Chương 3. MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM
3.1. Đối tượng và nội dung chấm điểm
3.1.1. Đối tượng
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.
Trong phạm vi đề tài, đối tượng được xếp hạng chỉ bao gồm loại hình ngân hàng thương mại cổ phần.
3.1.2. Nội dung chấm điểm
Việc xếp hạng tín dụng cho ngân hàng sẽ dựa trên việc xếp loại (tài chính và phi tài chính). Mỗi chỉ tiêu dùng để đánh giá sẽ có 5 mức điểm từ 20 đến 100.
Việc xếp loại ngân hàng dựa trên 2 nhóm chỉ tiêu:
- Nhóm chỉ tiêu tài chính
- Nhóm chỉ tiêu phi tài chính
Cuối cùng, căn cứ trên mức chấm điểm để ra xếp hạng tương ứng.
3.2. Quy trình xếp hạng
Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
(1)
Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
(2)
Chấm điểm & Xếp hạng (3)
Biểu 3.1: Quy trình xếp hạng ngân hàng
Bước 1 – Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
Nhóm chỉ tiêu chất lượng tài sản | Nhóm chỉ tiêu thanh khoản | Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời |
Có thể bạn quan tâm!
- Cụ Thể Hóa Các Biện Pháp Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt
- Thực Trạng Xếp Hạng Tín Dụng Các Ngân Hàng Tmcp Việt Nam
- Xếp Hạng Các Ngân Hàng Việt Nam Do Moodys Đánh Giá
- Mô hình xếp hạng tín dụng các ngân hàng TMCP Việt Nam - 7
- Xây Dựng Hạ Tầng Công Nghệ Thông Tin Và Cơ Sở Dữ Liệu Đồng Bộ
- Mô hình xếp hạng tín dụng các ngân hàng TMCP Việt Nam - 9
Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.
Tổng điểm tài chính
Biểu 3.2: Quy trình chấm điểm tài chính
Bước 2 – Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
Khả năng duy trì năng lực kinh doanh | Các yếu tố khác |
Tổng điểm phi tài chính
Biểu 3.3: Quy trình chấm điểm phi tài chính
Bước 3 – Xếp hạng
Tổng điểm = Điểm các chỉ tiêu tài chính * Trọng số phần tài chính
+ Điểm các chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số phần phi tài chính
Báo cáo tài chính được kiểm toán | Báo cáo tài chính không được kiểm toán | |
Các chỉ tiêu tài chính Các chỉ tiêu phi tài chính | 40% 60% | 30% 70% |
Bảng 3.1: Xếp loại ngân hàng
Dưới đây là thang điểm xếp loại ngân hàng cho mục đích tham khảo:
Xếp hạng | Ý nghĩa xếp hạng | |
Từ 95 đến 100 | AAA | Rất tốt |
Từ 90 đến 94 | AA | Rất tốt |
Từ 85 đến 89 | A | Rất tốt |
Từ 75 đến 84 | BBB | Tương đối tốt |
Từ 70 đến 74 | BB | Tương đối tốt |
Từ 65 đến 69 | B | Tương đối tốt |
Từ 60 đến 64 | CCC | Trung bình |
Từ 55 đến 59 | CC | Trung bình |
Từ 35 đến 54 | C | Dưới trung bình |
Nhỏ hơn 35 | D | Kém |
Bảng 3.2: Thang điểm xếp loại ngân hàng tham khảo
3.3. Mô hình xếp hạng
Mô hình CAMEL cho dữ liệu định tính được điều chỉnh bằng phương pháp chuyên gia.
3.4. Cấu trúc và thang điểm các chỉ tiêu
3.4.1. Các chỉ tiêu tài chính
Xác định các dấu hiệu nên đưa vào để lấy thông tin về khách hàng:
Việc điền thông tin tài chính hoàn toàn dựa vào các báo cáo tài chính của Ngân hàng cung cấp, bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (chọn 1 trong 2 phương pháp: trực tiếp/ gián tiếp)
- Thuyết minh các báo cáo tài chính
Thang điểm cho các dấu hiệu: phương pháp chuyên gia.
Chi tiết các nhóm chỉ tiêu tài chính và thang điểm
Chỉ tiêu | Tỷ trọng | Bộ giá trị và Cơ cấu điểm | |||||
A. Chỉ số bảo đảm an toàn vốn (CAR) | 20% | 100 | 80 | 60 | 40 | 20 | |
1 | CAR (%) | 12% | [12%,25%] | [10%,12%) hoặc (25%,30%] | [8%,10%) hoặc (30%,35%] | [6%,8%) hoặc (35%,40%] | <6% hoặc >40% |
2 | Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (%) | 8% | > 8% | [7%,8%) | [5%,7%) | [3%,5%) | < 3 |
B. Chất lượng tài sản | 25% | ||||||
3 | Nợ xấu/ Tổng dư nợ tín dụng (%) | 13% | < 1% | (1%,1.5%] | (1.5%,2%] | (2%,3%] | >3% |
4 | Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng/ Tổng nợ xấu (%) | 8% | > 150% | [120%,150%) | [90%,120%) | [50%,90%) | < 50% |
5 | Chi phí dự phòng / Lợi nhuận trước dự phòng (%) | 4% | <15 | [15-20) | [20-25) | [25-30) | ≥30 |
C. Chỉ số khả năng thanh khoản | 30% | ||||||
6 | Tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản (%) | 11% | > 45% | [35%,45%) | [25%,35%) | [15%,25%) | < 15% |
7 | Tổng dư nợ ròng/ Tổng tiền gửi khách hàng (%) | 7% | < 65% | (65%,80%] | (80%,100%] | (100%,120%] | > 120% |
8 | Tổng dư nợ ròng/ Tổng vốn huy động ngoài interbank (%) | 7% | < 60% | (60%,75%] | (75%,95%] | (95%,115%] | > 115% |
9 | Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD/ Tổng tài sản (%) | 5% | < 10% | (10%,15%] | (15%,25%] | (25%,30%] | > 30 |
25% | |||||||
1 0 | Lợi nhuận thuần/ Vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) (%) | 11% | > 30% | [20%,30%) | [15%,20%) | [10%,15%) | < 10% |
1 1 | Lợi nhuận thuần/ Tổng tài sản (ROA) (%) | 5% | > 1.2% | [1%,1.2%) | [0.8%,1%) | [0.6%,0.8%) | < 0.6% |
1 2 | Thu nhập lãi cận biên (CT:Thu nhập lãi thuần/ Tổng tài sản sinh lời bình quân) (%) | 3% | > 3.5% | [3.2%,3.52%) | [2.8%,3.2%) | [2.4%,2.8%) | < 2.4% |
1 3 | Chi phí hoạt động/ Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh (%) | 4% | < 30% | (30%,35%] | (35%,45%] | (45%,50%] | > 50% |
1 4 | Thu nhập ngoài lãi/ Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh (%) | 2% | > 25% | [20%,25%) | [15%,20%) | [10%,15%) | < 10% |
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu tài chính Chi tiết công thức tính và ý nghĩa các chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu | Công thức tính | Ý nghĩa chỉ tiêu | |
A | Chỉ số đảm bảo an toàn vốn (CAR) | ||
1 | CAR (%) – Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu | = (Vốn tự có / Tổng tài sản có rủi ro quy đổi) x 100% | Đánh giá mức độ an toàn vốn tối thiểu của Ngân hàng |
2 | Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (%) | = (Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản) x 100% | Thể hiện phần được tài trợ bởi vốn tự có trong cơ cấu tổng tài sản |
B | Chất lượng tài sản | ||
3 | Nợ xấu/ Tổng dư nợ tín dụng (%) | = (Nợ xấu / Tổng dư nợ tín dụng) x 100% | Đánh giá chất lượng nợ của Ngân hàng |
4 | Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng/ Tổng nợ xấu (%) | = (Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng / Tổng nợ xấu) x 100% | Đánh giá mức độ xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng |
Chỉ tiêu | Công thức tính | Ý nghĩa chỉ tiêu | |
5 | Chi phí dự phòng / Lợi nhuận trước dự phòng (%) | = Chi phí dự phòng / Lợi nhuận trước dự phòng (%) | Đánh giá mức độ tổn thất lợi nhuận cho dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng |
C | Chỉ số khả năng thanh khoản | ||
6 | Tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản (%) | = (Tài sản thanh khoản / Tổng tài sản) x 100% | Đánh giá tính thanh khoản của tổng tài sản của Ngân hàng |
Đánh giá cân đối nguồn tiền huy | |||
7 | Tổng dư nợ ròng / Tổng tiền gửi KH (%) | = (Tổng dư nợ ròng / Tổng tiền gửi KH) x 100% | động từ tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân để cho vay. Tổng dư nợ ròng không bao gồm cho vay các tổ |
chức tín dụng. | |||
Đánh giá cân đối tổng nguồn tiền huy | |||
Tổng dư nợ ròng / Tổng | = (Tổng dư nợ ròng / Tổng | động từ tổ chức kinh tế và cá nhân để | |
8 | vốn huy động ngoài thị trường liên ngân hàng | vốn huy động ngoài thị trường liên ngân hàng) x | cho vay (bao gồm tiền gửi và phát hành trái phiếu, giấy tờ có giá). Tổng |
(%) | 100% | dư nợ ròng không bao gồm cho vay | |
các tổ chức tín dụng. | |||
Thể hiện vai trò của nguồn vốn huy | |||
9 | Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD / Tổng tài sản | = (Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD / Tổng tài sản) x 100% | động từ interbank trong hoạt động của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy Ngân hàng càng ít phụ thuộc vào nguồn vốn từ thị trường |
liên ngân hàng để tài trợ cho tài sản. | |||
D | Chỉ số khả năng sinh lời | ||
Cho biết cứ 1 đơn vị vốn chủ sở hữu | |||
10 | Lợi nhuận thuần/ Vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) (%) | = (Lợi nhuận thuần/ Vốn chủ sở hữu bình quân) x 100% | bình quân đầu tư trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của |
Ngân hàng càng cao. | |||
11 | Lợi nhuận thuần/ Tổng tài sản (ROA) (%) | = (Lợi nhuận thuần / Tổng tài sản) x 100% | Cho biết cứ 1 đồng tài sản bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này |
càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng |
Chỉ tiêu | Công thức tính | Ý nghĩa chỉ tiêu | |
tài sản của Ngân hàng càng cao. | |||
Cho biết cứ 1 đồng tài sản sinh lãi | |||
12 | Thu nhập lãi cận biên (%) | = (Thu nhập lãi thuần/ Tổng tài sản sinh lãi bình quân) x 100% | bình quân sử dụng trong kỳ tạo rao bao nhiêu đồng thu nhập lãi thuần. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản sinh lãi của Ngân |
hàng càng cao. | |||
Cho biết hiệu quả kinh doanh của | |||
Chi phí hoạt động/ | = (Chi phí hoạt động / Tổng | Ngân hàng, cứ 1 đơn vị thu nhập | |
13 | Tổng thu nhập hoạt | thu nhập hoạt động kinh | hoạt động kinh doanh tạo ra trong kỳ |
động kinh doanh (%) | doanh) x 100% | thì phải bỏ ra bao nhiêu đơn vị chi | |
phí hoạt động. | |||
Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh | |||
Thu nhập ngoài lãi/ | = (Thu nhập ngoài lãi / Tổng | doanh ngoài lãi. Chỉ tiêu này càng | |
14 | Tổng thu nhập hoạt | thu nhập hoạt động kinh | cao thể hiện hiệu quả hoạt động dịch |
động kinh doanh (%) | doanh) x 100% | vụ và các hoạt động khác của Ngân | |
hàng cao. |
Bảng 3.4: Ý nghĩa các chỉ tiêu tài chính
3.4.2. Các chỉ tiêu phi tài chính
Thông tin phi tài chính sẽ được sắp xếp thành 3 nhóm chỉ tiêu sau:
Năng lực lãnh đạo, môi trường nội bộ và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng
Khả năng duy trì năng lực kinh doanh của Ngân hàng
Các yếu tố khác
Chỉ tiêu | Tỷ trọng | Bộ giá trị | Cơ cấu điểm | |
Nhóm 1 | Năng lực lãnh đạo, môi trường nội bộ và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng | 55.0% | ||
1 | Năng lực và kinh nghiệm điều hành của Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT | 10.0% | ||
1.1 | - Trình độ học vấn | 1.0% | Trên đại học | 100 |
Đại học | 80 | |||
N/A | 60 | |||
N/A | 40 | |||
N/A | 20 | |||
1.2 | - Năng lực điều hành và quản lý ngân hàng (bao gồm trình độ chuyên môn , khả năng quản lý, tính năng động, khả năng phân tích và nhạy bén với môi trường,vv.) | 2.5% | Rất tốt | 100 |
Tốt | 80 | |||
Khá | 60 | |||
Trung bình | 40 | |||
Còn nhiều hạn chế và yếu kém | 20 | |||
1.3 | - Số năm làm lãnh đạo trung bình trong ngành ngân hàng của Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng Quản trị | 1.5% | Trên 5 năm | 100 |
Từ 4 đến 5 năm | 80 | |||
Từ 3 đến 4 năm | 60 | |||
Từ 2 đến 3 năm | 40 | |||
Dưới 2 năm | 20 | |||
1.4 | - Số năm kinh nghiệm bình quân trong lĩnh vực ngân hàng tài chính | 2.0% | Trên 10 năm | 100 |
Từ 9 đến 10 năm | 80 | |||
Từ 7 đến 9 năm | 60 | |||
Từ 5 đến 7 năm | 40 | |||
Dưới 5 năm | 20 | |||
1.5 | - Khả năng xây dựng các mục tiêu và chiến lược kinh doanh có tính khả thi | 1.0% | Khả thi cao | 100 |
Khả thi | 80 | |||
N/A | 60 | |||
Khả thi thấp | 40 | |||
N/A | 20 |