Môi trường đầu tư và tác động của nó đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Hải Dương - 13

Hiện nay Hải Dương cũng như các địa phương khác đang gặp khó khăn về vốn khi thực hiện các chương trình phát triển kinh tế nói chung của tỉnh vì vậy việc kêu gọi các nhà đầu tư là tư nhân hay tổ chức trong nước, ngoài nước góp vốn tự xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN và xúc tiến đầu tư gảim bớt khó khăn cho tỉnh. Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư tương đối lớn, có khả năng quảng bá chuyên nghiệp, có văn phòng đại diện ở nhiều nước trên thế giới do vậy họ có khả năng tổ chức xúc tiến đầu tư tốt, hiệu quả.

Để thực hiện việc này tỉnh cần có chính sách rò ràng hơn nữa về tài chính, hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp tự xây dựng KCN và xúc tiến đầu tư. Chính quyền tỉnh phải cam kết thực hiện các chính sách do mình đặt ra bởi vì việc thu hồi vốn của các doanh nghiệp này qua thời gian dài. Chính quyền tỉnh chỉ quản lý về trình tự, thủ tục và một số chỉ tiêu để cấp giấy phép đầu tư, không can thiệp quá sâu vào hoạt động của các nhà đầu tư xây dựng KCN.

- Thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Với nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng rất lớn trong khi ngân sách còn hạn chế nên từ khá sớm, Hải Dương cần tiếp tục đề ra nhiều chính sách thông thoáng nhằm thu hút nhiều nguồn lực xã hội đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Cần tiếp tục tạo điều kiện thuật lợi cho các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực này dưới các hình thức BT, BOT với các chính sách ưu đãi về thuế, giải phóng mặt bằng, thời gian chuyển giao, …

3.2.3.2 Các giải pháp nhằm thu hút lao động, đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp FDI.

Việc thu hút lao động, đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp FDI là một trong những giải pháp quan trọng của thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI tại Tỉnh Hải Dương. Nhằm thu hút lao động từ các địa phương khác, đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp FDI, tác giả đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:

Nguồn nhân lực của Hải Dương dồi dào nhưng số lao động có trình độ cao còn rất thấp.

Do đó tỉnh Hải Dương phải tạo được chuyển biến cơ bản về giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH, chú trọng nhân lực có trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, phát triển mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ, tạo động lực đẩy nhanh CNH – HĐH và phát triển kinh tế tri thức, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong từng ngành và lĩnh vực của nền kinh tế; nâng cao ý thức chấp hành thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Các trường dạy học và các trung tâm dạy nghề của Hải Dương phải đước mở rộng hơn nữa về số lượng và loại hình đào tạo, chất lượng của các trung tâm dạy nghề phải được nâng cao hơn mới có thể đáp ứng đựoc những yêu cầu tuyển dụng ngày càng cao của các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này phụ thuộc rất lớn vào chính sách giáo dục của các cơ quan, ban nghành lãnh đạo của tỉnh.

* Phát triển các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp - dạy nghề Việc UBND tỉnh phê duyệt đề án phát triển các trung tâm kỹ thuật tổng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

hợp – hướng nghiệp – dạy nghề ngay từ giai đoạn 2006-2010 thể hiện đã đi trước, đón đầu được yêu cẩu cấp thiết về hướng nghiệp, dạy nghề. Các mục tiêu, giải pháp của đề án được hoạch định vừa phù hợp với điều kiện cụ thể trước mặt còn rất khó khăn của tỉnh, đồng thời cũng vừa đáp ứng được yêu cầu, xu hướng phát triển sau này. Theo đề án, giai đoạn 2010-2020, tỉnh tiếp tục nâng cấp các trung tâm hiện có (Thanh Hà, Nam Sách, Hải Dương, Tứ Kỳ), phấn đấu đến năm 2015 có 4 trung tâm đạt chuẩn quốc gia, nếu điều kiện cho phép sẽ thành lập thêm 1-3 trung tâm mới...

Trong những năm tiếp theo, căn cứ điều kiện cụ thể và kinh phí cho phép, xây dựng mới trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp – dạy nghề ở những huyện chưa có. Các trung tâm phải được xây dựng theo hướng đủ điều kiện để đạt chuẩn quốc gia, dạy được các nghề theo quy định và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh; quy mô mới trung tâm là 130 lớp, dạy tối thiểu 13 nghề trong 5 nhóm nghề quy định. Với xuất phát ban đầu chỉ có 4 trung tâm, trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu, việc thực hiện các mục tiêu của đề án phải hết sức khẩn

Môi trường đầu tư và tác động của nó đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Hải Dương - 13

trương mới có thể bảo đảm được tiến độ. Trước hết, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo nhận thức đúng đắn về việc phát triển các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp – dạy nghề, từ đó thu hút được sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền địa phương chăm lo, đầu tư cho phát triển các trung tâm. Đồng thời các trung tâm cần thực hiện tốt thu hút các nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp để dần thay đổi cách nhìn nhận của các cấp, các ngành về vai trò của mình; thay đổi tâm lý học sinh và nhân dân trong việc học nghề, lựa chọn nghề nghiệp. Các phòng giáo dục huyện, thành phố cần tích cực, chủ động tham mưu với lãnh đạo địa phương để xây dựng đề án với lộ trình phù hợp và sớm có quy hoạch diện tích xây dựng các trung tâm.

* Đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng dạy nghề

Nếu như năm 2000 trên địa bàn tỉnh Hải Dương chỉ có 13 cơ sở dạy nghề thì đến nay đã có gần 50 cơ sở dạy nghề, đào tạo nghề cho hơn 70000 người.

Thực hiện chủ trương đa dạng hoá các hoạt động dạy nghề, năm 2000 Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương quyết định thành lập Trường công nhân kỹ thuật với quy mô đào tạo 500 học sinh hệ dài hạn/năm, 300 học sinh hệ ngắn hạn/năm, đồng thời không ngừng đầu tư nâng cấp các trung tâm Dịch vụ việc làm, củng cố hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến huyện. Tháng 4/2002 thành lập quỹ khuyến nông tỉnh, cho phép thành lập các cơ sở dạy nghề thuộc các thành phần kinh tế, khôi phục và phát triển làng nghề, truyền nghề cho người lao động nhằm tạo việc làm cho người lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến các huyện, thành phố được cũng cố, tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng và từng bước hoạt động có hiểu quả. Sau 4 năm đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể mở 3.784 lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 340.000 lượt nông dân. Quỹ khuyến công được thành lập từ tháng 4/2002 đã hỗ trợ 794,6 triệu đồng cho các cơ sở sản xuất, các hợp tác xã khôi phục và phát triển làng nghề, tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho 2.320 lao động nông nghiệp nông thôn.

Do làm tốt công tác nâng cao số lượng và chất lượng lao động trong đào tạo nghề nên trong thời gian qua tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nghề đạt trên 80% ; 100% lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài được đào tạo giáo dục định hướng chất lượng cao. Kết quả đã giải quyết việc làm cho 87.764 người, trong đó lao động có thời hạn ở nước ngoài là có 11.067 người.

Bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác dạy nghề, các cơ sở dạy nghề dân lập, cơ sở dạy nghề thuộc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và người học cũng đóng góp một phần không nhỏ. Qua 4 năm người học nghề và các cơ sở cử lao động đi học nghề đã đóng 14.632,467 tỷ đồng học phí (chiếm 29,32% tổng chi cho dạy nghề 4 năm là 49.908,882 tỷ đồng).

Từ năm 2010 đến nay, tỉnh đã hỗ trợ 952 triệu đồng để miễn, giảm chi phí học nghề ngắn hạn cho 1.190 học sinh thuộc các đối tượng con thương binh, liệt sỹ, học sinh có hộ khẩu miền núi...;hỗ trợ 50% kinh phí học nghề cho các cơ sở dạy nghề cho các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp và làng nghề.

* Đẩy nhanh quy hoạch và triển khai xây dựng khu nhà ở cho người lao động.

Tỉnh nên tiếp tục thực hiện quy hoạch và thực hiện đầu tư xây dựng các khu nhà ở để cho người lao động thuê với nhiều loại phòng, căn hộ khác nhau. Hướng lâu dài nên quy hoạch, gọi đầu tư xây dựng khu dân cư mới theo hướng đảm bảo đầy đủ các dịch vụ nhất là văn hoá, giáo dục đảm bảo cho người lao động gắn bó lâu dài với Hải dương.

Công nhân làm việc trong các doanh nghiệp được thuê với giá ưu đãi. Các doanh nghiệp FDI sẽ hỗ trợ một phần tiền thuê nhà cho người lao động. Nguồn tài chính cho xây dựng nhà ở, khu dân cư sẽ bao gồm đầu tư của Tỉnh, vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI, công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng. Việc xây dựng nhà ở cho người lao động, đặc biệt là công nhân cần chú ý đến nhu cầu thực tế của người lao động, tránh tình trạng nhà xây xong không có người ở. Nhà cho người lao động cần gần nơi làm việc, chi phí sinh hoạt phù hợp với thu nhập, sinh hoạt thuận tiện, đảm bảo an ninh.

* Vận động doanh nghiệp tham gia giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động.

Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu về lâu dài biện pháp có sứchấp dẫn nhất để thu hút lao động nhập cư là phải nâng cao tiền lương cho người lao động. Tiền lương phải thực sự có sức cạnh tranh trong thu hút lao động nhập cư. Để đảm bảo thu hút lao động, nhóm nghiên cứu cho rằng cần có cuộc vận động "Doanh nghiệp đồng hành cùng chính quyền" để giải quyết vấn đề lao động, đảm bảo nguồn nhân lực lâu dài, ổn định cho các doanh nghiệp FDI. Chính quyền cùng với Liên đoàn lao động Tỉnh Hải Dương chủ động vận động doanh nghiệp FDI, các hiệp hội các nhà đầu tư tham gia giải quyết vấn đề này, theo hướng sau: (i) Doanh nghiệp hỗ trợ một phần tiền nhà ở cho người lao động (việc hỗ trợ tiền nhà ở không phải là tăng lương, không tăng đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp), (ii) Doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động.

3.2.4 Các giải pháp liên quan đến xúc tiến đầu tư và thương mại

Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và thương mại là một trong những nhóm giải pháp quan trọng nhằm tăng cường thu hút, duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI vào tỉnh Hải Dương giai đoạn tới.

Việc xúc tiến cần gắn liền với khẩu hiệu “không quá nửa ngày bạn có thể đến được Hải Dương” để tạo sự gần gũi với các nhà đầu tư hơn nữa. Bởi vì Hải Dương gần Hà Nội chỉ cần hơn 1 giờ ô tô đã đến được Hải Dương, cộng thêm khoảng 03 giờ bay đến Hà Nội, nếu bạn ở khu vực Đông Nam Á thì đã có thể có mặt ở Hải Dương.

Các giải pháp cụ thể bao gồm:

3.2.4.1. Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại thuộc UBND

tỉnh.

Việc thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại cho phép chuyên

môn hoá, chuyên nghiệp hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại của tỉnh Hải Dương hiện nay. Việc thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư và thương

mại cho phép tập trung được các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại.

Theo kinh nghiệm quốc tế, thông thường các tổ chức xúc tiến đầu tư được thành lập ở cấp quốc gia hay vùng/ lãnh thổ và thực hiện bốn mục tiêu gồm (1) tạo cơ hội đầu tư; (2) tư vấn về chính sách; (3) cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư; và (4) xây dựng hình ảnh quốc gia. Để đạt được những mục tiêu này, các tổ chức xúc tiến đầu tư trên thế giới thường lựa chọn thực hiện các hoạt động sau đây:

- Quảng cáo hình ảnh, thông tin đầu tư trên các phương tiện thích hợp;

- Tham gia vào các triển lãm, hội thảo đầu tư ở các cấp độ khác nhau;

- Tổ chức các đoàn làm việc xúc tiến đầu tư, tìm hiểu cơ hội đầu tư, tìm hiểu đối tác;

- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của các nhà đầu tư tiềm năng;

- Thực hiện các cuộc vận động, quảng bá cơ hội đầu tư trong nước;

- Cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ "sau đầu tư".

Tùy vào đặc điểm của từng giai đoạn phát triển cụ thể mà một tổ chức xúc tiến đầu tư có thể ưu tiên các nguồn lực cho một trong bốn mục tiêu kể trên. Theo kinh nghiệm của nhiều cơ quan xúc tiến đầu tư, trong giai đoạn hoạt động ban đầu những tổ chức này thường tập trung vào marketing hình ảnh quốc gia/ vùng. Từ đầu thập niên 1990 đến nay, trọng tâm hoạt động của những cơ quan này chuyển sang tạo cơ hội đầu tư.

Về thể chế hoạt động, các cơ quan xúc tiến đầu tư có nhiều hình thức thể chế hoạt động khác nhau. Hình ảnh phổ biến nhất là một cơ quan xúc tiến đầu tư trực thuộc Chính phủ/ chính quyền vùng. Về kinh phí hoạt động, dù có được tổ chức dưới hình thức nào đi chăng nữa thì trung bình 70% kinh phí hoạt động của các tổ chức xúc tiến đầu tư là ngân sách.

Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và thực tế tại tỉnh Hải Dương, việc thành lập "Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại" là đơn vị trực thuộc UBND tỉnh Hải Dương. Trung tâm là có chức năng và nhiệm vụ chính như sau:

- Chức năng: là đầu mối tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại của tỉnh Hải Dương có chức năng cụ thể: (1) quảng bá giới thiệu hình ảnh Hải Dương, (2) tư vấn về chính sách đầu tư và thương mại, (3) tạo cơ hội đầu tư;

(4) cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư và thương mại.

