ nhiều phương diện; từ đó rút ra những điểm chung phục vụ cho quá trình hình thành luật bảo đảm yếu tố chính xác, nhất quán với nhiều nguồn luật hiện hành khác. Hơn nữa, việc cho các cơ quan khác tham gia xây dựng luật còn giúp cơ quan ban hành tránh được tình trạng một mình tập trung làm luật nên không kịp thời phát hiện được các thiếu sót, mâu thuẫn, và giúp phổ biến luật xuống cho các cơ quan cấp dưới dễ dàng, nhanh chóng hơn. Nhiêù trường hợp, cơ quan cấp dưới thực thi luật không hiệu quả do không nắm được rõ ràng hoặc hiểu sai mục đích của luật, nên với phương pháp trực tiếp phối hợp này các cơ quan cấp dưới có thể hiểu được mục đích của việc ban hành luật ngay từ đầu.

Chính phủ nên thành lập một Diễn đàn có thể thông qua trang Web trên mạng để tạo ra một kênh thông tin đa chiều giữa Chính phủ, Bộ, các cơ quan liên quan và doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Vận tải đa phương thức. Các bên có thể tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm, hỏi đáp, giải thích các thắc mắc trên Diễn đàn; đây cũng là nơi để Chính phủ có thể cung cấp, tạo sự thông suốt về thông tin cho tất cả các phía. Qua tương tác như vậy, các bên có thể lắng nghe ý kiến đóng góp của nhau, các đề xuất, giải pháp và đặc biệt là nắm được nguyện vọng hoặc khó khăn, bức xúc của chính các doanh nghiệp (người trực tiếp chịu tác động của các chính sách, luật pháp). Diễn đàn này sẽ rất có ý nghĩa cho việc cải thiện hệ thống luật và áp dụng chúng vào thực tiễn một cách hiệu quả.

Muốn xây dựng và thực thi đúng đắn các chính sách và luật về Vận tải đa phương thức thì đòi hỏi bản thân các cơ quan chịu trách nhiệm về việc thực thi các quy định trong lĩnh vực Vận tải đa phương thức (như: các cơ quan cấp phép, công an và hải quan...) phải có sự hiểu biết, kiến thức vững chắc về lĩnh vực đó. Vì thế một giải pháp tiếp nữa mà theo đó Chính phủ có thể hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động VTĐPT là tạo điều kiện phát triển một cơ sở kiến thức trọng tâm cho những người làm việc liên quan đến lĩnh vực VTĐPT. Cơ sở này có thể bao gồm hiểu biết chung về Vận tải đa phương thức, các quy định thông lệ liên quan, bản tóm tắt thông tin về tương quan thực tiễn hoạt động ở Việt Nam và cả các quốc gia khác... Cơ sở thông tin trên có thể được đưa lên một trang Web riêng hoặc đưa vào trang Web của Diễn đàn đã giới thiệu ở trên.

2.2.3. Thành lập cơ quan chuyên trách về Vận tải đa phương thức

Cần phải nhanh chóng thành lập một Cơ quan quản lý Vận tải đa phương thức độc lập trực thuộc Bộ GTVT (ví dụ: Cục Vận tải đa phương thức), Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm:

- Trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải đa phương thức, rồi báo cáo tình hình cho Bộ GTVT.

- Hợp tác chặt chẽ với Cơ quan quản lý của các phương thức vận tải đơn nhằm quản lý hiệu quả sự liên kết giữa các phương thức, loại bỏ những khó khăn vướng mắc trong việc kết nối các phương thức trên.

Có một cơ quan chuyên trách về VTĐPT như thế sẽ giúp việc quản lý, kiểm tra, theo dõi tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh VTĐPT trên thị trường vận tải của Việt Nam được sát sao hơn, kịp thời nắm bắt được những khó khăn về mặt pháp lý mà các doanh nghiệp gặp phải trong thực tiễn hoạt động để trình lên Bộ GTVT có biện pháp giải quyết...


2.2.4. Ban hành các văn bản hướng dẫn thực thi luật chi tiết, rõ ràng

Bên cạnh việc ban hành luật, cơ quan ban hành phải đưa ra văn bản, chỉ thị cụ thể để phổ biến mục đích, hướng dẫn việc thi hành cho các cơ quan ở các cấp và địa phương, đảm bảo cả cơ quan thực hiện lẫn các doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của luật nắm rõ được các quy định trong luật. Các văn bản, chỉ thị hướng dẫn chi tiết, rõ ràng giúp các cơ quan, đơn vị thực thi không bị nhầm lẫn, hay tự ý áp đặt cách làm, cách hiểu của mình vào luật, gây ra hiện tượng “mỗi nơi một kiểu”. Ví dụ: Trong vận tải bộ để xoá bỏ tình trạng cảnh sát giao thông ở nhiều địa phương tự ý dừng chặn, xử phạt bất hợp lệ với các mức phạt hành chính khác nhau đối với các xe container chở hàng do hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai quy định hạn chế xe quá tải, quá cỡ, tăng cường an toàn

giao thông đường bộ (đã trình bày trong chương II), Bộ GTVT và Cơ quan quản lý đường bộ cần phải có văn bản hướng dẫn thực hiện rõ ràng quy chế trên cho các địa phương.

2.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI

Giải pháp cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin IT và Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI vào bộ máy quản lý, thực thi chính sách, luật, vào các đơn vị điều hành trong ngành vận tải và vào từng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh VTĐPT. Các thủ tục quản lý, hành chính, giấy tờ có thể được đơn giản hoá, tiết kiệm thời gian thông qua công nghệ thông tin, ví dụ:

- Thủ tục khai báo và kiểm tra hải quan điện tử sẽ giúp cả cơ quan hải quan rút ngắn thời gian thông quan cho hàng hoá mà vẫn đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ, giảm thời gian doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần lên cơ quan hải quan.

- Hoạt động cấp phép cho các doanh nghiệp kinh doanh VTĐPT cũng có thể thuận tiện, nhanh chóng hơn bằng cách ứng dụng quy trình cấp phép điện tử.

- Tại các cảng, sân ga, cơ quan cảng vụ, hoa tiêu, kiểm tra liên ngành...có thể áp dụng Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI với các hãng tàu, các doanh nghiệp vận tải để có thể tổ chức, sắp xếp nhanh chóng việc đón hàng, kiểm tra, lưu kho hoặc chuyển tải hàng, riêng đối với ở các cảng biển thì việc áp dụng này có thể giúp giảm bớt số lượng giấy tờ mà các tàu chở hàng phải xuất trình khi ra vào cảng biển.

- Thông qua EDI các cơ quan quản lý cũng có thể trao đổi thông tin, quy định, hồ sơ doanh nghiệp để giúp hoàn thành phần công việc của mình được nhanh hơn, dễ dàng hơn.

Về phía các doanh nghiệp VTĐPT Việt Nam thì nên sử dụng IT và EDI vào việc giám sát, vận hành quá trình chuyên chở hàng hóa, trao đổi

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí