Bảng 4.5: Tổng dư nợ cho vay của hệ thống NHTM trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2012-2016
ĐVT: Tỷ đồng, %
Tổng dư nợ cho vay | Tỷ lệ tăng hàng năm | |
2012 | 733,867 | 7.74 |
2013 | 833,645 | 11.97 |
2014 | 916,497 | 9.04 |
2015 | 1,042,185 | 12.06 |
2016 | 1,440,000 | 27.63 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thiết Kế Nghiên Cứu Về Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Thị Trường Bất Động Sản
- Tổng Thể Mẫu, Kỹ Thuật Lấy Mẫu Và Xử Lý Số Liệu
- Cơ Cấu Về Dự Án Được Giao Đất, Cho Thuê Đất Từ 2012 – 2016
- Dư Nợ Bđs Phân Theo Sản Phẩm Cho Vay Của Hệ Thống Nhtm Trên Địa Bàn Tp. Hcm
- Kết Quả Kiểm Định Cronbach’S Alpha Cho Các Thang Đo Chính Thức
- Mục Tiêu, Định Hướng Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Đối Với Phát Triển Thị Trường Bất Động Sản Thành Phố Hồ Chí Minh
Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo của NHNN CN TP. HCM 2012-2016
Biểu đồ 4.3: Tổng dư nợ cho vay của hệ thống NHTM trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2012-2016
ĐVT: Tỷ đồng
733,867
1,440,000
833,645
916,497
1,042,185
800
700
600
2012
2013
2014
2015
2016
Nguồn: Báo cáo của NHNN CN TP. HCM 2012-2016 [18]
Tổng dự nợ tín dụng đến cuối năm 2016 đạt 1,440,000 tỷ đồng, tăng 27,6% so với cuối năm 2015 và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 4 năm qua (năm 2015 là 12,06%; năm 2014 là 9,04%; năm 2013 là 11,97%; năm 2012 là 7.74%). Diễn biến này chủ yếu do những chuyển biến tích cực từ kinh tế vĩ mô, từ hoạt động kinh doanh hiệu quả của doanh nghiệp và thị trường đã tốt hơn nhiều so với những năm trước
đây, bên cạnh đó có thể kể đến là hiệu quả của chính sách tiền tệ, tín dụng và lãi suất tiếp tục phát huy tác dụng.
Hoạt động dịch vụ kinh doanh khác
Về tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng, dịch vụ ngân hàng trên địa bàn trong năm qua tiếp tục xu hướng phát triển tốt, đã và đang phản ánh hiệu quả và lợi ích mang lại từ các hoạt động dịch vụ ngân hàng cho ngân hàng – khách hàng và nền kinh tế. Đến cuối năm 2016, số lượng thẻ ngân hàng (bao gồm cả thẻ nội địa và thẻ quốc tế) đạt 9,9 triệu thẻ, tăng 9,3% so với năm 2015. Trong đó, thẻ ATM đạt 7,7 triệu thẻ, chiếm khoảng 77% tổng số thẻ ngân hàng, tăng 3,5% so với năm 2015.
Chất lượng tín dụng
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM trên địa bàn giai đoạn 2012 - 2016
ĐVT: %
Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành
7.00%
6.00%
6.00%
5.00%
4.00%
3.00%
3.61%
3.81%
2.00%
1.00%
2.50%
2.46%
0.00%
2012
2013
2014
2015
2016
2012
2013
2014
2015
2016
Nguồn: Báo cáo của NHNN CN TP. HCM 2012-2016
Đến cuối năm 2016, nợ xấu trên địa bàn chiếm tỷ lệ 2.46% trong tổng dư nợ trên địa bàn, giảm 0.04% so với cuối năm 2015. Nếu loại trừ nợ xấu của các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần có hội sở chính ngoài địa bàn (hội sở tại Hà Nội và các tỉnh thành phố khác trên cả nước, là các chi nhánh thuộc các ngân hàng thương
mại cổ phần được Ngân hàng Trung ương mua 0 đồng) là các khoản nợ xấu rất khó xử lý, liên quan đến vụ án và gắn liền với quá trình tái cơ cấu các hoạt động của các ngân hàng này, thì nợ xấu chỉ còn chiếm 2,3% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn.
Năm 2016, hệ thống ngân hàng trên địa bàn đã tiếp tục thực hiện tốt các chương trình tín dụng của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước và UBND TP và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp có hiệu quả. Chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp trên địa bàn TP năm 2015 đạt 173.188 tỷ đồng, với 4.732 khách hàng vay vốn, vượt chỉ tiêu kế hoạch UBND TP giao cho năm 2016 là 2,9 lần.
Để đạt được các chỉ tiêu trên, ngành Ngân hàng TP sẽ tập trung thực hiện các giải pháp: Thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng của Chính phủ, của Ngân hàng nhà nước; mở rộng phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn TP theo hướng đẩy mạnh các hoạt động thanh toán khu vực công, thanh toán qua tài khoản tại các cơ sở y tế công, trường học, bệnh viện công, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ, internetbanking, mobilebanking...; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tiền tệ tín dụng và ngân hàng trên địa bàn.
Ngoài ra, chi nhánh NHNN TP sẽ tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động phối hợp với sở - ngành TP trong thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội của TP; trong đó, tập trung thực hiện tốt chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp theo kế hoạch đã đề ra và phối hợp tốt với Cục Thi hành án dân sự TP và UBND các quận – huyện để kịp thời tháo gỡ, xử lý các khó khăn vướng mắc mang yếu tố kỹ thuật để tiếp tục đẩy nhanh quá trình xử lý tài sản bảo đảm nợ vay, tạo điều kiện xử lý nợ xấu cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn, nhất là các khoản nợ liên quan đến thi hành án.
4.2.2. Thực trạng về hiệu quả tín dụng đối với phát triển thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh
4.2.2.1. Huy động vốn đối với phát triển thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh
Nhìn lại bức tranh về tổng huy động vốn trên địa bàn TP. HCM năm 2016 đạt 1,719,000 tỷ đồng, tăng 24% so với cuối năm 2015. Đây là mức tăng trưởng cao nhất
trong 3 năm gần đây (năm 2014 giảm 16.8 % so với năm 2013; năm 2013 tăng 11.1% so với năm 2012; năm 2012 tăng 11.15% so với năm 2011). Sự luân chuyển vốn của nền kinh tế, với tính thanh khoản cao hơn; các dòng vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư công,… trong năm 2016 được cải thiện so với những năm trước đây là yếu tố chính tác động đến sự tăng trưởng này.
Hoạt động huy động vốn của hệ thống NHTM TP. HCM ngoại trừ 02 năm (năm 2012 và 2013) do thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu định hướng và theo quy mô hoạt động, năng lực tài chính của mỗi TCTD
– huy động vốn của khối NHTMCP thấp. Song nếu tính chung giai đoạn 5 năm, hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của các NHTM trên địa bàn đạt mức tăng trưởng cao.
Theo đó, thị phần tiền gửi và thị phần tín dụng của hệ thống NHTM cũng gia tăng. Trong đó cơ cấu thị phần trong mối liên hệ chung với các khối ngân hàng khác là (phân tích khối ngân hàng theo hình thức sở hữu). Năm 2012 khối NHTMCP chiếm 41,5% tổng huy động vốn và 43,9% tổng dư nợ tín dụng, thì đến tháng 2016 huy động vốn của khối NHTMCP chiếm 54,6% và dư nợ tín dụng chiếm: 49,85%.
Bảng 4.6: Huy động vốn đối với phát triển thị trường BĐS 2012 - 2016
ĐVT: Tỷ đồng
Tổng huy động | Huy động ngắn hạn | Huy động trung, dài hạn | |
2012 | 1,156,051 | 924,841 | 231,210 |
2013 | 1,301,127 | 1,001,868 | 299,259 |
2014 | 1,113,635 | 890,908 | 222,727 |
2015 | 1,306,775 | 980,081 | 326,694 |
2016 | 1,719,000 | 1,117,350 | 601,650 |
Nguồn: Báo cáo của NHNN CN TP. HCM 2012-2016 [18]
Biểu đồ 4.5: Huy động vốn đối với phát triển thị trường BĐS 2012 - 2016
ĐVT: Tỷ đồng
Huy động vốn đối với phát triển thị trường BĐS 2012-2016
2,000,000
1,800,000
1,600,000
1,400,000
1,200,000
1,000,000
800,000
600,000
400,000
200,000
0
1,719,000
1,301,127
1,306,775
1,156,051
924,841
1,113,635
1,117,350
1,001,868
980,081
890,908
601,650
231,210
299,259
326,694
222,727
2012 2013 2014 2015 2016
Tổng huy động
Huy động ngắn hạn
Huy động trung, dài hạn
Nguồn: Báo cáo của NHNN CN TP. HCM 2012-2016
Trong giai đoạn 2012 đến 2016 tổng nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM trên địa bàn TP. HCM đều có sự tăng trưởng đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn phục vụ cho hoạt động cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản. Từ 2012 đến 2016 nguồn vốn huy động trung dài hạn đều có sự tăng trưởng , riêng năm 2014 là có sự sụt giảm nguyên nhân là do NHNN thực hiện khống chế lãi suất trần đặc biệt kiểm soát lãi suất huy động trung dài hạn nên việc huy động nguồn vốn trung dài hạn của NHTM gặp khó khăn (tỷ lệ nguồn vốn huy động trung dài hạn trong năm 2014 giảm so với năm
2013 là 25,5%). Đặc biệt trong năm 2016 thì nguồn vốn huy động trung dài hạn của các NHTM trên địa bàn tăng trưởng mạnh so với năm 2015 (tăng 46% so với 2015).
4.2.2.2. Thực trạng cho vay đối với phát triển thị trường bất động sản Thành Phố Hồ Chí Minh
Nguồn tổng dự nợ tín dụng đến cuối năm 2016 đạt 1,440,000 tỷ đồng, tăng 27,6% so với cuối năm 2015 và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 4 năm qua (năm 2015 là 12,06%; năm 2014 là 9,04%; năm 2013 là 11,97%; năm 2012 là 7.74%). Diễn biến này chủ yếu do những chuyển biến tích cực từ kinh tế vĩ mô, từ hoạt động của kinh doanh của doanh nghiệp và các thị trường đã tốt hơn nhiều so với những năm trước đây và hiệu quả của chính sách tiền tệ, tín dụng và lãi suất tiếp tục phát huy tác dụng.
Bảng 4.7: Dư nợ cho vay BĐS so với tổng dư nợ của hệ thống NHTM trên địa bàn TP. HCM
ĐVT: Tỷ đồng, %
Tổng dư nợ | Dư nợ bất động sản | Tỷ lệ dư nợ BĐS/Tổng dư nợ | |
2012 | 733,867 | 57,975 | 7.9 |
2013 | 833,645 | 75,028 | 9.0 |
2014 | 916,497 | 94,399 | 10.3 |
2015 | 1,042,185 | 147,990 | 14.2 |
2016 | 1,440,000 | 149,760 | 10.4 |
Nguồn: Báo cáo của NHNN CN TP. HCM 2012-2016 và tính toán của tác giả [18]
Biểu đồ 4.6: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay BĐS của hệ thống NHTM trên địa bàn TP. HCM 2012-2016
ĐVT: Tỷ đồng
Dư nợ cho vay BĐS so với tổng dư nợ của hệ thống NHTM trên địa bàn TP. HCM
1,600,000
1,400,000
1,200,000
1,000,000
800,000
600,000
400,000
200,000
0
1,440,000
1,042,185
833,645
916,497
733,867
149,760
57,975
75,028
94,399
147,990
2012 2013 2014 2015 2016
Tổng dư nợ Dư nợ bất động sản
Nguồn: Báo cáo của NHNN CN TP. HCM 2012-2016
Biểu đồ 4.7: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay BĐS TP. HCM 2012 – 2016
ĐVT: %
40%
35%
36.00%
30%
25%
23%
20%
15%
17%
21.00%
10%
5%
1.00%
0%
2012/2011
2013/2012
2014/2013
2015/2014
2016/2015
Nguồn: Báo cáo của NHNN CN TP. HCM 2012-2016 và tính toán của tác giả [18]
Theo báo cáo của NHNN CN TP. HCM, trong năm 2016 lĩnh vực có khoản dư nợ cho vay khá cao là đầu tư kinh doanh bất động sản với 149,760 tỷ đồng, tăng hơn 1% so với năm 2015, nhưng hiện nay đang có xu hướng giảm dần.
Trong khoảng thời gian thống kê từ 2012 đến 2015 thì tốc độ dư nợ trung bình cho vay BĐS đều tăng cao so với tốc độ tăng trưởng dư nợ chung là (21.75%/10.25%). Tuy tốc độ tăng trưởng về dư nợ cho vay đối với lĩnh vực BĐS trong năm 2016 có giảm so với các năm trước đó (2012 – 2015) và chỉ tăng 1%. Nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng dư nợ trung bình trong vòng 5 năm là 19.6% vẫn là con số tăng trưởng về dư nợ khá cao so với tốc độ tăng trưởng dư nợ chung của cả hệ thống là 13.7%.