Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank - chi nhánh Trần Hưng Đạo - 12


nhỏ và vừa. Hoạt động này có thể được thực hiện bằng cách giám sát từ xa hoặc kiểm tra tại chỗ. Bên cạnh việc phát hiện những tồn tại trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, công tác thanh tra cũng cần đưa ra những kiến nghị, giải pháp tháo gỡ, sửa chữa cho các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao chất lượng quản trị ngân hàng thương mại về cho vay, hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Hoạt động. Để làm tốt công tác này, Ngân hàng Nhà nước cũng cần nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra, tránh tình trạng phổ biến hiện nay là một số cán bộ có trình độ chuyên môn thấp khi vào thanh tra các ngân hàng thương mại. người đi vay. Một số đối tượng khác do không nắm chắc quy trình cho vay và các văn bản liên quan nên đưa ra những yêu cầu, thắc mắc không cần thiết, xa rời thực tế, không tập trung thanh tra vào nội dung chính của hoạt động cho vay, dẫn đến hiệu quả công tác thanh tra, giám sát chưa cao.

- Cuối cùng, Ngân hàng Nhà nước cần phát huy và tăng cường hơn nữa vai trò của trung tâm thông tin tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng là tổ chức trung gian thu thập, cung cấp và chia sẻ thông tin cho các tổ chức tín dụng. Việc chia sẻ thông tin sẽ ngăn không cho khách hàng xấu tiếp cận tín dụng. Đồng thời, cũng giúp khách hàng tốt có thêm cơ hội tiếp cận tín dụng với lãi suất thấp hơn nhờ giảm chi phí tìm kiếm thông tin. Qua đó giúp các tổ chức tín dụng có thể tăng trưởng dư nợ, và giúp các cá nhân, doanh nghiệp khác tiếp cận tín dụng một cách dễ dàng.

Ở Việt Nam, trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập từ năm 1999. Là một tổ chức thông tin tín dụng công, CIC có 02 chức năng chủ yếu sau:

- Thu thập thông tin tín dụng về người vay từ các tổ chức tín dụng và cung cấp thông tin trở lại cho các tổ chức tín dụng để phục vụ hoạt động kinh doanh.

- Cung cấp thông tin tín dụng cho Ngân hàng Nhà nước để đưa ra các quy định về giám sát các tổ chức tín dụng nhằm góp phần đảm bảo an toàn, phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Trong 4 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng hồ sơ thông tin khách hàng của Trung tâm thông tin tín dụng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là rất nhanh.


Tuy nhiên, hiện nay với tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng ước tính là 30%/năm cùng với tốc độ tăng trưởng chóng mặt về khách hàng của các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế; thì vai trò cũng như nhiệm vụ của trung tâm thông tin tín dụng CIC trong những năm tới là hết sức nặng nề. Để xây dựng hệ thống thông tin tín dụng lớn, phục vụ đắc lực cho hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cần thiết phải có những biện pháp sau đối với các tổ chức tín dụng:

- Yêu cầu các tổ chức tín dụng phải khai báo thông tin khách hàng theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

- Yêu cầu việc khai thác, sử dụng thông tin tín dụng trong việc thực hiện cấp tín dụng là một điều kiện bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng.

- Hoàn thiện, đổi mới hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu nhằm quản lý tốt hơn việc thu thập và cung cấp thông tin hồ sơ khác hàng đến các tổ chức tín dụng hoạt động trên cả nước.

Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank - chi nhánh Trần Hưng Đạo - 12

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực và tăng cường các kênh cung cấp thông tin của trung tâm thông tin tín dụng CIC, mở rộng hệ thống này trên cả nước.

3.3.3. Kiến nghị với VPbank‌

Với tư cách là cấp quản lý cao nhất trong hệ thống VPbank, ban lãnh đạo ngân hàng cần tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các chi nhánh hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Để làm được điều đó:

- Lãnh đạo VPbank cần đưa ra những định hướng đối với hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp để làm phương hướng hoạt động cho chi nhánh.

- Chỉ đạo sát sao, hướng dẫn các nghiệp vụ cụ thể, điều thêm các chuyên viên tín dụng giỏi để hỗ trợ chi nhánh trong quá trình hoạt động cũng như giúp chi nhánh giải quyết các vấn đề khó khăn đối với những khoản vay có chất lượng xấu.

- Hỗ trợ về mặt tài chính, thông tin và công nghệ cho chi nhánh để có thể thực hiện tốt nghiệp vụ cho vay.

- Tổ chức các đợt tập huấn tổng thể nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng cho cán bộ tín dụng trực thuộc các chi nhánh.

- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề tín dụng đối với các doanh nghiệp để từ


đó thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp đối với hoạt động cho vay của ngân hàng.

- Hiện VPbank đang hoàn thiện mô hình cho vay trên toàn hệ thống. Quy trình cho vay nói chung, đặc biệt là đối với khách hàng doanh nghiệp, dự kiến sẽ tiếp tục có những thay đổi. Do những thay đổi trong quy trình cho vay ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay của của chi nhánh, vậy nên Vpbank cần triển khai xây dựng quy trình cho vay thống nhất và đồng bộ trong toàn hệ thống để chi nhánh được ổn định hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp cũng như tập trung vào nhiệm vụ phát triển các khoản vay có hiệu quả nhất có thể.

- VPbank cần xây dựng thêm nhiều các sản phẩm cho vay cho riêng đối với từng loại hình khách hàng là các doanh nghiệp trong đó chú ý đến các loại hình doanh nghiệp mới như các tập đoàn, các công ty mẹ con…

- Hệ thống văn bản quy định về cho vay doanh nghiệp tại VPbank hiện nay rất nhiều và đã qua nhiều lần sửa đổi, thay thế, gây khó khăn cho cán bộ nghiệp vụ theo dõi và áp dụng. Vì vậy, bộ phận tín dụng VPbank cần xây dựng lại một hệ thống thống nhất các văn bản chuyên ngành để tạo điều kiện phù hợp nhất cho cán bộ nghiệp vụ theo dõi và áp dụng (Hiện website cẩm nang tín dụng đã được xây dựng nhưng vẫn chưa hoàn thiện và còn nhiều hạn chế, chưa thu hút được các cán bộ tín dụng vào tra cứu).

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Đây là hoạt động quan trọng đảm bảo chất lượng hoạt động của ngân hàng và tác động đến hiệu quả cho vay. VPbank nên tạo chủ đề thanh tra hàng năm cho các bộ phận thanh tra và quản lý, bao gồm thanh tra thường xuyên và không thường xuyên. Mặt khác, cần nâng cao chất lượng thanh tra, quản lý của cán bộ quản lý, nhân viên ở bộ phận này cần phải có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng và kinh nghiệm làm việc thực tế tại chi nhánh.

- Hiệu quả của thông tin hệ thống VPbank và thông tin phòng ngừa rủi ro cần được nâng cao đến tận các chi nhánh và điểm giao dịch. Thông tin là một vấn đề rất quan trọng trong việc cho vay khách hàng, nhưng rất khó khăn do việc thu thập thông tin ở Việt Nam vô cùng khó khăn do thị trường chưa minh bạch, giấu thông tin, công bố sai sự thật. Từ đó, việc tổ chức thông tin trên cơ sở dữ liệu so sánh và


tín dụng đã gây tốn kém và mất thời gian. Với vai trò là người đứng đầu hệ thống, Hội sở chính xây dựng các kênh thông tin từ các “nguồn” tin cậy và đưa ra các báo cáo đánh giá chung về các ngành kinh tế và vùng lãnh thổ giúp ngành đánh giá và cho vay khách hàng doanh nghiệp là cần thiết..

- Các tiêu chuẩn cho vay nói chung, đặc biệt là đối với khách hàng doanh nghiệp do VPbank Chi nhánh Trần Hưng Đạo đặt ra hiện nay là rất cao, trong bối cảnh kinh tế nhiều bất ổn và rủi ro như hiện nay thì việc phát triển dư nợ vay nhanh chắc chắn sẽ kéo theo những rủi ro về sau. VPbank phải tính toán lại các mục tiêu giao cho chi nhánh để vừa khuyến khích chi nhánh phát triển dư nợ, vừa giữ cho khoản vay không bị quá nóng và tối đa hóa hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp là điều cần thiết.


KẾT LUẬN‌


DN có vai trò quan trọng và chiếm ưu thế trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay. Vì thế việc mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng cho các doanh nghiệp này là chiến lược của các ngân hàng thương mại nói chung và của VPbank chi nhánh Trần Hưng Đạo nói riêng.

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích, đánh giá

thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của VPbank chi nhánh Trần Hưng Đạo trong tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế, luận văn đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:

Một là, luận văn trình bày tổng quan những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay đối với khách hàng DN, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động cho vay khách hàng DN, đặc biệt đi sâu đề xuất các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay đối với khách hàng DN của NHTM.

Hai là, luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng DN ở VPbank chi nhánh Trần Hưng Đạo cùng những vấn đề đặt ra trong quá trình hoạt động cho vay. Qua đó, luận văn rút ra những thành công trong công tác mở rộng hoạt động cho vay khách hàng DN tại Chi nhánh thời gian qua. Đồng thời, cũng nêu lên những hạn chế cần khắc phục và những nguyên nhân của những hạn chế đối với việc mở rộng hoạt động cho vay khách hàng DN ở VPbank chi nhánh Trần Hưng Đạo.

Ba là, trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế và những định hướng phát triển của VPbank chi nhánh Trần Hưng Đạo, luận văn đưa ra các nhóm giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng DN tại VPbank chi nhánh Trần Hưng Đạo. Giải pháp cụ thể bao gồm: Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay giảm nợ xấu; Đổi mới cơ cấu cho vay KHDN; Nghiên cứu thế mạnh đối thủ cạnh tranh;

Đẩy mạnh hoạt động marketing của ngân hàng; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Tăng cường ứng dụng công nghệ trong hoạt động cho vay.

Bốn là, luận văn đưa ra những đề xuất kiến nghị đến Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và VPbank, để giúp cho VPbank chi nhánh Trần Hưng Đạo có thể mở


rộng thị phần tín dụng đồng thời giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn khi tiếp cận với nguồn vốn cho vay của Ngân hàng.

Do hiểu biết của bản thân và thời gian nghiên cứu có hạn chế nên luận văn của tôi không thể tránh khỏi một số khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cũng như bạn đọc quan tâm đến đề tài để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.


TÀ I LIÊỤ THAM KHẢ O‌


1. Luật sửa đổi các Tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2017, Quốc hội.

2. Bùi Văn Vần và Vũ Văn Ninh (2020), Giáo trình Tài chính doanh nghiêp của

Hoc

Viên

Tài Chính

3. Đinh Xuân Hạng và Nghiêm Văn Bảy (2019), Giá o trình quản trị ngân hà ng

thương maị

1 của Học Viêṇ

Tà i Chính.

4. Đinh Xuân Hang (2012), Giá o trình quản trị tín dụng ngân hà ng thương maị

của Học Viêṇ Tà i Chính

5. Nguyễn Trong Cơ và Nguyễn Thi ̣Thà (2010), Giá o trình phân tích tà i chính doanh nghiêp̣

6. VPbank chi nhánh Trần Hưng Đạo (2018, 2019, 2020), Bá o cá o tổng kết hoaṭ động kinh doanh của VPbank chi nhá nh Trần Hưng Đạo qua cá c năm 2018, 2019, 2020.

7. VPbank (2012), Sổ tay tín dung.

8. VPbank (2018), QĐ số 234/2018/QĐ-TGĐ-NHCT35 về viêc̣

ban hà nh quy

trình cấp tín dung khá ch hà ng doanh nghiêp̣ .

9. Cao Văn Huyền (2015), Phát triển thị phần cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Đông Sài Gòn.

10. Nguyễn Hải Anh (2018), Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An

11. Nguyễn Đình Huân (2020), Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Phương Đông

12. Nguyễn Thị Phương Lan (2017), Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm

13. Nguyễn Hữu Mạnh Cường (2015), Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Đắk Lắk, Đại học Đà Nẵng, TP Đà Nẵng.


14. Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ Ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (2019), Quản trị rủi ro tín dụng ở các NHTM: Kinh nghiệm của Mỹ và một vài gợi ý cho Việt Nam , Tạp chí-Cơ quan thông tin lý luận của Bộ Nông nghiệp

16. Nguyễn Thị Hà Thu (2019), Quản lý hoạt động tín dụng tại VPbank- Chi nhánh Hải Dương, luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Thanh Hải (2008), Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

18. Võ Thị Hoàng Nhi (2017), Mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông thôn và phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh Đồng Nai.

19. Thống đốc NHNN Việt Nam - Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/04/2010 - Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

20. Thống đốc NHNN Việt Nam - Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016- Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 20/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí