Môi trường pháp lý và hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm phát triển hoạt động vận tải đa phương thức tại Việt Nam - 12

dữ liệu như vận đơn và các chứng từ tài liệu với các nhà vận tải khác, với người gửi hàng, người nhận hàng, đặc biệt có thể liên lạc, xuất trình giấy tờ được yêu cầu một cách nhanh chóng cho cơ quan quản lý.

....

Về lâu dài, khi việc ứng dụng công nghệ thông tin và Hệ thống trao đổi dữ liệu EDI trong ngành vận tải đã trở nên phổ biến và phát triển, Việt Nam có thể kết nối vào mạng thông tin khu vực và thế giới nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tiến hành cung cấp dịch vụ VTĐPT quốc tế.

KẾT LUẬN


Cùng với sự phát triển của thương mại toàn cầu, ngành vận tải cũng không ngừng tăng trưởng mạnh mẽ hơn, hiện đại hơn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu vận chuyển, phân phối hàng hoá. Vì thế Vận tải đa phương thức cũng không phải là ngoại lệ, sau hơn 90 năm ra đời phương pháp này đã chứng tỏ những ưu thế vượt trội trong ngành dịch vụ vận tải nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng “ chuyên chở hàng hoá một cách nhanh nhất, an toàn nhất, tiết kiệm nhất”. Nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã nhanh chóng áp dụng, tìm cách khai thác triệt để những lợi ích mà VTĐPT mang lại, có được những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ VTĐPT uy tín thế giới. Tuy nhiên đáng tiếc là hiện nay Việt Nam chưa nằm trong số các quốc gia đó, mặc dù vào những năm 80 của thế kỷ XX một số doanh nghiệp vận tải của nước ta nắm bắt được xu hướng trên cũng đã tổ chức chuyên chở hàng hoá bằng VTĐPT. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố trong đó có môi trường pháp lý – yếu tố tạo nền tảng cũng như khuôn khổ cho hoạt động VTĐPT diễn ra và phát triển. Trong nỗ lực hỗ trợ cho việc ứng dụng rộng rãi VTĐPT vào Việt Nam, bước đầu Chính phủ đã xây dựng một nghị định dành riêng cho VTĐPT: Nghị định 125/2003/NĐ-CP và tham gia ký kết Hiệp định khung ASEAN về Vận tải đa phương thức. Mặc dù vậy, môi trường pháp lý cho hoạt động VTĐPT của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập khi mà bản thân các nguồn luật liên quan đến VTĐPT còn chưa hoàn chỉnh, thiếu sự phối hợp trong hệ thống luật đơn phương thức để tạo ra một hành lang pháp lý ổn định, thống nhất; việc triển khai, thực thi luật cũng chưa đạt hiệu quả. Một môi trường như vậy không thể khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh VTĐPT yên tâm hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường vận tải.

Do đó trong tương lai, việc hoàn thiện môi trường pháp lý là bước đi hết sức cần thiết và cấp bách nhằm tạo điều kiện phát triển hoạt động Vận tải đa phương thức tại Việt Nam, thúc đẩy hơn nữa sự đóng góp của lĩnh vực này vào nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động thương mại buôn bán hàng hoá nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Công ước của Liên Hợp Quốc về vận tải hàng hoá đa phương thức quốc tế, Geneva, 24/05/1980.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

2. Quy tắc của UNCTAD/ICC về chứng từ vận tải đa phương thức, số phát hành 481, hiệu lực từ 1/1/1992.

3. Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức, Viêng Chăn, 18/11/2005.

Môi trường pháp lý và hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm phát triển hoạt động vận tải đa phương thức tại Việt Nam - 12

4. Luật Cạnh tranh 2004 số 27/2004/QH11, ban hành 14/12/2004.

5. Luật Doanh nghiệp 2005 số 60/2005/QH11, ban hành 29/11/2005. 6. Luật Đầu tư 2005 số 59/2005/QH11, ban hành 29/11/2005.

7. Luật Giao thông đường bộ 2001 số 26/2001/QH10, ban hành 12/7/2001.

8. Luật Giao thông đường sắt 2005 số 35/2005/QH11, ban hành 27/06/2005.

9. Luật Giao thông thuỷ nội địa 2004 số 23/2004/QH11, ban hành 24/06/2004. 10.Luật Hàng hải 2005 số 40/2005/QH11, ban hành 14/06/2005

11.Luật Hàng không dân dụng 2006 số 66/2006/QH11, ban hành 12/07/2006. 12.Luật Hải quan 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan 2001

số 42/2005/QH11, ban hành 14/06/2005.

13.Nghị định 125/2003/NĐ-CP về Vận tải đa phương thức quốc tế, ban hành 29/10/2003.

14.Nghị định 115/2007/NĐ-CP về Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển, ban hành 05/07/2007.

15.Nghị định 10/2001/NĐ-CP về Đăng ký kinh doanh dịch vụ hàng hải, ban hành 19/03/2001.

16.Nghị định 57/2001/NĐ-CP về Đăng ký kinh doanh vận tải biển, ban hành 24/08/2001.

17.Quyết định 2074/2003/QĐ-BGTVT về Tải trọng và khổ giới hạn đường bộ các quốc lộ, ban hành 16/07/2003.

18.Quyết định 2112/2003/QĐ-BGTVT về Quy định vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng bằng đường bộ, ban hành 21/7/2003.

19.Thông tư 10/2004/TT-BGTVT hướng dẫn thi hành Nghị định 125/2003 của Chính phủ về Vận tải đa phương thức quốc tế, ban hành 23/06/2004.

20.Thông tư 125/2004/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá vận tải đa phương thức quốc tế, ban hành 24/12/2004.

21.PGS.TS. Nguyễn Như Tiến (2006), Logistic – Khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam, NXB Giao thông vận tải, trang 90-94, 126-129, Hà Nội.

22.MEYRICK AND ASSOCIATES (2006), Vietnam: Multimodal transport regulating review.

23.Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, NXB Lao động – Xã hội, trang 211-225, Hà Nội.

24.Trường Đại học Ngoại Thương (2003), Vận tải và giao nhận trong ngoại thương, NXB Giao thông vận tải, trang 297-340, Hà Nội.

25.Http://www.dddn.com.vn/desktop.aspx/tintuc/sukien- vande/cai_cach_hanh_chinh_tai_cang_bien_trien_khai_ap_dung

26.Http://www.vietbao.vn/kinh- te/vi_sao_container_chuan_quoc_te_phai_lach_luat_VN/20162288/87

27.Http://www.vietbao.vn/chinh- tri/ra_vao_cang_bien_ton_nhieu_tien/20347934/73

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022