Môi trường đầu tư và tác động của nó đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Hải Dương - 14

Thông qua các cơ quan của Chính phủ (Văn phòng Chính phủ, Bộ KH-ĐT, Bộ Ngoại giao...) để nắm bắt được yêu cầu, nguyện vọng của các nhà đầu tư trên cơ sở đó giúp cho tỉnh có sự chuẩn bị tích cực thu hút được các nhà đầu tư lớn làm "chim mồi" thu hút các nhà đầu tư khác. Bên cạnh đó, để xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư là các tập đoàn xuyên quốc gia, trên cơ sở các quan hệ với các cơ quan trung ương và vị thế sẵn có của địa phương, tỉnh Đồng Nai cần tăng cường tiếp xúc với lãnh đạo các tập đoàn công ty xuyên quốc gia (TNCs).

3.2.4.4. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng trang web trong xúc tiến đầu tư và thương mại.

Hải Dương được đánh giá là một trong những tỉnh tiên phong về Chính phủ điện tử, sử dụng hiệu quả các kênh thông tin nội bộ cũng như công cộng. Trong thời gia qua tỉnh Hải Dương đã sử dụng hiệu quả trang web trong việc quảng bá hình ảnh cũng như giới thiệu các cơ hội đầu tư, giới thiệu điều kiện, môi trường đầu tư tại các khu công nghiệp.

Nhìn chung, trang web đã cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư tương đối tốt. Cấu trúc website bao gồm các phần: giới thiệu chung, bộ máy chính quyền, thông tin kinh tế xã hội, thủ tục hành chính, dịch vụ trực tuyến, văn bản pháp luật, báo điện tử. Trang web đã giúp các nhà đầu tư có được bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, về môi trường đầu tư của tỉnh. Thông tin trong trang web được cập nhật một cách thường xuyên, phản ánh nhanh chóng, kịp thời, chính xác những tin tức, tình hình, diễn biến nổi bật của Hải Dương. Truy cập vào trang web, các nhà đầu tư có thể tìm thấy những thông tin mình quan tâm một cách nhanh chóng, đảm bảo độ tin cậy cao. Chẳng hạn như, thông về các khu công nghiệp trọng điểm, các mức giá có thể thuê được đối với từng khu công nghiệp, các quy định ưu đãi đối với nhà đầu tư khi đầu tư vào Hải Dương. Với việc hiển thị ngôn ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh, các công cụ tìm kiếm nhanh và đặc biệt với dịch vụ RSS (Really Simple Syndication - dịch vụ cung cấp thông tin đơn giản), trang web đã tạo điều kiện thuận lợi cho các

nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong việc tìm kiếm, tiếp cận thông tin.

Vì vậy, Hải Dương cần chú ý tới nâng cấp hoàn thiện và cập nhật thông tin hàng ngày trên trang web, quan tâm tới cung cấp đầy đủ thông tin về môi trường đầu tư, nên giới thiệu thông tin về pháp luật dưới dạng hỏi đáp, giới thiệu về từng khu công nghiệp, giới thiệu về các dự án gọi đầu tư. Ngoài tiếng Việt và tiếng Anh nên sử dụng một số ngôn ngữ khác như tiếng Nhật, Pháp và Trung Quốc. Điều quan trọng hơn là đào tạo và hỗ trợ cho các cán bộ công chức làm việc trong lĩnh vực liên quan đến FDI để có thể sử dụng hiệu quả trang web trong công việc cũng như sử dụng trang web là công cụ hiện đại, hiệu quả trong thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI.

3.2.4.5. Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại tại chỗ.

Tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại tại chỗ là bước tiếp theo trong quá trình xúc tiến đầu tư và thương mại của tỉnh Hải Dương. Các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại cần được gắn kết và lồng ghép với nhau. Quan tâm tới các hoạt động xúc tiến thương mại cũng là biện pháp tích cực nuôi dưỡng sự phát triển của các doanh nghiệp FDI.

Một số hoạt động cần được quan tâm tổ chức nhiều hơn như các hội thảo, triển lãm, giới thiệu cơ hội đầu tư. UBND tỉnh cần có sự quan tâm đầu tư, mở rộng quy mô của trung tâm triển lãm giới thiệu sản phẩm (hiện thuộc Ban quản lý KCN) cho ngang tầm với quy mô của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn.

3.2.5 Nhóm giải pháp khác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

3.2.5.1 Các giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp địa phương thông qua phát triển công nghiệp phụ trợ.

Một trong những mục tiêu của thu hút và duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI là tác động tích cực đến phát triển các doanh nghiệp địa phương thông qua phát triển công nghiệp phụ trợ.

Môi trường đầu tư và tác động của nó đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Hải Dương - 14

UBND Tỉnh xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ, tương thích với chiến lược đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp FDI. Sự phát

triển của công nghiệp phụ trợ phù hợp sẽ giúp cho các doanh nghiệp FDI giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ cần được nghiên cứu xây dựng tương thích với chiến lược thu hút đầu tư và chu kỳ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp FDI.

Để thực hiện, Tỉnh cho rà soát lại các cơ sở sản xuất các ngành phụ trợ tại các công ty Nhà nước, có cơ chế chính sách thích hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ tại những cơ sở đã có quy mô tương đối lớn. Lập chế độ tư vấn kỹ thuật và quản lý để mời các chuyên gia nước ngoài vào giúp thay đổi công nghệ và cơ chế quản lý tại từng doanh nghiệp Nhà nước. Hiện nay, Nhật Bản và một số nước khác đang có chế độ gửi những người đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn sức khoẻ và ý chí muốn đem kinh nghiệm của mình đến giúp các nước đang phát triển. Họ được gọi là những người tình nguyện viên cao cấp (senior volunteers). Tỉnh có thể thông qua các tổ chức quốc tế để tận dụng nguồn lực quốc tế này để nhanh chóng tăng sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp phụ trợ.

Bên cạnh đó Tỉnh Hải Dương thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các ngành công nghiệp phụ trợ, với sự hỗ trợ đặc biệt về vốn, và những ưu đĩa đặc biệt về thuế (miễn thuế nhập khẩu thiết bị và công nghệ, miễn thuế doanh thu, v.v....). Đưa ra chính sách ưu đãi đặc biệt và chỉ áp dụng có thời hạn (chẳng hạn trong 3 - 5 năm). Xây dựng chế độ thưởng đặc biệt cho những công ty (kể cả Nhà nước, tư nhân và công ty có vốn nước ngoài) có thành tích cao về xuất khẩu.

Một số nước đã phát triển, đặc biệt là Nhật, có chương trình xúc tiến chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nước đang phát triển. Tỉnh nên đặc biệt tiếp nhận nhanh sự hỗ trợ này để nhanh chóng tăng khả năng cung cấp các mặt hàng công nghiệp phụ trợ hiện có, nhất là các mặt hàng đang sản xuất tại các doanh nghiệp Nhà nước.

3.2.5.2 Giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư về quảng bá giới thiệu hình ảnh, sản phẩm.

Hiện nay chính quyền tỉnh đang áp dụng linh hoạt các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp FDI như bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đào tạo nghề cho công nhân như đã nói ở trên đã tạo ra sự hấp dẫn thu hút FDI. Ngoài ra còn biện pháp hỗ trợ khác như hỗ trợ nhà đầu tư quảng cáo khuyếch trương sản phẩm. Quảng cáo khuyếch chương sản phẩm là một hoạt động thực sự cần thiết đối với bất cứ nhà kinh doanh sản xuất nào. Tuy nhiên chi phí cho hoạt động này rất tốn kém ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy tỉnh có thể có các biện pháp để giúp các doanh nghiệp giảm chi phí quảng bá hình ảnh, thương hiệu, quảng cáo sản phẩm bằng cách kết hợp chương trình khuyếch trương hình ảnh của tỉnh gắn liền với các sản phẩm được sản xuất bởi các doanh nghiệp trong tỉnh trên trang Wed của tỉnh miễn phí. Thiết kế một “siêu thị sản phẩm Hải Dương” trên trang Wed của tỉnh, có sự liên kết với các trang Wed của các doanh nghiệp để khi người tiêu dùng hay các nhà đầu tư truy cập có thể có nhiều thông tin hơn nữa phục vụ ý tưởng đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó kết hợp các chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư của tỉnh gắn liền với các doanh nghiệp trong tỉnh.


KẾT LUẬN


Từ kết quả nghiên cứu luận văn đi đến kết luận sau:

(1) Những năm gần đây, đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2009, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Khó khăn này theo một số nhà nghiên cứu và chuyên gia kinh tế không chỉ là nguyên nhân chung của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến các nhà đầu tư nước ngoài thu hẹp sản xuất, cắt giảm đầu tư… mà là còn ở chính sách thu hút đầu tư chưa được hấp dẫn trong bối cảnh cạnh tranh thu hút nguồn vốn này ngày càng gay gắt, đầu tư còn giảm hơn so với trong khu vực. Những điều này liên quan đến cải thiện môi trường đầu tư để tăng cường hơn nữa lượng vốn FDI vào tỉnh.

(2) Môi trường đầu tư hiểu theo nghĩa chung nhất là tổng hòa các yếu tố bên ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư. Nó bao gồm: môi trường cứng liên quan đến kết cấu hạ tầng kỹ thuật, môi trường mềm: các dịch vụ hành chính, pháp lý, tài chính – ngân hàng, kiểm toán, kế toán…

Môi trường đầu tư hấp dẫn phải là môi trường đầu tư có hiệu quả đầu tư cao và mức độ rủi ro thấp. Điều này lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố: sự ổn định chính trị - xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô, môi trường pháp lý, thủ tục hành chính, độ mở cửa của nền kinh tế, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội, cùng cơ chế chính sách đầu tư…

(3) Qua việc phân tích cơ sở lý luận và tình hình môi trường đầu tư và ảnh hưởng của nó đến việc thu hút vốn FDI, luận văn đã chỉ ra được:

- Trong những năm vừa qua Hải Dương đã đạt được nhiều thành tựu trong việc cải thiện môi trường đầu tư, có nhiều ưu thế trong thu hút đầu tư: sự thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông vận tải; sự năng động của lãnh đạo tỉnh; lực lượng lao động đông đào; hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là mạng lưới khu, cụm công nghiệp nhiều, đồng bộ và hiện đại; các chính sách đặc biệt là chính sách liên quan đến đất đai thực sự hấp dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. Do đó, trong các năm qua Hải Dương đã thu hút được 221 dự án FDI đến từ 23

quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký 5.162,3 triệu USD; vốn thực hiện là 1.765,9 triệu USD. FDI đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương. Tuy vậy, môi trường đầu tư tại Hải Dương cũng còn nhiều điểm hạn chế. Hạn chế lớn nhất là chất lượng lao động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư, số lượng trường dạy nghề vừa yếu và thiếu; một số thủ tục hành chính còn rườm rà, thời gian giải quyết thủ tục hành chính còn chậm…

(4) - Từ việc phân tích những điểm mạnh và điểm yếu trên, luận văn đã đưa ra một số giải pháp cần thiết để góp phần cải thiện môi trường đầu tư của Hải Dương. Nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hải Dương trong thời gian tới những giải pháp luận văn đưa ra với tính hệ thống, toàn diện, phù hợp với thực tế nên có tính khả thi cao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. TS. Lê Xuân Bá (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội, Hà Nội.

2. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (6-2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 – Một số chỉ tiêu chủ yếu, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Vũ Xuân Bình (2006), “Phân cấp quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Giáo dục lý luận (3), tr.35-39.

4. Cục đầu tư nước ngoài – Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài – Tạp chí doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (2008), 20 năm đầu tư nước ngoài – Nhìn lại và hướng tới, NXB Tri thức, Hà Nội.

5. Cục thống kê Hải Dương (2010), Niên giám thống kê Hải Dương 2009, NXB Thống kê.

6. PGS.TS Nguyễn Bích Đạt (2006), Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đại học quốc gia Hà Nội (chủ trì), GS.TS Nguyễn Kế Tuấn chủ nhiệm (2010), Đề tài khoa học KX.04.09/06-10: Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

8. Dương Mạnh Hải (2003), Cơ sở khoa học và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

9. Trần Thị Thu Hương (2005), “Hoàn thiện công tác quản lí nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (10), tr. 3-12; (11),tr.37-49

10. Đặng Đức Long (1998), Chính sách thu hút FDI ở các nước ASEAN 5 từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, Luận án tiến sĩ kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội

11. Nguyễn Thị Mão (2001), Một số giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

12. PGS. TS Ngô Quang Minh – TS Bùi Văn Tuyền (2008), “Kinh tế Việt Nam sau một năm gia nhập WTO, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. GS.TS Dương Thị Bình Minh – Ths Nguyễn Thanh Thủy (7/2009), “Cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn FDI ở một số nước châu Á và các bài học cho thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí phát triển kinh tế (225), tr. 15-17.

14. Ngân hàng thế giới (2006), Báo cáo phát triển thế giới 2005 – Môi trường đầu tư tốt hơn cho mọi người, NXB Văn hóa – thông tin, Hà Nội.

15. Trần Quang Nam (2006), “Cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh: Kết quả mang lại và một số giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và dự báo (3), tr. 11-18.

16. Nguyễn Văn Oanh (2006) , Cải thiện môi trường đầu tư bắt đầu từ đâu?”, Tạp chí Kinh tế và dự báo (1), tr. 44-45.

17. Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Hải Dương (22/2/2011), “Phát biểu của đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư vào tỉnh Hải Dương”, website: http://skhdt.haiduong.gov.vn

18. Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Hải Dương (2011) , Báo cáo tình hình FDI 9 tháng đầu năm và dự kiến năm 2011 trên địa bàn tỉnh Hải Dương - Số: 1663/BC-KHĐT-KTĐN, Hải Dương.

19. Đỗ Quốc Tiến (2005), “Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương”, Tạp chí Thương mại (8), tr.4-7.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/07/2022