Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Trong Việc Hình Thành Và Phát Triển Đtmh Ở Việt Nam Trong Thời Gian Vừa Qua


Bảng 10:

Tình hình ĐTMH ở Việt Nam giai đoạn hiện nay



2002

2003

2004

2005

Nửa đầu 2006

Tổng lượng vốn ĐTMH các quỹ nắm giữ

(triệu USD)

114

114

218

228

286

Lượng vốn đã đầu tư

3

9

13

4

53

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 10

Nguồn: Asia Venture Capital Journal, năm 2003 và 2006 Bảng 10 cho thấy lượng vốn đã được đầu tư trong tổng số vốn mà các quỹ

nắm giữ chiếm một tỉ lệ rất thấp, nếu như năm 2002 tỉ lệ vốn mà các quỹ đầu tư được là 3 trong tổng số 114 triệu USD thì đến nửa đầu năm 2006, con số này là 53 triệu USD trong tổng số là 286 triệu USD. Điều này cho thấy tỉ lệ vốn mạo hiểm được giải ngân là không đáng kể so với vốn điều lệ mà các quỹ ĐTMH hiện có. Giải thích cho điều này, một cán bộ của quỹ ĐTMH IDG Việt Nam cho rằng, nguyên nhân là hoạt động ĐTMH ở Việt Nam còn đang ở giai đoạn bắt đầu và nhà ĐTMH chưa thật sự bị thuyết phục bởi các dự án của các doanh nghiệp trong nước.

Tính đến tháng 10/2005, tại Việt Nam đang có 10 công ty đầu tư tài chính đang điều hành 11 quỹ đầu tư ở Việt Nam, với tổng nguồn vốn đầu tư là 1158 tỉ USD, trong đó khoảng 300 triệu USD được dành cho ĐTMH. Trong các quỹ, quỹ có quy mô vốn lớn nhất là Prudential Vietnam Fund (500 triệu USD), thứ hai là Dragon Capital (200 triệu USD), ba quỹ tiếp theo có vốn 100 triệu USD là VinaCapital, IDG Venture và Manulife. Quỹ Aureos Capital có vốn 60 triệu USD, 4 quỹ còn lại có vốn 20 – 40 triệu USD, trong đó riêngMekong Enterprise Fund là 18,5 triệu USD14. Tuy nhiên, hầu hết các quỹ này đầu tư vào lĩnh vực tài chính, bất động sản, xây dựng, hàng tiêu dùng là chủ yếu.

Quỹ ĐTMH có những hoạt động khá tích cực tại Việt Nam hiện nay là Mekong Enterprise Fund (do công ty cổ phần Mekong Capital quản lý), thành lập tháng 4/2002. Sau một thời gian dài thăm dò thị trường, quỹ này đã rót vốn vào một số doanh nghiệp Việt Nam, hỗ trợ các phương thức quản lý, kinh doanh theo tiêu chuẩn quốc tế. Tháng 11/2003, Mekong Enterprise Fund đã đầu tư khoảng 0,8 triệu


14 Theo thời báo kinh tế Việt Nam, tháng 10/2005


USD vào công ty Cổ phần tin học Lạc Việt. Tháng 7/2005, quỹ này tiếp tục đầu tư

630.000 USD cho công ty cổ phần kiến trúc và trang trí nội thất AA, đưa tổng vốn vào doanh nghiệp này lên tới 1.657.740 USD. Tỉ lệ tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm của các công ty mà Quỹ đầu tư là 28,5% kể từ lúc được đầu tư cho đến ngày 30/6/2006. Với Quỹ Doanh nghiệp Mekong đã được đầu tư gần hết, Mekong Capital dự định khai trương quỹ đầu tư thứ 2 trong quý II/2006. Quỹ mới dự định có vốn đầu tư khoảng 50 triệu USD và có chiến lược đầu tư giống như Quỹ doanh nghiệp Mekong.


Bảng 11:

Danh mục công ty nhận đầu tư của Mekong Enterprise Fund tính đến

tháng 10/2006


Công ty nhận đầu tư

Số vốn đầu tư

(triệu USD)

Thời điểm đầu tư

CTCP nhựa Tân Đại Hưng

1.6

3/2003

CTCP Kiến trúc và xây dựng AA

1.68

3/2003, 1/2004, 7/2005

CTCP Tin học Lạc Việt

0.745

10/2003

CTCP Ngô Han (dây điện từ)

1.85

4/2004

CTCP Nam Hoa (đồ chơi bằng gỗ)

0.9

6/2004

CTCP In bao bì Minh Phuc

1

11/2004

CTCP chế biến gỗ Đức Thành

1.35

2/2005

CTCP May Minh Hoàng

1.85

4/2005

CTCP Gas Sài Gòn

1.85

8/2005

CTCP Mặt trời vàng

Chưa công bố


Nguồn: http://www.mekongcapital.com Đặc biệt, năm 2002, tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) của Mỹ đã thành lập Quỹ ĐTMH dự định đến năm 2010 tổng vốn sẽ lên tới 100 triệu USD.15 Quỹ hoạt động dưới dạng công ty cổ phần, theo Luật Đầu tư nước ngoài. Quỹ có kế hoạch sẽ tập


15 Vietnam Economic Times, 24/10/2002


trung đầu tư chủ yếu cho các doanh nghiệp mới thành lập trong lĩnh vực công nghệ thông tin (phần mềm, bán dẫn và viễn thông), đặc biệt là doanh nghiệp của các doanh nhân trẻ, với nhiều ý tưởng sáng tạo. Theo kế hoạch, Quỹ có thể đầu tư vốn ban đầu cho các công ty này khoảng từ 500.000 đến 1 triệu USD và có thể lên đến 6 triệu USD khi đến giai đoạn cuối. Đây là Quỹ ĐTMH nước ngoài đầu tiên ở Việt Nam quan tâm đến lĩnh vực phát triển công nghệ cao. Hiện nay, IDG Việt Nam có hai văn phòng đại diện, một ở thành phố Hồ Chí Minh, và một tại Tầng 15, tháp B toà nhà Vincom. Hà Nội. Tỷ lệ đầu tư theo lĩnh vực của IDG là 35% cho ngành CNTT – phát triển phần mềm, 20% cho cơ sở hạ tầng viễn thông và dịch vụ, 15% cho Internet, 15% cho sản xuất công nghệ và 15% cho công nghệ sinh học. Một ngày, trung bình Quỹ IDG Venture Việt Nam nhận được hơn 20 kế hoạch, ý tưởng kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam gửi đến16. Đến nay đã có 4 công ty nhận được sự đầu tư của Quỹ, với tổng số vốn là 5 triệu USD. Bốn công ty này là iShere Software, Peacesoft Solutions, Vietnamworks.com (Navigos Group) và Vinagame. Các công ty này đều đã thu được những thành tựu nhất định, có sản phẩm và dịch vụ đi theo xu hướng phát triển của ngành công nghệ thông tin, có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.

Dragon Capital, tập đoàn chuyên về các dịch vụ đầu tư tài chính, hiện nay đang quản lý 145 triệu USD của Quỹ đầu tư Vietnam Enterprise Investments Ltd. Quỹ này bỏ ra khoảng 100 triệu USD cho hơn 50 doanh nghiệp trong nước, khoảng 15 doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước, có đường hướng phát triển ổn định (tính đến tháng 1/2006). Trong đó có 3 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin là Global Cybersoft Inc, SilkRoad Systems và Glass Egg Digital Media (chiếm 9,2% tổng vốn đầu tư). Còn lại là đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng, bất động sản, du lịch, ngân hàng, giao nhận vận tải, điện tử (CTCP cơ điện lạnh – REE), viễn thông (CTCP Cáp và vật liệu viễn thông – SACOM). Cuối năm 2004, Dragon Capital đã khai trương thêm một quỹ nữa là Vietnam Growth Fund Ltd với tổng nguồn vốn là 75 triệu USD.


16 Theo ông Nguyễn Bảo Hoàng, Giám đốc điều hành IDG Vietnam


VinaCapital, một công ty đầu tư khác, từ này đến tháng 12/2006 đặt mục tiêu thu hút thêm từ 40 đến 60 triệu USD cho Quỹ đầu tư Vietnam Oppoturnity Fund (VOF), đưa tổng số vốn mà Quỹ đang nắm giữ lên khoảng 130 triệu đến 150 triệu USD. VOF hiện nay đã được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Alternative investment market tại London. VOF đầu tư vào các lĩnh vực như dịch vụ tài chính, bất động sản và hàng tiêu dùng tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. VOF là quỹ đầu tư hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam năm 2004 với giá trị tài sản ròng tăng 25% và giá cổ phiếu tăng 38% (Venture Capital Journal – 11/2005).

Như vậy, có thể nói mặc dù đã có nhiều quỹ ĐTMH hình thành tại Việt Nam trong thời gian qua nhưng hầu hết các quỹ chỉ chấp nhận tỉ lệ rủi ro thấp, đa số tìm đến các doanh nghiệp đã thành công trên thương trường, khẳng định được tên tuổi và uy tín. Trong số các quỹ ĐTMH hiện nay thì chỉ có IDG Ventures Vietnam là chuyên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao. Một điểm đáng chú ý nữa là tất cả các quỹ ĐTMH đang hoạt động ở Việt Nam hiện nay đều là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Cho đến nay, thị trường vốn mạo hiểm ở Việt Nam vẫn chưa hiện diện một quỹ ĐTMH nội địa nào theo đúng nghĩa của loại hình ĐTMH. Một số quỹ mới thành lập gần đây như Quỹ Thành Việt, Vietfund, Phangxipang đều là những quỹ đầu tư đơn thuần chứ chưa thực sự là quỹ ĐTMH với các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là chứng khoán, bất động sản, v.v …

3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc hình thành và phát triển ĐTMH ở Việt Nam trong thời gian vừa qua

Theo phân tích ở trên, việc hình thành và phát triển loại hình ĐTMH ở Việt Nam là cần thiết. Sự quan tâm của các nhà đầu tư mạo hiểm đối với thị trường Việt nam hiện nay là những dấu hiệu cho thấy nhu cầu thị trường đối với loại hình đầu tư này. Tuy nhiên, quá trình hình thành và phát triển của hoạt động ĐTMH trên thực tế liên quan đến rất nhiều khía cạnh và cần có những điều kiện nhất định, nhất là những qui định khuôn khổ pháp luật. Dưới đây sẽ xem xét những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong việc mở rộng và phát triển loại hình đầu tư này ở Việt Nam.

a. Thuận lợi


Thứ nhất, thị trường chứng khoán Việt nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2000. Cho đến nay, mặc dù thị trường chứng khoán của Việt nam chưa đóng vai trò lớn trong việc huy động nguồn vốn trong nền kinh tế nhưng bước đầu đã hứa hẹn tạo ra một kênh rút vốn tiềm năng cho các Quỹ ĐTMH trong thời gian tới. Gần đây, Nhà nước cũng nới lỏng những qui định về sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán, tạo điều kiện cho các công ty nhỏ có thể niêm yết trên thị trường này.

Thứ hai, khu vực doanh nghiệp tư nhân và tinh thần kinh doanh được khuyến khích và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Một trong những dấu mốc quan trọng là sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2000 đã khơi thông những rào cản pháp lý đối với khu vực tư nhân, tạo nên môi trường pháp lý thuận lợi và gia tăng số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam . Ngoài ra nhiều chủ trương, chính sách và các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước đối với phát triển khu vực tư nhân đã thể hiện rõ ràng sự cam kết của Nhà nước trong việc phát triển khu vực này. Cũng từ đó khuyến khích tinh thần kinh doanh trong dân chúng và hứa hẹn những dự án hấp dẫn cho các nhà ĐTMH.

Thứ ba, trong thời gian qua, nhiều qui định của nhà nước đối với đầu tư có vốn nước ngoài cởi mở hơn. Những chính sách này có tác động đáng kể đến ĐTMH bởi các quỹ ĐTMH hiện nay đang hoạt động ở Việt Nam là những Quỹ do người nước ngoài đầu tư. Chính vì vậy, việc Nhà nước cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong các doanh nghiệp trong nước đã mở rộng hơn cơ hội đầu tư của các Quỹ ĐTMH.

Thứ tư, kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định trong khu vực, GDP tăng trung bình khoảng 7%. Nền kinh tế tăng trưởng cao, ổn định hứa hẹn một thị trường tốt cho các hoạt động kinh doanh.

b. Khó khăn

Thứ nhất, về hành lang pháp lý, ĐTMH là loại hình đầu tư mới ở Việt Nam. Hiện nay, trong các văn bản pháp qui, chưa có văn bản nào đề cập trực tiếp đến hình thức ĐTMH mà chỉ mới có một số qui định có liên quan đến hoạt động này như qui định về hoạt động của Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ đầu tư. Như trên đã trình


bày, một trong những hình thức hoạt động phù hợp đối với quỹ ĐTMH là công ty hợp danh hữu hạn thì hiện nay Luật Doanh nghiệp đã có quy định về loại hình công ty này nhưng thành viên của công ty chỉ có thể là cá nhân. Trong khi đó, theo kinh nghiệm của các nước, các thành viên góp vốn phần lớn là các tổ chức như ngân hàng, quỹ hưu trí, các viện nghiên cứu, trường đại học, v.v… và thành viên hợp danh cũng có thể là các công ty quản lý quỹ. Chính vì vậy, chưa có qui định pháp lý phù hợp để quỹ ĐTMH hoạt động ở Việt Nam dưới hình thức công ty hợp danh hữu hạn.

Những nhà đầu tư mạo hiểm tiềm năng ở Việt Nam có thể là những nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đối với các nhà đầu tư trong nước có thể kể đến như công ty bảo hiểm, ngân hàng, tổng công ty, các viện nghiên cứu, trường đại học và các cá nhân. Nguồn vốn tiềm năng cho hoạt động ĐTMH ở Việt Nam trước mắt sẽ không nhiều. Bởi vì, ở các nước khác, nguồn vốn cho ĐTMH chủ yếu từ quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, từ ngân hàng, v.v… Ở Việt Nam, những thể chế tài chính này hiện đang quá trình chuyển đổi cơ chế hoạt động nên khó có thể huy động họ tham gia vào ĐTMH. Như vậy, Việt nam có thể huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau, như từ cá nhân, viện nghiên cứu, trường đại học, tổng công ty. Tuy nhiên, hiện nay, ngoài đầu tư của cá nhân, đầu tư của các tổ chức khó có thể thực hiện được do chưa có hành lang pháp lý cho phép các tổ chức này thực hiện hoạt động ĐTMH.

Thứ hai, đối với các quỹ ĐTMH nước ngoài, một trong những qui định quan trọng, có ảnh hưởng đến hoạt động này là hạn chế cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, theo qui định, Nhà nước chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tối đa 30% vốn của công ty trong nước. Qui định này hạn chế người nước ngoài đầu tư nhiều hơn cho các dự án công nghệ và những ý tưởng sáng tạo. Thực tế ở Việt Nam, những người có ý tưởng sáng tạo khó có thể huy động được vốn từ các nguồn khác, nếu có nguồn vốn từ ĐTMH chắc sẽ là nguồn vốn chính. Chính vì vậy, giới hạn 30% là tương đối thấp trong hoạt động ĐTMH liên quan đến ý tưởng sáng tạo và công nghệ mới.


Thứ ba, một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của những khoản đầu tư vào triển khai những ý tưởng sáng tạo mới là quyền sở hữu trí tuệ được đảm bảo. Quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ thì nhà đầu tư mới yên tâm bỏ vốn phát triển ý tưởng sáng tạo/dự án công nghệ mới đó. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt nam còn nhiều bất cập. Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả hàng nhái còn tràn lan. Đặc biệt, đáng báo động nhất là trong lĩnh vực phần mềm, một trong những lĩnh vực có tiềm năng huy động được sự quan tâm của các nhà ĐTMH.

Thứ tư, môi trường kinh doanh ở Việt nam hiện nay còn chưa khuyến khích sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh và mang tính "chụp giật". Ví dụ, các quy định về thuế không rõ ràng và mức thuế thu nhập khá cao buộc nhiều DN trong nước có xu hướng thực hiện chế độ kế toán không minh bạch. Chính sự không minh bạch đó cũng là yếu tố làm các nhà đầu tư mạo hiểm e ngại đồng thời các doanh nghiệp cũng không muốn nhận khoản ĐTMH vì họ không muốn sự can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các nhà ĐTMH. Tính chụp giật thể hiện ở chỗ bản thân những người kinh doanh chưa có chiến lược đầu tư dài hạn mà đa phần chỉ nhìn vào ngắn hạn. Chính vì chủ yếu quan tâm đến lợi ích ngắn hạn nên đã làm trầm trọng thêm tính không minh bạch trong kinh doanh mặt khác không khuyến khích khu vực doanh nghiệp tham gia ĐTMH.

Thứ năm, các ngành công nghệ cao của Việt Nam hiện nay mới đang trong giai đoạn khởi đầu, nhất là so với các nước trong khu vực. Ngành này hiện tại còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình cạnh tranh với các nước khác về nguồn nhân lực, về nắm bắt và tiếp cận các thị trường. Việt nam hiện chưa có cơ chế phù hợp để biến tiềm năng về nguồn nhân lực đó trở thành cơ hội đầu tư cho các nhà ĐTMH. Hiện nay, cơ chế quản lý các nhà nghiên cứu và phát triển công nghệ cũng như các tổ chức nghiên cứu và phát triển còn gò bó, còn mang tính bao cấp, chưa khuyến khích được các cá nhân và tổ chức phát huy tính sáng tạo của mình

Thứ sáu, nguồn nhân lực người Việt Nam phù hợp cho phát triển ĐTMH hiện chưa có. ĐTMH là lĩnh vực rất mới ở Việt nam nên nguồn nhân lực hiểu biết và có những kỹ năng cần thiết cho loại hình kinh doanh này, đặc biệt là những kỹ năng


quản lý đầu tư, lựa chọn những dự án có tính khả thi và tham gia tư vấn cho doanh nghiệp có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ĐTMH hầu như chưa có. Hiện nay, đa số nhân viên chính của các Quỹ ĐTMH là người nước ngoài, người Việt Nam chỉ đóng vai trò trợ giúp. Trong hệ thống tri thức trong trường đại học cũng chưa cung cấp kiến thức về loại hình đầu tư này.

III. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chương hai đã nghiên cứu những bài học thành công và chưa thành công trong hoạt động ĐTMH tại một số nước châu Á. Tuy nhiên sẽ rất khập khiễng khi áp dụng tất cả những thành công của các nước cho sự hình thành và phát triển hoạt động ĐTMH tại Việt Nam. Do vậy, bài học kinh nghiệm được rút ra phải được lựa chọn từ sự thành công cũng như thất bại của các nước và phải phù hợp với thực tiễn cụ thể của Việt Nam. Từ việc nghiên cứu hoạt động ĐTMH của một số nước châu Á, trên cơ sở phân tích thực trạng ĐTMH tại Việt Nam trong những năm qua và những thuận lợi cũng như khó khăn trong việc phát triển ĐTMH ở Việt Nam, tác giả xin tổng hợp các kinh nghiệm sau đây cho loại hình kinh doanh này ở Việt Nam trong thời gian tới. Những bài học kinh nghiệm này cũng đồng thời là căn cứ để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cho sự phát triển của ĐTMH tại Việt Nam. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm các nước cho hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm Việt Nam bao gồm:

1. ĐTMH chỉ có thể phát huy vai trò của chúng đối với nền kinh tế khi được phát triển dựa trên nhu cầu của thị trường

ĐTMH thực chất là một hoạt động kinh doanh vốn. Do đó, cũng như các hoạt động kinh doanh khác, ĐTMH chỉ có thể tác động tới các khía cạnh trong nền kinh tế như phát triển công nghệ, thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân, kích thích sự phát triển của thị trường vốn, v.v… khi nó thực sự dựa vào tín hiệu thị trường và nhận được sự chấp nhận của thị trường để hoạt động hiệu quả . Cho dù hoạt động ĐTMH có được tiến hành theo hình thức này hay hình thức khác thì nó vẫn phải được vận hành dựa trên quy luật tất yếu về cung cầu, tức là ở đâu có cầu thì ở đó ắt sẽ có cung. Một khi trong xã hội còn tồn tại những ý tưởng táo bạo và có tính khả thi thì nguồn cung vốn mạo hiểm vẫn có thể phát huy tính hiệu quả của nó. Sự thành công

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí