Mở rộng tín dụng Hộ sản xuất của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phúc thọ - thành phố Hà Nội - 14


sản phẩm của Hộ sản xuất ra không tiêu thụ được, nhất là các loại sản phẩm ngành nông, lâm nghiệp khu vực nông thôn. Có nhiều nguyên nhân không tiêu thụ được như do tính chất mùa vụ, sản xuất tập trung, thu hoạch tập trung, do chất lượng sản phẩm hàng hoá không đạt yêu cầu, giá cả còn cao do yếu tố vật tư đầu vào, giá bán trên thị trường thấp, không ổn định.

Thứ nhất, Nhà nước nên có chính sách trợ giá vật tư đầu vào đối với ngành nông nghiệp hoặc bao tiêu sản phẩm bằng cách xây dựng các nhà máy chế biến các loại sản phẩm nông- lâm nghiệp ở các vùng, khu vực sản xuất chuyên canh.

Thứ hai, cấp bù kịp thời phần giảm lãi suất để đảm bảo khả năng tài chính của Ngân hàng nông nghiệp.

Thứ ba, Nhà nước cần đầu tư mạnh vào các trung tâm nghiên cứu giống, nghiên cứu công nghệ sinh học trong nông nghiệp để có thể tạo ra các công nghệ mới, các loại cây trồng vật nuôi đạt năng suất, giá trị cao, phù hợp với điều kiện từng vùng.

Thứ bốn, Nhà nước nên yêu cầu các cấp chính quyền địa phương không nên thu lệ phí đối với các Hộ sản xuất trong việc xin xác nhận về tài sản thế chấp cũng như các giấy tờ có liên quan đến vấn đề vay vốn. Số tiền đó tuy nhỏ nhưng cũng là một điều kiện nảy sinh tâm lý ngại đi vay Ngân hàng, gây khó khăn cho hoạt động Ngân hàng.

Thứ năm, Nhà nước nên chỉ đạo triệt để đối với các cấp chính quyền địa phương trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của các Hộ sản xuất để các hộ có điều kiện vay vốn với số tiền lớn mở rộng đầu tư.

3.5.1.2. Đối với chính quyền địa phương các cấp

Thứ nhất, các cấp chính quyền địa phương cần phối hợp tích cực hơn nữa với Ngân hàng trong công tác cho vay, kiểm tra đôn đốc thu hồi và xử lý


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

nợ.

Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác nhận các giấy tờ, hồ sơ

Mở rộng tín dụng Hộ sản xuất của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phúc thọ - thành phố Hà Nội - 14

vay vốn cho hộ dân.

Thứ ba, đề nghị các ngành có liên quan và các cấp chính quyền địa phương cần phối hợp và tạo điều kiện dứt điểm việc xử lý và phát mại tài sản thế chấp đối với những món vay chây ỳ cố tình không chịu trả nợ. Có như vậy mới có tác dụng răn đe những người khác.

3.5.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần có nguồn vốn ưu đãi cho phát triển Nông nghiệp, Nông thôn, nguồn vốn dự án với lãi suất ưu đãi, để tạo điều kiện cho hộ dân có điều kiện phát triển kinh tế.

Thứ hai, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện nên có biện pháp nắm bắt thông tin từ các Ngân hàng thương mại trên địa bàn nhằm ngăn chặn các Ngân hàng thương mại dùng các biện pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh để lôi kéo khách hàng làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

3.5.3. Đối với NHNo & PTNT Việt Nam

Thứ nhất, đề nghị NHNo & PTNT Việt Nam tăng quyền tự chủ và trách nhiệm cho ban lãnh đạo NHNo chi nhánh để họ chủ động thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.

Thứ hai, ban hành các quy định về mẫu hợp đồng thế chấp, hợp đồng tín dụng và các thủ tục liên quan đơn giản nhưng đầy đủ tính pháp lý nhằm giải toả tâm lý khách hàng vay vốn phải làm nhiều thủ tục, giấy tờ.

Thứ ba, trang bị máy vi tính hiện đại đồng bộ, nhanh chóng hoàn thiện dự án IPCAS giai đoạn 2, đường truyền, đường mạng được thong suốt để tạo điều kiện cho yêu cầu kinh doanh của Ngân hàng kịp thời đại mới.

Thứ tư, thường xuyên mở các lớp tập huấn chương trình tín dụng Ngân hàng cho các cán bộ Ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận của chương 1, qua phân tích thực trạng, nguyên nhân tồn tại trong công tác tín dụng Hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phúc Thọ được trình bày ở chương 2. Ở chương 3 tác giả đã đưa một số giải pháp và các kiến nghị về chính sách để thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhằm khắc phục những tồn tại, giúp chi nhánh mở rộng tín dụng đối với Hộ sản xuất hiệu quả.


KẾT LUẬN


Mở rộng tín dụng luôn là vấn đề đặc biệt quan tâm của các Ngân hàng thương mại. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi Ngân hàng song phải làm thế nào để quy mô tín dụng Ngân hàng được mở rộng nhưng phải đảm bảo được chất lượng hoạt động đó quả là công việc không dễ dàng đối với NHNo & PTNT Huyện Phúc Thọ khi mà khách hàng chủ yếu của họ là Hộ sản xuất nông nghiệp, nông thôn, nông dân - đối tượng vay vốn chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn rủi ro.

Qua quá trình nghiên cứu, bằng phương pháp khoa học, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản về mở rộng tín dụng Hộ sản xuất của ngân hàng thương mại.

- Phân tích thực trạng mở rộng tín dụng Hộ sản xuấtNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phúc Thọ, nêu bật những kết quả đã đạt được, chỉ rõ những nguyên nhân, tồn tại, yếu kém cần phải khắc phục trong thời gian tới.

- Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, luận văn đã đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng cho vay Hộ sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn huyện Phúc Thọ. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ.


100


TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT Huyện Phúc Thọ năm 2012, năm 2013 và năm 2014

[2]. Báo cáo tổng kết chuyên đề tín dụng NHNo & PTNT Huyện Phúc Thọ các năm 2012, năm 2013 và năm 2014.

[3]. Báo cáo tổng kết tình hình hơn hai năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX .

[4]. TS. Hồ Diệu, Tiến sĩ. Lê Thẩm Dương(2001), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng-Học viện Ngân hàng, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

[5]. TS. Hồ Diệu,(2000) Tín dụng Ngân hàng – Học viện ngân hàng, nhà xuất bản thống kê.

[6]. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2004), Quản trị kinh doanh,

nhà xuất bản Lao động xã hội.

[7]. TS.Nguyễn Minh Kiều (2003), Tín dụng và thẩm định tín dụng, Nhà xuất bản Thống kê.

[8]. Nguyễn Thị Thu Hà (2004), Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

[9]. TS. Tô Ngọc Hưng (2009) Giáo trình Ngân hàng Thương mại - Học viện Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê

[10]. Quyết định 67/1999/QĐ- TTg ngày 30/3/1999 về một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

[11]. Nghị định 85/2002/NĐ- CP ngày 25/10/2002 về sửa đổi, bổ sung nghị định 178/1999/NĐ- CP.

[12]. Quyết định 1627/ 2001/ QĐ - NHNN ngày 31/ 12/ 2001 của thống đốc NHNN về ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. [13]. Quyết định 72/QĐ- HĐQT- TD ngày 31/03/2002 về ban hành quy định


cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam.

[14]. Văn bản 1163/NHNo- TD ngày 28/4/2003 của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam về hướng dẫn thực hiện cho vay không phải đảm bảo bằng tài sản.

[15]. Quyết định 300/QĐ- HĐQT- TD ngày 24/09/2003 về thực hiện đảm bảo tiền vay trong hệ thống nông nghiệp, nông thôn Việt Nam .

[16]. Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 Chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn .

[17]. Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP (chương trình xây dựng nông thôn mới) đầu tư cho vay cánh đồng mẫu lớn , chuyển đổi đất làm VAC của NHNo Việt Nam.

[18]. Quyết định 124/QĐ- HĐQT- tín dụng ngày 13 tháng 4 năm 2004 của chủ tịch HĐQT Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam về việc sửa đổi, bổ xung một số điều tại quyết định 72/QĐ- HĐQT- TD, Quyết định 300/QĐ- HĐQT- TD.

[19]. Quyết định số 411 /QĐ- HĐQT –TD ngày 24/9/2005 về việc sửa đổi quyết định 300 .

[20]. Quyết định 666/QĐ- HĐTV- TDHo ngày 15/06/2010 về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng No&PTNT Việt nam .

[21]. Quyết định 1688/QĐ-HĐTV ngày 29/08/2012 Về một số giải pháp đầu tư tín dụng.

[22]. Thông tư số 05 /2005 TTLT thông tư liên tịch bộ tư pháp, bộ tài nguyên và môi trường về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 15/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí