Quan Điểm Và Giải Pháp Phát Triển, Nâng Cao Vai Trò Của Các Tập Đoàn Kinh Tế‌

lực. Về trình độ quản lý, từ kết quả điểu tra của tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) và Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đối với các doanh nghiệp cỡ trung và lớn, ông Lê Đăng Doanh cho rằng: “Tình trạng chung là quản lý luộm thuộm, tuỳ hứng, không có tính chuyên nghiệp, không khoa học và cũng chẳng có một chiến lược cụ thể nào” [16]. Như vậy, các TĐKT thiếu một chiến lược phát triển bền vững, sử dụng vũ khí cạnh tranh chủ yếu là độc quyền và chính sách giá mà không dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và trình độ quản lý là một trong những nguyên nhân từ nội tại.

Nguyên nhân thứ tư phải kể đến là các TĐKT thí điểm thiếu một chiến lược kinh doanh mang tính dài hạn. Kinh nghiệm quản lý của một số tập đoàn có vốn đầu tư Nhà nước như Temasek (Singapore) hay Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc cho thấy, tầm nhìn, chiến lược của các nhà quản lý có ảnh hưởng quyết định đến thành công trong kinh doanh. Với quy mô vốn lớn, nắm giữ nguyền tài nguyên quan trọng của quốc gia, lãnh đạo các TCT chưa đúng tầm với trọng trách được giao. Bên cạnh đó, tâm lý sợ trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm cho tập thể hoặc đẩy lên cấp trên đã làm mất tính sáng tạo, quyết đoán trong kinh doanh. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp lựa chọn các quyết định, phương án đầu tư an toàn thay vì đầu tư mạo hiểm, chớp thời cơ - yếu tố tạo nên thành công. Phương án kinh doanh và quyết định đầu tư của các TCT, TĐKT phải trình lên chủ sở hữu, trong nhiều trường hợp đã làm mất cơ hội kinh doanh, thiệt hại cho doanh nghiệp.

- Nhóm nguyên nhân từ phía Nhà nước: Nhà nước vừa giữ vai trò chủ sở hữu, vừa có vai trò tạo lập môi trường cho các TĐKT hoạt động.

Với vai trò chủ sở hữu, Nhà nước tìm kiếm một cơ chế đại diện (do Nhà nước uỷ quyền, thực hiện các công việc được Nhà nước giao phó). Cũng chính cơ chế đại diện là nguyên nhân của những bất cập phát sinh: Trong trường hợp, đại diện không đủ năng lực và phẩm chất, trong một số trường hợp khác, đại diện mắc sai lầm trong quản lý nhưng không thể quy trách nhiệm đến cùng cho những người liên quan; một trường hợp khác, đại diện không phát huy hết tài năng, phẩm chất trong các quyết định quan trọng vì dù sao cũng chỉ là “đại diện”. Quan hệ giữa chủ sở hữu và người quản lý chưa rõ “...thực tế ở nước ta hiện nay vẫn là chia sẻ trách nhiệm. Khi xảy ra sự cố,

người đièu hành doanh nghiệp thường đẩy trách nhiệm lên trên. Như vậy, người trực tiếp điều hành vừa không đủ quyền tự chủ lại không phải chịu trách nhiệm về kết quả của mình dẫn đến tình trạng cha chung không ai khóc” [20].

Với tư cách chủ thể quản lý, Nhà nước nỗ lực xây dựng môi trường bình đẳng cho các loại hình kinh doanh trong một sân chơi chung nhưng sự ưu ái đối với các công ty do mình sở hữu hiện vẫn tồn tại bằng nhiều hình thức, từ cho vay, đầu tư vốn, trách nhiệm xã hội...đến những biện pháp thiếu kiên quyết trong xử phạt. Chẳng hạn, nhiều chuyên gia nghi ngờ về khả năng xử lý tình trạng độc quyền của các TĐKT bởi lẽ Nhà nước liệu có muốn chống lại cái mà Nhà nước xây dựng ?

Nhóm các nguyên nhân từ môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh của Việt Nam trong những năm gần đây được cải thiện đáng kể với hệ thống pháp luật liên tục được sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới. Tuy nhiên, các loại thị trường phát triển chưa đồng bộ, nhất là thị trường tài chính và thị trường vốn là nguyên nhân trực tiếp của những yếu kém về trình độ tích tụ, tập trung và khả năng huy động vốn của các TĐKT.

Ap lực cạnh tranh quốc tế từ khi Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của WTO cũng là một trong những nguyên nhân của kết quả hoạt động. Với bề dày kinh nghiệm, có lịch sử phát triển lâu dài, quản lý hiện đại và tiềm lực tài chính rất lớn, nếu cạnh tranh trong môi trường công bằng, các TĐKT của Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn.

Như vậy, mặc dù còn những hạn chế nhất định nhưng nhìn một cách tổng thể trên các mặt quy mô, trình độ tích tụ vốn, cơ chế chính sách, các quan hệ liên kết, các vấn đề về nội bộ...trong các TĐKT thí điểm, các TCT 91 cho thấy về cơ bản chúng đã đáp ứng được các yêu cầu của một TĐKT. Ngoài một số TĐKT thí điểm, các TCT như Hàng không, Xi măng, Hàng hải...đã tạo lập được những điều kiện ban đầu và có triển vọng phát triển thành những tập đoàn thực thụ, có sức mạnh và năng lực cạnh tranh.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ‌


Mô hình tập đoàn kinh tế Việt Nam - Hiện trạng và xu hướng phát triển trong thời gian tới - 9

3.1. Quan điểm và định hướng cho việc hình thành tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn tới

Các TĐKT Việt Nam ra đời nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng các thực thể kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Để làm được điều đó mục tiêu trước mắt là các TĐKT phải góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động, trình độ quản lý, trình độ công nghệ, năng lực cạnh tranh. Vì vậy việc hình thành và phát triển các TĐKT ở nước ta cần quán triệt một số quan điểm sau:

- Hình thành và phát triển các TĐKT cần quán triệt quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước: Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ba, Ban chấp hành Trung ương khoá IX chỉ rõ: “Hình thành một số TĐKT mạnh trên cơ sở các TCTNN, có sự tham gia của các thành phần kinh tế...Thí điểm hình thành TĐKT trong một số lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh, có khả năng phát triển để cạnh tranh...”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X tiếp tục nhấn mạnh “Thúc đẩy việc hình thành một số TĐKT và TCTNN mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có ngành chính, có nhiều chủ sở hữu, SHNN giữ vai trò chi phối”.

Như vậy, chủ trương của việc hình thành các TĐKT ở nước ta là không “nóng vội” để rồi dẫn tới hội chứng thành lập nhiều tập đoàn, kéo theo những bất cập phát sinh. Thay vào đó các TĐKT phải được hình thành trước tiên ở những ngành, lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh, SHNN giữ vai trò chi phối. Một điểm đáng lưu ý là chủ trương của Đảng là “thí điểm” chứ không hình thành, phát triển ồ ạt. Cần tổng kết, rút kinh nghiệm để phát triển các tập đoàn hiệu quả và bền vững. Trước mắt, chỉ nên giới hạn số lượng các tập đoàn đã được thành lập để Nhà nước có điều kiện đầu tư vốn, công nghệ,... tạo sức

mạnh thực sự để trước hết cạnh tranh ở thị trường trong nước, tiếp đến là thị trường khu vực và quốc tế.

- Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hình thành và phát triển các TĐKT cần xuất phát từ nhu cầu nội tại của bản thân các doanh nghiệp, bằng con đường kinh tế, chứ không nên gò ép bằng biện pháp hành chính. Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ, xúc tiến mà không nên là người quyết định thành lập tập đoàn, dù là tập đoàn được hình thành từ các DNNN. Xuất phát từ đặc tính cơ bản của TĐKT tế là sự liên kết kinh tế, nên việc thành lập các TĐKT trước hết phải tuân thủ nguyên tắc tự nguyện.

- Việc thành lập TĐKT phải nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, phát huy được những ưu điểm và khắc phục mặt hạn chế của các TCTNN.

- Hình thành và phát triển TĐKT phải được tiến hành dần từng bước có chọn lọc, không ồ ạt và phù hợp với tiến trình đổi mới chung của nền kinh tế. Phương hướng chung là xây dựng các tổng công ty nhà nước đủ mạnh để làm nòng cốt trong những tập đoàn kinh tế lớn, có năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quỗc tế như: Dầu khí, Điện, Than, Hàng không, Đường sắt, Viễn thông, Hoá chất, Luyện kim...

- TĐKT cần được hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh, xác định chiến lược, quy hoạch phát triển cũng như các biện pháp thực hiện nhằm đạt được kế hoạch đề ra phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn.

Với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay, để sớm hình thành các TĐKT, cần lấy TCTNN làm nòng cốt, trên cơ sở đó thu hút rộng rãi thêm sự tham gia của các thành phần kinh tế trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài, mở rộng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh trên cơ sở ngành chuyên môn chính của TCT. Trong giai đoạn hiên nay, giải pháp này có tính khả thi cao, bởi vì kinh tế tư nhân thời gian qua tuy đã phát triển khá nhanh, nhưng về cơ cấu vẫn chưa tập trung vào những ngành kinh tế mũi nhọn, chưa tập trung được những nguồn lực lớn; tiềm lực chưa đủ mạnh và còn phân tán, mức độ tích tụ, tập trung chưa cao. Bên cạnh đó, trình độ liên kết kinh doanh

yếu (cả về kỹ năng cũng như về tập quán). Do đó, nếu để các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này tự hình thành tập đoàn một cách tự nhiên thì sẽ rất chậm. Hiện nay, đã có một số tập đoàn tư nhân ra đời như: Hoà phát, LS , Tân Hoàng Minh... nhưng sự phát triển của các tập đoàn này cũng chưa đủ sức tạo thành những bước đột phá cho nền kinh tế.

- Quan điểm về mô hình: Không có mô hình chung, do đó sẽ không có văn bản theo dạng “mẫu” áp dụng cho mọi đối tượng. Mỗi đơn vị, trên cơ sở đặc điểm ngành nghề, liên kết, cấu trúc..sẽ lựa chọn mô hình phù hợp nhằm phát huy thế mạnh, phù hợp với các chuẩn mực và nguyên tắc quốc tế. Dù lựa chọn mô hình nào thì các TCT được xây dựng theo mô hình tập đoàn cũng cần quán triệt các quan điểm sau:

+ Về ngành nghề: Trong môi trường kinh doanh đầy biến động hiện nay các TĐKT cần không ngừng mở rộng ngành, lĩnh vực kinh doanh nhằm phát huy lợi thế về quy mô, vốn, thương hiệu và tiềm lực tài chính. Việc lựa chọn các ngành nghề kinh doanh ngoài ngành kinh doanh chính cần xuất pháp từ chiến lược của mỗi tập đoàn nhưng nhìn chung, giai đoạn đầu các tập đoàn nên lựa chọn những ngành liên quan đến ngành kinh doanh chính để khai thác các thế mạnh vốn có.

+ Về sở hữu: Đa sở hữu là nguyên tắc bắt buộc khi xây dựng các TĐKT. Trước mắt, các tập đoàn có thể do Nhà nước sở hữu 100% vốn nhưng cần xây dựng lộ trình CPH và cam kết thực hiện nhằm thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước, của các thành phần kinh tế khác dưới nhiều hình thức khác nhau như liên kết, liên doanh, trở thành CTC dưới dạng công ty tư nhân, CTCP…Các công ty do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ cũng cần được chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên để đủ điều kiện hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Mở rộng các hình thức liên kết liên doanh với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, phát triển từ đơn sở hữu thành đa sở hữu.

+ Về cấu trúc: Cấu trúc CTM - CTC tỏ ra phù hợp hơn cả trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên đây không phải là yêu cầu bắt buộc đối với mọi TCT phát triển thành tập đoàn. Việc lựa chọn cấu trúc quan hệ trong nội bộ phải phát huy được thế mạnh, tạo điều kiện thực hiện các biện pháp liên kết và đầu tư, ra quyết định giúp cho điều hành hiệu quả và khoa học. Đầu tư phát triển CTM có

thực lực sẽ là cơ sở để công ty này tạo lập các quan hệ liên kết thông qua mua bán, sáp nhập, đầu tư vào các thành viên khác, xây dựng mối quan hệ trên cơ sở đầu tư - yếu tố cốt lõi liên kết chặt các thành viên trong mỗi tập đoàn.

- Quan điểm về liên kết: Phát triển cả liên kết ngang (cùng ngành), liên kết dọc (khác ngành) và hỗn hợp (đan xen hai hình thức trên). Các tập đoàn sẽ căn cứ vào chiến lược phát triển và đặc thù ngành nghề để lựa chọn các liên kết nhằm tăng cường sức mạnh.

- Quan điểm về phương thức thành lập: Kết hợp cả phương thức phát triển truyền thông và phương thức hình thành bởi sự can thiệp của Nhà nước.

Như vậy, cần thống nhất quan điểm trong điều kiện hiện nay, đối với các tập đoàn thuộc SHNN, Nhà nước cần có những can thiệp nhất định, trước hết nhằm hình thành một số tập đoàn ở những ngành, lĩnh vực chủ chốt, vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho các bước phát triển tiếp theo, đồng thời tích cực tạo lập môi trường cho các TĐKT tồn tại và phát triển. Với những tiền đề và điều kiện sẵn có của các TCTNN, Nhà nước cần có những biện pháp cụ thể để từng bước hình thành những TĐKT mạnh theo đúng nghĩa của nó. Đối với các TĐKT tư nhân, vai trò tạo lập các tiền đề, điều kiện, trước hết là tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, môi trường pháp lý minh bạch và dễ dự đoán, tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển đồng bộ các loại thị trường với các yếu tố cấu thành mỗi thị trường...có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và lớn mạnh của chúng.‌

3.2. Một số giải pháp hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam

3.2.1. Lựa chọn con đường hình thành tập đoàn kinh tế

Trong điều kiện hiện nay, con đường hình thành TĐKT Việt Nam có thể kết hợp cả con đường truyền thống và con đường có sự can thiệp của Chính phủ.

- Hình thành TĐKT bằng con đường truyền thống: Khi mà các doanh nghiệp tích tụ và tập trung vốn đến một quy mô nhất định, các doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn lực của mình để mua lại hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp khác, tạo mối liên kết đa dạng và bền vững. Từ đó hình thành các TĐKT. Để đi theo con đường này Nhà nước cần tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, môi trường để các doanh nghiệp có điều kiện tích tụ, tập trung vốn. Ngoài ra, các

biện pháp khuyến khích đối với các đơn vị đạt được những tiêu chí về tích tụ, tập trung vốn cũng là nhân tố thúc đẩy quá trình này.

- Hình thành TĐKT bằng việc tổ chức lại một số TCT có tiềm lực, có những điều kiện ban đầu của mô hình mới. Con đường này cần có các bước chuyển đổi cụ thể và cần có những quy định chặt chẽ trong mỗi bước chuyển đổi. Để đảm bảo hiệu quả của con đường này, Nhà nước cần xác định rõ lĩnh vực cần thành lập TĐKT, xác định vai trò của doanh nghiệp hạt nhân sẽ chuyển đổi thành CTM. Ngoài ra, Nhà nước cần kiên quyết thực hiện các biện pháp chuyển đổi, cơ cấu lại khu vực DNNN nói chung, các TCT nói riêng theo phương án đã được phê duyệt.

Dù lựa chọn con đường nào cũng cần có những bước, những khâu nhất định, không quá nôn nóng thành lập theo phong trào, cũng không quá thận trọng có thể làm mất những điều kiện, những cơ hội phát triển. Đồng thời không sử dụng biện pháp hành chính thuần túy trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi TCT thành tập đoàn. Các biện pháp hành chính chỉ mang tính hỗ trợ cho quá trình sắp xếp, chuyển đổi sở hữu...

Đối với các tập đoàn đang trong giai đoạn thí điểm, trước hết cần tập trung giải quyết một số nội dung sau:

Thứ nhất, tăng cường đầu tư tài chính, tìm đối tác chiến lược hoặc trở thành các nhà đầu tư chiến lược của các tập đoàn khác. Sự hợp tác này không chỉ tạo tiền đề cho các liên kết tất yếu mà còn mở rộng quy mô, nâng cao vị thế của mỗi TCT, TĐKT. Tính đến cuối năm 2006, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia đã nắm giữ 100 tỷ đồng mệnh giá cổ phiếu trong tổng số 500 tỷ đồng vốn kinh doanh của Ngân hàng Toàn cầu (G-Bank) hay Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ (Vinashin) trở thành cổ đông chiến lược với việc nắm giữ 10% cổ phiếu của Ngân hàng phát triển Hà nội (Habubank).

Thứ hai, thúc đẩy các liên kết trong tập đoàn dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó cần chú trọng liên kết kinh tế trên cơ sở tự nguyện giữa các thành viên tham gia. Không áp dụng cứng nhắc một hình thức liên kết mà cần đảm bảo nguyên tắc tự nguyện của các bên tham gia. Dù liên kết dưới hình thức nào cũng cần tránh các quan hệ hành chính (như trong TCTNN trước đây) trong quản lý, điều hành hoạt động.

Thứ ba, từng bước đa dạng hoá ngành nghề như các tập đoàn quốc tế đang tiến hành. Tuy nhiên đa dạng hoá đến đâu, ngành nghề nào thì cần cân nhắc thận trọng trước khi quyết định bởi ngoài tính ưu việt của đa dạng hoá như phân tán rủi ro, khai thác thế mạnh, chi phối thị trường...thì cũng kèm theo những rủi ro nhất định. Việc mở rộng ngành nghề, lĩnh vực cần căn cứ vào năng lực quản lý của bộ máy quản lý nhà nước cũng như trình độ quản lý của bộ máy lãnh đạo tập đoàn.

3.2.2. Xác định địa vị pháp lý của tập đoàn kinh tế

Đối với 8 tập đoàn thí điểm: Cần phân biệt rõ “tập đoàn” có tư cách pháp nhân tức là nói đến CTM của tổ hợp tập đoàn, còn “tập đoàn” không có tư cách pháp nhân nghĩa là ám chỉ toàn bộ tổ hợp, có mối liên kết với nhau theo mô hình tập đoàn. Làm rõ địa vị pháp lý sẽ tránh những hiểu lầm trong quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước. Từ góc độ pháp lý, theo pháp luật hiện hành Việt Nam, không có pháp nhân gọi là tập đoàn. Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực từ 1.7.2006 có ghi: “TĐKT là nhóm công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định, hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của TĐKT”.

Như vậy, địa vị pháp lý của TĐKT có thể được xác định trên các phương diện chủ yếu sau: (1) Định nghĩa pháp lý về TĐKT; (2) Hệ thống thẩm quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của TĐKT trước pháp luật; (3) Mối quan hệ với đại diện chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước khác có liên quan.

- Cần quy định rõ tập đoàn là một tổ hợp các pháp nhân, có mối liên kết kinh tế với nhau, không phải là một chủ thể của pháp luật, không có tư cách pháp nhân.

- Thống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ “tập đoàn” trong tên của CTM nhằm tránh những nhầm lẫn có thể xảy ra. Cần xác định rõ địa vị pháp lý của CTM trong tập đoàn, quyền và các nghĩa vụ liên quan cũng như mối quan hệ của chúng với đại diện chủ sở hữu và các cơ quan Nhà nước liên quan. Đối với tập đoàn theo nghĩa một số tổ hợp, nên hiểu theo đúng Luật Doanh nghiệp 2005, tập đoàn không phải là pháp nhân, chúng là nhóm công ty có quan hệ với nhau về vốn, công nghệ, thị trường... Hiểu theo cách này sẽ

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí