Các Tct Tính Theo Ngành Nghề, Lĩnh Vực ( Đến 1998)

mặt hình thành nên những LHXN lẽ ra không nên tồn tại, mặt khác chúng đã chia cắt nền kinh tế thành nhiều lĩnh vực theo chiều dọc với xu hướng tự cấp, đóng cửa, không có mối liên kết kinh tế kỹ thuật. Mô hình này cho thấy sự không phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất.

Nhận thức rõ những hạn chế này Đảng và Nhà nước ta đã liên tiếp có những điều chỉnh. Ngày 22/3/1989, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 217/HĐBT quy định Điều lệ mới về LHXN theo hướng nâng cao quyền tự chủ của các xí nghiệp thành viên. Tiếp sau đó, ngày 22/11/1991 Hội đồng Bộ trưởng cho ra đời Nghị định 388/HĐBT về việc các đơn vị thành viên được đăng ký thành lập doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo điều lệ về doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Nghị định này đã đánh dấu sự tan rã của mô hình LHXN quản lý tập trung và làm thay đổi căn bản cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của mô hình LHXN hoạt động báo sổ. Nhiều liên hiệp ở các địa phương giải thể, các liên hiệp Trung ương và các bộ, ngành tìm tòi hướng đi mới.

Sau hơn 20 năm đổi mới, bối cảnh quốc tế có nhiều biến động, cơ chế quản lý từng bước được đổi mới đã đặt ra yêu cầu sắp xếp lại các LHXN theo hướng hình thành thực thể kinh doanh có quy mô lớn phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhận thức rõ điều đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng xác định: “Sắp xếp lại các LHXN phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường...xây dựng một số công ty hoặc LHXN lớn, có uy tín và khả năng cạnh tranh trong quan hệ kinh tế với nước ngoài”[9]. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7, một lần nữa Đảng ta nhấn mạnh chủ trương: “Hình thành một số tổ chức kinh tế lớn với mục đích tích tụ, tập trung cao về vốn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới” [10].

Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 7/4/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90/TTg và yêu cầu tiếp tục làm thủ tục và đăng ký lại DNNN chưa được sắp xếp theo Nghị định 388/HĐBT, đồng thời tiến hành sắp xếp, đăng ký lại các LHXN, Tổng công ty (TCT). Ngày 7/3/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 91/TTg về thí điểm thành lập một số

TCT theo mô hình tập đoàn kinh doanh. Các đơn vị được lựa chọn thí điểm các TCT hoặc công ty lớn, nắm giữ những ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, có mối liên hệ về ngành nghề, vùng lãnh thổ.

Một trong những nội dung đáng chú ý của Quyết định 90/TTg và 91/TTg là các tiêu chí đã được lượng hóa: Đối với TCT 90, phải có ít nhất 5 đơn vị thành viên có quan hệ với nhau về công nghệ, tài chính, chương trình đầu tư phát triển, dịch vụ về cung ứng, vận chuyển, tiêu thụ...; toàn TCT phải có vốn pháp định ít nhất 500 tỷ đồng, đối với các ngành đặc thù thì vốn có thể ít hơn nhưng không dưới 100 tỷ đồng. Đối với các tập đoàn kinh doanh được thành lập theo Quyết định 91/TTg (TCT 91), phải có ít nhất 7 thành viên, có quan hệ với nhau trên nhiều mặt, có vốn pháp định ít nhất là 1000 tỷ đồng, đảm bảo vừa hạn chế độc quyền vừa hạn chế cạnh tranh tự phát, tùy tiện; có thể hoạt động đa ngành nhưng nhất thiết phải có ngành kinh doang chủ đạo; mỗi tập đoàn doanh nghiệp được tổ chức công ty tài chính với chức năng điều hòa vốn trong nội bộ cũng như đầu tư, liên doanh với các thực thể kinh doanh khác.

Cũng cần lưu ý rằng trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 91/TTg về “Thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế” đã được sửa thành “Thí điểm thành lập một số TCT theo mô hình tập đoàn kinh doanh”. Rõ ràng đây không đơn thuần là sự thay đổi về mặt từ ngữ, quan trọng hơn, đó là sự thay đổi về cách nhìn, bước đi, nội dung...để thành lập các tập đoàn kinh doanh thực thụ.

Sau gần 5 năm hoạt động, mô hình TCTNN đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Nhận định rõ hiện trạng và xu hướng phát triển của mô hình này, văn kiện Hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã chỉ rõ: “Tổng kết mô hình TCTNN, trên cơ sở đó có phương án xây dựng các TCT thực sự trở thành những TĐKT mạnh, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao, thực sự là xương sống của nền kinh tế. Xem xét lại những TCT không phù hợp, hoạt động kém hiệu quả” [11, tr.71]

Tính đến năm 1998, cả nước có 17 TCT và 77 TCT 90. Các TCT 91 đã chiếm lĩnh hầu hết những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.

Bảng 2.1 : Các TCT tính theo ngành nghề, lĩnh vực ( đến 1998)


STT

Ngành, lĩnh vực

TCT 91

TCT 90

Tổng số

1

Công nghiệp

7

12

19

2

Nông nghiệp

4

14

18

3

Giao thông-vận tải

2

12

14

4

Xây dựng

1

11

12

5

Bưu chính viễn

thông

1

0

11

6

Dầu khí

1

0

1

7

Hàng không

1

0

1

8

Thủy sản

0

3

3

9

Tài chính

0

1

1

10

Ngân hàng

0

5

5

11

Thương mại

0

8

8

12

Y tế

0

2

2

13

Văn hóa-thông tin

0

1

1

14

Địa phương

0

8

8


Tổng cộng

17

77

94

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Mô hình tập đoàn kinh tế Việt Nam - Hiện trạng và xu hướng phát triển trong thời gian tới - 6

Nguồn: [31]

Hội nghị lần thứ Ba, Ban chấp hành Trung ương khóa IX trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc những đóng góp cũng như những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong toàn hệ thống DNNN nói chung và các TCT nói riêng, đã ra Nghị quyết về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển DNNN. Nghị quyết nêu rõ quan điểm chỉ đạo và những giải pháp lớn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCTNN, từng bước hình thành các TĐKT: “Hình thành một số TĐKT mạnh trên cơ sở các TCTNN, có sự tham gia của các thành phần kinh tế, kinh doanh đa nghành, trong đó có ngành kinh doanh chính, chuyên môn hóa cao và có vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế quốc dân...Thí điểm hình thành TĐKT trong

một số lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh, có khả năng phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả như : dầu khí, viễn thông, điện lực...” [12, tr.21].

Triển khai Nghị quyết này, tháng 11-2005, TĐKT đầu tiên của nước ta là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TVN) ra đời và đi vào hoạt động, theo Quyết định số 198/2005/QĐ-TTg, ngày 8-8-2005 của Thủ tướng Chính phủ, về việc thành lập công ty mẹ. Cùng năm đó, TCT Dệt may Việt Nam cũng chuyển thành Tập đoàn Dệt may Việt Nam; TCT Bảo hiểm Việt Nam cũng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt. Năm 2006, TCT Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) chuyển thành Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT), TCT Dầu khí Việt Nam chuyển thành Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 4/2006) tiếp tục nhấn mạnh chủ trương hình thành các TĐKT trong nền kinh tế Việt Nam “Thúc đẩy việc hình thành một số TĐKT và TCTNN mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có ngành chính; có nhiều chủ sở hữu, SHNN giữ vai trò chi phối” [15, tr 232]

Đầu năm 2007, Thủ tướng Chính phủ có văn bản đồng ý để TCT Thuốc lá Việt Nam chuyển thành Tập đoàn Thuốc lá Việt Nam; chỉ đạo, yêu cầu Bộ Xây dựng xây dựng đề án thành lập Tập đoàn Công nghiệp xây dựng (do TCT Sông Đà làm nòng cốt), và Tập đoàn Chế tạo cơ khí nặng (do TCT Lắp máy Việt Nam làm nòng cốt); TCT Cao su Việt Nam chuyển thành Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.

Tính đến hết tháng 4/2007 nền kinh tế Việt Nam đã có 8 TĐKT.

2.3. Đánh giá những điều kiện ban đầu hình thành các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam

Thứ nhất: Những điều kiện khách quan,

- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: Hội nhập kinh tế mà đặc biệt là việc gia nhập WTO tạo nhiều điều kiện cho việc phát triển kinh tế- xã hội nói chung và các TĐKT nói riêng. Quá trình này thúc đẩy luân chuyển các nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực, mở rộng quan hệ thương mại song phương và đa phương...tạo tiền đề thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước

phát triển, trong đó có các TĐKT. Đồng thời với việc mở rộng quan hệ hợp tác, các tập đoàn lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam, tạo môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, do đó nếu không có thực lực, không đảm bảo năng lực cạnh tranh thì các TĐKT Việt Nam có thể thua ngay trên sân nhà.

- Công cuộc CNH, HĐH đất nước: Mục tiêu CNH, HĐH đất nước đặt ra yêu cầu huy động nguồn lực cao hơn cả về vốn, đất đai, lao động và công nghệ. Đồng thời cũng đặt ra yêu cầu phải xây dựng những trụ cột của nền kinh tế, cụ thể là hình thành những doanh nghiệp quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả để tạo những thực lực cho quá trình CNH, HĐH đất nước.

- Trình độ phát triển của kinh tế thị trường: Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam từng bước hoàn thiện nền kinh tế thị trường, dần xác lập các quyền sở hữu, tôn trọng tự do kinh doanh. Có thể nói, nền kinh tế Việt Nam về cơ bản đã vận hành dựa trên các quy luật của thị trường như trong giải trình của Việt Nam khi gia nhập WTO và việc Liên minh Châu Âu (EU) công nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là những minh chứng cụ thể. Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng luôn có những mặt trái như chỉ tập trung tìm kiếm lợi nhuận, không chú ý đầy đủ đến môi trường; việc khai thác nguồn lực kém hiệu quả và không bền vững; đặt lợi ích cục bộ lên trên lợi ích tổng thể…đã và đang là những cản trở đối với quá trình phát triển kinh tế nói chung, các TĐKT nói riêng.

- Sự phát triển kinh tế tri thức: Kinh tế tri thức gắn với phát triển công nghệ cao. Do đó, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao có vai trò quan trọng. Đây cũng là động lực thúc đẩy phát triển các TĐKT. Tuy nhiên với xu hướng phát triển này, thế mạnh của các TĐKT dựa vào các nguồn lực Nhà nước (nguồn tài nguyên, vốn) bị giảm mạnh.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ: Từ giữa những năm 1980, cuộc cách mạng thông tin đã làm biến đổi căn bản cách thức sản xuất của xã hội, tổ chức lại căn bản về công nghệ sản xuất, tổ chức lại tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội trên cơ sở những ngành công nghệ cao như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng, công nghệ tự động hóa trên cơ sở kỹ thuật điện tử...Công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, hòa vào từng khâu, từng quy trình sản

xuất, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị. Tốc độ phát triển cao của khoa học công nghệ tạo tiền đề phát triển các TĐKT bởi đây là những đơn vị có tiềm lực, quy mô lớn, hoạt động kinh doanh trên phạm vi rộng và luôn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại. Những sản phẩm khoa học công nghệ mới sẽ thúc đẩy các TĐKT mở rộng thị trường, lĩnh vực và ứng dụng những biện pháp quản lý hiện đại.

Thứ hai, điều kiện từ phía Nhà nước,

- Môi trường kinh doanh trong nước: Trong thời gian qua, môi trường kinh tế vĩ mô của nước ta luôn đảm bảo sự ổn định cần thiết cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngay cả khi các nước láng giềng bị khủng hoảng tài chính tiền tệ thì ở nước ta môi trường vĩ mô cũng khá tốt với việc đảm bảo ổn định tiền tệ, ổn định lãi suất, tỷ giá hối đoái. Môi trường chính trị xã hội trong thời gian qua cũng không biến động, tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư, từng bước minh bạch hóa quyền sở hữu. Môi trường cạnh tranh từng bước được cải thiện, tạo tiền đề thúc đẩy các TĐKT phát triển. Bên cạnh đó, kinh tế thị trường từng bước được hoàn thiện với việc phát triển đồng bộ các loại thị trường, trước hết là một số loại thị trường cơ bản như thị trường tiền tê, thị trường sức lao động..., kết cấu hạ tầng kinh tế được chú ý đầu tư, kết cấu hạ tầng xã hội có những tiến bộ đáng ghi nhận. Tất cả những yếu tố trên đã tạo môi trường thuận lợi để TĐKT ra đời và phát triển.

- Môi trường pháp lý: Trong thời gian qua, Chính phủ không ngừng nỗ lực điều chỉnh hệ thống pháp luật phù hợp với quy định của WTO và với thông lệ quốc tế. Những điều chỉnh này đã cải thiện đáng kể các quan hệ pháp lý trên hầu hết các mặt, trước hết là lĩnh vực kinh tế. Các đạo luật cơ bản cho sự ra đời và phát triển các TĐKT đã được ban hành như Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh và kiểm soát độc quyền với các nghị định thông tư nhằm cụ thể hóa những nội dung chủ yếu.

- Cơ chế quản lý: Cơ chế quản lý đối với hệ thống doanh nghiệp, trước hết là các DNNN không ngừng được đổi mới, hoàn thiện theo hướng tách chức năng của chủ sở hữu với chức; năng quản lý sản xuất kinh doanh; giảm tỷ trọng doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bằng nhiều biện pháp như cổ phần hóa (CPH), giao, bán, khoán, kinh doanh, cho thuê DNNN...Những thay đổi quan trọng của cơ chế quản lý, trước hết là cơ chế quản lý đối với khu vực

DNNN góp phần quan trọng thúc đẩy hình thành, phát triển các TĐKT chủ yếu dựa trên sở hữu Nhà nước (SHNN).


Thứ ba, điều kiện từ bản thân các TCTNN

Tính đến trước khi TĐKT đầu tiên của Việt Nam được thành lập [27], các điều kiện cơ bản từ phía bản thân các TCTNN - lực lượng nòng cốt để chuyển đổi theo mô hình tập đoàn, đã đạt được một số kết quả ban đầu:

- Điều kiện về tích tụ tập trung sản xuất : Hình thành các TCT 91 đã tạo tiền đề quan trọng cho quá trình tích tụ, tập trung sản xuất ở mô hình kinh doanh này. Nhiều TCT chiếm tỷ trọng lớn trong thị trường nội địa như than(97%), điện (94%)...Xét về trình độ tích tụ, tập trung sản xuất biểu hiện ở quy mô vốn có thể thấy, mặc dù quy mô vốn còn nhỏ so với các tập đoàn nước ngoài nhưng tốc độ tăng trưởng vốn khá nhanh. Nếu như năm 1996, tổng vốn kinh doanh của các TCT 91 đạt 61.473.597 tỷ đồng, trung bình mỗi TCT đạt xấp xỉ 3.400 tỷ [23,tr3] thì sau 10 năm (2005), con số này là 458.780.684 tỷ đồng [7], trung bình mỗi TCT đạt xấp xỉ 25.500 tỷ gấp khoảng 7,5 lần so với năm 1996. Như vậy, xét về khả năng tích tụ, tập trung vốn kể từ khi thành lập, các TCT 91 của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng rất cao, tạo những tiền đề cần thiết để từng bước tái cơ cấu theo mô hình tập đoàn.

