Sơ Đồ Hành Chính Huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh

- Người sử dụng đất nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.

Người sử dụng đất thực hiện tách thửa, hợp thửa:

Đối với những trường hợp người sử dụng đất thực hiện việc tách thửa đất, hợp thửa phải tuân thủ theo quy định diện tích đất tối thiểu được tách thửa theo đặc thù của từng địa phương.

- Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ tại bộ phận một cửa:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản chính

+ Hồ sơ kỹ thuật thửa đất

+ Đơn yêu cầu tách thửa, hợp thửa

+ Chứng minh thư, hộ khẩu, đăng ký kết hôn( nếu có) bản sao

- Không quá 01 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ. Bộ phận một cửa có trách nhiệm luân chuyển hồ sơ đến bộ phận chuyên môn để giải quyết theo quy đinh.

-Không quá 11 ngày làm việc, nếu hồ sơ đủ điều kiện tách thửa, hợp thửa Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất phát hành công văn tách thửa chuyển lại cho người sử dụng đất để thực hiện thủ tục công chứng tại cơ quan công chứng hợp pháp. Nếu hồ sơ không đủ điều kiên, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai có văn bản trả lời và hướng dẫn công dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

-Công dân nhận kết quả tại bộ phận một cửa, nơi nộp hồ sơ.

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH, CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH‌‌‌‌


2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Nhà Bè

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

1) Vị trí địa lý


Hình 2 1 Sơ đồ hành chính huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh ‌‌ Huyện Nhà 1

Hình 2. 1. Sơ đồ hành chính huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh‌‌


Huyện Nhà Bè nằm về phía Đông Nam của thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm Thành phố 12 - 15km. Là cửa ngõ phía Nam của Thành phố, Nhà Bè có hệ thống giao thông nối liền Thành phố với hướng ra biển và đi các tỉnh miền Tây và cũng là trục phát triển không gian chính của Thành phố về hướng biển.

Huyện gồm 6 xã và một thị trấn: Phú Xuân, Phước Lộc, Phước Kiển, Nhơn Đức, Long Thới, Hiệp Phước và thị trấn Nhà Bè, có vị trí địa lý như sau:

- Tọa độ địa lý:

+ 10o34'20" - 10o42'30" vỹ Bắc.

+ 106o40'48" - 106o47'10" kinh Đông.

- Tứ cận:

+ Phía Đông giáp huyện Cần Giờ và huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai).

+ Phía Bắc giáp quận 7.

+ Phía Tây giáp huyện Bình Chánh, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An).

+ Phía Nam giáp huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An).

Huyện Nhà Bè có tổng diện tích tự nhiên là 10.042,71 ha, dân số 132.035 người (số liệu đến cuối năm 2014 của Chi cục Thống kê huyện), chiếm 4,7% tổng diện tích tự nhiên và chiếm khoảng 1,63% dân số toàn thành phố.

2) Địa hình

Huyện Nhà Bè thuộc vùng thấp trũng, thấp dần từ phía Bắc đến phía Nam; độ cao trung bình 1,3m so với mặt nước biển, nơi cao nhất là 1,6m (khu dân cư 2,0m) và có những khu vực có độ cao rất thấp chỉ đạt 0,6m; ngoài ra địa hình trên địa bàn huyện còn bị chia cắt bởi các sông rạch, gây rất nhiều khó khăn trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

3) Địa chất công trình

- Địa bàn huyện Nhà Bè thuộc khu vực có cấu tạo nền đất là phù sa mới, thành phần chủ yếu là sét, bùn sét pha lẫn nhiều tạp chất hữu cơ có màu đen hoặc xám đen; sức chịu tải của nền đất thấp.

- Sức chịu tải của nền đất thấp, nhỏ hơn 0,7 kg/cm2.

- Mực nước ngầm không áp nông, cách mặt đất phổ biến ở 0,5 m.

4) Khí hậu

Nhà Bè nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với hai mùa mưa nắng rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau:

- Nhiệt độ trung bình: 27,5 0C, cao nhất: 29 – 33 0C, thấp nhất: 20 – 25 0C.

- Độ ẩm trung bình năm: 77,50 %.

- Lượng mưa trung bình năm: 2.100 mm.

- Tổng số giờ nắng trong năm: 2.500 giờ.

- Hướng gió chủ yếu: Tây Nam.

5) Thủy văn

a. Phân khu thủy vực

Toàn huyện có 2.442,21 ha sông, rạch lớn nhỏ, chiếm 24,29% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Hệ thống sông rạch tạo thành bốn khu vực với tính chất khác

nhau và chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều; Vào mùa khô, nước mặn từ biển Đông theo sông Soài Rạp - Nhà Bè xâm nhập vào sông rạch từ phía Đông, gây khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống sông ngòichằng chịt thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới giao thông đường thủyđi khắp nơi, có điều kiện xây dựngcác cảng nước sâu đủ sức tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn cập cảng.Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn nhân lực dồi dào, Nhà Bè đóng một vai trò quan trọng về mặt kinh tế.Bên cạnh đó, Nhà Bè còn được xem là một vị trí có ý nghĩa đặc biệt về mặt chiến lược.

b. Phân vùng khu ngập nước

Toàn huyện chia làm ba khu vực với các tính chất như sau:

- Vùng ngập I: Gồm các xã Phước Kiển, Phú Xuân, Nhơn Đức, Phước Lộc và thị trấn Nhà Bè. Đây là vùng giao hội nước, nhiều sông rạch, các nhân tố gây úng ngập gồm thủy triều sông và nước nguồn: mức độ ngập sâu và nước chảy mạnh.

- Vùng ngập II: Gồm một phần xã Long Thới và một phần Hiệp Phước, nằm về phía Tây của đường Nguyễn Văn Tạo, các nhân tố ảnh hưởng do thuỷ triều sông, nước nguồn, mưa nội đồng: mức độ sâu, nước chảy vừa.

- Vùng ngập III: Gồm phần lớn xã Hiệp Phước và một phần còn lại của xã Long Thới, nằm về phía Đông của đường Nguyễn Văn Tạo hướng ra sông Nhà Bè; đây là khu vực ven sông lớn, địa hình thấp, tập trung nhiều cửa sông. Yếu tố ảnh hưởng chủ yếu là thủy triều của biển: mức độ sâu, nước chảy mạnh.

Do ở gần cửa sông, tiếp giáp với biển, nên nguồn nước ngọt dành cho sinh hoạt và sản xuất của huyện rất khan hiếm, vào mùa khô thường xuyên thiếu nước. Ngoài ra, Những năm gần đây hiện tượng sạt lở đất đaixảy ra thường xuyên ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 (theo báo cáo tình hình kinh tế - văn hóa

- xã hội năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2019 của Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè), đạt được như sau:

- Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất ước đạt 250,289 tỷ đồng, đạt 100,02% so với kế hoạch năm.

- Thương mại - dịch vụ: Tổng doanh số ước đạt 8.187,704 tỷ đồng, đạt 100,01% so với kế hoạch năm.

- Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ước đạt 278,332 tỷ đồng, đạt 100,01% so với kế hoạch năm.

- Tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện là 5.151,484 tỷ đồng, nếu không tính từ hoạt động xuất nhập khẩu thì thu ngân sách Nhà nước đạt là 552,789 tỷ đồng, đạt 137% so với chỉ tiêu được giao (404,966 tỷ đồng).

- Tổng thu ngân sách địa phương thực hiện là 424,848 tỷ đồng (không kể thu đầu tư, hỗ trợ lãi vay) đạt 124% so với dự toán (341,418 tỷ đồng), trong đó thu điều tiết 71,910 tỷ đồng, thu bổ sung từ ngân sách Thành phố 263,764 tỷ đồng, thu chuyển nguồn 34,16 tỷ đồng, thu kết dư 51,437 tỷ đồng, thu viện trợ không hoàn lại 0,339 tỷ đồng và ghi thu: 3,218 tỷ đồng.

- Tổng chi ngân sách thực hiện là 352,626 tỷ đồng, đạt 103% so với dự toán (341,418 tỷ đồng).

- Dân số huyện Nhà Bè năm 2018 là 132.035 người, mật độ dân số bình quân

1.313 người/km2.

- Giới thiệu và giải quyết việc làm cho 6.670 lượt lao động (3.479 nữ), đạt 107,57% so với kế hoạch năm (6.200 lượt lao động); trong đó có 3.916 lượt lao động (1.940 nữ) có việc làm ổn định trong khu công nghiệp, dịch vụ, đạt 142,39% với kế hoạch năm (2.750 lượt lao động).

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội đã được xác định, thông qua việc triển khai thực hiện các giải pháp cụ thể, huyện Nhà Bè đã phát huy nội lực, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nhà Bè nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung.

Nước biển dâng ảnh hưởng đến nông nghiệp vùng ven sông, rạch là sự mất đất trồng do đất bị ngập nước, các vấn đề như bồi lắng, xói mòn và xâm nhập mặn, nước mặn sẽ xâm nhập sâu hơn vào nội địa, ảnh hưởng đến mùa màng và năng suất cây trồng. Thêm vào đó, nước ở nhiều sông, hồ và cả nước ngầm cũng sẽ bị mặn, làm cho việc cấp nước sản xuất trở nên khó khăn.

Nhiệt độ tăng và mức độ khô hạn gia tăng sẽ làm tăng nguy phát triển sâu bệnh, dịch bệnh phá hoại cây cối, hoa màu, khi đó hệ sinh thái sẽ bị giảm sút, ảnh hưởng đến du lịch sinh thái.

Lượng mưa tăng sẽ làm hư hỏng mặt đường, đặc biệt làm hư hỏng nặng nề đối với các mặt đường cấp phối đá, các đường hẻm, đường liên ấp, nội ấp, các khu dân cư. Tiến độ thi công đường cũng bị ảnh hưởng, chất lượng công trình không

đảm bảo khi thi công trong điều kiện mưa, bão kéo dài. Nước biển dâng có thể nhấn chìm cơ sở hạ tầng giao thông ven biển từ đường bộ, bến bãi,...‌‌


2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

a. Thuận lợi

- Ưu thế về vị trí: là cửa ngõ phía Nam Thành phố hướng ra biển Đông.

- Hệ thống sông rạch nhiều (gần 200km), thông ra biển thuận lợi phát triển cảng biển và giao thông thủy nối liền thành phố, huyện Cần Giờ và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

- Huyện có tiềm lực lớn về đất đai: quỹ đất dồi dào đủ khả năng cho việc phát triển đô thị một cách đồng bộ, hiện còn nhiều khu đất nông nghiệp bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, năng suất thấp. Do vậy việc chuyển đổi chức năng để hình thành các khu dân cư, khu công nghiệp hoàn chỉnh là điều cần thực hiện để nâng cao giá trị sử dụng đất.

- Khu công nghiệp Hiệp Phước đang đi vào hoạt động, đây là yếu tố thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Tốc độ đô thị bắt nhịp với sự tăng trưởng năng động của Thành phố, đang hình thành và xây dựng các khu đô thị mới hiện đại về phía Nam của Thành phố.

b. Khó khăn

- Huyện Nhà Bè thuộc vùng thấp trũng, hướng địa hình thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam; độ cao trung bình 1,3m so với mặt nước biển, nơi cao nhất là 1,6m - 2,0m (thuộc các KDC). Những khu vực trũng có độ cao chỉ đạt 0,6m; ngoài ra địa hình trên địa bàn huyện còn bị chia cắt bởi các sông rạch, gây khó khăn và tốn kém trong việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông cầu cống và cơ sở hạ tầng.

-Hệ thống giao thông đường bộ kết nối với khu vực trung tâm Thành phố chưa được thuận lợi. Điều này ít nhiều làm giảm đi sự hấp dẫn của các khu dân cư mới tạo nên một khoảng cách trong sự phát triển về nhiều mặt về kinh tế và đời sống so với khu vực trung tâm Thành phố.

2.2. Đặc điểm tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Nhà Bè

2.2.1. Hiện trạng và những thay đổi trong sử dụng đất

1) Nhóm đất nông nghiệp:

Đến năm 2018, diện tích nhóm đất nông nghiệp của huyện còn 4.633,21 ha, giảm 580,90 ha so với hiện trạng năm 2016, do chuyển sang đất phi nông nghiệp. Cụ thể từng loại đất như sau:

Đất trồng lúa:

- Hiện trạng đất trồng lúa là 387,90 ha.

- Đất trồng lúa đến năm 2018 của huyện là 387,76 ha.

- Chu chuyển tăng: 0,00 ha.

- Chu chuyển giảm: 0,14 ha, do chuyển sang đất giao thông.

- Cân đối tăng (giảm): giảm 0,14 ha.

Đất trồng cây lâu năm:

- Hiện trạng đất trồng cây lâu năm là 3.276,93 ha.

- Đất trồng cây lâu năm đến năm 2018 của huyện là 2.974,73 ha.

- Chu chuyển tăng: 120,00 ha, do lấy từ đất nuôi trồng thủy sản.

- Chu chuyển giảm: 422,20 ha, do chuyển sang đất khu công nghiệp 300,80 ha, đất thương mại dịch vụ 0,42 ha, đất giao thông 9,94 ha, đất thủy lợi 15,18 ha, đất năng lượng 4,85 ha, đất y tế 1,70 ha, đất giáo dục 4,58 ha, đất ở nông thôn 68,50 ha và đất ở đô thị 16,23 ha.

- Cân đối tăng (giảm): giảm 302,20 ha.

Đất nuôi trồng thủy sản:

- Hiện trạng đất nuôi trồng thủy sản là 1.549,27 ha.

- Đất nuôi trồng thủy sản đến năm 2018 của huyện là 1.270,71 ha.

- Chu chuyển tăng: 0,00 ha.

- Chu chuyển giảm: 278,56 ha, do chuyển sang đất trồng cây lâu năm 120,00 ha, đất khu công nghiệp 134,37 ha, đất phát triển hạ tầng 2,90 ha, đất ở nông thôn 20,29 ha và đất ở đô thị 1,00 ha.

- Cân đối tăng (giảm): giảm 278,56 ha.

2. Nhóm đất phi nông nghiệp:

Đến năm 2018, diện tích nhóm đất phi nông nghiệp của huyện có 5.409,49ha, tăng 580,90 ha so với hiện trạng năm 2016, do chuyển từ nhóm đất nông nghiệp sang. Cụ thể từng loại đất như sau:

Đất quốc phòng

- Hiện trạng đất quốc phòng là 41,02 ha.

- Đất quốc phòng đến năm 2018 của huyện là 39,00 ha.

- Chu chuyển tăng: 0,00 ha.

- Chu chuyển giảm: 2,02 ha, do chuyển sang đất phát triển hạ tầng phục vụ dự án Đê kè từ Vàm Thuật đến sông Kinh tại xã Phú Xuân.

- Cân đối tăng (giảm): giảm 2,02 ha.

Đất an ninh

- Hiện trạng đất an ninh là 62,57 ha.

- Đất an ninh đến năm 2018 của huyện là 62,51 ha.

- Chu chuyển tăng : 0,00 ha.

- Chu chuyển giảm : 0,06 ha do chuyển sang đất phát triển hạ tầng phục vụ dự án Đê kè từ Vàm Thuật đến sông Kinh tại xã Phú Xuân.

- Cân đối tăng (giảm): giảm 0,06 ha.

Đất khu công nghiệp

- Hiện trạng đất khu công nghiệp là 407,94 ha.

- Đất khu công nghiệp đến năm 2018 của huyện là 915,24 ha.

- Chu chuyển tăng : 507,30 ha, được lấy từ đất trồng cây lâu năm 300,80 ha, đất nuôi trồng thủy sản 134,37 ha, đất hạ tầng 16,89 ha, đất ở nông thôn 3,09 ha và đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 52,15 ha để quy hoạch khu Công nghiệp Hiệp Phước (GĐII) và Khu công nghiệp Hiệp Phước (GĐII) mở rộng.

- Chu chuyển giảm : 0,00 ha.

- Cân đối tăng (giảm): tăng 507,30 ha.

Đất thương mại dịch vụ

- Hiện trạng đất thương mại dịch vụ là 159,47 ha.

- Đất thương mại dịch vụ đến năm 2018 của huyện là 159,03 ha.

- Chu chuyển tăng: 0,49 ha, được lấy từ đất trồng cây lâu năm 0,42 ha và đất ở nông thôn 0,07 ha.

- Chu chuyển giảm: 0,93 ha, do chuyển sang đất thủy lợi.

- Cân đối tăng (giảm): giảm 0,44 ha.

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

- Hiện trạng đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp là 32,35 ha.

- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp đến năm 2018 của huyện là 30,20 ha.

- Chu chuyển tăng: 0,00 ha.

- Chu chuyển giảm: 2,15 ha, do chuyển sang đất phát triển hạ tầng 1,82 ha và đất ở nông thôn 0,33 ha.

- Cân đối tăng (giảm): giảm 2,15 ha.

Đất phát triển hạ tầng

Đất phát triển hạ tầng bao gồm: đất giao thông, đất thủy lợi, đất truyền dẫn năng lượng, đất công trình bưu chính viễn thông, đất cơ sở văn hóa, đất cơ sở y tế,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2023