Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam VietinBank - 11


nợ xấu của nền kinh tế vẫn còn. Nghĩa là, NHCT phải tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp vực dậy, có khả năng trả các khoản nợ cũ.

3.3.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ

3.3.3.1 Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy vộng vốn cũng quan trọng không kém hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu ngân hàng tổ chức thực hiện tốt công tác huy động vốn thì không những mở rộng được công tác cho vay mà càng mang đến cho ngân hàng ngày càng nhiều lợi nhuận, cũng như là đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Để tăng cường nguồn vốn huy động thì NHCT cần thực hiện một số biện pháp như sau:

(i) Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để thu hút khách hàng đến gửi tiền, đi kèm với nó là phát triển các dịch vụ thẻ thanh toán, thẻ ATM.

(ii) Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tiện ích ngày càng cao của khách hàng; cung cấp cho họ những phương tiện thanh toán thuận lợi, nhanh, an toàn và chính xác.

(iii) Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng và mở rộng phạm vi hoạt động ra khắp cả nước.

(iv) Xây dựng đội ngũ nhân viên năng động, giao tiếp tốt và nắm vững chuyên môn nghiệp vụ nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

(v) Thực hiện đảm bảo tiền gửi cho khách hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

3.3.3.2 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng phải được quan tâm và điều chỉnh cho phù hợp, coi việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ như một sự trợ giúp đắc lực để hoạt động tín dụng được hoàn thiện. Mặc dù bộ phận này không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng giúp khôi phục lại hoặc ngăn chặn kịp thời những sản phẩm mà CBTD không làm đúng khuôn mẫu dẫn đến méo mó, lệch lạc.

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam VietinBank - 11

Lãnh đạo của ngân hàng cần quan tâm giám sát gắt gao hơn nữa để tạo môi trường kiểm soát tốt, chỉ đạo xử lý triệt để mọi sai phạm dù lớn hay nhỏ, chỉ đạo phòng tín dụng phối hợp, hỗ trợ để bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tốt hơn. Có như vậy bộ phận này sẽ giúp ngăn chặn được những vụ việc cho vay sai, đặc biệt có thể phát hiện sớm những rủi ro tiềm ẩn cũng như hạn chế được phần nào thiệt hại do những nguyên nhân từ phía khách hàng gây ra …


3.3.3.3 Phát triển và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin

Công nghệ là đòn bẩy của sự phát triển, là điều kiện để hội nhập của NHCT vào cộng đồng ngân hàng quốc tế. Hiện đại hoá công nghệ và mạng tin học sẽ giúp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, giảm chi phí lao động, tăng sức cạnh tranh, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý và kinh doanh.

Tiêu chuẩn hoá và hiện đại hoá tất cả các nghiệp vụ ngân hàng

Để bảo đảm khả năng hòa nhập với các ngân hàng quốc tế trong mọi lĩnh vực như cung cấp và tiếp nhận xử lý thông tin ngân hàng, thông tin thương mại và thông tin kinh tế, NHCT cần có sự hoàn thiện các mạng thông tin như: mạng thông tin diện rộng, kết nối trực tuyến với các mạng nội bộ của tất cả các chi nhánh trong hệ thống; mạng nội bộ; mạng Internet, mạng SWIFT, mạng thanh toán thẻ. Thông qua đó ngân hàng sẽ thu được các thông tin chính xác hạn chế các rủi ro trong công tác đánh giá khách hàng và dự án đầu tư cũng như định giá các TSĐB.

Đầu tư vào những kỹ thuật tiên tiến nhằm hạn chế các rủi ro do thông tin không kịp thời, chính xác

Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển từng ngày nên NHCT cần xây dựng một bộ phận riêng về công nghệ thông tin được trang bị đầy đủ. Các cán bộ phụ trách công việc này cần có trình độ kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, cần có sự kết nối thông tin trong toàn bộ hệ thống ngân hàng để quá trình thông tin được thông suốt, giảm thiểu chi phí và sự lãng phí nguồn lực của NHCT. Khó khăn lớn nhất của NHCT đó là công nghệ luôn thay đổi, ngân hàng chưa kịp triển khai công nghệ này thì công nghệ mới đã ra đời. Do đó, NHCT cần xem xét kỹ lưỡng điều kiện, khả năng tài chính và nhân lực trước khi áp dụng một công nghệ mới nào đó.

Xây dựng hệ thống đánh giá năng lực chi nhánh

Thông qua hệ thống này ngân hàng sẽ xác định hạn mức tín dụng cho các chi nhánh một cách phù hợp và chính xác hơn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các chi nhánh. Từ đó, ngân hàng cũng sẽ lượng hoá được mức độ RRTD theo khu vực. Đây là cơ sở rất quan trọng để đưa ra các giới hạn cấp tín dụng và kiểm soát mức độ rủi ro cho từng vùng.

3.3.3.4 Áp dụng phương pháp khai phá tri thức từ dữ liệu để dự đoán và cảnh báo RRTD


Trong những năm gần đây, khai phá tri thức từ dữ liệu (Knowledge Discovery in Database - KDD) và khai phá dữ liệu (Data Mining - DM) được xem như một cách tiếp cận mới trong việc tìm kiếm tri thức từ dữ liệu.

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, khai phá dữ liệu đã được ứng dụng để phân tích RRTD, phát hiện gian lận, tiếp thị, quan hệ khách hàng, dự báo tỷ giá ngoại tệ, quản lý rủi ro tác nghiệp, làm sạch dữ liệu, ví dụ:

• Hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng Falcon của HNC inc., sử dụng tỷ lệ lớn các ngân hàng bán lẻ để xác định các giao dịch nghi ngờ thẻ tín dụng.

• Hệ thống FAIS của FINCEN xác định các giao dịch tài chính mà có thể chỉ ra rằng là hành động rửa tiền…

• Ngân hàng UBS đã nghiên cứu sử dụng khai phá dữ liệu để phát triển các ứng dụng cho việc tiếp thị, rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro và làm sạch dữ liệu;

• Ngân hàng Dexia sử dụng DM để tạo một mô hình cho việc bán hàng chéo và nâng cao hiệu quả của việc bán hàng;

• Ngân hàng HSBC của Mỹ đã sử dụng các công cụ SPSS (các công cụ sử dụng DM) cho việc mở rộng quan hệ với khách hàng, giảm chi phí tiếp thị, tiếp thị đến với khách hàng nhanh hơn, ...

(Nguồn: https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/09/091217.html)

3.4 Một số kiến nghị

3.4.1 Kiến nghị với Nhà nước

3.4.1.1 Tiếp tục duy trì môi trường kinh tế, chính trị - xã hội ổn định

Về kinh tế, Nhà nước cần xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô ổn định và hợp lí tạo môi trường thuận lợi cho toàn bộ nền kinh tế phát triển bền vững như điều chỉnh ưu tiên về đầu tư công, kiểm soát tăng trưởng cung tiền và tín dụng, giảm thâm hụt ngân sách. Nhà nước nên mạnh dạn đóng cửa các doanh nghiệp và TCTD làm ăn không hiệu quả để giúp các ngân hàng tránh được những khách hàng gây rủi ro trong kinh doanh.

Về chính trị, mặc dù trong bối cảnh hiện nay nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là khá ổn định nhưng Nhà nước vẫn cần tiếp tục duy trì tốt để giữ vững niềm tin của công chúng và các nhà đầu tư.

3.4.1.2 Tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn tín dụng

78


Nhà nước cần ban hành những quy định cụ thể về bảo hiểm cho hoạt động tín dụng từ khâu huy động vốn đến cho vay nhằm gây dựng niềm tin cho người gửi tiền, góp phần ổn định nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, nhà nước nên ban hành thêm các văn bản dưới luật hướng dẫn về thế chấp và cầm cố bất động sản, nhất là tài sản và đất.

3.4.1.3 Ban hành đồng bộ và hoàn chỉnh khung pháp lý về tài chính

Hiện nay Bộ tài chính đã xây dựng 26 chuẩn mực kế toán để kiểm tra, kiểm soát chất lượng công tác kế toán, 37 chuẩn mực kiểm toán hướng dẫn kiểm toán viên và công ty kiểm toán các cơ sở nguyên tắc trong việc đưa ra ý kiến. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều hạn chế: nhiều chuẩn mực quốc tế chưa có chuẩn mực Việt Nam, nhiều doanh nghiệp chưa có báo cáo kiểm toán độc lập, tỷ trọng doanh nghiệp chưa thực hiện kiểm toán công khai.

3.4.1.4 Hỗ trợ NHTM đảm bảo minh bạch các giao dịch bất động sản

Việc hỗ trợ nên thực hiện thông qua việc xây dựng và phát triển hệ thống cơ quan quản lý bất động sản và sàn giao dịch bất động sản, đồng thời đảm bảo các giao dịch bất động sản, có thể phân chia thành sàn giao dịch chính thức và sàn giao dịch OTC giống chứng khoán. Hoạt động trên sẽ giúp hình thành mặt bằng giá tương đối chuẩn đối với bất động sản và đảm bảo tính minh bạch thông tin, qua đó giúp các NHTM định giá bất động sản chính xác hơn và tránh được rủi ro sau khi thanh lý tài sản.

3.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

3.4.2.1 Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Thông tin Tín dụng

(CIC)

Thông tin Tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa

đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng và làm chậm tiến trình xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng của các NHTM Việt Nam hiện nay. Vì vậy, NHNN cần phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng thông tin:

+ Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo hướng bắt buộc các ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm khi tham gia


thông tin, đồng thời có các các biện pháp xử lý nghiêm đối với TCTD cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhiễu thông tin.

+ Liên hệ với các tổ chức thông tin quốc tế, các ngân hàng nước ngoài nhằm khai thác thông tin về các đối tác nước ngoài có ý định đầu tư tại Việt Nam, để kịp thời phát hiện và phòng ngừa rủi ro khi các ngân hàng Việt Nam cho khách hàng nước ngoài vay vốn.

+ Cần xây dựng hệ thống dữ liệu về tín dụng bất động sản (tỷ lệ nợ xấu và khả năng thu hồi) để từ đó đưa ra cảnh báo sớm giúp hệ thống NHTM tránh được rủi ro.

3.4.2.2 Quy định hệ thống tính điểm và xếp hạng khách hàng thống nhất

Hiện nay, mỗi NHTM dựa vào một hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng riêng cho mình. Điều này sẽ làm cho thông tin của Trung tâm phòng ngừa rủi ro NHNN cung cấp sẽ không nhất quán. Các tiêu chí khác nhau sẽ dẫn đến kết quả xếp loại khác nhau. Hạng khách hàng được Trung tâm cung cấp không phù hợp với hạng của ngân hàng hỏi tin. Rất nhiều trường hợp khách hàng được xếp hạng tín dụng thấp ở ngân hàng này lại có điểm xếp hạng tín dụng cao ở ngân hàng khác. Vì vậy, để khai thác tin có hiệu quả, đánh giá khách hàng chính xác, NHNN cần xây dựng hệ thống tính điểm và xếp hạng khách hàng thống nhất trong toàn ngành sao cho việc tham khảo tin của các ngân hàng trở nên thuận lợi hơn.

3.4.2.3 Hoàn thiện mô hình thanh tra theo ngành dọc từ trung ương đến cơ

sở

Mô hình thanh tra phải có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động

nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy. Công tác thanh tra hoạt đông tín dụng cũng cần thực hiện thường xuyên hơn và nâng cao trình độ đội ngũ thanh tra viên để có khả năng phát hiện kịp thời những sai sót, xu hướng lệch lạc trong phân tích tín dụng... Quá trình thanh tra cần phòng ngừa xu hướng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn tới nguy cơ rủi ro hoạt động tín dụng của không chỉ một ngân hàng mà cả hệ thống.


KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của NHTM không thể tránh khỏi rủi ro. Vì vậy, đã đến lúc các NHTM Việt Nam nói chung cũng như NHCT nói riêng cần có cái nhìn đúng đắn hơn về quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro tốt là một lợi thế cạnh tranh và là công cụ hữu hiệu tạo ra giá trị của ngân hàng. Hơn nữa, các loại rủi ro trong ngân hàng như rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường rủi ro lãi suất...đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, quản trị tốt rủi ro tín dụng cũng góp phần giảm thiểu các rủi ro còn lại.

Trong phạm vi, đối tượng đã được giới hạn, khóa luận đã hệ thống lại một cách tổng quan nhất các vấn đề về tín dụng, RRTD và quản trị RRTD. Dựa trên những lí luận ấy, tác giả đã áp vào tình hình thực tiễn của NHCT để từ đó phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng, thực trạng quản trị RRTD tại NHCT Việt Nam và nêu lên những mặt hạn chế, khó khăn trong công tác tín dụng và quản trị RRTD. Đồng thời, những giải pháp để tăng cường công tác quản trị RRTD được đề xuất có tính khả thi và phù hợp với điều kiện cũng như khả năng của NHCT.

Hy vọng qua nghiên cứu này, khóa luận sẽ có đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp ngân hàng NHCT Việt Nam nói riêng và hệ thống các NHTM nói chung quản trị RRTD chặt chẽ hơn, kiểm soát được các khoản nợ xấu, các khoản nợ có vấn đề, nhận diện được sớm những rủi ro để từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng như mong đợi, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam.

Tác giả xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn ThS Nguyễn Thị Hà Thanh đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và định hướng cho tác giả trong quá trình thực hiện khóa luận. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Trường đào tạo & PTNNL Ngân hàng TMCP Công thương đã hỗ trợ tác giả trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu và số liệu liên quan đến khóa luận. Tác giả rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý của các chuyên gia, các doanh nghiệp, các giáo viên... để tác giả có điều kiện hoàn thiện hơn những hiểu biết, kiến thức và nghiên cứu của bản thân về đề tài này.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

GIÁO TRÌNH , SÁCH

1. Hồ Diệu, Lê Thẩm Dương, Lê Thị Hiệp Thương, Phạm Phú Quốc, Hồ Trung Bửu & Bùi Diệu Anh (2011), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.

2. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê.

3. Lê Văn Tư (2005), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

4. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ban hành ngày 16/6/2010.

5. Luật các tổ chức tín dụng 2010, ban hành ngày 29/6/2010.

6. Quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN về việc triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, có hiệu lực từ ngày 08/01/2002.

7. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, có hiệu lực từ ngày 15/05/2005.

8. Quyết định số 780/QĐ-NHNN, Phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kì hạn trả nợ, gia hạn nợ, có hiệu lực từ ngày 23/04/2012.

9. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng được ban hành trong Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, có hiệu lực từ ngày 06/06/2007.

10. Chỉ thị số 05/2005/CT-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, có hiệu lực từ ngày 18/05/2005.

11. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, có hiệu lực từ ngày 01/10/2010

12. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN về việc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, có hiệu lực từ ngày 01/06/2014.


13. Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 20/3/2014.

TÀI LIỆU NỘI BỘ

14. Báo cáo thường niên của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam các năm 2010, 2011, 2012, 2013

15. Báo cáo hợp nhất của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam các năm 2010, 2011, 2012, 2013

16. Hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp NHCT Việt Nam

BÀI BÁO NGHIÊN CỨU

17. Lê Thị Huyền Diệu (2007), Mô hình quản lý rủi ro tín dụng ở Citibank, Tạp chí Ngân hàng số 16/2007.

18. Đỗ Văn Độ (2007), Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại Nhà nước thời kì hội nhập, Tạp chí Ngân hàng, số 76(15), tr 20-27.

19. Nguyễn Minh Sáng & Nguyễn Thị Lan Hương (2013), Hoạt động ngoại bảng và quy trình quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 9(19).

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

20. Lê Thị Huyền Diệu (2009), Luận cứ khoa học về xác định mô hình Quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

21. Lê Thị Kim Nga (2005), Bàn về nâng cao năng lực quản lý rủi ro của NHTM Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học.

22. Nguyễn Thị Kim Thanh (2005), Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học.

23. Hoàng Thế Thỏa (2005), Rủi ro các ngân hàng thương mại nhìn từ góc độ kinh tế vĩ mô, Kỷ yếu Hội thảo khoa học.

24. Nguyễn Đức Tú (2013), Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2023