- Điều kiện về liên kết kinh tế: Trong giai đoạn đầu, việc thành lập các TCTNN với những doanh nghiệp cùng ngành, hoạt động trong cùng một lĩnh vực đã tạo điều kiện hình thành các liên kết nhất định như: liên kết về sản phẩm, thị trường, về các khâu trong dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên các liên kết này chưa hoàn toàn dựa trên tất yếu kinh tế. Nhằm khắc phục những bất cập trong liên kết kinh tế giữa các đơn vị thành viên TCT, ngay từ năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thí điểm tại một số doanh nghiệp theo mô hình CTM-CTC như quyết định số 58/2004/QĐ-TTg ngày 7/4/2004 về phê duyệt đề án thí điểm chuyển TCT Rượu-bia-nước giải khát Hà Nội sang hoạt động theo mô hình CTM-CTC...Đến 9/8/2004, Chính phủ ban hành Nghị định 153/2004/NĐ-CP về tổ chức, quản lý TCTNN và chuyển đổi TCTNN, công ty nhà nước độc lập sang hoạt động theo mô hình CTM-CTC. Như vậy,

từ các liên kết ban đầu là các doanh nghiệp cùng lĩnh vực, các TCT đã có những điều kiện cần thiết để tạo lập các liên kết dựa trên nguyên tắc và quy luật thị trường.‌

Ngoài tích tụ, tập trung sản xuất và liên kết kinh tế, các điều kiện hình thành TĐKT khác như năng lực cán bộ quản lý, trình độ công nghệ, năng lực sản xuất, chiến lược, hiệu quả kinh doanh...cũng đã có nhiều tiến bộ vượt bậc.

2.4. Thực trạng phát triển một số tập đoàn, tổng công ty theo hướng tập đoàn kinh tế.

Hoạt động của các TCT theo hướng tập đoàn trong những năm qua tuy đã đạt được những kết quả khả quan nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều mặt yếu kém, chính điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển các TĐKT ở nước ta, điều đó được thể hiện trên các mặt sau:

2.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của một số Tập đoàn, Tổng công ty 91

Những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, lạm phát cao, thị trường tiền tệ, chứng khoán, bất động sản biến động phức tạp, chi phí nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất liên tục tăng đã tác động không nhỏ tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty Việt Nam. Theo Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, tổng hợp các báo cáo của 18 tập đoàn, tổng công ty 91 và 56 tổng công ty 90 trong 6 tháng đầu năm 2008 cho thấy:

2.4.1.1. Tổng vốn nhà nước của 18 tập đoàn, tổng công ty 91 và 56 tổng công ty 90 trong 6 tháng đầu năm 2008 là 402.815 tỉ đồng. Trong đó, vốn nhà nước tại 18 tập đoàn, tổng công ty 91 là 296.600 tỉ đồng.

2.4.1.2. Tổng doanh thu: 510.811 tỉ đồng, đạt 59,3% kế hoạch năm, tăng 50,8% so với cùng kỳ 2007. Trong đó, 18 tập đoàn, tổng công ty 91 đạt 367.667 tỉ đồng, đạt 62% kế hoạch năm, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2007.

Những tập đoàn, tổng công ty nhà nước có mức doanh thu cao là: Tập đoàn Dầu khí đạt 76% kế hoạch năm, tăng 68% so với cùng kỳ 2007; Tổng công ty Lương thực miền Bắc đạt 82,3% kế hoạch năm, tăng 68,8% so với cùng kỳ 2007; Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp đạt 84% kế hoạch năm, tăng 65,8% so với cùng kỳ 2007; Tổng công ty Hóa chất tăng 63% so với cùng kỳ 2007...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022