- Nhiệm vụ: (1) Phối hợp các ban/ ngành và các doanh nghiệp chuẩn bị các dự án gọi đầu tư, (2) Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại trong nước và ở nước ngoài; (3) Đầu mối liên kết với các tổ chức, các doanh nghiệp trong nước, quốc tế để nghiên cứu, giới thiệu các cơ hội đầu tư tại tỉnh Đồng Nai; (4) Quản lý trang web về xúc tiến đầu tư và thương mại của tỉnh Đồng Nai;

(5) Nghiên cứu đề xuất cho UBND tỉnh về chuẩn bị và xây dựng và dự án gọi đầu tư; (6) Cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân về đầu tư, thương mại.

- Kinh phí hoạt động của Trung tâm: Kinh phí hoạt động của trung tâm sẽ bao gồm: (1) Ngân sách của địa phương; (2) Phí và lệ phí tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại; (3) Hợp đồng nghiên cứu và tư vấn đầu tư và thương mại.

3.2.4.2. Tăng cường tiếp cận và liên kết với nhà đầu tư chuyên nghiệp, các hiệp hội, đại diện phòng thương mại và công nghiệp của các quốc gia và vùng lãnh thổ tại Việt Nam.

Nhìn chung các địa phương ở Việt Nam ít sử dụng các công ty tư vấn chuyên nghiệp trong tư vấn xây dựng các dự án đầu tư, thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài. Việc sử dụng các nhà tư vấn chuyên nghiệp không chỉ giúp cho nâng cao chất lượng của các dự án gọi đầu tư, gây được lòng tin của các nhà đầu tư mà còn là cơ hội tốt để đào tạo nguồn nhân lực. Thông qua tiếp xúc, cùng làm việc với các nhà tư vấn chuyên nghiệp cán bộ làm việc trong công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh sẽ tích luỹ được kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm quý báu để nâng cao năng lực.

Tỉnh Hải Dương có thể thông qua Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại để tiếp cận với các công ty tư vấn uy tín trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam

như KPMG, Price Water House Coopers... để chuẩn bị các dự án gọi đầu tư, giới thiệu các cơ hội đầu tư nhằm thu hút các dự án đầu tư lớn, công nghệ cao.

Các nhà đầu tư nước ngoài thường thông qua đại diện các hiệp hội, phòng thương mại và công nghệ để tìm hiểu cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Do đó tăng cường tiếp cận và liên kết với đại diện các hiệp hội, phòng thương mại và công nghiệp của các quốc gia và vùng lãnh thổ tại Việt Nam (tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội) để giới thiệu cơ hội đầu tư, tìm hiểu nguyện vọng các nhà đầu tư và thu hút các nhà đầu tư từ các nước châu Âu, Mỹ... ví dụ như đại diện thương mại và công nghiệp Đức tại Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Bắc Âu tại Việt Nam, Phòng thương mại công nghiệp Châu Âu (Eurocham), Phòng thương mại và công nghiệp Hoa Kỳ (Amcham)...

3.2.4.3. Xúc tiến đầu tư từ nhiều phía, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các cơ quan trung ương, chủ động tiếp cận với lãnh đạo tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Xúc tiến đầu tư cần được thực hiện từ nhiều phía, đa dạng hoá các phương thức, cách tiếp cận với các nhà đầu tư, đặc biệt quan tâm tiếp cận các tập đoàn công ty xuyên quốc gia - TNCs, chú ý nắm bắt chiến lược kinh doanh và chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh của các tập đoàn công ty xuyên quốc gia này để xây dựng các kế hoạch xúc tiến đầu tư phù hợp, hiệu quả.

Hiện nay, Chính phủ thực hiện chủ trương "phân cấp mạnh" cho các địa phương trong việc thu hút, xét duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, Cục đầu tư nước ngoài (Bộ KH - ĐT) chủ yếu thực hiện chức năng xúc tiến đầu tư. Tuy nhiên, đối với nhiều nhà đầu tư lớn, nhất là các tập đoàn xuyên quốc gia - TNCs khi có ý định đầu tư vào Việt Nam họ thường bắt đầu từ tiếp cận với các cơ quan của Chính phủ (trong Hội nghị thường niên của Diễn đàn kinh tế thế giới - World Economic Forum tại Davos vừa qua Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có nhiều cuộc gặp gỡ với lãnh đạo của các tập đoàn công ty xuyên quốc gia).

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 28/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí