Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trên bản đồ các nước Đông Á, thực trạng và giải pháp - 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tỷ trọng thương mại nội khối (% tổng thương mại của khối) 36

Bảng 2. Mức độ ổn định chính trị của các quốc gia năm 2006 43

Bảng 3 : So sánh một số chỉ tiêu quyết định dung lượng thị trường quốc gia 54

Bảng 4. Một số chỉ tiêu kinh tế trung bình giai đoạn 2001 - 2005 54

Bảng 5 : Mức độ sẵn có của các tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia 56

Bảng 6. Số liệu các chỉ số giáo dục 58

Bảng 7. Ma trận đánh giá về năng lực kỹ thuật và nguồn nhân lực 61

Bảng 8. So sánh cơ sở hạ tầng của một số nước ASEAN 63

Bảng 9. Giá xăng thông thường (USD/lít) 66

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Bảng 10. Ma trận so sánh chi phí đầu tư năm 2006. 69

Bảng 11. Chỉ số về mức độ tham nhũng năm 2006. 73

Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trên bản đồ các nước Đông Á, thực trạng và giải pháp - 2

Bảng 12. Chỉ số về mức độ công khai thông tin của các quốc gia 73

Bảng 13. Chỉ số bảo hộ các nhà đầu tư 74

Bảng 14. Mức độ dễ dàng kinh doanh tại các nước. 77

Bảng 15. Chỉ số hấp dẫn địa điểm đầu tư 78

Bảng 16. Chỉ số triển vọng FDI giai đoạn 2003 – 2005 79

BiÓu ®å 1. Søc hót cđa c¸c n•íc ®èi víi FDI (%) 77

LỜI NÓI ĐẦU


Trong thời đại ngày nay, sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đều liên hệ và phụ thuộc vào quốc gia khác. Sự “gắn bó” giữa các quốc gia thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Một trong những hình thức đó là các bên chuyển vốn đầu tư, nhằm khai thác lợi thế của mỗi bên để cùng phát triển. Tuy nhiên, do điều kiện riêng của mỗi nước mà vị thế, cũng như nhu cầu chuyển và nhận vốn của mỗi quốc gia cũng rất khác nhau trong mối quan hệ chu chuyển vốn này. Đối với các nước kinh tế chậm hoặc đang phát triển, nhu cầu vốn để tăng nhanh tốc độ phát triển là rất lớn, trong khi nguồn vốn trong nước quá hạn hẹp. Do đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò rất quan trọng, nhất là thời kỳ đầu phát triển.

Việt Nam đã công nhận một cách chính thức và rộng rãi rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang này càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam trên nhiều phương diện. Hiến pháp sửa đổi của Việt Nam năm 2001 đã nhấn mạnh FDI là một phần của nền kinh tế quốc gia, và việc thu hút FDI phải là một chính sách lâu dài và đồng bộ. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang phát triển mạnh mẽ, dần dần tự khẳng định mình là một nhân tố năng động của nền kinh tế, đóng góp một phần quan trọng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Dòng vốn FDI và Việt Nam mấy năm gần đây tuy có tăng nhưng so với các nước trong khu vực thì con số này vẫn chưa đáng kể. Hơn thế nữa, khả năng thu hút nguồn vốn FDI của Việt Nam cũng đang có nguy cơ bị giảm sút vì cạnh tranh gay gắt của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia thuộc khu vực Đông Á. Quốc gia nào có môi trường đầu tư hấp dẫn hơn sẽ thu hút được nhiều hơn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước mình. Do đó, việc tìm hiểu về môi trường FDI của Việt Nam, phân tích những ưu điểm và tồn tại của môi trường đầu tư Việt Nam trong mối tương quan so sánh với môi trường đầu tư của các nước trong khu vực Đông Á là cần thiết để có cái nhìn sáng tỏ hơn về môi trường đầu tư của nước ta, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực Đông Á, từ đó góp phần cải thiện môi trường đầu tư FDI của Việt Nam nhằm thu hút được nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ bên ngoài. Đó là lý do em chọn đề tài “Môi

trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trên bản đồ các nước Đông Á: Thực trạng và giải pháp” làm đề tài khoá luận của mình.

Mục đích của luận văn là đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam trong mối tương quan với các quốc gia trong khu vực Đông Á thông qua các nhân tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, luận văn cũng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam.

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận văn cũng sử dụng phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích, kết hợp các kết quả thống kê với vận dụng lý thuyết để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.

Về bố cục, ngoài phần lời nói đầu, mục lục, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương như sau:

Chương I: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Chương II: Thực trạng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong mối tương quan với các nước Đông Á.

Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong bối cảnh hợp tác khu vực Đông Á.

Em xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thạc sỹ Trần Thị Ngọc Quyên cùng sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương đã giúp em hoàn thành khoá luận này.


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI‌‌


I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)

1. Khái niệm

FDI chỉ là một trong các kênh thu hút vốn đầu tư nước ngoài đổ vào một nước. Trên thế giới có nhiều khái niệm về FDI, tuỳ theo góc độ tiếp cận của các nhà kinh tế.

Theo quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra năm 1997: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Invesment) là vốn đầu tư thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành dược tiếng nói có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó [9]. Khái niệm này nhấn mạnh 3 yếu tố: tính lâu dài của hoạt động đầu tư, chủ thể đầu tư phải có yếu tố nước ngoài và động cơ đầu tư là dành quyền kiểm soát trực tiếp hoạt động quản lý doanh nghiệp.

Theo OECD (1996): FDI là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách:

Thành lập hoặ cmở rộng một doanh nghiệp hoặc chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư;

- Mua lại một doanh nghiệp đã có;

- Tham gia vào một doanh nghiệp mới;

- Cấp tín dụng dài hạn lớn hơn 5 năm;

- Giành quỳên kiểm soát doanh nghiệp khi nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên [9].

Khái niệm này nhấn mạnh tới việc dùng cách nào để gây ảnh hưởng tới nơi nhận đầu tư.

Còn UNCTAD đưa ra định nghĩa về FDI như sau: FDI được định nghĩa là sự đầu tư liên quan đến một mối quan hệ lâu dài và phản ánh mối quan tâm dài hạn cùng với sự điêù khiển bởi một thực thể trong công ty đầu tư (công ty mẹ) đầu tư vào một tập đoàn kinh tế khác (công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hay công

ty thành viên hoặc công ty nước ngoài thành viên). FDI ám chỉ các chủ đầu tư có quyền ảnh hưởng đáng kể trong việc điều hành quản lý của công ty nhận đầu tư. Sự đầu tư này liên quan đến các khoản giao dịch ban đầu giữa hai công ty và tất cả các khoản giao dịch sau đó giữa họ và các thành viên nước ngoài có liên quan (bao gồm cả thành viên sáp nhập và các thành viên không sáp nhập)[9].

FDI gồm 3 phần: vốn đầu tư ban đầu doanh nghiệp, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay nội bộ giữa các công ty.

Theo luật đầu tư năm 2005 không qui định về FDI mà chỉ đưa ra giải thích1:

Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

Các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) được tham gia đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức sau2:

- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

- Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC), hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT).

- Đầu tư phát triển kinh doanh

- Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

- Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp

Như vậy, mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về FDI, tựu chung lại đều thống nhất ở một số đặc điểm cho rằng hoạt động đầu tư này phản ánh mục tiêu thực hiện các lợi ích dài hạn của chủ đầu tư thông qua việc tiến hành hoạt động kinh doanh ở một nước khác. Mục tiêu lợi ích dài hạn đòi hỏi phải có một quan hệ lâu dài giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp, đồng thời chủ đầu tư phải có một quyền hạn nhất định trong việc quản lý doanh nghiệp này.

Tóm lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đem vốn hoặc bất kỳ một tài sản nào khác sang nước khác thông


1 Luật Đầu tư 2005 _ điều 3 khoản 2.

2 Luật Đầu tư 2005 _ điều 21

qua việc giành quyền kiểm soát và tham gia các hoạt động đầu tư nhằm đạt được lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội.

2. Đặc điểm FDI

2.1. FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân

Mục tiêu hàng đầu của FDI vẫn là lợi nhuận. Các nước tiếp nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam, cần đặc biệt lưu ý điều này để tạo dựng một môi trường đầu tư thuận lợi cũng như một hành lang pháp lý đủ mạnh để hài hoà giữa mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước

2.2. Yêu cầu tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ

Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tuỳ thuộc theo qui định luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc quyền than gia kiểm soát doanh nghiệp có vốn đầu tư. Ví dụ luật Mỹ qui định tỷ lệ này là 10%, Pháp và Anh là 20%, luật đầu tư của Việt Nam 2005 không qui định nội dung này (trước đây luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam qui định là 30% vốn pháp định, trong trường hợp đặc biệt có thể giảm nhưng không được dưới 20% vốn pháp định). Mức độ góp vốn tối đa của các chủ đầu tư nước ngoài là 100%, nhưng đối với nhiều nước chủ đầu tư chỉ được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định. Tỷ lệ góp vốn của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ qui định quyền và nghĩa vụ đồng thời qui định tỷ lệ phân chia lợi nhuận và rủi ro của mỗi bên đầu tư.

2.3. Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu lỗ lãi

Trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, lợi nhuận mà chủ đầu tư thu được hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chủ đầu tư quản lý doanh nghiệp tốt, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi và phát triển thì toàn bộ phần lợi nhuận thu được thuộc nhà sở hữu của nhà đầu tư; ngược lại, nếu trình độ quản lý của nhà đầu tư yếu kém, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì chính chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về toàn bộ khoản lỗ của doanh nghiệp


2.4. FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ

Thông qua FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, máy móc thiết bị, kỹ năng quản lý tiên tiến của nước chủ đầu tư. Đối với các nước đang và kém phát triển thì FDI thực sự là một kênh chuyển giao công nghệ. Những máy móc vốn đã lạc hậu tại các nước của chủ đầu tư (thường là các nước phát triển) sẽ được chuyển tới các nhận đầu tư (thường là các nước đang và kém phát triển) thông qua FDI. Còn đối với các nước nhận đầu tư thì đó lại là máy móc thiết bị hiện đại.

2.5. Nguồn vốn đầu tư FDI bao gồm cả vốn vay

Nguồn vốn đầu tư FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định mà trong quá trình hoạt động nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được.

3. Phân loại FDI

3.1. Theo hình thức xâm nhập

- Đầu tư mới (Greenfield Investment)

Các nhà đầu tư sẽ đầu tư các nguồn lực cần thiết để xây dựng các cơ sở sản xuất ở nước tiếp nhận đầu tư, do đó hình thức đầu tư này sẽ dẫn tới hình thành các thực thể, pháp nhân và năng lực sản xuất mới cho nước tiếp nhận đầu tư. Đây chính là ưu điểm khiến cho hình thức đầu tư mới được các nước nhận đầu tư chào đón.

- Mua lại và sáp nhập (Merger & Acquitition)

Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập dựa trên những cái sẵn có ở nước nhận đầu tư, chủ đầu tư sẽ mua một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp hiện có ở nước nhận đầu tư. Do vậy, hình thức đầu tư này không tạo nên một thực thể mới, năng suất sản xuất mới cũng không được tạo ra cho các nước tiếp nhận đầu tư, đồng thời cũng ko tạo thêm việc làm thậm chí còn làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp ở nước sở tại (bởi có sự tinh giảm cơ cấu, tinh giảm bộ máy công ty…)

Hình thức này có thể và rất nhanh chóng tạo nên tình trạng độc quyền ở các nước tiếp nhận đầu tư. Đây cũng là hình thức phát triển chủ yếu ở các nước phát triển nhưng lại là hình thức đầu tư trực tiếp phổ biến hiện nay. Các nhà đầu tư rất thích hình thức

đầu tư này bởi họ nhanh chóng đạt được hiệu quả đầu tư, nhanh chóng gây dựng danh tiếng. Mặt khác, hình thức đầu tư này có độ rủi ro thấp bởi khi các nhà đầu tư đã đánh giá được điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp đầu tư, tập trung phát huy những điểm mạnh đó với chi phí đầu tư tiết kiệm hơn các hình thức đầu tư khác.

3.2. Theo hình thức pháp lý

Căn cứ vào quy định pháp luật của mỗi nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài được phân chia thành nhiều loại. Theo Luật Đầu tư Việt Nam, tồn tại những hình thức đầu tư trực tiếp sau:

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là hình thức đầu tư được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh có một số đặc điểm như:

Là một hình thức đầu tư trực tiếp, chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư, do vậy nó khác với các hợp đồng thương mại, hợp đồng kinh tế về trao đổi mua bán thông thường (các hợp đồng này không bị luật đầu tư điều chỉnh).

Không hình thành một pháp nhân mới.

Thích hợp mới mở cửa đầu tư để giảm rủi ro hoặc ngăn cản sự can thiệp quá sâu của nhà đầu tư.

Các bên hợp doanh vẫn giữ nguyên sở hữu riêng đối với tài sản góp vào hợp doanh.

Kết quả hoạt động phụ thuộc vào sự tồn tại và thực hiện nghĩa vụ của mỗi bên hợp doanh.

Nội dung hoạt động kinh doanh, các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, cách thức xác định và phân chia kết quả, thời hạn hợp đồng, cách giải quyết tranh chấp... được xác định cụ thể trong hợp đồng.

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngoài đầu tư vốn thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí